Tính chất di chuyển của tinh trùng ở nam giới trong các cặp thiểu năng sinh sản

Tỷ lệ hiểu năng sinh sản ngày càng cao. Để giúp cho tinh trùng di chuyển đến trứng, ngoài tốc độ di chuyển, tính chất di chuyển của tinh trùng cũng rất quan trọng. Hiện còn rất ít nghiên cứu đề cập đến tính chất di chuyển của tinh trùng. Với thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm phân tích tính chất di chuyển của tinh trùng của những người nam giới trong các cặp thiểu năng sinh sản và so sánh tính chất di chuyển của tinh trùng của những người nam thiểu năng sinh sản và những người nam sinh sản bình thường. Phân tích tốc độ di chuyển của tinh trùng của 129 người nam giới tuổi 25 - 48 chúng tôi thu được kết quả sau: Tốc độ di chuyển của tinh trùng: những nam giới sinh sản bình thường có tốc độ di chuyển của tinh trùng là: VCL = 89,71 + 19,8731, VAP = 58,35 + 12,9185, VSL = 45,44 + 9,7920. VCL, VAP, VSL ở nhóm thiểu năng sinh sản nguyên phát và nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Tính chất di chuyển của tinh trùng: LIN và STR của nhóm thiểu năng sinh sản cao hơn so với nhóm chứng. WOB của nhóm thiểu năng sinh sản và nhóm chứng không có sự khác biệt.

pdf8 trang | Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính chất di chuyển của tinh trùng ở nam giới trong các cặp thiểu năng sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TÍNH CHẤT DI CHUYỂN CỦA TINH TRÙNG Ở NAM GIỚI TRONG CÁC CẶP THIỂU NĂNG SINH SẢN Lã Đình Trung, Trần Đức Phấn Trường Đại học Y Hà Nội Tỷ lệ hiểu năng sinh sản ngày càng cao. Để giúp cho tinh trùng di chuyển đến trứng, ngoài tốc độ di chuyển, tính chất di chuyển của tinh trùng cũng rất quan trọng. Hiện còn rất ít nghiên cứu đề cập đến tính chất di chuyển của tinh trùng. Với thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm phân tích tính chất di chuyển của tinh trùng của những người nam giới trong các cặp thiểu năng sinh sản và so sánh tính chất di chuyển của tinh trùng của những người nam thiểu năng sinh sản và những người nam sinh sản bình thường. Phân tích tốc độ di chuyển của tinh trùng của 129 người nam giới tuổi 25 - 48 chúng tôi thu được kết quả sau: Tốc độ di chuyển của tinh trùng: những nam giới sinh sản bình thường có tốc độ di chuyển của tinh trùng là: VCL = 89,71 + 19,8731, VAP = 58,35 + 12,9185, VSL = 45,44 + 9,7920. VCL, VAP, VSL ở nhóm thiểu năng sinh sản nguyên phát và nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Tính chất di chuyển của tinh trùng: LIN và STR của nhóm thiểu năng sinh sản cao hơn so với nhóm chứng. WOB của nhóm thiểu năng sinh sản và nhóm chứng không có sự khác biệt. Từ khóa: thiểu năng sinh sản, tinh trùng, độ di động của tinh trùng, LIN, STR, WOB I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiểu năng sinh sản gặp với tỷ lệ ngày càng cao [4]. Đối với thiểu năng sinh sản nam giới, nguyên nhân phổ biến nhất là sự bất thường về tinh dịch đồ, trong đó bất thường về độ di động của tinh trùng chiếm tỷ lệ cao nhất [2, 6]. Tốc độ di chuyển của tinh trùng có tính chất quyết định cho khả năng thụ thai, vì trứng không di động, còn tinh trùng thì phải di chuyển một quãng đường rất xa mới đến được với trứng. Câu hỏi đặt ra là: tốc độ di chuyển của tinh trùng là bao nhiêu? Tính chất di chuyển như thế nào thì có lợi cho quá trình thụ tinh? Có sự khác biệt về tốc độ di chuyển, tính chất di chuyển của tinh trùng giữa những nam giới khoẻ mạnh và những nam giới thiểu năng sinh sản không? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tính chất di chuyển của tinh trùng ở các nam giới trong các cặp thiểu năng sinh sản” nhằm các mục tiêu: 1. Phân tích tính chất di chuyển của tinh trùng của những người nam giới trong các cặp thiểu năng sinh sản. 2. So sánh tính chất di chuyển của tinh trùng của những người nam thiểu năng sinh sản và những người nam sinh sản bình thường. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là 129 người nam giới tuổi từ 25 - 48, kiêng xuất tinh 3 - 5 ngày, có mật độ tinh trùng > 20 triệu tinh trùng/ml, đến xét nghiệm tại labo của bộ môn Y sinh học - Di truyền trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 12/ 2010 đến tháng 6 / 2011. Nghiên cứu có hai nhóm: Địa chỉ liên hệ: Lã Đình Trung - Bộ môn Sinh học Di truyền - Trường Đại học Y Hà Nội Email: ladinhtrungvn@gmail.com Ngày nhận: 04/1/2013 Ngày được chấp thuận: 26/4/2013 TCNCYH 82 (2) - 2013 21 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC - Nhóm nam giới trong các cặp thiểu năng sinh sản: gồm 27 người chưa từng có thai (thiểu năng sinh sản nguyên phát), 56 người trước đây đã có con nhưng nay muốn có con tiếp mà hơn 12 tháng không thể có thai (thiểu năng sinh sản thứ phát), tổng 83 người. - Nhóm chứng: 46 nam giới trong các cặp sinh sản bình thường, đã có con, họ đi kiểm tra để chuẩn bị cho lần sinh tiếp theo (nhóm này không gồm những người muốn có con mà trong 12 tháng sinh hoạt tình dục bình thường không có thai được). 2. Phương pháp Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang. Các chỉ số nghiên cứu: - Tốc độ di chuyển của tinh trùng (đo tốc độ trung bình của 100 tinh trùng di động nhanh và di động chậm). + VCL (Curvilnear velocity) (μ/s): Tốc độ đường cong: là tốc độ trung bình được tính từ tổng các đường thẳng nối liên tục vị trí của đầu tinh trùng trong quá trình chuyển động. + VAP (Average path velocity) (μ/s): là tốc độ theo đường trung vị: tốc độ trung bình của đầu tinh trùng dọc theo con đường trung vị của nó. + VSL (Straight line velocity) (μ/s): Tốc độ tuyến tính: là tốc độ trung bình được tính theo đường thẳng là khoảng cách giữa điểm bắt đầu và điểm kết thúc của quá trình chuyển động của tinh trùng. - Tính chất di chuyển của tinh trùng: + Tính tuyến tính (Linearity): Tính tuyến tính của đường cong. LIN = VSL/VCL x 100 + Tính tiến thẳng (Straightess): Tính tuyến tính của con đường trung vị. STR = VSL/VAP x 100 + Tính dao động (Wobble): Thước đo độ dao động của con đường thực tế về con đường trung vị. WOB = VAP/VCL x 100 Hình 1. Tốc độ di chuyển của tinh trùng 3. Xử lý số liệu Các số liệu thu được được xử lý theo chương trình Epi info 6.4. 4. Đạo đức nghiên cứu Mọi thông tin về bệnh nhân đều được giữ bí mật và chỉ được phân tích tổng hợp phục vụ cho việc tư vấn sinh sản cho bệnh nhân và cho nghiên cứu này, không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác. Không công bố thông tin cá nhân. 22 TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC III. KẾT QUẢ 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 1.1. Đặc điểm tuổi của các đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 32,89 + 5,88 tuổi. Tuổi của các bệnh nhân được phân bố 8 tuổi/nhóm theo lý luận thiên quý y học cổ truyền [3]. Bảng 1. Phân bố về độ tuổi của các đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Chứng TNSS p n1 % n2 % 25 - 32 17 23,3 56 67,5 p < 0,05 33 - 40 21 45,7 20 24,1 41 - 48 8 17,4 7 8,4 Tổng 46 100 83 100 Nhóm nghiên cứu * TNSS: thiểu năng sinh sản. Kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy: Nghiên cứu được tiến hành trên những nam giới có độ tuổi từ 25 - 48. Ở cả nhóm chứng và nhóm thiểu năng sinh sản, đa số bệnh nhân nghiên cứu ở độ tuổi từ 25 - 40 là độ tuổi sinh đẻ, nhóm chứng có 79,0% và nhóm thiểu năng sinh sản có 91,6%. Ở nhóm chứng nhiều nhất là độ tuổi 33 - 40, chiếm 45,7%, độ tuổi 25 - 32 có 23,3% và ít nhất là độ tuổi 41 - 48, có 17,4%. Ở nhóm thiểu năng sinh sản, nhiều nhất là những bệnh nhân trẻ ở độ tuổi 25 - 32, chiếm 67,5%, độ tuổi 33 - 40 chiếm 24,1% và độ tuổi ít nhất là 41 - 48 chiếm 8,4%. Sự khác biệt về độ tuổi giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 1.2. Phân bố về nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu Bảng 2. Phân bố về nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Nhóm nghiên cứu Chứng TNSS p n1 % n2 % Lao động chân tay 21 45,7 42 50,6 p > 0,05 Lao động trí óc 25 54,3 41 49,4 Tổng 46 100 83 100 * TNSS: thiểu năng sinh sản. Nhóm chứng có 45,7% lao động chân tay, 54,3% lao động trí óc. Nhóm thiểu năng sinh sản có 50,6% lao động chân tay, 49,4% lao động trí óc. Sự khác biệt về nghề nghiệp giữa nhóm chứng và nhóm thiểu năng sinh sản không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). TCNCYH 82 (2) - 2013 23 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 1.3. Phân loại bệnh nhân trong nhóm thiểu năng sinh sản 6 7 .5 3 2 .5 0 2 0 4 0 6 0 8 0 T N S S n g u y ªn p h ¸ t (n = 5 6 ) T N S S th ø p h ¸ t (n = 2 7 ) p < 0,05 Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân trong các nhóm thiểu năng sinh sản Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm thiểu năng sinh sản nguyên phát cao hơn tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát (p < 0,05). 2. Tốc độ di chuyển của tinh trùng 2.1. Tốc độ tuyến tính Bảng 3. Tốc độ tuyến tính (VSL), tốc độ theo con đường trung vị (VAP), tốc độ đường cong (VCL) Nhóm VSL ( + SD) VAP ( + SD) VCL ( + SD) p Chứng (1) n = 46 45,44 + 9,79 58,35 + 12,92 89,71 + 19,87 p1-2 < 0,01 p1-3 < 0,01 p2-3 > 0,05 p1-2-3 < 0,001 Thiểu năng sinh sản nguyên phát (2) n = 56 39,34 + 9,46 48,68 + 12,33 73,82 + 18,27 Thiểu năng sinh sản thứ phát (3) n = 27 38,70 + 9,26 46,22 + 11,58 68,35 + 15,59 Chỉ số nghiên cứu X X X Tốc độ tuyến tính, tốc độ theo con đường trung vị và tốc độ đường cong ở nhóm chứng cao hơn rõ rệt so với nhóm thiểu năng sinh sản nguyên phát và nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát (p < 0,01). Tốc độ tuyến tính ở 2 nhóm thiểu năng sinh sản khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 2.2. Mối liên quan giữa tốc độ tinh trùng với các nhóm tuổi Kết quả biểu đồ 2 cho thấy: trong nghiên cứu, người nam giới ở độ tuổi 33 - 40 có tốc độ tinh trùng cao nhất. Sau đó đến tốc độ tinh trùng của nam giới ở độ tuổi 25 - 32, và thấp nhất là tốc độ tinh trùng ở độ tuổi 41 - 48. Tuy nhiên sự khác biệt về tốc độ tinh trùng giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 24 TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Biểu đồ 2. Mối liên quan giữa tốc độ tinh trùng với các nhóm tuổi 3.3. Tính chất di chuyển của tinh trùng Bảng 4. So sánh tính chất di chuyển của tinh trùng 0 25 50 75 100 VSL VAP VCL 25 - 32 (n = 73) 33 - 40 (n = 41) 41 - 48 (n = 15) Tính chất Chứng n = 46 Thiểu năng sinh sản n = 83 p LIN ( + SD) 51,14 + 7,0596 54,96 + 8,3998 p1-2 < 0,05 STR ( + SD) 78,32 + 6,3973 82,27 + 6,4599 p1-2 < 0,05 WOB ( + SD) 65,16 + 5,7077 66,58 + 6,8681 p1-2 > 0,05 Nhóm NC X X X Tính tuyến tính và tính tiến thẳng của nhóm chứng thấp hơn so với nhóm thiểu năng sinh sản (p < 0,05). Tính dao động của nhóm chứng và nhóm thiểu năng sinh sản không có sự khác biệt (p > 0,05). IV. BÀN LUẬN Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 32,89 + 5,88 tuổi, trong đó nhóm thiểu năng sinh sản tuổi trung bình là 31,76 + 5,79. Độ tuổi này có phần trẻ hơn so với các nghiên cứu của các tác giả khác. Có khả năng nhu cầu xã hội ngày càng phát triển sức khỏe sinh sản ngày càng được quan tâm, vì thế nhu cầu khám và điều trị sớm hơn so với trước đây. Kết quả từ bảng 1 cho thấy đa số bệnh nhân đến khám là những bệnh nhân ở độ tuổi 25 - 40 tuổi. Trong nhóm thiểu năng sinh sản, đa số bệnh nhân ở độ tuổi 25 - 32 tuổi, điều này chứng tỏ nhu cầu khám và điều trị thiểu năng sinh sản ở những người trẻ rất cao. Thực tế những người nam trẻ tuổi có nhu cầu khám chữa bệnh cao chứng tỏ nhận thức xã hội về thiểu năng sinh sản ngày càng tăng. Độ tuổi nhiều nhất ở nhóm chứng là 33 - 40 tuổi. Điều này có lẽ do hiện nay đa số thanh niên kết hôn ở độ tuổi khoảng 30 [5], sau đó mới có con. Độ tuổi ít bệnh nhân nhất là 41 - 48 tuổi. Bệnh nhân có xu hướng khám chữa bệnh từ sớm, độ tuổi 41 - 48 nhu cầu sinh con cũng giảm đi so với các độ tuổi trước. TCNCYH 82 (2) - 2013 25 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu phân bố đều ở cả hai nhóm lao động chân tay và lao động trí óc. Nguyên nhân gây thiểu năng sinh sản rất đa dạng, có thể do tác nhân vật lý, hóa học, bệnh lý nhiễm trùng cấp và mạn tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, dùng thuốc, phẫu thuật hoặc chấn thương sinh dục, thậm chí thói quen uống rượu, cà phê thuốc lá Vì vậy không có sự khác biệt về nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm thiểu năng sinh sản nguyên phát (67,5%) cao hơn tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát (32,5%). Khi tiến hành nghiên cứu dịch tễ ở 10 trong số 28 quốc gia châu Phi, tác giả Larsen (2000) nhận thấy tỷ lệ thiểu năng sinh sản nguyên phát chiếm khoảng trên 3% trong các cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ, nghiên cứu của Trần Đức Phấn và cộng sự (2009) cho thấy tỷ lệ thiểu năng sinh sản nguyên phát 1,29% thấp hơn thiểu năng sinh sản thứ phát 22,51% [5]. Tuy nhiên khi thống kê các cặp thiểu năng sinh sản đến khám và điều trị ở các cơ sở khám chữa bệnh thì tỷ lệ thiểu năng sinh sản nguyên phát cao hơn thiểu năng sinh sản thứ phát [5]. Kết quả của tôi cũng giống như những tác giả tiến hành nghiên cứu tại các cơ sở khám, điều trị thiểu năng sinh sản. Điều này cho thấy một thực tế, mặc dù trong cộng đồng tỷ lệ thiểu năng sinh sản thứ phát cao hơn, nhưng họ thường là những cặp vợ chồng đã có con, do đó nhu cầu khám chữa bệnh ít hơn, không cấp bách như những cặp thiểu năng sinh sản nguyên phát. Tốc độ di chuyển của tinh trùng Nghiên cứu được tiến hành với sự hỗ trợ của máy CASA. Máy CASA cung cấp 3 chỉ số tốc độ, đó là tốc độ tuyến tính, tốc độ đường cong, tốc độ con đường trung vị. Trong đó chỉ số tốc độ tuyến tính là thấp nhất, tốc độ đường cong là tốc độ của tinh trùng chuyển động theo quỹ đạo thực của nó, và là tốc độ cao nhất. Đánh giá tốc độ di chuyển của tinh trùng cho ta biết độ khỏe của tinh trùng. Đo tốc độ tinh trùng cho ta biết độ khỏe của tinh trùng. Kết quả từ bảng 3 cho thấy tốc độ di chuyển của nhóm chứng cao hơn so với nhóm thiểu năng sinh sản. Cả nhóm chứng và nhóm thiểu năng sinh sản đều có các tinh trùng di động nhanh, nhưng xét về độ khỏe thì tinh trùng của nhóm chứng khỏe hơn tinh trùng nhóm thiểu năng sinh sản, không có sự khác biệt về độ khỏe giữa tinh trùng trong các nhóm thiểu năng sinh sản. Mối liên quan giữa tốc độ tinh trùng với các nhóm tuổi Kết quả biểu đồ 2 cho thấy, tinh trùng khỏe nhất khi người nam giới ở độ tuổi 33 - 40, sau đó là nhóm tuổi 25 - 32, và yếu nhất ở nhóm tuổi 41 - 48. Theo tác giả Macleod, có xu hướng giảm khả năng di động của tinh trùng ở nam giới trên 40 tuổi [5]. Một nghiên cứu khác của tác giả người Đức Krause (2000) đưa ra kết luận trái ngược hoàn toàn rằng di động của tinh trùng không thay đổi theo tuổi [5]. Tính chất di chuyển của tinh trùng Dựa vào 3 chỉ số vận tốc thu được, tiến hành tính toán theo các công thức người ta có thể định lượng được tính chất di chuyển của tinh trùng. Tính chất di chuyển của tinh trùng cho biết khả năng tìm trứng của tinh trùng, vì vậy đây cũng là chỉ số quan trọng để dự đoán khả năng sinh sản của người nam giới. Kết quả từ bảng 4 cho thấy tính tuyến tính và tính tiến thẳng của nhóm chứng thấp hơn so với nhóm thiểu năng sinh sản (p < 0,05). Tính dao động của nhóm chứng và nhóm thiểu năng sinh sản không có sự khác biệt (p > 0,05). 26 TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tính tuyến tính (LIN) được định nghĩa là các tuyến tính của đường cong, là tỷ số giữa VSL/VCLx100. Tính tuyến tính càng nhỏ chứng tỏ sự khác biệt giữa VSL và VCL càng lớn. Nếu hai bệnh nhân có chỉ số VSL như nhau, bệnh nhân có VCL lớn hơn thì tính tuyến tính sẽ nhỏ hơn và ngược lại. VCL lớn hơn dự báo quãng đường đi thực của tinh trùng phức tạp hơn. Từ kết quả nghiên cứu nhận thấy LIN của nhóm chứng thấp hơn nhóm thiểu năng sinh sản, gián tiếp thấy được rằng con đường đi thực của tinh trùng nhóm chứng phức tạp hơn nhóm thiểu năng sinh sản. Tính tiến thẳng (STR) được định nghĩa là các tuyến tính của con đường trung vị, là tỷ số giữa VSL/VAPx100. Tính tiến thẳng càng nhỏ chứng tỏ sự khác biệt giữa VAP và VSL càng lớn, tinh trùng đổi hướng phức tạp hơn trong quá trình di chuyển. Từ kết quả nghiên cứu nhận thấy STR của nhóm chứng nhỏ hơn nhóm thiểu năng sinh sản, gián tiếp đánh giá được rằng tinh trùng nhóm chứng có khả năng đổi hướng tốt hơn trong quá trình di chuyển so với nhóm thiểu năng sinh sản. Tính dao động (WOB) được định nghĩa là thước đo độ dao động của con đường thực tế về con đường trung vị, là tỷ số VAP/VCLx100. Nghiên cứu nhận thấy không có sự khác biệt giữa WOB của nhóm chứng và nhóm thiểu năng sinh sản. Có 4 loại hình thái di chuyển của tinh trùng là di chuyển theo đường zigzag (tinh trùng dễ thay đổi hướng di chuyển nhất, dễ tìm trứng nhất), di chuyển theo hình sin (tinh trùng khó thay đổi hướng hơn loại di chuyển zigzag, khó tìm trứng hơn loại zigzag), di chuyển dạng thẳng (tinh trùng loại này khó thay đổi hướng hơn loại di chuyển hình sin, khó tìm trứng hơn loại di chuyển hình sin), và cuối cùng là di chuyển dạng amip (tinh trùng di chuyển chậm, khó đổi hướng, khó tìm trứng nhất) [6]. Kết quả nghiên cứu về tính chất di chuyển rất phù hợp với những nhận định về hình thái di chuyển trên đây. So sánh với nhóm thiểu năng sinh sản, nhóm chứng có LIN thấp hơn, STR thấp hơn, do vậy có khả năng nhiều tinh trùng di chuyển dạng zigzag, dạng hình sin hơn nhóm thiểu năng sinh sản. Nhóm thiểu năng sinh sản có LIN cao hơn, STR cao hơn, do vậy tinh trùng di chuyển dạng thẳng, di chuyển dạng amip chiếm tỷ lệ nhiều hơn nhóm thiểu năng sinh sản. V. KẾT LUẬN Tốc độ di chuyển của tinh trùng Những nam giới sinh sản bình thường có tốc độ di chuyển của tinh trùng là: VCL = 89,71 + 19,8731, VAP = 58,35 + 12,9185, VSL = 45,44 + 9,7920. VCL, VAP, VSL ở nhóm thiểu năng sinh sản nguyên phát và nhóm thiểu năng sinh sản thứ phát thấp hơn ở nhóm chứng. Tính chất di chuyển của tinh trùng LIN và STR của nhóm thiểu năng sinh sản cao hơn so với nhóm chứng. WOB của nhóm thiểu năng sinh sản và nhóm chứng không có sự khác biệt. Lời cảm ơn Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thày cô ở labo xét nghiệm của bộ môn Y sinh học - Di truyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đạt hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Quán Anh (2009). Tinh trùng, Bệnh học giới tính nam. Nhà xuất bản Y học, 72 - 122. 2. Nguyễn Xuân Bái (2010). Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng với một TCNCYH 82 (2) - 2013 27 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC số thông số của tinh dịch đồ và FSH, LH, Testosteron huyết thanh ở người có tinh dịch đồ bất thường, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 3. Lê Huy Hảo, Đặng Tuấn Hưng (2003). “Vô sinh”, Đông y trong điều trị bệnh nam giới, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 60 - 65. 4. Nguyễn Khắc Liêu (2003). Đại cương về vô sinh. Chẩn đoán và điều trị vô sinh. Bộ Y tế - Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, Nhà xuất bản Y học, 7 - 8. 5. Trần Đức Phấn, Phan Thị Hoan, Lã Đình Trung (2009). Tình hình thiểu năng sinh sản ở 18 phường xã của Thái Bình, Y học thực hành, 6 (664), 45 - 48. 6. Patrick J. Rowe, Frank H. Comhaire, Thy P. Hargreave et al (1993). Male partner, WHO manual for the standardized investiga- tion and diagnosis of the infertile couple, 1 - 34. 7. WHO (1999). WHO laboratory manual for the examination of human semen and sperm-cervical mucus interaction, Cambridge University Press. 8. WHO (2010). Part 1 Semen analysis, WHO Laboraty manual for the Examination and Processing of Human Semen, Fifth Edition, 7 - 157. Summary A COMPARISON STUDY OF SPERM MOVEMENT IN FERTILE AND INFERTILE MALES According to several lines of studies, infertility rates among professional women as they put off marriage for schooling and career advancement. To achieve effective fertilization, sperms have to reach the expecting egg in a time manner. Sperm mobility and movement pattern were proposed to be important factors in determining whether a sperm can reach the egg for fertilization. How- ever, very few studies were focused on the pattern of sperm movement. Investigating whether sperm movement pattern is an important factor in determining fertilization, we compared the movement characteristics of sperms from males in infertile couples vs. males from fertile couples. We collected 92 semen samples males with an age range from 25 - 48. We then compared the movement characteristics of the sperms from both group. Results: We found that MEAN sperm SPEED from fertile men were faster (VCL = 89.71 + 19.87, VAP = 58.35 + 12.92, VSL = 45.44 + 9.79 than sperms from primary and secondary infertile men. Similarly, the movement characteris- tics (LIN and STR) of sperms from interfile males were lower than the control group, while there were no differences in the side-to-side head movement of the sperm between sperms from infertile and fertile males. Keywords: Infertility, sperm, sperm motility, LIN, STR, WOB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_chat_di_chuyen_cua_tinh_trung_o_nam_gioi_trong_cac_cap.pdf