Một khi cơ sở tín ngưỡng còn tồn tại thì
những hoạt động tín ngưỡng không thể mất đi
theo thời gian. Đối với người Sán Dìu ở Đồng
Hỷ, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông
nghiệp từ xưa cho đến nay vẫn là chỗ dựa
giúp con người vượt qua những khó khăn, bế
tắc trong cuộc sống lao động sản xuất; là hoạt
động tinh thần không thể thiếu trong đời sống
của người Sán Dìu ở địa phương.
Đồng Hỷ là huyện nằm ở khu vực trung du
miền núi phía Bắc, đặc điểm địa hình, điều
kiện tự nhiên. đã chi phối đến hình thức
chăn nuôi đa phần theo lối quảng canh; mặt
khác vai trò của chăn nuôi còn hạn chế, sản
phẩm chủ yếu nhằm phục vụ cho các nhu cầu
trong phạm vi gia đình. Chính vì vậy, hệ
thống tín ngưỡng nông nghiệp tập trung vào
tín ngưỡng trồng trọt là chủ yếu.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mai Thị Hồng Vĩnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 75 - 79
75
TÍN NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Mai Thị Hồng Vĩnh*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Tín ngưỡng là một hình thức văn hóa đặc trưng của con người; ra đời cùng với quá trình tồn tại và
phát triển của nhân loại. Đối với người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, một địa phương nằm ở khu vực
Trung du miền núi phía Bắc, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với điều kiện sản xuất còn
nhiều hạn chế, điều kiện tự nhiên khó khăn. Do đó, tôn giáo tín ngưỡng, đặc biệt tín ngưỡng liên
quan đến sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tộc người. Các hoạt
động tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng cấu thành nên đời
sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Sán Dìu.
Từ khóa: tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa tinh thần, tín ngưỡng nông nghiệp, Đồng Hỷ.
VÀI NÉT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU *
Người Sán Dìu sang Việt Nam từ khoảng
cuối đời Minh, đầu đời Thanh, vào thế kỷ
XVII thành từng đợt, từng nhóm. Lê Quý
Đôn trong Kiến văn tiểu lục đã nhắc đến cư
dân này dưới tên gọi là Sơn Man, phổ biến
với tên gọi là Trại Đất, Mán Quần Cộc. Họ cư
trú ở vùng chân núi và vùng đồi suốt một dải ở
miền trung du Bắc Bộ, rải rác từ Hà Cối, Tiên
Yên, Móng Cái, Đầm Hà, Đồng Triều (Quảng
Ninh), từ đó một nhóm tách ra ở Chí Linh (Hải
Dương), đại bộ phận nay ở Lục Ngạn, Lục
Nam, Lạng Giang (Bắc Giang), qua Thái
Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Yên lên đến Tuyên
Quang. Họ sống xen kẽ với các cư dân trong
vùng kề cạnh người Kinh, nên ở họ có hiện
tượng đa ngữ, đa văn hóa. Ở tỉnh Thái Nguyên,
người Sán Dìu cư trú tập trung đông nhất là
huyện Đồng Hỷ người Sán Dìu ở Đồng Hỷ có
16.322 người chiếm hơn 15% dân số toàn
huyện (106.769 người).
Người Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và
huyện Đồng Hỷ nói riêng, là những cư dân
làm nghề nông trồng lúa nước ở vùng nhiệt
đới gió mùa. Ngay từ thời xa xưa, con người
ở đây cũng như nhiều tộc người khác chịu ảnh
hưởng của quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ
âm – dương tương khắc tương sinh, sự giao
hòa đầy bí ẩn giữa âm dương là nguồn gốc
*
Tel: 0982050611; Hongvinh.dhkhtn@gmail.com
sản sinh ra con người và vạn vật của vũ trụ.
Hơn thế nữa, trong điều kiện xã hội cổ truyền
còn lạc hậu, với sự trắc trở và khắc nghiệt của
lụt bão, hạn hán, thiên tai, con người đành bất
lực và hướng sự trợ giúp vào thần linh, ma
quỷ, như câu ca dao của người Việt: “Trông
trời, trông đất, trông mây; Trông mưa, trông
gió, trông ngày, trông đêm”, chính là phản
ánh sự bất lực của con người.
Và từ đó, hàng loạt nghi lễ, ma thuật về nông
nghiệp ra đời. Đúng như quan niệm của
S.A.Tôcarep khi ông bàn tới nguồn gốc của lễ
nghi nông nghiệp: “Nguồn gốc này chính là
sự bất lực của con người trồng trọt. Cây
trồng không phải bao giờ cũng được
mùa,mùa màng bị phụ thuộc vào những điều
kiện mà con người viện đến sự phù trợ, giúp
đỡ việc trồng cấy, từ đó các nghi lễ ma thuật
ra đời” [4, tr.84].
Ở người Sán Dìu cũng như nhiều tộc người
thiểu số khác ở vùng núi, lễ nghi nông nghiệp
diễn ra ở hầu khắp các công đoạn. Trong phạm
vi bài viết này, dựa trên nguồn tư liệu thành
văn đặc biệt là kết quả của chuyến điền dã thực
tế tại địa phương chúng tôi tập trung khôi phục
lại các hoạt động tín ngưỡng trong sản xuất
nông nghiệp bao gồm: tín ngưỡng liên quan
đến trồng trọt và chăn nuôi cũng như một số
kiêng kỵ có liên quan nhằm góp phần tìm hiểu
về đời sống tín ngưỡng của người Sán Dìu ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
80Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mai Thị Hồng Vĩnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 75 - 79
76
MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN
NÔNG NGHIỆP
Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của
người Sán Dìu đã có từ lâu đời. Mặc dù ngày
nay nó không còn y nguyên như thủa ban sơ,
nhưng phải thừa nhận rằng, chừng nào cơ sở
nhận thức và cơ sở kinh tế - xã hội của tín
ngưỡng còn tồn tại thì nó còn đóng vai trò
quan trọng trong đời sống của đồng bào. Các
tín ngưỡng nông nghiệp thường được tiến
hành dựa theo chu kỳ mùa vụ của làng xóm
bình an. Những tín ngưỡng này được sử dụng
như một “vũ khí” để chống chọi với những
khó khăn trong sản xuất đặc biệt là điều kiện
tự nhiên.
Ở người Sán Dìu, tín ngưỡng này tập trung ở
một số hình thức chính sau:
Lễ ra đồng: Nghi lễ này thường được tổ chức
vào khoảng thời gian từ những ngày đầu của
tháng giêng hàng năm tùy từng nơi có sự khác
nhau, chẳng hạn trong cùng một xã Linh Sơn
nhưng xóm Thông Nhãn tổ chức vào mồng 5
tết; xóm Thanh Chử tổ chức vào mồng 8 tết...
Sau những ngày đón tết vui vẻ, để bắt đầu
mọi công việc, đặc biệt là công việc đồng áng
trong năm mới, người Sán Dìu tiến hành tổ
chức lễ cúng các vị Thành hoàng tại đình làng
với mục đích làm vừa lòng mong tiếp tục
được các lực lượng siêu nhiên phù hộ.
Các hộ dân trong làng hàng năm thay phiên
nhau đứng ra lo liệu lễ vật. Sau khi mâm lễ
được đặt lên, ông chủ nhang thực hiện các
nghi thức cúng thần như: đọc sách cúng để tạ
các Sơn thần, Thổ địa cai quản dân làng, mời
các thần về hưởng lễ và báo cáo ngày tết đã
hết nay dân làng làm lễ cúng cầu mong các vị
thần tiếp tục phù hộ cho dân làng khỏe mạnh,
mùa màng bội thu. Kết thúc buổi lễ đại diện
các hộ gia đình trong thôn cùng ăn bữa cơm
cộng cảm đầu xuân năm mới và từ nay dân
làng được phép ra đồng tiến hành sản xuất.
Theo quy định của người Sán Dìu không ai
được phép xuống đồng trước khi làm lễ tại
đình bởi họ cho rằng làm như vậy là động thổ,
ảnh hưởng đến các vị thần thánh dẫn đến các
hiện tượng mất mùa, sâu bệnh, dân làng gặp
những điều tai ương.vv.. Sau khi các nghi lễ
hoàn thành, mọi người trong làng thường
mang theo lễ vật ra đình thắp hương để xin
lộc đầu xuân năm mới.
Lễ ra đồng thực chất là nghi lễ mở cửa đình
đầu năm mới nhằm cầu mong các vị thần
thánh phù hộ cho một năm an lành, tránh
được những tai họa, dân làng khỏe mạnh...
đặc biệt mong ước lớn lao nhất của họ là mùa
màng không bị thiên tai, sâu bệnh.
Lễ hạ điền: được tổ chức vào thời điểm bắt đầu
vụ mùa (mồng 8 tháng 4 âm lịch). Tuy nhiên,
thời gian cụ thể phụ thuộc vào quy định từng
làng nhưng phải là ngày tốt bởi nó ảnh hưởng
đến kết quả của vụ mùa năm đó. Gần đến ngày
lễ dân làng có trách nhiệm góp tiền hoặc lương
thực, thực phẩm làm mâm lễ cúng thần. Lễ vật
gồm có: Thịt, xôi, hoa quả, hương, rượu... tất
cả được mang xuống đồng ruộng, thầy cúng
thực hiện các nghi thức cúng tế thần linh với
nội dung: Dân làng ở các thôn.(tên thôn) có
lòng thành dâng lễ vật lên các thần linh, báo
cáo công việc vụ mùa bắt đầu, kính mời các
thần về hưởng lễ và phù hộ cho vụ mùa màng
không sâu bệnh, được mùa. Sau khi thầy hoàn
thành việc cúng thần người đứng đầu làng tiến
hành cày vài đường để lấy ngày. Sau lễ hạ điền
dân làng bắt đầu tiến hành cày cấy trên các
mảnh ruộng của mình.
Lễ Thượng điền: thường tiến hành sau khi
hoàn thành công việc gieo cấy (tháng 7 âm
lịch). Mâm cỗ cũng được bày đặt như lễ Hạ
điền, song phải có thêm một con ngựa giấy và
giấy ngũ sắc làm thành chiếc cờ để Thần Nông
cưỡi ngựa đi cắm ở khắp các cánh đồng, bảo
vệ mùa màng. Ông chủ nhang tiến hành khấn
thần với nội dung kể về công ơn của các vị
thần linh: thần sinh ra hạt gạo, hạt thóc, sinh ra
cánh đồng và cầu mong các thần thánh trừ
diệt sâu bệnh, phù hộ cho mùa màng tốt tươi.
Kết thúc buổi lễ, đại diện tất cả các gia đình
trong làng cùng hưởng lộc của thần.
Đối với những gia đình khá giả, trong dịp này
họ cũng tự làm mâm cơm, các loại bánh tẻ,
bẻng cúng tổ tiên, thần thánh nhằm tạ ơn
các vị thần linh, tổ tiên phù trợ cho họ hoàn
thành công việc gieo cấy và cầu mong ruộng
đồng xanh tốt, mùa vụ bội thu.
81Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mai Thị Hồng Vĩnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 75 - 79
77
Lễ cúng cơm mới: Thời gian thực hiện thường
vào tháng 8 âm lịch. Mỗi năm các hộ thay
phiên nhau đảm nhiệm việc lo liệu tổ chức
mâm cỗ cho buổi lễ, các gia đình trong làng
đều có trách nhiệm đóng góp lợn, gạo, tiền.
Lễ mừng cơm mới cũng được tổ chức ở đình
làng. Gạo nấu cỗ phải là lúa mới gặt ở ngoài
đồng đem về nấu thật đầy nồi. Ông chủ nhang
đại diện cho dân làng thắp hương cúng thần
báo cáo qua một năm lao động sản xuất dân
làng đã đạt được vụ mùa thắng lợi, có được
kết quả đó là nhờ các vị Thành hoàng và thần
Nông giúp đỡ đồng thời cầu mong thần thánh
tiếp tục phù hộ cho các vụ mùa sau.
Trong lễ cúng cơm mới, người ta còn bày
mâm cỗ ở ngoài sân đình để cúng thần Nông.
Lễ vật cúng Thần Nông ngoài các lễ vật cúng
Thành hoàng, họ còn dùng lá đa cuốn thành
hình phễu bỏ gạo, xôi và đổ rượu lên. Các
hình phễu được đem cắm xung quanh nơi thờ
thần Nông với ngụ ý nhờ thần diệt trừ sâu bọ
cho mùa màng. Mâm cúng Thần Nông, người
ta cũng không quên cắm một bó cờ ngũ sắc.
Chủ nhang thắp hương mời thần về dự lễ, mỗi
gia đình cử một người đàn ông khỏe mạnh
cầm chiếc cờ ngũ sắc ở mâm lễ chạy nhanh
đến đám ruộng nhà mình cắm vào đó với sự
reo hò cổ vũ của những người tham dự buổi
lễ. Đồng bào tin rằng từ nay đám ruộng nhà
mình đã có thần Nông che chở. Sau khi chủ lễ
hoàn thành các thủ tục cúng tế thần linh, mâm
cỗ được hạ xuống đại diện các gia đình trong
làng cùng ăn mừng bữa cơm mới. Trước đây,
theo lệ làng những nhà nào có con vật hoặc
người sinh thì không được ra đình tham dự
bữa cơm chung với làng và người ta cũng
kiêng không thu lễ vật của họ trong năm đó
bởi tộc người Sán Dìu quan niệm “sinh dữ tử
lành” (Slang slộc slỉ hảo). Thông thường chỉ
có nam giới tham gia, nữ giới chủ yếu là các
cụ cao niên, được sắp xếp theo lứa tuổi, vai vế
và địa vị.
Các nghi thức cúng tế tại đình hoàn thành, bà
con tổ chức hội với các trò chơi: đánh vật,
đánh cầu, đi cà kheo... và hội ca hát (soọng
cô) vui nhộn. Nếu gia đình nào chưa làm lễ
cơm mới thì không được ăn bữa cơm mới ở
nhà khác trong làng cũng như khác làng vì sợ
thần phạt.
Sau khi tổ chức ở đình làng, các gia đình mới
được cúng cơm mới ngay tại nhà mình.Tùy
vào điều kiện từng gia đình nhưng thường vào
dịp này họ làm lễ rất to, mâm cỗ với các loại
bánh, thịt lợn, gà và các loại rau xanh Khi
ăn cơm mới họ kiêng không được chan canh
vì sợ trời mưa làm trôi hết thóc.
Qua các nghi lễ liên quan đến trồng trọt cho
thấy, từ các công đoạn bắt đầu mùa vụ (làm
đất, cày bừa) cho đến việc gieo cấy, chăm sóc
và khâu thu hoạch đạt thành phẩm trong quan
niệm của người Sán Dìu tất cả đều có sự can
thiệp, phù giúp của thần thánh, tổ tiên.
Tín ngưỡng trong chăn nuôi: Trong dịp lễ tết
Nguyên đán, người Sán Dìu có tục dán giấy
màu đỏ trong khuôn viên ngôi nhà của mình,
bao gồm cả dụng cụ sản xuất nông nghiệp và
các chuồng trâu, bò, lợn, gà Việc làm này
nhằm mục đích cầu mong cho các con vật,
dụng cụ đều không bị sự quấy nhiễu của ma
quỷ, vật nuôi khỏe mạnh, chóng lớn; công cụ
có thể sản xuất thuận lợi. Theo lời kể của các
già làng: xưa kia trái đất của chúng ta chịu sự
quản lý của ma tà, chúng luôn quấy nhiễu con
người, Phật Tổ đã ra tay cứu vớt, đánh đuổi
chúng đi. Mặc dù, chúng chấp nhận rời khỏi
địa bàn sinh sống của con người nhưng chúng
yêu cầu cứ 30 tết phải được về thăm một lần.
Do vậy, để xác định quyền sở hữu của cải và
súc vật tránh sự quấy nhiễu cướp bóc của ma
quỷ, người ta có tục dán giấy màu đỏ [6], [12].
Ngày 30 tết gia đình làm cơm cúng tổ tiên,
các thần linh, khi chồng thực hiện các nghi
thức cúng ở trong nhà, bên ngoài người vợ
dùng một thanh cây gõ nhẹ vào chuồng gia
súc và gọi tên các con vật. Chẳng hạn gõ vào
chuồng lợn và gọi tên: Chuy! Chuy! Chuy!
(lợn! lợn! lợn!), Ngoi ! Ngoi ! Ngoi ! (trâu!
trâu! trâu!) ba tiếng. Đồng bào cho rằng làm
như vậy để các vị tổ tiên, thần linh về ăn tết
phù hộ cho gia súc khỏe mạnh, chóng lớn.
Người Sán Dìu quan niệm: “Đất có thổ công,
sông có hà bá”, ở đâu cũng có các vị thần linh
cai quản. Chính vì vậy, cứ vào mồng 1 tết
Nguyên đán hàng năm, họ ra bờ suối xin Hà
Bá một vài viên sỏi, đá đem về bỏ vào chuồng
của các vật nuôi trong gia đình với mong
muốn thần linh phù hộ cho các con vật luôn
khỏe mạnh, tránh được dịch bệnh.
82Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mai Thị Hồng Vĩnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 75 - 79
78
Người xưa thường có câu: “con trâu là đầu
cơ nghiệp” để khẳng định vai trò vị trí của
con trâu trong sản xuất nông nghiệp. Với
người Sán Dìu, con trâu là “lực lượng lao
động” quan trọng làm nên thóc gạo nuôi sống
con người, con trâu cũng được vật linh hóa.
Trước Cách mạng tháng Tám (1945), người
Sán Dìu kiêng ăn thịt trâu, bởi họ cho rằng:
“trâu ăn cỏ giả, mình ăn cỏ thật” cỏ giả là cỏ
tự nhiên, cỏ thật chính là thóc gạo do sức kéo
cày của trâu mà có, ăn thịt trâu có nghĩa là
“phản lại nó, là có tội”, ở một số nơi trâu chết
người ta mang đi chôn. Và khi gia đình có
con trâu cái đẻ họ làm cơm báo cáo, cầu
mong sự bảo vệ của tổ tiên [12].
Kiêng kỵ trong các ngày lễ tiết liên quan đến
tín ngưỡng nông nghiệp: Tết Thanh minh
(Sênh minh triệt) hàng năm mang ý nghĩa là
ngày tảo mộ, dịp để con cháu báo hiếu với
công lao của những người đã khuất. Ngày
hôm đó, người Sán Dìu kiêng không được
làm gì động đến long mạch, thần thánh quở
phạt gây ra hạn hán ảnh hưởng đến mùa
màng. Làng quy định ngay từ tối hôm trước
nhà nào cũng phải gánh đủ lượng nước dùng
cho cả ngày tết thanh minh, người đứng đầu
làng trực tiếp giám sát ngay tại giếng làng,
nếu gia đình nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo
luật tục của làng.
Theo quan niệm của tộc người Sán Dìu Tết
mồng 8 tháng 4 là ngày sinh nhật của Trâu.
Hôm đó, trâu phải được nghỉ ngơi, người ta
làm bánh cho các thành viên trong gia đình
thưởng thức và thiết đãi con trâu.
Tết Đoan ngọ (Ngủ nhọt triệt) mồng 5 tháng 5
là thời điểm chuyển từ mùa xuân sang mùa hạ
dịch bệnh dễ bùng phát, vì thế họ tổ chức lễ
giết sâu bọ. Trước đây, nếu ruộng gia đình
nào có nhiều sâu bọ phá hoại họ chuẩn bị lễ
vật mời thầy ra hành lễ tại đồng ruộng. Ông
thầy niệm thần chú, cầu khấn Ngọc hoàng sai
khiến các loại chim, cò đến bắt các loại sâu
bệnh, thầy yểm bùa ngay trên các đám ruộng
để sâu bệnh không thể tái phát [6], [7]. Ngày
nay, vào dịp tết Đoan ngọ họ chỉ tổ chức cúng
tổ tiên tại mỗi gia đình. Sáng sớm, bà chủ nhà
dậy nấu cháo chè cúng tổ tiên và các thành
viên trong gia đình ăn hoa quả mỗi thứ một ít
để giết sâu bọ. Buổi trưa họ làm mâm cúng tổ
tiên, nhằm cầu mong sự phù hộ cho một vụ
mùa không bị sâu bệnh, tốt tươi.
Tết Vu lan (Shiết nhọt sịp slị triệt) được tổ
chức vào ngày 14 tháng 7 hàng năm, là ngày
xá tội vong nhân. Song theo quan niệm của
người Sán Dìu đây còn là ngày lúa giao hợp, vì
thế vào buổi sáng hôm đấy không ai được phép
ra đồng sợ lúa thẹn thóc bị lép, gây mất mùa.
Như vậy, ngoài ý nghĩa của ngày lễ tiết,
trong quan niệm của người Sán Dìu còn gắn
với các kiêng kỵ liên quan đến sản xuất nông
nghiệp. Điều đó càng khẳng định kinh tế nông
nghiệp chiếm vai trò quan trọng, ảnh hưởng
đến hoạt động tín ngưỡng nói chung của cộng
đồng tộc người.
KẾT LUẬN
Một khi cơ sở tín ngưỡng còn tồn tại thì
những hoạt động tín ngưỡng không thể mất đi
theo thời gian. Đối với người Sán Dìu ở Đồng
Hỷ, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông
nghiệp từ xưa cho đến nay vẫn là chỗ dựa
giúp con người vượt qua những khó khăn, bế
tắc trong cuộc sống lao động sản xuất; là hoạt
động tinh thần không thể thiếu trong đời sống
của người Sán Dìu ở địa phương.
Đồng Hỷ là huyện nằm ở khu vực trung du
miền núi phía Bắc, đặc điểm địa hình, điều
kiện tự nhiên... đã chi phối đến hình thức
chăn nuôi đa phần theo lối quảng canh; mặt
khác vai trò của chăn nuôi còn hạn chế, sản
phẩm chủ yếu nhằm phục vụ cho các nhu cầu
trong phạm vi gia đình. Chính vì vậy, hệ
thống tín ngưỡng nông nghiệp tập trung vào
tín ngưỡng trồng trọt là chủ yếu.
Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, tín
ngưỡng nông nghiệp vốn tồn tại ở hầu hết các
dân tộc. Tuy nhiên, mỗi một tộc người lại có
những biểu hiện khác nhau mang đặc trưng
riêng mặc dù các dân tộc sinh sống trong
cùng một khu vực nhất định. Hoạt động tín
ngưỡng của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ bên
cạnh những đặc điểm chung còn thể hiện
những nét khác biệt so với các dân tộc khác
như: Tày, Nùng, Dao... cư trú trên cùng địa
83Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mai Thị Hồng Vĩnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 75 - 79
79
bàn (huyện Đồng Hỷ). Chẳng hạn như: vào
dịp đầu xuân năm mới các dân tộc Tày, Nùng
tổ chức lễ hội Lồng Tồng mang ý nghĩa
xuống đồng cầu mong cho mùa màng bội thu.
Vào dịp này, người Sán Dìu cũng tổ chức lễ
ra đồng, song về địa điểm, cách thức tổ chức
và ý nghĩa của buổi lễ có điểm khác biệt. Nơi
tiến hành thường gắn với ngôi đình, bên cạnh
ước mong mùa màng bội thu còn mang ý
nghĩa mở cửa đình đầu xuân năm mới, cách
thức tổ chức có phần đơn giản hơn nhiều. Một
số kiêng kỵ mang tính chất nông nghiệp trong
các dịp lễ tiết hàng năm đều thể hiện những
khác biệt so với các dân tộc anh em khác
trong vùng.
Một đặc điểm nổi bật là hầu hết các nghi lễ
liên quan đến nông nghiệp đều gắn với đình
làng, Thành hoàng của làng đó, đặc biệt là vị
thần Dương Tự Minh. Điều đó chứng tỏ
Thành hoàng làng chiếm một vị trí to lớn đối
với các hoạt động tín ngưỡng nông nghiệp
của người Sán Dìu ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở
Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[2]. Vũ Ngọc Khánh (2001), Tín ngưỡng dân gian
Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc.
[3]. Nguyễn Thị Quế Loan (2008), Tập quán ăn
uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Luận án
tiến sĩ, Viện khoa học xã hội Vidệt Nam.
[4]. S.A.Tocarep (1994), Các hình thái tôn giáo sơ
khai và sự phát triển của chúng, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[5]. Đàm Thị Uyên (2007), Phong tục và tín
ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Đề
tài khoa học cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên.
Tư liệu điền dã:
[6]. Hoàng Văn Bình, 74 tuổi, xóm Cao Phong, xã
Hợp Tiến, thầy cúng.
[7]. Lý Văn Hòa, 71 tuổi, xóm Cầu Đất, xã Nam
Hòa, loàm ruộng.
[8]. Lý Văn Chuyền, 57 tuổi, xóm Ao Lang, xã
Linh Sơn, thầy cúng.
[9]. Đặng Văn Tiến, 80 tuổi, xóm Ao Lang, xã
Linh Sơn, thầy cúng.
[10]. Lý Thị Ngọc, 70 tuổi, xóm Bà Đanh , xã
Minh Lập, làm ruộng.
[11]. Lý Văn Bảo, 53 tuổi, xóm Cầu Đất, xã Nam
Hòa, trưởng xóm.
[12]. Mạc Văn Sâm, 80 tuổi, xóm Thông Nhãn, xã
Linh Sơn, thầy cúng.
[13]. Mạc văn Thành, 65 tuổi, xóm Thông Nhãn,
xã Linh Sơn, hưu trí.
SUMMARY
THE BELIEF RELATING TO AGRICULTURE PRODUCTION OF THE SAN
DIU IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE
Mai Thi Hong Vinh*
College of Sciences – TNU
Belief is human typical culture performance, which came into being together with the existence
and development of human being. For the San Diu in Dong Hy, a moutainous area in the North,
economic activity is largely agriculture production with limited production and disadvantaged
nature condition.Therefore, religious belief, especially those relating to agriculture production
occupies a larger part in the tribal life. Their belief is characterized by communality and focues
greatly on farming. Religious activities relating toagriculture is a component of the San Diu's
mental life.
Key words: religious beliefs, spiritual culture, agriculture Beliefs, Dong Hy.
Ngày nhận bài: 16/4/2013; Ngày phản biện: 24/4/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013
*
Tel: 0982050611; Hongvinh.dhkhtn@gmail.com
84Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tin_nguong_lien_quan_den_nong_nghiep_cua_nguoi_san_diu_o_huy.pdf