Tìm hiểu về quỹ đầu tư mang tên HEDGE FUNDS - PI
Tìm hiểu về quỹ đầu tư mang tên HEDGE FUNDS - PIHedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người
được coi là "ông tổ" của loại quỹ đầu tư này là Alfred W. Jones, xuất thân là một
nhà báo và nhà xã hội học. Alfred W. Jones thấy rằng việc nắm bắt xu thế của thị
trường để đầu tư là rất khó khăn. Vì vậy, ông đã lập ra một loại quỹ đầu tư với
chiến lược đầu tư dựa trên vị thế dài hạn (long position- vị thế của người mua) và
ngắn hạn (short position- vị thế của người bán), có sử dụng hiệu quả đòn bẩy để
nhằm đa dạng hóa rủi ro và đạt mức lợi nhuận tối đa. Một loại quỹ đầu tư mới đã
ra đời như vậy và có tên gọi là Hedge Fund.
Tuy nhiên, loại quỹ đầu tư này chỉ thực bùng phát trên quy mô toàn cầu từ khoảng
10 năm trở lại đây. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương (NHTW) Thụy Sĩ,
nếu như năm 1990 trên thế giới chỉ có khoảng 500 quỹ đầu tư dạng Hedge Fund,
với tổng mức tài sản quản lý là 40 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng số quỹ dạng này
đã lên tới trên 9.500 với tổng tài sản quản lý khoảng từ 1.300 tỷ USD đến 1.500 tỷ
USD. So với quỹ đầu tư truyền thống thì những con số trên còn rất khiêm tốn vì
tổng tài sản quản lý của các quỹ đầu tư truyền thống trên quy mô toàn cầu hiện
nay ước tính có khoảng 18.000 tỷ USD. Nhưng tương quan so sánh này cần tính
đến hiệu quả đòn bẩy (leverage) mà các Hedge Fund có thể sử dụng để tăng khả
năng giao dịch của mình.
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về quỹ đầu tư mang tên HEDGE FUNDS - PI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về quỹ đầu tư mang tên HEDGE
FUNDS - PI
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người
được coi là "ông tổ" của loại quỹ đầu tư này là Alfred W. Jones, xuất thân là một
nhà báo và nhà xã hội học. Alfred W. Jones thấy rằng việc nắm bắt xu thế của thị
trường để đầu tư là rất khó khăn. Vì vậy, ông đã lập ra một loại quỹ đầu tư với
chiến lược đầu tư dựa trên vị thế dài hạn (long position- vị thế của người mua) và
ngắn hạn (short position- vị thế của người bán), có sử dụng hiệu quả đòn bẩy để
nhằm đa dạng hóa rủi ro và đạt mức lợi nhuận tối đa. Một loại quỹ đầu tư mới đã
ra đời như vậy và có tên gọi là Hedge Fund.
Tuy nhiên, loại quỹ đầu tư này chỉ thực bùng phát trên quy mô toàn cầu từ khoảng
10 năm trở lại đây. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương (NHTW) Thụy Sĩ,
nếu như năm 1990 trên thế giới chỉ có khoảng 500 quỹ đầu tư dạng Hedge Fund,
với tổng mức tài sản quản lý là 40 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng số quỹ dạng này
đã lên tới trên 9.500 với tổng tài sản quản lý khoảng từ 1.300 tỷ USD đến 1.500 tỷ
USD. So với quỹ đầu tư truyền thống thì những con số trên còn rất khiêm tốn vì
tổng tài sản quản lý của các quỹ đầu tư truyền thống trên quy mô toàn cầu hiện
nay ước tính có khoảng 18.000 tỷ USD. Nhưng tương quan so sánh này cần tính
đến hiệu quả đòn bẩy (leverage) mà các Hedge Fund có thể sử dụng để tăng khả
năng giao dịch của mình.
Hiện quỹ đầu tư dạng Hedge Fund đang gây ra một áp lực chính trị rất lớn đối với
các nhà lãnh đạo các nước có thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển và không
phải ngẫu nhiên nó được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao các
nước G7 mùa Hè 2007 tại Cộng hòa Liên bang Đức. Tuy chưa có mặt ở TTCK
Việt Nam nhưng việc tìm hiểu về các quỹ đầu tư dạng Hedge Fund là một điều cần
thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý, các quỹ đầu tư, các công ty chứng
khoán (CtyCK), các doanh nghiệp nói chung và các nhà đầu tư. Và điều này càng
mang tính cần thiết hơn khi nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng đang ngày
càng được toàn cầu hóa ở mức độ cao.
Câu hỏi đặt ra là Hedge Fund là gì?
Một số người đã gọi loại quỹ đầu tư này là một "vật thể bay không xác định trong
lĩnh vực tài chính", là "lỗ đen" trong hệ thống pháp luật. Việc đưa ra một định
nghĩa mang tính khái quát về Hedge Fund là rất khó khăn. Theo báo cáo nghiên
cứu khảo sát về Hedge Fund của IOSCO , không có một cơ quan quản lý về
TTCK nào trong các thành viên của tổ chức này đưa ra một định nghĩa chính thức
và mang tính pháp lý về Hedge Fund. Hiện tại, NHTW châu Âu và Quỹ Tiền tệ
quốc tế đang nghiên cứu để đưa ra một định nghĩa chung trên phạm vi quốc tế về
loại quỹ đầu tư này. Tuy nhiên, cả hai tổ chức này đều gặp khó khăn do sự phát
triển hết sức đa dạng và với một tốc độ cao của Hedge Funds về quy mô, cấu trúc
hoạt động, sự quản lý và về các nhà đầu tư của quỹ.
To Hedge - trong tiếng Anh có nghĩa là tự che chắn, tự bảo vệ. Tuy nhiên, việc
dịch tên của loại quỹ đầu tư này ra tiếng Việt không hề đơn giản. Một số người đã
gọi loại quỹ này là quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư rủi ro hay quỹ đầu cơ. Trong bài
viết này, tác giả không muốn đưa ra một tên gọi theo tiếng Việt của Hedge Fund
mà chỉ muốn giới thiệu cùng bạn đọc các đặc điểm chung, các chiến lược đầu tư,
cơ cấu tổ chức và hoạt động cùng các công cụ quản lý của một loại quỹ đầu tư còn
rất mới đối với nhiều người Việt Nam.
Để trả lời cho câu hỏi Hedge Fund là gì, tất cả những người nghiên cứu về loại
quỹ đầu tư này đều thống nhất với nhau về các đặc điểm chung của Hedge fund.
1. Các đặc điểm chung của Hedge Fund:
Mục tiêu hoạt động của quỹ dạng Hedge Fund là hướng tới lợi nhuận tuyệt đối,
không phụ thuộc vào xu hướng của thị trường.
Số lượng thành viên của quỹ rất hạn chế (thường là dưới 100 người) và là các nhà
đầu tư có tài sản khổng lồ hoặc các nhà đầu tư có tổ chức. Hiện nay, xu hướng
tham gia vào Hedge Fund của các quỹ hưu trí, các quỹ đầu tư thông thường (dưới
dạng fund of hedge fund) đang ngày càng gia tăng. Theo ước tính, tài sản đầu tư
của các quỹ này vào Hedge Fund chiếm tới 1/3 tổng số tài sản quản lý của quỹ
dạng Hedge Fund.
Phần lớn những người quản lý đều đồng thời là thành viên của quỹ. Họ đầu tư tài
sản cá nhân của mình vào quỹ. Phần vốn đầu tư vào quỹ của các nhà quản lý ước
tính chiếm 42% tài sản quỹ . Việc các nhà quản lý đầu tư vào Hedge Fund đã tạo
ra niềm tin rất lớn đối với các nhà đầu tư bên ngoài. Người quản lý Hedge Fund
được trả thù lao theo kết quả hoạt động của quỹ. Mức phí quản lý này gồm hai
phần: mức phí cố định (từ 1% đến 5% tổng số tài sản quản lý của quỹ, nhưng mức
trung bình là 2%) và mức phí theo kết quả hoạt động của quỹ (trung bình là 20%
lợi nhuận mà quỹ thu được, một số người quản lý có uy tín thậm chí còn yêu cầu
mức phí này lên tới 50% lợi nhuận của quỹ). Phần thù lao này là động cơ lớn
khiến các nhà quản lý chấp nhận các rủi ro lớn trên thị trường. Theo số liệu thống
kê của Le Nouvelle Economiste , năm 2005, mức thù lao trung bình cao nhất của
25 nhà quản lý quỹ hàng đầu là 300 triệu Euro/người. Đặc biệt có trường hợp của
Jame Simon, Chủ tịch Renaissance Technologie Corp, ông này đã được hưởng
mức thù lao lên tới 1,2 tỷ Euro.
Việc quản lý Hedge Fund được thực hiện một cách hết sức chủ động và theo các
chiến lược đầu tư linh hoạt và rất đa dạng. Người quản lý quỹ không có nghĩa vụ
thông báo với các nhà đầu tư ngay cả trong trường hợp họ thay đổi chiến lược đầu
tư của Quỹ.
Chứng chỉ (cổ phiếu) quỹ thường không được mua lại vào mọi thời điểm. Tuy
nhiên, các nhà đầu tư được hưởng một “lối thoát hiểm” nếu muốn bán lại chứng
chỉ quỹ khi hết thời hạn “lock-up” (từ 2 đến 3 năm). Thời hạn báo trước khi muốn
bán lại chứng chỉ hoặc cổ phiếu của quỹ là 3 tháng. Việc thực hiện thời gian “lock-
up” cho phép các nhà quản lý Hedge Fund được chủ động thực hiện chiến lược
đầu tư của mình.
Tính minh bạch của quỹ đầu tư dạng Hedge Fund không cao. Điều này được thể
hiện ở việc quỹ thường không công bố cụ thể về danh mục đầu tư và về mức đòn
bẩy (leverage) của mình. Việc công bố thông tin cho các nhà đầu tư được thực
hiện dưới dạng gửi thư riêng đến từng người. Đặc điểm này trên thực tế đã dẫn
đến tình trạng không bình đẳng giữa các nhà đầu tư do nội dung các thư mà quỹ
gửi đến từng khách hàng có sự khác biệt. Có một số khách hàng được ưu ái hơn và
được tiếp cận nhiều thông tin về hoạt động của Quỹ hơn một số nhà đầu tư khác.
Tính minh bạch của quỹ đầu tư dạng Hedge Fund không cao còn được thể hiện ở
việc 80% các quỹ được thành lập ở các “thiên đường tài chính” như Catiman,
Vierge, Bahamas. Đây thường là các đảo trong khu vực vùng vịnh Caribê và các
đảo gần Anh. Tại đây, các quy tắc về sự minh bạch tài chính không phải là yếu tố
quan tâm hàng đầu của những người lãnh đạo.
Hoạt động của quỹ dạng Hedge Fund không bị ràng buộc bởi các quy định hạn chế
áp dụng đối với các quỹ đầu tư dành cho công chúng trên phương diện đa dạng
hóa rủi ro và chuyển nhượng các sản phẩm tài chính. Điều này cho phép các quỹ
dạng Hedge Fund chiếm giữ một phần lớn các sản phẩm tài chính phức tạp và
không có tính thanh khoản cao. Tận dụng các khiếm khuyết của thị trường thông
qua việc kết hợp vị thế long/short cũng là một trong những đặc điểm phổ biến của
quỹ đầu tư dạng Hedge Fund.
Người quản lý thường sử dụng một cách không hạn chế các sản phẩm phái sinh
hoặc các kỹ thuật tài chính cho phép họ thực hiện các giao dịch bán khống hay vay
mua. Quỹ cũng sử dụng thường xuyên hiệu quả đòn bẩy “leverage effect” nhờ vào
sự tài trợ tài chính của các Prime Broker.
Phần lớn các quỹ dạng Hedge Fund đều yêu cầu một khoản đầu tư tối thiểu ở mức
cao (100.000 USD, thậm chí có quỹ yêu cầu đến 1 triệu USD). Tuy nhiên, đặc
điểm này hiện nay đang có sự thay đổi do một số nước đã cho phép các nhà đầu tư
“hạng trung” được đầu tư trực tiếp vào Hedge Fund. Ví dụ, mức đầu tư tối thiểu
vào Hedge Fund theo quy định của Pháp là 10.000 Euro nếu như nhà đầu tư có
mức tài sản đầu tư tài chính tối thiểu (mức ròng) là 1 triệu Euro hoặc có ít nhất 1
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính đủ để đánh giá mức độ rủi ro khi đầu tư
vào quỹ dạng Hedge Fund. Hong Kong cũng là một trong những thị trường quy
định mức đầu tư tối thiểu vào Hedge Fund không cao. Sắp tới, Anh sẽ gia nhập
vào hàng ngũ các nước có quy định về mức đầu tư tối thiểu tương đối thấp vào
Hedge Fund. Bên cạnh đó, có một số nước cũng đã đi theo xu hướng không hề có
quy định về mức đầu tư tối thiểu vào Hedge Fund như Đức, Australia và
Luxembourg. Sự thay đổi về xu hướng này xuất phát từ quan điểm công bằng xã
hội. Các nước đi theo xu hướng giảm mức đầu tư tối thiểu vào quỹ dạng Hedge
Fund tự đặt ra cho mình câu hỏi: tại sao chỉ có những người giàu mới được đầu tư
vào một loại quỹ đầu tư mang lại lợi nhuận cao như Hedge Fund? Tại sao để cùng
đạt được một mức lợi nhuận như nhau, những người thuộc tầng lớp bình dân lại
phải trả chi phí cao hơn những người giàu (do những nhà đầu tư nhỏ buộc phải
tham gia một cách gián tiếp vào Hedge Fund thông qua các fund of hedge fund, và
như vậy họ đương nhiên phải trả hai lần phí quản lý)?
Nhìn chung, các quỹ đầu tư dạng Hedge Fund thường được đăng ký ở một nước
và được quản lý ở một nước khác.
2. Các loại chiến lược đầu tư của Hedge Funds:
Các chiến lược đầu tư của Hedge Fund theo cơ sở dữ liệu MAR và HFR gồm
(Xem phụ lục 01):
Phụ lục 01: Các loại Hedge funds (phân loại theo chiến lược đầu tư)
Event driven (3,86%).
Global (12,48%).
Global macro (11,4%).
Market neutral (25,43%).
Short sellers (0,86%).
US oppotunistics (12,41%).
Long only leveraged (0,97%).
Market timing (1,75%).
Equity non – hedge (4,29%).
Foreign exchange (4,29%).
Sector (0,32%).
Funds of funds (7,58%).
Không thuộc loại nào trong các chiến lược đầu tư trên (11,98%).
2.1. Event Driven:
Loại chiến lược đầu tư này dựa vào các tình huống đặc biệt xảy ra trên thị trường
và được chia thành các chiến lược sau:
Distressed Securities (3,86%): Người quản lý đầu tư vào chứng khoán của
các công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu hoặc bên bờ phá sản. Họ hy
vọng mua các chứng khoán này với giá thấp và bán lại khi công ty đã được
phục hồi.
Risk Arbitrage (1,79%): Các quỹ giao dịch chứng khoán của các công ty
đang trong giai đoạn hợp nhất hoặc thực hiện chào mua công khai. Thông
thường, họ mua cổ phiếu của công ty bị hợp nhất (bị chào mua) và bán ra
cổ phiếu của công ty hợp nhất (thực hiện chào mua).
No – substrategy (0,32%): Quỹ thực hiện chiến lược Event Driven nhưng
không chỉ rõ chiến lược cụ thể của mình.
2.2. Global:
Chiến lược đầu tư này dựa trên các điều kiện kinh tế và chính trị trên toàn cầu và
bao gồm các chiến lược cụ thể sau:
International (2,22%): Người quản lý đặc biệt chú ý đến các thay đổi kinh
tế toàn cầu và phương pháp đầu tư của họ hướng vào sự lựa chọn các chứng
khoán trên các thị trường mà họ ưa thích.
Emerging (7,26%): Người quản lý đầu tư vào các thị trường mới nổi như
Hong Kong, Singapore, Ấn Độ, Brazil.
Regional established (3%): Người quản lý tập trung đầu tư vào một số khu
vực trên thế giới như: châu Âu, Nhật Bản.
2.3. Global macro:
Người quản lý đầu tư vào các khu vực mà họ cho rằng ở đó có nhiều cơ hội để thu
được lợi nhuận. Trong trường hợp này, họ sử dụng hiệu quả đòn bẩy cao.
2.4. Market neutral:
Chiến lược đầu tư này bao gồm:
Long-short equity (5,36%): Người quản lý có ý định dung hòa các rủi ro
trên thị trường thông qua việc nắm giữ cả hai vị thế long và short của nhiều
loại chứng khoán.
Convertibles arbitrage (1,57%): Người quản lý nắm giữ vị thế dài hạn
(long position) của trái phiếu chuyển đổi và thực hiện bán khống cổ phiếu
của công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi đó nhằm tận dụng chênh lệch
giá tạm thời để thu lợi nhuận.
Fixed income (2,18%): Người quản lý tận dụng chênh lệch giá tạm thời
của các chứng khoán có thu nhập cố định (kể cả các sản phẩm phái sinh) để
thu lợi nhuận.
Stock arbitrage: Người quản lý nắm giữ đồng thời cả hai vị thế long và
short trên cùng một thị trường để hưởng chênh lệch giá. Điểm đặc biệt của
chiến lược này là nó dựa trên các mô hình về khối lượng. Các vị thế long và
short thường ngang nhau về khối lượng đầu tư.
Mortgage backed securities (2%): Quỹ đầu tư vào các chứng khoán được
cầm cố. Phần lớn các quỹ tập trung vào các chứng khoán AAA (chứng
khoán của các công ty được định mức tín nhiệm cao). Quỹ cũng có thể sử
dụng đòn bẩy và các sản phẩm phái sinh. Cũng cần phải nói thêm rằng ở
các nước, việc cầm cố chứng khoán được thực hiện dưới dạng cầm cố một
danh mục đầu tư. Người cầm cố được phép thực hiện các giao dịch trong tài
khoản cầm cố của mình nhưng phải đảm bảo giá trị của danh mục chứng
khoán cầm cố không được thấp hơn mức cấm cố ban đầu. Có thể nói, đây là
một quy định về cầm cố chứng khoán rất linh hoạt và cho phép giảm tối đa
rủi ro cho bên cầm cố, nhất là trong giai đoạn thị trường có nhiều biến
động.
Relative value arbitrage (0,29%): Người quản lý hướng tới việc tận dụng
chênh lệch giá giữa các công cụ như cổ phiếu, trái phiếu, các hợp đồng lựa
chọn (option), hợp đồng tương lai (future). Họ sử dụng các phân tích về
khối lượng, về kỹ thuật để phát hiện ra các cơ hội đầu tư. Thông thường, họ
sử dụng đòn bẩy.
2.5. Short seller (0,86%):
Người quản lý thực hiện bán khống chứng khoán để tận dụng việc giá sẽ giảm
trong tương lai gần. Họ sử dụng chủ yếu chiến lược này để đa dạng hóa danh mục
đầu tư của mình.
2.6. Oppotunistic:
Loại chiến lược đầu tư này gồm:
Growth (3,15%): Người quản lý đầu tư vào các loại chứng khoán tăng
trưởng.
Value (3,93%): Người quản lý đầu tư phần lớn vào các chứng khoán có giá
trị cao.
Small caps (0,5%): Người quản lý tập trung phần lớn các khoản đầu tư của
mình vào các công ty nhỏ.
2.7. Long only leveraded (0,97%):
Chiến lược đầu tư này chủ yếu nhằm vào vị thế dài hạn (long position) của các cổ
phiếu. Người quản lý thông thường là các “stock-picker” và họ sử dụng đòn bẩy
để nhằm tăng lợi nhuận thu được.
2.8. Market timing (1,75%):
Người quản lý chuyển đầu tư từ một loại tài sản này sang một loại tài sản khác để
thu về lợi nhuận. Họ có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các quỹ đầu tư hoặc
vào thị trường tiền tệ.
2.9. Equity non – hedge (4,29%):
Chiến lược này chủ yếu dựa vào các vị thế dài hạn đối với cổ phiếu, mặc dù người
quản lý thường tự trang bị cho mình khả năng tự bảo vệ thông qua việc thực hiện
giao dịch bán khống các chứng khoán hoặc các chỉ số.
2.10. Foreign exchange (4,29%):
Người quản lý đầu tư vào các sản phẩm gắn liền với thị trường tiền tệ.
2.11. Sector (0,32%):
Quỹ tập trung đầu tư vào các ngành cụ thể như y tế, thể thao, điện ảnh... Người
quản lý giữ cả hai vị thế ngắn hạn và dài hạn và có thể sử dụng các sản phẩm phái
sinh.
2.12. Funds of Funds (7,58%):
Người quản lý đầu tư vào nhiều quỹ khác nhau. Các quỹ đầu tư này có thể cùng
một chiến lược đầu tư hoặc không. Mục tiêu của họ trong chiến lược này là giảm
một cách đáng kể các rủi ro trên thị trường.
2.13. Chiến lược đầu tư không thuộc các chiến lược nêu trên (11,98%):
Chiến lược này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như quỹ không báo cáo
chiến lược đầu tư của mình với trung tâm dữ liệu; quỹ thực hiện đồng thời nhiều
chiến lược khác nhau hoặc do quỹ thực hiện một chiến lược đặc biệt không thuộc
bất cứ chiến lược nào đã nêu trên.
CUENDET - Trần Thị Thanh Thảo
NCS., Đại học Paris 2 Panthéon – Assas, Cộng hòa Pháp
Trang Tìm hiểu thị trường chứng khoán, Chứng khoán Việt Nam số 4, ngày
15/04/2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 81_7967.pdf