Tìm hiểu về các hang động
Thuật ngữ “hang” và “động” thường được sử dụng một cách linh hoạt. Chính xác thì hang được định nghĩa là bất cứ không gin trống trong mặt đất hay ở trên sườn đồi,vách đá nào. Còn một động là một cái hang đặc biệt lớn,thường có một hay nhiều buồng .
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về các hang động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI:
HANG ĐỘNG
Khái quát chung:
Khái niệm:
Thuật ngữ “hang” và “động” thường được sử dụng một cách linh hoạt. Chính xác thì hang được định nghĩa là bất cứ không gin trống trong mặt đất hay ở trên sườn đồi,vách đá nào. Còn một động là một cái hang đặc biệt lớn,thường có một hay nhiều buồng (hang) lớn.
Phân loại:
Có nhiều tiêu chí phân loại hang động. Và ứng với mỗi tiêu chí hang động được chia thành các loại khác nhau.
Dựa vào mức độ phức tạp
Hang đơn giản
Hang bình thường
Hang phức tạp
Dựa vào sự có mặt của nước gồm:
Hang ướt:Có những dòng nước chảy qua
Hang khô:Được tạo thành từ những dòng chảy trước dó,bây giờ nó đã ngưng chảy bởi quá trình nâng lên hạ xuống của cật chất tạo đường chảy khác hay dòng chảy bị chặn lại.
Dựa vào vị trí của hang so với các phần còn lại:
Hang xuống;
Hang lên;
Hang nằm ngang.
Dựa vào nhiệt độ của hang:
Hang thông gió;
Hang nóng;
Hang lạnh.
Theo số đường thông với bề ngoài:
Hang một cửa;
Hang hai cửa;
Hang nhiều cửa.
Các dạng địa hình trong hang:
Trong hang có nhiều dạng địa hình tích tụ độc đáo, chúng được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, theo vị trí trong hang và kích thước của chúng.
Theo nguồn gốc phát sinh: Các địa hình trong hang được chia thành 2 nhóm:
Nhóm ăn mòn và xâm thực, bao gồm các dạng địa hình:
Cột xâm thực:Là dấu tích còn lại của tường ngăn cách ½ suối ngầm cạnh nhau, sau khi chúng mở rộng nhờ xâm thực và ăn mòn.
Nồi xâm thực: Được hình thành từ các xoáy nước
Thềm đá: Là sàn của những hàm ếch rộng thường gặp bên bờ lõm của sông ngầm.
Ngoài ra trên vách hang còn gặp các rãnh đá vôi và các vết khía xâm thực.
Nhóm lắng động hóa học và bồi tụ cơ học: rất đa dạng, trong đó các dạng lắng đọng hóa học được gọi chung là thạch nhũ, còn những dạng bồi tụ cơ học thường gặp ở dưới đáy dạng phù sa. Tùy thuộc vào vị trí trong hang mà thạch nhũ có những đặc điểm và tên gọi khác nhau như: Chuông đá, Măng đá, Cột đá, Rèm đá, Thác đá…
Chuông đá là khối CaCO3 kết tủa treo lơ lững trên trần hang. Chuông đá có thể rỗng ở giữa do CaCO3 kết tủa thành những ống nhỏ sau đó lớn dần buông từ trên xuống, khi cắt ngang chuông đá có những lớp đồng tâm.
Măng đá là những sản phẩm có thành phần giống như chuông đá nhưng mọc cao dần từ phía đáy hang lên do CaCO3 kết tủa từ những giọt dung dịch rơi từ chuông đá xuống. Về hình thái đầu măng đá thường tù, mặt đáy hơn so với chuông đá. Trong quá trình phát triển măng đá và chuông đá có thể nối liền tạo thành cột đá.
Rèm đá là các dạng tích tụ canxi như trên nhưng phát triển ở các tường hang tạo thành những núi dài riêng lẽ hoặc nối liền với nhau thành những bức rèm đá.
Thác đá: Trên những bức tường lớn trong hang, dòng nước chảy dạng màng mỏng có thể tạo thành bức rèm đá lớn có dạng nếp gấp trải từ trên xuống.
Qúa trình hình thành:
Hầu hết các hang động đều là công trình của nước ngầm tạo ra, nước ngầm đã khắc sâu vào những dạng đá vôi ngầm
Đá vôi, một trầm tích khá mềm, chủ yếu được hình thành từ các tàn dư cổ của san hô, động vật thân mềm, phù du và các sinh vật khác.
Mặc dù đá vôi không thể tan trong nước tinh khiết, nhưng nó dễ dàng bị hòa tan bởi nước chứa những lượng nhỏ axit cacbonic, loại axit yếu này được hình thành khi nước mưa cuốn đi cacbondioxit từ không khí hay thấm qua chất phân hủy của thực vật trong đất. Kết quả là đá vôi biên thành những loại đá yếu nhất tại các vùng có mưa.
Khi nước mưa thấm qua nền đá vôi ngầm,nó chảy theo những đường gãy trong đá. Qua thời gian nó ăn mòn những vết nứt và kẻ hở này tạo ra những khoang hổng rồi sau đó mở rộng thành hang động.
Bên cạnh đó các hang động cũng được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất của trái đất cách đây hàng triệu năm. Do sự biến đổi của vỏ trái đất kéo theo hàng loạt sự đứt gãy của các hệ thống núi cũng như sự phun trào của các núi lửa. Ống nham thạch được hình thành thông qua hoạt động núi lửa. The lava flows downhill and the surface cools and solidifies. Khi núi lửa phun trào, dung nham chảy xuống dốc và bề mặt lạnh và hóa rắn. The hotter lava continues to flow under that crust, and if most of the liquid lava beneath the crust flows out, a hollow tube remains, thus forming a cavity. Các dung nham nóng vẫn tiếp tục chảy dưới đất đá tạo thành một ống rỗng. Examples of such caves can be found on the Canary Islands , Hawaii , and many other places. Kazumura Cave near Hilo is a remarkably long and deep lava tube; it is 65.6 km long (40.8 mi). Ví dụ về các hang động như vậy có thể được tìm thấy trên các quần đảo Canary , Hawaii , và nhiều nơi khác.
Một trường hợp đặc biệt là các hang động cũng được hình thành từ hoạt động của sóng biển. Hang động biển được tìm thấy dọc theo bờ biển trên khắp thế giới.Often these weaknesses are faults, but they may also be dykes or bedding-plane contacts.
Vai trò:
Kinh tế:
Hang động được xem là điểm đến hấp dẫn với vẻ huyền bí và tính lịch sử của nó. Nó còn là nơi nuôi dưỡng một số loài nguy cấp, như các răng hang nhện, dơi xám. Chính vì thế mà hang động góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế du lịch.
Hang động Fingal là hang động biển, nằm trên hòn đảo Staffa không người sinh sống ở Scotland. Nó có một sức hút kì diệu, chính vì vậy mà ngày càng nhiều công ty du lịch biển đảo, tham quan hang động được mở ra hằng năm. Mùa du lịch cao điểm là từ tháng 4 đến tháng 9.
Hơn thế nữa, hang động còn là nơi cư trú của những loài có giá trị kinh tế cao, điển hình là chim yến.
Văn hóa-xã hội:
Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, ngay từ buổi sơ khai, những con người nguyên thủy đã sử dụng các hang động làm nơi ở, che chở cho bản than trước mưa, gió, bão, tránh thú giữ…và họ cũng đã dung hang làm nơi chon cất những người chết.
Điển hình là hang Niah (Malaysia), tong đó có bằng chứng về nơi cư ngụ của con người có niên đại 40000 năm.
Ở Việt Nam, cũng có rấ nhiều hang động mang dấu tích của người nguyên thủy( hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên). Gần đây, các nhà khảo cổ học nước ta lại phát hiện hang Thẩm Vài, tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là nơi cư trú của người nguyên thủy, có niên đại cách đây khoảng 6.000-7.000 năm.
Trong thời kì phong kiến,người ta đã sử dụng hang động như những kho chứa lương thực, thực phẩm.( hang muối, hang Tiền xư kia vua Đinh dung để tích muối, trữ tiền.)
Chính vì là nơi cư trú của loài người từ xa xưa cho nên hang động có thể là nơi lưu giữ nhiều chứng tích về loài người cổ đại. Cho nên hang động là những di chỉ khảo cổ rất có gía trị.
Quân sự:
Hang động là nơi ẩn náu rất thuận lợi cho những nghĩa quân, là căn cứ cách mạng trong những cuộc kháng chiến chống kẻ thù.
Đầu năm 545, nhà Lương kéo quân sang xâm lược nước ta, hòng bóp chết nhà nước Vạn Xuân non trẻ. Lý Nam Đế đem quân chặn đánh bọn xâm lược, nhưng vì ít quân không cản được giặc hung hãn. Lí Nam Đế phải rút quân vào ẩn tại động Khuất Lão(Tam Nông, Phú Thọ)).
Hang Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau khi về nước.
Là nơi tập luyện của binh lính.( ở hang Quèn có một thung lũng khá rộng, nhân dân vẫn thường quen gọi thung lũng này là “Đấu đong quân”-nơi quân sĩ của vua Đing thường đến đây tập luyện)
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ hang động còn là nơi cất giữ và bảo vệ vũ khí. Đặc biệt là thời kỳ đấu tranh của nhân dân miền nam còn thiếu vũ khí và phương tiện chiến tranh, mỗi khi vũ khí và lương thực, thực phẩm được chuyển từ miền bắc vào thì hang động là nơi cất giữ rất an toàn nhất lúc này.
Ngày nay, dù chiến tranh đã kết thúc, nhưng hang động không vì thế mà đánh mất đi vai trò của mình. Tuy nhiên, do sự lạm dụng của con người mà hang động đang dần mất đi cảnh quan tự nhiên của nó. Vì vậy song song với việc sử dung cần phải có kề hoạch bảo vệ phù hợp.
Những người thực hiện:
Nguyễn Văn Thịnh,
Phan Thị Thúy,
Đinh Thị Bích Thủy,
Nguyễn Thị Thu Thủy,
Vũ Thị Thu Thủy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về các hang động.doc