Những người đã từng sử dụng máy tính chắc chắn đã nghe đến khái niệm Bit hay Byte. Bộ nhớ RAM và ổ đĩa cứng trong máy tính đều có dung lượng đo bằng Byte. Ngay cả độ lớn của một File cũng được thể hiện bằng Byte khi người sử dụng xem các đặc tính của File bằng các chương trình File Viewer.
1 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Bit và Byte, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những người đã từng sử dụng máy tính chắc chắn đã nghe đến khái niệm Bit hay Byte.
Bộ nhớ RAM và ổ đĩa cứng trong máy tính đều có dung lượng đo bằng Byte. Ngay cả độ
lớn của một File cũng được thể hiện bằng Byte khi người sử dụng xem các đặc tính của
File bằng các chương trình File Viewer.
Cách dễ nhất để hiểu về Bit là so sánh chúng với cái mà con người đã biết: các số (Digit).
Mỗi số được thể hiện bằng dãy các con số từ 0 đến 9. Các con số kết hợp với nhau tạo
thành các số lớn có nhiều chữ số. Chẳng hạn với số có 4 chữ số 6357 thì 7 là chữ số hàng
đơn vị, 5 là chữ số hàng chục, 3 là chữ số hàng trăm còn 6 là chữ số hàng nghìn. Có thể
biểu diễn số 6357 một cách rõ ràng như sau:
(6*1000)+(3*100)+(5*10)+(7*1)=6000+300+50+7=6357
Một cách khác để biểu diễn số trên là dùng luỹ thừa của 10. Giả dụ ta ký hiệu dấu ^ như
phép luỹ thừa, khi đó có thể biểu diễn số 6357 như sau:
(6*10^3)+(3*10^2)+(5*10^1)+(7*10^0)=6000+300+50+7=6357
Nhìn vào ví dụ trên, mỗi hàng được biểu diễn bằng các luỹ thừa của 10 bắt đầu từ 0.
Hàng ngày con người vẫn làm việc với các con số hệ thập phân và thấy rằng không có
điều gì bắt buộc phải dùng đến 10 chữ số khác nhau để biểu diễn một số. Hệ thập phân ra
đời từ sự liên tưởng mỗi người có 10 ngón tay. Hãy tưởng tượng mỗi người chỉ có 8 ngón
tay, khi đó con người có thể dựa vào hệ đếm bát phân hay bất kỳ hệ đếm nào. Trên thực
tế có rất nhiều lý do để sử dụng các hệ đếm khác nhau trong các tình huống khác nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về Bit và Byte.pdf