Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của người nông dân châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới

Việc tìm hiểu bước đầu về sự tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đã cho những chỉ báo quan trọng về mức độ tiêu dùng văn hóa của người nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. Cùng với sự gia tăng về đời sống kinh tế thì sự phát triển nhu cầu tiêu dùng văn hóa của người nông dân đã tăng nhanh trong thập kỷ 90. Điều đó cũng khẳng định vai trò của truyền thông nói chung và truyền thông đại chúng nói riêng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Mặt khác nó cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng đối với sự nghiệp phát triển nông thôn chuẩn bị bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

pdf13 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của người nông dân châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58 Xã hội học số 2 (74), 2001 Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng của ng−ời nông dân châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới Tr−ơng xuân tr−ờng I- Dẫn nhập Có thể nói bắt đầu từ năm 1986, làng quê Việt Nam, nhất là ở khu vực châu thổ sông Hồng đã bắt đầu có sự chuyển động. Đó là từ khi ng−ời nông dân có những mùa vụ bội thu theo cơ chế khoán, gia đình đ−ợc xác định là đơn vị tự chủ trong sản xuất - kinh doanh và cơ chế kinh tế thị tr−ờng bắt đầu lan tỏa với mức độ khác nhau ở mỗi miền quê. Nếu vai trò hộ gia đình trong thời kỳ hợp tác xã tập trung bao cấp bị thu hẹp ở chức năng tái sản xuất con ng−ời, một phần của chức năng xã hội hóa... thì hiện nay vai trò của gia đình nông thôn đ−ợc nâng lên rất đáng kể mà tr−ớc hết là sự “trở về” của chức năng kinh tế. Tuy nhiên gia đình nông thôn hôm nay có còn giữ nguyên, ở mức độ nào hay đã khác biệt với khuôn mẫu gia đình truyền thống tr−ớc đây vẫn là một vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau. Sự chuyển đổi cấu trúc và vai trò của gia đình hiện nay, tr−ớc hết là do tác động trực tiếp của nền kinh tế thị tr−ờng. Phổ cấu trúc gia đình ở các làng quê hôm nay là các gia đình hạt nhân hai thế hệ (Tân Hồng - Hải D−ơng: 62%; Ninh Hiệp - Hà Nội: 77%; Hải Vân - Nam Định: 66%; Văn Môn - Bắc Ninh: 69%; Vũ Hội - Thái Bình:72%) với quy mô gia đình trung bình dao động trong khoảng 4 - 5 nhân khẩu. Ng−ời gia tr−ởng trong gia đình nông thôn hiện nay cũng đã khác tr−ớc. ở nhiều gia đình, ng−ời gia tr−ởng (cũng th−ờng là chủ hộ) chỉ còn có ý nghĩa tinh thần trong khi ng−ời chỉ huy và điều phối thực sự trong gia đình là ng−ời có đầu óc tổ chức sản xuất - kinh doanh, ng−ời thực tế mang lại thu nhập nhiều nhất trong gia đình. Kinh tế phát triển đã làm tăng thu nhập cho ng−ời nông dân một cách t−ơng đối, kéo theo sự tăng lên của nhu cầu tiêu dùng cả về đời sống sinh hoạt và văn hóa tinh thần. Có không ít gia đình nông dân sắm sửa đ−ợc các loại động cơ phục vụ sản xuất kinh doanh và các ph−ơng tiện nh− xe máy, tivi, radio cassette...Vì vậy ở nhiều vùng quê từ sáng đến khuya đã ầm ào bao thứ âm thanh phá vỡ không khí êm ả truyền thống. ở hầu hết các làng xã vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, hệ thống đ−ờng làng, ngõ xóm đã đ−ợc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới theo xu h−ớng nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Về nhà ở, nếu nh− thập niên 80 rộ lên xu h−ớng ngói hóa thì ở thập niên 90 xu h−ớng chính có lẽ là bê tông và cao tầng hóa. Mô hình ở lý Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tr−ơng Xuân Tr−ờng 59 t−ởng truyền thống là: nhà ngói- tr−ớc cau, sau mít...đã không còn đ−ợc −a chuộng ở những vùng quê bắt đầu nhiễm sắc thái đô thị hóa. Mặc dù có nhiều khó khăn và phức tạp nh−ng xu h−ớng chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ cũng đã và đang diễn ra. Nó có quan hệ gắn bó hữu cơ, có thể coi vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của quá trình phân tầng xã hội, mà tr−ớc hết là về thu nhập và mức sống, đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Theo Niên giám Thống kê-1997 thì thu nhập bình quân đầu ng−ời một tháng năm 1996 của năm nhóm thu nhập, từ thấp đến cao của hộ gia đình đồng bằng sông Hồng là: Nhóm I: 79.850 đồng, II: 138.550 đồng, III: 181.380 đồng, IV: 234.230 đồng, V: 523.060 đồng; chênh lệch giữa nhóm I và nhóm V là: 6,55 lần. Theo đánh giá của Ban Nông nghiệp Trung −ơng, sự chênh lệch giàu nghèo ở đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1960-1975 là từ 1,5-2 lần, 1976-1980 là 3-4 lần; đến thời kỳ 1981-1989 lên đến 6-8 lần, một vài năm tiếp theo đã tăng lên đến 9-10 lần [1, tr. 43]. Hiện nay, theo một số nghiên cứu gần đây thì độ chênh lệch giàu nghèo còn cao hơn nhiều. Điều đó đ−ợc thể hiện qua các chỉ báo về thu nhập, qua việc sử dụng các đồ dùng, ph−ơng tiện đắt tiền và hiện đại, qua nhà ở... Rõ ràng là tốc độ phân hóa giàu nghèo là khá cao ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. Quá trình phân tầng xã hội về mức sống cũng đã kéo theo sự phân tầng về văn hóa. Rõ ràng các nhóm dân c− nông thôn có thu nhập và mức sống khác nhau sẽ có khả năng và điều kiện khác nhau cho việc đầu t− và tiêu dùng văn hóa. Vì vậy khoảng cách về trình độ phát triển giữa các loại hộ gia đình, giữa các làng xã càng ngày càng bộc lộ rõ rệt hơn. Những chuyển biến mới đó chắc chắn sẽ có những ảnh h−ởng chi phối đến việc tiếp nhận thông tin qua các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng của ng−ời nông dân. II. Các chỉ báo về ph−ơng tiện sinh hoạt và tiêu dùng văn hóa Nói truyền thông đại chúng là nói đến các loại hình báo chí, phát thanh, truyền hình. Ng−ời ta cũng xếp vào đây các loại thông điệp quảng cáo nh− tờ rơi, áp phích, sách tuyên truyền. Cơ sở vật chất để tiếp nhận thông tin từ các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng cũng nh− quyết định sự tồn tại của hệ thống truyền thông này là các yếu tố vật chất nh− loa đài, cassette, ti vi; là hệ thống b−u điện, các đại lý, cửa hiệu sách báo, th− viện, nhà văn hóa. Vì vậy khảo sát về các ph−ơng tiện phục vụ tiêu dùng văn hóa, trong đó bao hàm cả ý nghĩa là ph−ơng tiện thu nhận thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu này. Cùng với thu nhập là các điều kiện về nhà ở, ph−ơng tiện sinh hoạt cũng đ−ợc nâng cấp và gia tăng v−ợt bậc, đáng kể nhất là nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại và đắt tiền đã xuất hiện trong thời kỳ đổi mới ở các gia đình nông thôn vùng châu thổ sông Hồng. Khảo sát xã hội học về “Cơ cấu xã hội nông thôn đồng bằng Bắc Bộ” do Viện Xã hội học tiến hành năm 1983 tại một vùng trọng điểm lúa ở đồng bằng Bắc Bộ là tỉnh Thái Bình cho thấy: các ph−ơng tiện sinh hoạt đáng kể nhất trong các hộ gia đình là xe đạp, máy khâu, radio, cassette và ti vi. Trong đó chủng loại có chỉ số cao nhất, chiếm hơn một nửa là xe đạp (53,3%), những thứ còn lại chiếm tỷ lệ rất Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin... 60 thấp. Cụ thể chỉ có 2,7% ng−ời đ−ợc hỏi có máy khâu, cả ba ph−ơng tiện phục vụ tiêu dùng văn hóa là radio, cassette và ti vi cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn là 13,6% các hộ đ−ợc phỏng vấn. Điều tra của Viện Xã hội học năm 1984 ở nông thôn Thái Bình (Đông Cơ, Đông D−ơng) và nông thôn Hà Tây (Bình Minh, Đại Yên) cho kết quả là trong các gia đình nông dân ch−a hề có ph−ơng tiện ti vi, ph−ơng tiện radio có rất ít (không ở đâu có quá 15%). Đến những năm cuối thập kỷ 80, trong các hộ gia đình nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đã xuất hiện các ph−ơng tiện sinh hoạt văn hóa hiện đại nh− cassette, ti vi...và tỷ lệ của các ph−ơng tiện đó đã gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ 90. Điều đó đ−ợc thể hiện qua bảng 1 sau đây. Bảng1: Các ph−ơng tiện sinh hoạt văn hóa trong hộ gia đình nông dân (%) Ph−ơng tiện Nông thôn Thái Bình 1993 (1) Nông thôn Thái Bình 1997 (2) Radio 26.5 * Cassette 22.8 50.6 Bộ giàn 1.9 * Ti vi 17.5 48.4 Video 0.6 9.3 *Không có số liệu Nguồn: (1) - KAP-1993; (2) -VNMS-97 Qua các chỉ số đã nêu có cảm nhận là nông thôn vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng trong thập kỷ 90 đã b−ớc vào thời kỳ tiền bùng nổ truyền thông. Điều đáng l−u ý là xã Tân Hồng (Hải D−ơng) cách Hà Nội khoảng 40km về phía Đông Bắc là một làng thuần nông, cho đến hiện nay vẫn có tới 90% số hộ có nghề sản xuất nông nghiệp là chính, mức sống vào loại trung bình của đồng bằng sông Hồng. Vậy mà ở thời điểm 1998 đã có tới 50,2% số hộ có ph−ơng tiện radio cassette và 55,5% có ph−ơng tiện ti vi (cả ti vi đen trắng và ti vi màu). Nh− vậy có thể nói là phần lớn c− dân nông nghiệp ở đây đã có thể tiếp cận với truyền thông đại chúng. Đây là chỉ báo quan trọng về truyền thông nói riêng và sự phát triển nói chung. Tuy nhiên, các ph−ơng tiện văn hóa đó đ−ợc phân bố rất không đều, nhất là trong thời kỳ đổi mới, giữa các nhóm xã hội nông nghiệp nông thôn. Khảo sát ở Hồng Minh năm 1992 thì sự khác biệt về phân bố các ph−ơng tiện đó là ch−a lớn. Cụ thể là không có sự chênh lệch đáng kể về các chỉ số ph−ơng tiện trong các biến: tôn giáo (ng−ời theo đạo Thiên Chúa và ng−ời không theo đạo), giới tính, văn hóa, số con; chỉ có sự khác biệt đáng kể về chỉ số ở các biến nghề nghiệp và độ tuổi. Cụ thể là ở các ph−ơng tiện tivi thì những ng−ời nhiều tuổi có chỉ số cao nhất (d−ới 30 tuổi: 5,7%; 30-39 tuổi: 12,5% và trên 39 tuổi: 36,4%). T−ơng tự nhóm có ngành nghề hỗn hợp cũng có chỉ số cao hơn hẳn nhóm thuần nông (20,5% so với Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tr−ơng Xuân Tr−ờng 61 5,0%). Đến thời điểm khảo sát ở Tân Hồng năm 1998 thì sự khác biệt về chỉ số giữa các nhóm càng rõ rệt hơn. (xem bảng 2,3). ở bảng 2 đã cho thấy sự khác biệt khá rõ theo độ tuổi và học vấn về ph−ơng tiện sinh hoạt văn hóa. Những hộ gia đình có chủ nhà d−ới 30 tuổi trở xuống hầu nh− không có ph−ơng tiện đầu video, bộ giàn. Riêng về hai thứ đã có khá phổ biến là cassette, tivi thì chỉ số của các gia đình trẻ cũng chỉ bằng khoảng 1/2 so với các gia đình có chủ nhà ở lứa tuổi cao hơn. T−ơng tự nh− vậy những hộ gia đình mà chủ nhà có học vấn càng cao thì càng có chỉ số cao hơn về ph−ơng tiện sinh hoạt văn hóa. Những gia đình mà vợ chồng có văn hóa thấp, từ cấp I trở xuống thì hầu nh− không có các ph−ơng tiện đắt tiền, hiện đại nh− đầu video, bộ giàn nghe nhạc, những chỉ số về cassette và tivi của họ cũng thấp hơn hẳn những gia đình có học vấn cao hơn. Bảng 2: Phân bố các ph−ơng tiện sinh hoạt văn hóa (theo độ tuổi, học vấn) (Xã Tân Hồng) (%) Độ tuổi Học vấn Ph−ơng tiện Chung ≤ 20 21-30 31-40 ≥41 Biết đọc, viết CấpI CấpII CấpIII Radio 10.7 0.0 9.3 4.6 20.7 10.0 14.3 6.4 12.4 Cassette 50.2 30.0 28.5 59.4 57.4 20.0 39.2 58.4 56.7 Bộ giàn 0.5 0.0 0.0 0.8 0.8 0.0 0.0 0.6 0.9 Tivi 55.5 30.0 20.6 58.2 60.5 20.0 42.5 48.4 69.2 Đầu video 7.8 0.0 1.8 8.4 11.2 0.0 3.5 9.2 8.5 (Nguồn TTDS - II) Các chỉ số ở bảng 3 là một sự phản ánh cụ thể về sự phân tầng kinh tế - xã hội ở địa bàn khảo sát. Hầu hết các gia đình có mức sống giàu có và khá giả đều có các ph−ơng tiện tiêu dùng văn hóa. Những gia đình mà kinh tế thiếu thốn và nghèo đói có rất ít những ph−ơng tiện này. Về nghề nghiệp thì nhóm nghề nghiệp thuần nông th−ờng là nghèo hơn và ở đây cũng thấy rõ là họ có ít ph−ơng tiện tiêu dùng văn hóa hơn nhóm hộ có ngành nghề hỗn hợp. Bảng 3: Phân bố các ph−ơng tiện sinh hoạt văn hóa (theo mức sống nghề nghiệp) (Xã Tân Hồng) (%) Ph−ơng tiện Chung Mức sống Nghề nghiệp Giàu Khá giả Trung bình Thiếu thốn Nghèo đói Thuần nông Hỗn hợp Radio 10.7 5.0 12.0 6.4 17.2 5.0 19.8 7.2 Cassette 50.2 60.0 58.5 59.7 40.6 20.0 42.3 58.6 Bộ giàn 0.5 10.0 1.5 0.0 0.0 0.0 0.0 1.2 Tivi 55.5 100.0 70.6 41.3 15.6 0.0 40.4 67.6 Đầu video 7.8 20.0 9.6 2.8 0.0 0.0 6.2 11.6 (Nguồn TTDS - II) Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin... 62 Các số liệu ở bảng 1, bảng 2 và 3 dù ch−a thể kết luận gì nhiều nh−ng ít nhất cũng cho phép nhìn nhận rằng sự gia tăng mạnh các ph−ơng tiện nghe, nhìn trong các hộ gia đình nông dân gián tiếp cho thấy sự thâm nhập đáng kể của các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng ở các địa bàn nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng. Mặt khác một giả thuyết đ−ợc đặt ra là các nhóm gia đình học vấn thấp và gia đình nghèo thì có ít hơn các ph−ơng tiện tiêu dùng văn hóa, và vì vậy mà rất có thể họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận thông tin của truyền thông đại chúng. Rõ ràng là mức sống của ng−ời nông dân đồng bằng sông Hồng hiện nay so với 10 năm tr−ớc đã đ−ợc nâng cao rất nhiều và vì vậy mà chất l−ợng cuộc sống nói chung của họ cũng đ−ợc cải thiện đáng kể qua những năm tiến hành đổi mới. Kéo theo đó là sự gia tăng tiêu dùng văn hóa, nâng cao văn hóa và sự biến đổi của hệ thống chuẩn mực, giá trị. Việc xuất hiện trong đời sống ng−ời nông dân những vật dụng đắt tiền nh− đồ dùng sinh hoạt(quạt điện, tủ lạnh, máy giặt), ph−ơng tiện giao thông (xe máy, ô tô), ph−ơng tiện tiêu dùng văn hóa- giải trí (cassette, bộ giàn, ti vi, điện thoại), không chỉ chứng minh về sự gia tăng mức sống mà quan trọng hơn nó chỉ ra rằng: đã bắt đầu xuất hiện ở nông thôn một không gian giao tiếp- truyền thông rộng lớn. Điều đó cho phép sự thâm nhập của những ý t−ởng mới, những giá trị mới. III. Khả năng tiếp cận thông tin trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng của ng−ời nông dân đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. a. Mức độ tiếp cận thông tin trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng. Việc các hộ nông dân hiện nay đã mua sắm trang bị nhiều ph−ơng tiện nghe, nhìn là một chỉ báo quan trọng về sự tăng tiến mức sống. Tuy nhiên điều đó ch−a nói đ−ợc gì nhiều về khả năng tiêu dùng văn hóa. Từ việc có ph−ơng tiện đến việc có sử dụng ph−ơng tiện ít nhiều vẫn còn có một khoảng cách. Không phải chỉ riêng ng−ời nông dân Việt Nam mà là tâm lý nông dân nói chung, thỉnh thoảng ng−ời ta vẫn có thể mua sắm những thứ đắt tiền coi nh− một dạng tích trữ của cải hoặc thậm chí chỉ là một cách chơi, kiểu “tr−ởng giả nhà quê”. Vì vậy khảo sát thực tế mức độ thu nhận thông tin trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa đo l−ờng về khả năng thâm nhập các loại hình thông tin hiện đại này ở địa bàn nông thôn. Điểm cần l−u ý ở đây là về nguyên tắc mỗi loại hình truyền thông đại chúng có những đặc tr−ng cũng nh− những lợi thế và mặt hạn chế riêng. Cụ thể nh− ph−ơng tiện đọc là loại hình hoạt động trí tuệ cao cấp, đòi hỏi ng−ời đọc có một trình độ văn hóa nhất định và nh− đọc báo chẳng hạn còn cần một điều kiện quan trọng khác là phải có báo đều đặn. Trong khi đó nghe đài thì thính giả không đ−ợc quyền chọn ch−ơng trình mình thích và khi theo dõi thì phải tập trung cao vì nói nh− thành ngữ là "lời nói gió bay". Truyền hình cũng có nh−ợc điểm là khán giả không đ−ợc quyền lựa chọn ch−ơng trình cũng nh− thời l−ợng và thời điểm phát sóng. Tuy nhiên truyền hình có lợi thế mạnh là có hình ảnh trực quan nên dễ hiểu và tạo ấn t−ợng, phù hợp với nhiều loại công chúng. Bảng 4 và 5 là kết quả khảo sát về mức độ theo dõi thông tin trên các ph−ơng tiện thông đại chúng của ng−ời nông dân đồng bằng sông Hồng. Các chỉ số đ−ợc tập Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tr−ơng Xuân Tr−ờng 63 hợp từ các cuộc nghiên cứu chọn mẫu khác nhau trong thập kỷ 90. Từ kết quả ở bảng 4 và 5, điều nhận xét tr−ớc hết là, nhìn chung ng−ời nông dân đồng bằng sông Hồng rất quan tâm theo dõi thông tin từ các ph−ơng tiện thông tin đại chúng. Chỉ số có theo dõi thông tin qua báo chí đạt khoảng trên d−ới 50% số ý kiến trả lời, qua Radio là trên 50% và đặc biệt có xem ti vi th−ờng đạt chỉ số trên 90%. Tr−ớc hết, từ những số liệu đã nêu cho phép nhận xét là ng−ời nông dân ngày càng ít gắn bó với các ph−ơng tiện nghe và đọc. Bằng chứng là ở những địa bàn đ−ợc khảo sát, số những ng−ời không bao giờ đọc sách báo x−a đã cao thì bây giờ cũng vậy, thậm chí có nơi, tỷ lệ không đọc báo hiện nay còn cao hơn. Số liệu khảo sát ở nông thôn Thái Bình năm 1993 có 34,3%, không bao giờ đọc sách báo thì kết quả khảo sát của đề án VNRP năm 1997 ở một xã có mức sống khá giả nằm cạnh thị xã Thái Bình là Vũ Hội cho biết số ng−ời đọc sách báo ở nhà chỉ có 4,0%. T−ơng tự nh− vậy, ở nông thôn Thái Bình năm 1993 chỉ có 5,3% số ý kiến trả lời là không bao giờ nghe đài thì ở Vũ Hội năm 1997, số đó là 89,0%. Chúng tôi biết rằng việc so sánh số liệu giữa các cuộc nghiên cứu chỉ có ý nghĩa t−ơng đối (do mục đích và ph−ơng thức triển khai nghiên cứu có thể khác nhau), song cảm nhận trên chúng tôi cho là có lý. Một mặt, sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình cùng với việc ng−ời dân có mức sống ngày một khấm khá hơn nên mua sắm đ−ợc ti vi đã thay thế đ−ợc ph−ơng tiện đọc và nghe. Mặt khác, nền kinh tế thị tr−ờng đã cuốn hút ng−ời nông dân vào công việc sản xuất - kinh doanh tăng thu nhập, vì vậy thời gian nhàn rỗi dành cho tiêu dùng văn hóa cũng bị co lại. Ngoài ra mặc dù hiện nay nh− các chỉ số đã nêu là trong gia đình nông thôn đồng bằng sông Hồng số hộ có Radio, Cassette là khá nhiều, khoảng 50%, trong khi tỷ lệ nghe đài th−ờng xuyên là rất thấp, vì lẽ nội dung của đài phát thanh trong những năm qua cũng ch−a có nhiều thay đổi, vô tuyến truyền hình với −u thế của mình thực sự đã thu hút đ−ợc mọi giới công chúng, kể cả những ng−ời nông dân không có ti vi thì họ đi xem nhờ. Bảng 4: Mức độ theo dõi thông tin trên các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng của ng−ời nông dân (%) Đọc báo Nghe đài Xem tivi Th−ờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Th−ờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Th−ờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Văn Nhân 1990 (1) 8.9 42.9 48.3 40.2 55.2 4.6 42.5 55.2 2.3 Hồng Minh 1992 (2) 15.9 28.3 55.8 39.8 39.8 20.4 38.1 49.6 12.4 Nông thôn Thái Bình 1993 (3) 15.0 50.4 34.3 69.7 25.1 5.3 49.8 43.3 6.8 (Nguồn: (1): FFS; (2): TTDS I; (3): KAP 1993). Việc ng−ời nông dân ít gắn bó với loại hình báo chí là điều dễ hiểu nh−ng điều đáng l−u ý là hình nh− họ ngày càng xa rời với loại hình truyền thông đại chúng này. Thực tế khảo sát đã cho thấy rất hiếm gặp các tờ báo có mặt th−ờng ngày ở các làng xã. ở địa bàn nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay chỉ có ở thị trấn huyện, mà Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin... 64 cũng chỉ có ở cơ quan b−u điện huyện mới có báo, rất hiếm thị trấn có sạp báo độc lập và có đủ báo, còn ở xã thì tất cả các tỉnh mà chúng tôi đã khảo sát đều không có sạp báo, chỉ có một số tờ báo đ−ợc đặt mua của các cơ quan chính quyền, đoàn thể, chức năng nghiệp vụ; những cá nhân có đặt mua báo kỳ hạn th−ờng xuyên là rất hiếm hoi ở cộng đồng dân c− này. Bảng 5: Mức độ theo dõi thông tin trên các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng của ng−ời nông dân (%) Đọc báo Nghe đài Xem tivi Th−ờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Th−ờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Th−ờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tân Hồng 1998 (1) 12.5 38.7 48.7 21.4 56.2 22.2 84.4 8.6 9.8 Dân Hoà 2000 (2) 13.5 40.4 46.2 23.1 35.6 41.3 65.4 32.7 1.9 Hải Bắc 2000 (3) 15.0 50.4 34.3 69.7 25.1 5.3 49.8 43.3 6.8 (Nguồn: (1): TTDS II; (2, 3):VHCS-2000.) Bảng 4 và 5 cũng cho chúng tôi một nhận xét nữa là không có sự khác biệt về mức độ theo dõi thông tin giữa các làng xã thuần nông và không thuần nông, giữa các cộng đồng tôn giáo và không tôn giáo. Cụ thể là ở các xã: Văn Nhân, Tân Hồng, Hải Bắc là các địa bàn có nghề nông là chính và các xã còn lại có xu h−ớng hỗn hợp ngành nghề. Về tôn giáo, trong các xã đã nêu thì xã Hồng Minh, Hải Bắc và xã Dân Hòa có cộng đồng dân c− theo đạo Thiên chúa. Tuy nhiên trên một cộng đồng làng xã cụ thể, các khảo sát cũng cho thấy sự khác biệt về mức độ theo dõi thông tin giữa các nhóm xã hội của cộng đồng dân c− đó. Khảo sát ở Tân Hồng cho thấy sự khác biệt đó là: - Về giới tính: Nữ giới bao giờ cũng có tỷ lệ tham gia theo dõi thông tin qua các ph−ơng tiện thông tin đọc, nghe, nhìn ít hơn nam giới; số không bao giờ đọc báo của nữ giới là 51,4% so với nam là 47,9%; không bao giờ nghe đài của nữ là 31,4% so với nam là 12,5%; không bao giờ xem ti vi của nữ là 12,2% so với nam là 7,9%. Cùng với các cứ liệu khác đã cho phép chúng tôi nhận xét rằng, không phải ng−ời phụ nữ ít quan tâm đến việc theo dõi thông tin trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng mà vấn đề chính là do họ ít có điều kiện thực hiện điều đó. Với câu hỏi điều tra là “Trong gia đình ta, ai là ng−ời th−ờng làm các việc sau đây?”, kết quả khảo sát cũng ở Tân Hồng cho thấy hầu hết những ng−ời phụ nữ - ng−ời vợ phải làm mọi công việc nội trợ. Chẳng hạn nh− nấu ăn, ng−ời vợ là 78,5% (so với chồng là 1,2%); rửa bát, ng−ời vợ là 66,2% (so với chồng là 0,9%); giặt giũ, ng−ời vợ là 70,6% (so với chồng là 0,9%); chợ búa, ng−ời vợ là 85,5% (so với chồng là 1,6%); chăm sóc con cái, ng−ời vợ là 36,2% (so với chồng là 4,5%). Ng−ời chồng chỉ có một công việc có chỉ số v−ợt trội là thay mặt gia đình đi hội họp: 67,4% so với vợ là 18,2%. Ai cũng biết công việc nội trợ là vất vả, nặng nhọc và mất rất nhiều thời gian, và trớ trêu thay trong xã hội nông thôn, cho đến hiện nay vẫn phổ biến quan niệm rằng, đó là công việc của đàn bà. Vì vậy ng−ời phụ nữ nông thôn ít có điều kiện để theo dõi thông tin trên các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng nói riêng và tiêu dùng văn hóa nói chung là điều cắt nghĩa đ−ợc. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tr−ơng Xuân Tr−ờng 65 - Học vấn: Điều ai cũng cảm nhận đ−ợc là những ng−ời có học vấn thấp sẽ tiếp cận với truyền thông đại chúng ít hơn so với ng−ời có trình độ học vấn cao hơn. Tuy nhiên nhìn vào kết quả khảo sát cũng có đôi điều đáng l−u ý. Tr−ớc hết về báo chí, có tới 90,0% số ng−ời chỉ biết đọc, biết viết không bao giờ quan tâm và 66,8% số ng−ời học vấn cấp I không bao giờ đọc báo, có đến khoảng 1/4 những ng−ời học vấn thấp (từ cấp I trở xuống) không bao giờ nghe đài. Tuy nhiên điều đáng l−u ý là còn có tới 41,5% những ng−ời học vấn cấp III không bao giờ đọc báo và 17,2% những ng−ời ở trình độ ấy không bao giờ nghe đài. Điều có vẻ đáng ngạc nhiên là đối với ph−ơng tiện ti vi thì mức độ theo dõi ở các nhóm học vấn là t−ơng tự nhau, thậm chí ở nhóm trình độ học vấn thấp còn có phần nhỉnh hơn về mức độ quan tâm theo dõi. Số ng−ời th−ờng xuyên xem ti vi (tức là theo dõi hàng ngày) ở các nhóm cụ thể đó là: Học vấn biết đọc, biết viết: 80,0%; cấp I : 87,6%; cấp II:80,2% và cấp III: 76,3%. Rõ ràng ti vi là ph−ơng tiện truyền thông hiện đại có sức thu hút mọi tầng lớp xã hội, nh−ng có lẽ điều quan trọng hơn là theo dõi nội dung gì và “tiêu hóa” nó nh− thế nào. - Mức sống: T−ơng tự nh− ở biến học vấn, ở nhóm mức sống cũng có tình trạng những ng−ời có mức sống thấp ít quan tâm đến việc đọc báo, nghe đài, thậm chí hầu hết những ng−ời thuộc diện nghèo đói không bao giờ đọc báo (85%) và có đến một nửa ở nhóm này không bao giờ nghe đài. Về mục xem ti vi thì cũng t−ơng tự nh− ở biến học vấn là giữa các nhóm mức sống không có các chỉ số khác biệt nhau đáng kể. Với các chỉ báo đã nêu cũng gợi lên cảm giác khá rõ là : có lẽ những ng−ời có học vấn thấp, những ng−ời nghèo ở nông thôn hiện nay cũng có khá nhiều thời gian nhàn rỗi? Một khía cạnh khảo sát khác là tìm hiểu khoảng thời gian trong ngày của ng−ời nông dân dùng để đọc báo, nghe đài, xem ti vi. Nhìn chung cũng là điều dễ hiểu khi đa số những ng−ời có theo dõi thông tin chỉ dành thời gian buổi tối cho các hoạt động đó. Cụ thể trong thời gian buổi tối dành để đọc báo là 47,3%; nghe đài: 53,3%; xem ti vi: 75,8%. Tuy nhiên với các loại hình truyền thông đại chúng cụ thể thì có sự khác biệt đôi chút. Với việc theo dõi thông tin qua báo chí thì ngoài buổi tối cũng có một chỉ số t−ơng đối dùng thời gian trong ngày để đọc, có 18,2% đọc báo vào buổi chiều (13 - 17 giờ), 16,7% đọc báo vào buổi sáng (7 - 11 giờ). Tình hình nghe đài có khác hơn, tức là ngoài buổi tối thì sau đó có tới 18,5% nghe đài vào buổi tr−a (11 - 13 giờ) và 14,6% nghe đài vào lúc sáng sớm (tr−ớc 7 giờ). (Xem bảng 6). Bảng 6: Khoảng thời gian trong ngày dùng để đọc báo, nghe đài, xem tivi (Xã Tân-Hồng) (%) Đọc báo Nghe đài Xem ti vi Tr−ớc 7 giờ 4,2 14,6 3,5 7 - 11 giờ 16,7 7,3 5,2 11 - 13 giờ 13,5 18,5 8,2 13 - 17 giờ 18,2 6,3 7,3 17 - 22 giờ 41,8 25,9 59,0 Sau 22 giờ 5,5 27,4 16,8 (Nguồn: TTDS II) Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin... 66 Nh− vậy, với các số liệu đã đ−ợc đ−a ra thì điều đã rõ ràng là ng−ời nông dân đồng bằng sông Hồng khá quan tâm đến việc theo dõi thông tin trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên đã có một xu h−ớng bắt đầu bộc lộ rõ là sự chiếm lĩnh thị phần công chúng ngày càng mạnh mẽ của ph−ơng tiện vô tuyến truyền hình. Báo chí là loại hình truyền thông đại chúng đ−ợc công chúng thành phố −a thích theo dõi. Theo Trần Hữu Quang thì ở những điểm đ−ợc khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh có đến 51% những ng−ời đ−ợc hỏi mua báo hàng ngày; 21% mua báo mỗi tuần vài lần và 8% mua báo mỗi tháng vài lần [8, tr. 67]. Dù sao thì từ x−a đến nay báo chí vẫn là loại hình khó đi vào quảng đại quần chúng rộng rãi ở nông thôn. Ng−ợc lại, đài phát thanh ngay từ khi xuất hiện đã có đ−ợc quảng đại công chúng mọi miền trên cả n−ớc, thế nh−ng kể từ khi có sự xuất hiện và phát triển của vô tuyến truyền hình, đài phát thanh đã mất dần công chúng ở thành phố và tiếp theo là nông thôn. Ch−a có số liệu khảo sát chính xác nh−ng đã có một số cứ liệu cho thấy công chúng chủ yếu của đài phát thanh hiện nay là ng−ời dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Số liệu khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 thì chỉ có 12,5% nghe đài th−ờng xuyên và 69,6% hầu nh− không bao giờ nghe đài [8, tr. 99]. Tỷ lệ đó còn thấp hơn ở những địa bàn nông thôn mà chúng tôi đã khảo sát. Sự độc chiếm thị tr−ờng công chúng của loại hình vô tuyến truyền hình phản ánh xu thế phát triển của đất n−ớc, nh−ng điều đáng quan tâm là với các loại hình truyền thông đại chúng khác, nhất là đài phát thanh cần có những cải tiến và đổi mới để đáp ứng đ−ợc nhu cầu của quảng đại công chúng trong thời kỳ mới. b. Tiếp cận nội dung thông tin trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng Về nội dung thông tin đ−ợc các ph−ơng tiện thông tin đại chúng truyền tải đến với các đối t−ợng nông dân đ−ợc thể hiện qua bảng 7 và 8. Có 5 nhóm nội dung lớn đ−ợc phản ánh trên các ph−ơng tiện đại chúng thì nhìn chung đa số công chúng nông thôn vẫn giành thời gian theo dõi chủ yếu cho nội dung văn hóa - văn nghệ, nhất là ở ph−ơng tiện vô tuyến (78,8% và 82,9%), xếp vị trí thứ hai nh−ng các chỉ số thấp hơn nhiều là nội dung sức khoẻ, dân số - kế hoạch hóa gia đình. Ngay ở ph−ơng tiện đ−ợc theo dõi nhiều nhất là vô tuyến thì cũng chỉ có hơn 1/2 số ng−ời trả lời ở Tân Hồng và ch−a đến một nửa ở Hồng Minh có theo dõi nội dung này. ở nội dung thông tin sản xuất- kinh doanh và thời sự chính trị xã hội thì các chỉ số theo dõi là t−ơng đ−ơng, ph−ơng tiện đ−ợc theo dõi nhiều nhất cũng chỉ chiếm khoảng1/3. Về khía cạnh ph−ơng tiện truyền thông có sự sụt giảm công chúng của hai thể loại báo chí và đài ở phần lớn nội dung thông tin kể từ thời điểm khảo sát ở Hồng Minh đến thời điểm khảo sát ở Tân Hồng. Riêng nội dung sức khoẻ, dân số - kế hoạch hóa gia đình thì ở ph−ơng tiện báo chí, ng−ời dân ở Tân Hồng theo dõi nhiều hơn so với Hồng Minh (22,4 so với 15,0%). Điều này có lẽ do ở thời điểm 1998 là khi các tập san, sách tuyên truyền về dân số đã đ−ợc phát đến tận ng−ời dân nhiều hơn. Có một nội dung mà các chỉ số theo dõi đều tăng ở cả ba ph−ơng tiện đọc, nghe và nhìn giữa hai điểm khảo sát là nội dung khác. Phần nội dung này bao gồm các tiểu nội dung nh− quảng cáo, giáo dục từ xa, các chuyên đề khoa học - kỹ thuật...Việc tăng chỉ số theo dõi ở nội dung này qua báo chí là từ 0,0% đến 4,6%, đài Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tr−ơng Xuân Tr−ờng 67 3,5% đến 10,8% và vô tuyến từ 6,2% lên 42,5% là một chỉ báo tích cực về sự gia tăng kiến thức nói chung của công chúng nông thôn hiện nay. Bảng 7: Mức độ theo dõi các nội dung trên ph−ơng tiện truyền thông đại chúng. (%) Nội dung/ ph−ơng tiện Hồng Minh Tân Hồng Báo chí 10.6 8.5 Đài 29.2 12.7 Sản xuất Kinh doanh Vô tuyến 24.8 30.6 Báo chí 7.1 9.6 Đài 15.0 19.8 Thời sự, Chính trị Xã hội Vô tuyến 28.3 48.5 Báo chí 15.0 22.4 Đài 41.6 21.7 Sức khoẻ dân số - kế hoạch hóa gia đình Vô tuyến 38.1 60.8 Báo chí 22.1 7.4 Đài 42.5 15.9 Văn hóa Văn nghệ Vô tuyến 78.8 82.9 Báo chí 0.0 4.6 Đài 3.5 10.8 Khác Vô tuyến 6.2 42.5 (Nguồn: TTDS I, II) Về t−ơng quan các nhóm xã hội cụ thể, xét riêng về nội dung sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình thì ở Tân Hồng, nam giới chỉ nghe đài nhiều hơn nữ về nội dung này (29,9% so với 12,6%); trong khi đó phụ nữ quan tâm đến nội dung sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình cao hơn nam giới ở việc đọc báo (31,5% và 17,6%) và xem vô tuyến (68,6% và 56,2%). Về độ tuổi, những ng−ời trung niên (31 - 40 tuổi) có chỉ số cao nhất về đọc báo với nội dung sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình, và ở hai ph−ơng tiện còn lại (nghe và nhìn) thì những ng−ời cao tuổi từ 41 tuổi trở lên lại quan tâm nhiều nhất. Điều gì khiến những ng−ời trẻ tuổi, đối t−ợng chủ yếu của ch−ơng trình kế hoạch hóa gia đình ít quan tâm đến nội dung này là vấn đề quan trọng cần đ−ợc lý giải. Với các nhóm xã hội khác nh− học vấn, mức sống thì các chỉ số theo dõi ở nội dung sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình cũng nghiêng hẳn về tầng lớp có mức sống khá, học vấn cao. Đây cũng là thêm một bằng cớ về sự thiệt thòi của các nhóm có học vấn và mức sống thấp. Để thêm cứ liệu về khía cạnh này trong thời điểm hiện nay có cuộc khảo sát gần đây ở Dân Hòa và Hải Bắc (năm 2000). Đặc biệt ở xã Hải Bắc là cộng đồng công giáo toàn tòng. Bảng 8 cho thấy 3 mức độ theo dõi (th−ờng xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ) về các nội dung qua các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng. Điều đáng chú ý là ở cả hai cộng đồng dân c− này thì trong 8 nhóm nội dung đ−ợc phản ánh trên các ph−ơng tiện nghe, nhìn và đọc, ba nội dung đ−ợc quan tâm nhất là: 1- Thời sự (trong n−ớc và quốc tế), 2- Tình hình sản xuất - kinh doanh và 3- Văn học - Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin... 68 nghệ thuật. Riêng nội dung: dân số - kế hoạch hóa gia đình đ−ợc xếp ở thứ hạng số 5. Cụ thể ở mục th−ờng xuyên theo dõi thông tin dân số - kế hoạch hóa gia đình ở Dân Hòa là: 11,7% và ở Hải Bắc là 16,3%. Có lẽ trong thời điểm hiện tại vấn đề hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số, kiểm soát mức sinh đồng bằng sông Hồng nói chung và ở các điểm khảo sát nói riêng về cơ bản đã đ−ợc giải quyết nên nhận thức về vấn đề này không còn nóng bỏng nh− tr−ớc đối với cán bộ và ng−ời dân ở các cộng đồng dân c− này. Vả lại đối với cộng đồng thiên chúa giáo, vốn từ x−a đến nay ít khi coi trọng vấn đề kiểm soát mức sinh với sự can thiệp của con ng−ời. Đối với họ chỉ có thể có tác động đến nhận thức và hành vi khi có những nhân tố làm ảnh h−ởng đến đời sống cụ thể. Những số liệu đã nêu cũng cho thấy một giả thiết nữa là phải chăng hiện nay trong nhận thức của một bộ phận không ít ng−ời nông dân đồng bằng sông Hồng vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình đã bão hòa và vì thế không cần thiết phải quan tâm nhiều hơn nữa? Bảng 8: Nội dung th−ờng đ−ợc theo dõi trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng (%) Dân Hoà Hải Bắc Th−ờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Th−ờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tình hình sản xuất kinh doanh 35.0 51.5 13.6 36.9 47.2 15.9 Thời sự trong n−ớc và quốc tế 52.4 36.9 10.7 41.7 42.9 15.5 Tệ nạn xã hội 19.4 60.2 20.4 15.9 60.7 23.4 Khoa học - giáo dục 6.8 66.0 27.2 14.3 64.7 21.0 Dân số-kế hoạch hóa gia đình 11.7 65.0 23.3 16.3 65.9 17.9 Y tế - sức khỏe 10.7 71.8 17.5 22.6 65.1 12.3 Văn học - nghệ thuật 31.1 47.6 21.4 28.2 46.0 25.8 Khác 0.0 3.9 96.1 1.6 8.4 90.0 (Nguồn: VHCS - 2000). Chúng tôi nghĩ rằng giả thiết này là t−ơng đối có căn cứ. Cuộc khảo sát gần đây của dự án VNRP - 1997 ở địa bàn Vũ Hội (Thái Bình) và Đa Tốn (Hà Nội) về khía cạnh theo dõi các nội dung trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, trong 5 nhóm nội dung thì 3 nội dung đ−ợc −u tiên nhất là: Văn nghệ giải trí, thời sự, các chuyên đề kinh tế. Cụ thể ở Vũ Hội: nội dung văn nghệ giải trí (51,5%); thời sự (43,5%) và các chuyên đề kinh tế (14,5%); và ở Đa Tốn: thời sự (53,0%), văn nghệ giải trí (51,5%); và các chuyên đề kinh tế (14,5%). Trong khi đó nhóm nội dung khác (trong đó bao gồm cả vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình) thì có chỉ số thấp, xếp ở bậc cuối, cụ thể ở Đa Tốn, nhóm nội dung này xếp thứ 5 (11,5%) và ở Vũ Hội xếp thứ 4 (13,5%). Đánh giá về hoạt động cung cấp thông tin là một khía cạnh của sự phản hồi truyền thông. Đây là một vấn đề khá rộng và phức tạp. Phạm vi của bài viết này khó có thể giải quyết đ−ợc, vả lại nó cũng ch−a phải là mục đích chính. Vì vậy ở đây chúng tôi chỉ xin đi vào một khía cạnh nhỏ, để qua đó phần nào thấy đ−ợc sự đánh Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tr−ơng Xuân Tr−ờng 69 giá của ng−ời nông dân đối với sự cung cấp thông tin của các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng. Số liệu khảo sát ở Văn Môn, năm 1997 của Viện Văn hóa nghệ thuật khi tìm hiểu sự đánh giá đối với các ch−ơng trình vô tuyến nói chung thì có tới 43,9% số ý kiến cho rằng các tiết mục còn đơn giản, không hấp dẫn; 79,1% số ý kiến cho rằng quảng cáo còn quá nhiều và lộn xộn và 43,0% thì thấy hình ảnh ít mà lời nói thì quá nhiều. Quả thật ph−ơng thức truyền thông trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng hiện nay vẫn còn những tồn tại cần đ−ợc giải quyết để nâng cao hiệu quả truyền thông trong thời kỳ mới. Cụ thể nh− việc đ−a các nội dung và cách thức chuyển tải thông điệp trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng. “Chúng tôi cho rằng vấn đề sách, báo, đài, vô tuyến và nói chung các sản phẩm văn hóa là rất quan trọng trong việc tuyên truyền. Trong khi hiện nay chúng tôi thấy trên vô tuyến, video toàn phim n−ớc ngoài, phim ch−ởng ba lăng nhăng, phản giáo dục. Trong khi trong xã hội, đạo đức đang xuống cấp, con cái bất nghì với cha mẹ tại sao không lên đài, dựng phim để giáo dục. Tôi cho việc xây dựng kỷ c−ơng nền nếp xã hội phải bắt đầu từ gia đình. Và vấn đề tuyên truyền giáo dục về gia đình là rất quan trọng. Tôi cho rằng hiện nay vấn đề quản lý sách báo, phim ảnh ở ta là ch−a tốt. Vì thế nó có những chuyện tình yêu, tình dục hiện đại là không lành mạnh, những t− t−ởng thực dụng là gián tiếp ảnh h−ởng đến đạo đức xã hội.” (Chủ tịch UBND xã . TTDS - I) Hoặc là: “Tôi cũng phải phê bình một số ông đạo diễn là, ví dụ nh− thế này chẳng hạn là đạo diễn bộ phim hay vở kịch nào đó nói về một đôi vợ chồng c−ới nhau thì chỉ ôm hoa, đốt pháo, dắt tay nhau vào phòng rồi buông màn thế là đủ, là rõ lắm rồi, thế mà các ông đạo diễn còn cho phô bày, cứ là... là nh− nhộng. Thật chẳng biết làm sao nữa, là tệ quá! Trong khi chỉ cần kéo cái màn đã là đủ rồi thế mà cứ phơi bày đủ thứ. Tôi thì thấy rất là tác hại, vì xem phim rồi học theo phim. Nên tại sao ng−ời ta đẻ nhiều, rồi thì tảo hôn , rồi thì là “tạm ứng” tr−ớc cho nhau cũng đã xảy ra. Chẳng qua là do phim ảnh kích động về tình dục. Và cũng cả kích động về bạo lực, trẻ con bây giờ cứ là thích đấm đá. Đây là điều rất nguy hiểm”. (Tr−ờng hợp số 9, nữ ,33 tuổi, 2 con. TTDS - I) ở đây chúng tôi không bàn đến cái đúng, sai của trào l−u văn hóa kiểu mới ph−ơng Tây và trong hoàn cảnh hiện nay sự va chạm, xung đột giữa các giá trị văn hóa khác nhau trong thời kỳ đầu xác lập kinh tế thị tr−ờng là điều cắt nghĩa đ−ợc. Tuy nhiên điều cần phải tính đến là trong điều kiện văn hóa Việt Nam, nhất là ở địa bàn làng xã sự du nhập tràn lan không có lựa chọn mọi thứ văn hóa hiện đại xem ra là ch−a thích hợp. * * * Rõ ràng là các cứ liệu khảo sát đã cho thấy công cuộc đổi mới mà Đảng ta chủ x−ớng đã thực sự làm biến đổi bộ mặt làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Với nền kinh tế thị tr−ờng theo định h−ớng Xã hội chủ nghĩa, nền nông nghiệp đ−ợc củng cố và phát triển, năng suất lao động đ−ợc tăng lên. Đặc biệt là với việc khẳng định gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất - kinh doanh đã thực sự thúc đẩy phát huy mọi Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin... 70 nguồn nội lực ở làng quê, đa dạng hóa việc làm và thu nhập, gia tăng các cơ hội thăng tiến và phát triển cho ng−ời nông dân. Qua m−ời lăm năm đổi mới bộ mặt nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đã thực sự đổi thay, giàu có hơn, khang trang hơn và nhiều sinh khí mới. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ cho đến nay cũng đã đặt ra nhiều vấn đề kinh tế- xã hội nh− những thách thức của quá trình phát triển. Những vấn đề nh−: gia tăng dân số, d− thừa lao động, khan hiếm đất đai canh tác, vấn đề nghèo đói và môi tr−ờng...đang thực sự là những vấn đề nan giải đối với nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trên con đ−ờng tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Việc tìm hiểu b−ớc đầu về sự tiếp cận thông tin qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng đã cho những chỉ báo quan trọng về mức độ tiêu dùng văn hóa của ng−ời nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. Cùng với sự gia tăng về đời sống kinh tế thì sự phát triển nhu cầu tiêu dùng văn hóa của ng−ời nông dân đã tăng nhanh trong thập kỷ 90. Điều đó cũng khẳng định vai trò của truyền thông nói chung và truyền thông đại chúng nói riêng trong đời sống kinh tế - xã hội ở n−ớc ta hiện nay. Mặt khác nó cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho hoạt động của các ph−ơng tiện thông tin đại chúng đối với sự nghiệp phát triển nông thôn chuẩn bị b−ớc vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tài liệu tham khảo và trích dẫn: 1. Ban Nông nghiệp Trung −ơng: Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay. NXB T− t−ởng - văn hóa. Hà Nội-1991. 2. Gourou. P: Ng−ời nông dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (1936). T− liệu Th− viện viện Xã hội học. TL1693. 3. Tô Duy Hợp (Chủ biên): Ninh Hiệp- truyền thống và phát triển. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1997. 4. Mai Văn Hai: Phụ nữ nông thôn với việc h−ởng thụ văn hóa qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng. Tạp chí Xã hội học số 1-1992. 5. Ngân hàng Thế giới: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới: Tri thức cho phát triển. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1998. 6. Phan Ngọc: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới. NXB Văn hóa thông tin. Hà Nội-1994. 7. Mai Quỳnh Nam: Mấy vấn đề về d− luận xã hội trong công cuộc đổi mới. Tạp chí Xã hội học, số 2-2000. 8. Trần Hữu Quang: Truyền thông đại chúng và công chúng, tr−ờng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ xã hội học. Viện Xã hội học. Hà Nội- 2000. 9. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 1994-1997. NXB Thống kê. Hà Nội, các năm từ 1995- 1998. 10. Nguyễn Tùng: Biến đổi về tổ chức không gian và dân số ở Tả Thanh Oai. T− liệu văn phòng EFEO. Hà Nội-1997. 11. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung −ơng, Viện Priedrich Ebert: Những khác biệt trong phát triển kinh tế giữa thành thị - nông thôn và ảnh h−ởng xã hội của nó trong quá trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam. Dự thảo I. Hà Nội-12/1996. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_muc_do_tiep_can_thong_tin_tren_cac_phuong_tien_thon.pdf