Tìm hiểu độ tương phản động ở HDTV

Tuy nhiên, rất khó để kiểm chứng tỷ lệ này bởi hiện tại chưa có tiêu chuẩn nào được đưa ra để đo độ tương phản trên các màn hình. Và thực tế khi các TV công bố tỷ lệ tương phản cực cao, điều đó có nghĩa là việc đo lường kiểm chứng không thể thực hiện. Các nhà sản xuất TV đưa ra độ tương phản cho màn hình bằng cách đo độ sáng tối đa có thể trên mỗi điểm ảnh và độ tối sẽ căn cứ vào lúc chúng không được truyền nhận tín hiệu. Rất khó để biết màn hình này có độ tương phản bao nhiêu và cách duy nhất để có được con số tương phản thực tế là phải đánh giá, so sánh bằng kinh nghiêm nhưng việc này không phải lúc nào cũng cho kết quả chínhxác.

pdf4 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu độ tương phản động ở HDTV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Độ tương phản là một trong những thông số quan trọng ảnh hướng đến chất lượng trình chiếu của mỗi chiếc TV và chúng sẽ tạo ra hình ảnh khác biệt giữa hai chiếc TV đặt cạnh nhau nếu có sự sai khác về tỷ lệ này. Chưa có tiêu chuẩn để đo độ tương phản trên các màn hình TV. Ảnh: cnet Tỷ lệ tương phản trên các màn hình TV là một trong những thông số được nhà sản xuất cũng như người bán hàng đề cập nhiều nhất khi giới thiệu hoặc chào bán một sản phẩm tới người tiêu dùng. Tuy nhiên rất khó để đánh giá thế nào là độ tương phản đạt chuẩn và có tương đồng với con số mà nhà sản xuất cung cấp hay không. Điều này còn khó khăn hơn nhiều khi đem so sánh với công việc thẩm âm cho một hệ thống loa nào đó. Độ tương phản Tắt đèn nền để cho dải màu đen hơn. Ảnh:cnet Độ tương phản được hiểu đơn giản là thể hiện sự khác biệt giữa mức độ sáng và tối của các điểm ảnh. Nói cách khác là biểu hiện sự tương phản giữa hai màu đen và trắng của màn hình TV. Ví dụ như điểm ảnh xuất ra có độ sáng đo ở mức 45 ft-L (foot Lambert – đơn vị đo độ sáng) và độ đen ở mức 0.01 fl-L, tức là màn hình sẽ cho độ tương phản 4.500:1. Tuy nhiên, rất khó để kiểm chứng tỷ lệ này bởi hiện tại chưa có tiêu chuẩn nào được đưa ra để đo độ tương phản trên các màn hình. Và thực tế khi các TV công bố tỷ lệ tương phản cực cao, điều đó có nghĩa là việc đo lường kiểm chứng không thể thực hiện. Các nhà sản xuất TV đưa ra độ tương phản cho màn hình bằng cách đo độ sáng tối đa có thể trên mỗi điểm ảnh và độ tối sẽ căn cứ vào lúc chúng không được truyền nhận tín hiệu. Rất khó để biết màn hình này có độ tương phản bao nhiêu và cách duy nhất để có được con số tương phản thực tế là phải đánh giá, so sánh bằng kinh nghiêm nhưng việc này không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác. Phân loại độ tương phản Tương phản tĩnh cho chất lượng ảnh đẹp hơn. Ảnh: cnet Có hai loại độ tương phản trên các màn hình cần quan tâm đó là độ tương phản tự nhiên (native) hay còn gọi là tương phản tĩnh và độ tương phản động (dynamic). Tương phản tự nhiên là khả năng tự điều chỉnh sáng tối do chính công nghệ tạo ra màn hình đó thực hiện chẳng hạn như sự điều chỉnh sáng tối của các hạt tinh thể lỏng của màn hình LCD hoặc hoạt động của các chíp trong công nghệ màn hình đèn chiếu hậu DLP. Còn tương phản động là thuật ngữ mô tả công nghệ làm tăng thêm các tỷ lệ tương phản gốc (tĩnh) của TV, hoạt động bằng cách điều chỉnh tổng lượng sáng cho phù hợp các nội dung đang được trình chiếu trên màn hình. Điều chỉnh độ sáng đèn nền trên các màn hình LCD. Ảnh: cnet Điều này cũng đúng như khi tinh chỉnh độ sáng nền của các màn hình LCD. Khi điều chỉnh đèn nền, các mạch liên quan sẽ được sử dụng kết hợp để theo dõi các tín hiệu video giúp nó có thể điều chỉnh lượng ánh sáng tổng thể theo thời gian thực tùy thuộc vào những gì đang trình diễn trên màn hình. Điều khiển độ sáng đèn nền cũng là cách làm tăng độ tương phản, tuy nhiên đèn nền càng sáng thì mức độ đen sâu càng giảm và ngược lại. Độ tương phản động có như mong đợi? Tăng độ sáng đèn nền cho phù hợp với hình ảnh. Ảnh: cnet Độ tương phản động có thực sự đem lại chất lượng hình ảnh như nhà sản xuất công bố? Một TV có độ tương phản động cao chắc chắn sẽ cho chất lượng ảnh đẹp hơn những TV không có công nghệ này hỗ trợ nhưng rõ ràng tỷ lệ tương phản không thể đạt đúng như con số mà nhà sản xuất đưa ra. Một thực tế nữa là nếu người sử dụng chỉnh độ tương phản động cao thì màn hình hiển thị sẽ làm tăng tổng lượng sáng khiến cho các điểm ảnh có màu trắng thuyết phục nhưng lại khiến dải màu đen bị giảm đi. Hoặc ngược lại, khi cần bổ sung tối cho vùng ảnh nào đó, lượng sáng sẽ bị giảm đều khiến các điểm sáng sẽ không đạt màu trắng ưng ý. Có thể thấy ở các màn hình LED, chúng có thể tắt bớt một số đèn để tạo màu đen thật hơn cho hình ảnh nhưng không thể tắt hết khi phim vẫn đang chiếu trên màn ảnh. Để bổ sung khiếm khuyết cho độ tương phản động trên các màn hình LCD, nhiều hãng đã trang bị thêm khả năng làm tối mờ cục bộ Local Dimming. Khi đó, các đèn LED sẽ tắt để làm tối mờ tùy thuộc vào những gì đang chiếu trên màn ảnh và chúng không thực hiện ở từng điểm ảnh mà theo từng vùng đủ nhỏ để tác động tổng thế tới cả hình ảnh. Tuy nhiên Local Dimming cũng có nhược điểm chính là tạo “hào quang” ở những vùng được chiếu sáng khiến các vùng bị tắt đèn chưa đạt được dải màu đen sâu như mong muốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu độ tương phản động ở HDTV.pdf
Tài liệu liên quan