Tìm hiểu các bộ vi xử lý desktop của Intel
Intel hiện cung cấp khá đa dạng các bộ vi xử lý với một phần tên "Core", tuy nhiên đó không phải là tất cả. Bạn có gặp phải trở ngại bởi sự khác nhau giữa Core i7 và i5? Vân phân tại sao "2" trong Core 2 không ám chỉ số lượng lõi bộ vi xử lý? Những gì dưới “mũ chùm đầu” của các chíp Pentium và Celeron đời mới? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với một chuyên gia về phần cứng khá lão luyện để từ đó giúp bạn có được những thông tin qua tên và số trong phần đầu tiên của loạt bài gồm ba phần về các họ bộ vi xử lý hiện hành. Trong phần một này, chúng tôi sẽ giải mã nhưng bộ vi xử lý desktop hiện hành của Intel.
15 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu các bộ vi xử lý desktop của Intel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Intel hiện cung cấp khá đa dạng các bộ vi xử lý với một phần tên "Core", tuy nhiên đó
không phải là tất cả. Bạn có gặp phải trở ngại bởi sự khác nhau giữa Core i7 và i5? Vân
phân tại sao "2" trong Core 2 không ám chỉ số lượng lõi bộ vi xử lý? Những gì dưới “mũ
chùm đầu” của các chíp Pentium và Celeron đời mới? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện
với một chuyên gia về phần cứng khá lão luyện để từ đó giúp bạn có được những thông
tin qua tên và số trong phần đầu tiên của loạt bài gồm ba phần về các họ bộ vi xử lý hiện
hành. Trong phần một này, chúng tôi sẽ giải mã nhưng bộ vi xử lý desktop hiện hành của
Intel.
Cả Intel và AMD đều có rất nhiều thay đổi đối với các bộ vi xử lý của họ từ cuộc chiến
về hiệu suất giữa Pentium 4 với Athlon XP cách đây một vài năm.
Với rất nhiều model trong các bộ vi xử lý của Intel, điều đã gây ra khó khăn hơn bao giờ
hết trong việc chỉ ra chính xác một máy tính cụ thể có bên dưới chiếc “mũ chùm đầu” của
nó những gì mà không cần tra cứu các chi tiết kỹ thuật bộ vi xử lý.
Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá được các nét tiêu biểu trong các họ bộ vi xử lý
desktop hiện hành của Intel.
Xu hướng thiết kế bộ vi xử lý desktop hiện hành
Năm 2010, những xu hướng thiết kế bộ vi xử lý desktop được chia thành các hạng mục
sau:
Đa lõi – Hầu như tất cả các bộ vi xử lý hiện giờ đều có hai hoặc nhiều lõi vi xử lý
trong cả desktop và các phiên bản di động. Các bộ vi xử lý đa lõi cho phép hoạt
động đa nhiệm tốt hơn (đặc biệt khi có 3GB hoặc nhiều hơn) và thực sự cho hiệu
suất cao với các ứng dụng đa luồng (multithread).
Hiệu suất –Với kỷ nguyên Pentium trước đây, chúng ta thấy có nhiều bộ vi xử lý
hiệu suất cao chạy có tốc độ clock trên 3.5GHz, tuy nhiên các bộ vi xử lý nhanh
nhất ngày nay chạy với tốc độ clock khiêm tốn hơn, nhưng lại đạt hiệu suất cao
hơn trong mỗi chu kỳ clock.
Thiết kế 64-bit cho thị trường – Hầu như tất cả các bộ vi xử lý hiện nay đều hỗ trợ
64-bit, cho phép chúng có thể chạy các phiên bản Windows 64-bit và các hệ điều
hành khác. Hỗ trợ 64-bit cho phép sử dụng dung lượng RAM lớn hơn 3GB, hoạt
động đa nhiệm tốt hơn và hiệu suất cao hơn với các file lớn khi có một số lượng
RAM lớn được cung cấp.
Hỗ trợ ảo hóa phần cứng. Ảo hóa là một cách thức thuận tiện cho việc chạy các
ứng dụng hay hệ điều hành cũng như phần mềm kế thừa và đã tạo ra cuộc chạy
đua trong việt phát triển các bộ vi xử lý hỗ trợ ảo hóa phần cứng. Mặc dù vậy
Intel và AMD có các phương pháp khác nhau: AMD tích hợp sự hỗ trợ ảo hóa
phần cứng vào hầu hết tất cả các bộ vi xử lý hiện hành và gần đây, trong khi đó sự
hỗ trợ của Intel cho vấn đề ảo hóa phần cứng trong các bộ vi xử lý của nó không
đồng đều và hạn chế ở một số họ có giá thành cao.
Trong phần 1 của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu các bộ vi xử lý desktop hiện hành
của Intel đang có trong các hạng mục này.
Trong phần 2, chúng tôi sẽ giới thiệu về các bộ vi xử lý di động hiện hành của Intel và
phần ba sẽ là giới thiệu về các bộ vi xử lý hiện hành của AMD.
Tổng quan về bộ vi xử lý desktop của Intel
Các họ vi xử lý của Intel hiện hành gồm có Core i7, Core i5, Core i3, Core 2, Pentium và
Celeron.
Lưu ý: Không giống như kỷ nguyên Pentium trước đây, các họ bộ vi xử lý Intel hiện
hành là sự trộn lẫn khó hiểu giữa các tính năng và các model có vẻ ngoài giống nhau.
Chính vì vậy, để xác định chính xác sự kết hợp các tính năng gì có sẵn trong một bộ vi xử
lý nào đó, bạn cần truy cập vào ARK website của Intel để tra cứu các chi tiết kỹ thuật cho
model bộ vi xử lý đó. Chúng tôi sẽ cung cấp các liên kết xuyên suốt bài viết này để tạo sự
theo dõi dễ dàng cho bạn.
Nếu không biết bộ vi xử lý Intel gì bên trong hệ thống của mình, bạn có thể sử dụng tiện
ích nhận dạng bộ vi xử lý của Intel (bootable version; Windows version).
Nếu không chắc chắn liệu bạn có bộ vi xử lý Intel hay AMD trong hệ thống, hãy sử dụng
CPU-Z.
Họ Core i7
Core i7 hiện là đỉnh cao nhất trong dòng bộ vi xử lý hiện hành của Intel, nó gồm có các
cache nhớ lớn nhất, tốc độ clock nhanh nhất và cho mức hiệu suất thực cao nhất, cùng với
đó là các công nghệ bộ vi xử lý tiên tiến nhất, gồm có ảo hóa phần cứng, hỗ trợ 64-bit, tự
động overclock theo yêu cầu và,…
Core i7 và Series Core i7 Extreme Edition 900
Các bộ vi xử lý này nhanh nhất trong nhóm và gồm có các tính năng dưới đây:
4 lõi xử lý – Cung cấp sự hỗ trợ nổi bật cho hoạt động đa nhiệm.
Công nghệ HT (hyperthreading) của Intel – Khi được kích hoạt, hyperthreading
cho phép bộ vi xử lý có thể quản lý gấp hai lần process thread so với các lõi xử lý
vật lý. Hay nói cách khác, bộ vi xử lý 4 lõi này có thể quản lý tới 8 thread, bộ vi
xử lý 2 lõi có thể quản lý tới 4 thread.
Cache nhớ thông minh 8MB – Bất cứ vị trí nào trong bộ nhớ cache hợp nhất cũng
đều được sử dụng bởi các lõi xử lý.
Bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp hỗ trợ ba kênh cho bộ nhớ DDR3 – Bằng cách tích
hợp bộ điều khiển nhớ trong lõi vi xử lý, hiệu suất hệ thống được cải thiện rõ rệt.
Intel HD Boost hỗ trợ thông lượng media số nhanh hơn.
Intel Quick Path Interconnect giữa bộ vi xử lý và chipset - Quick Path
Interconnect cho phép thông lượng qua nhanh hơn giữa bộ vi xử lý, bộ nhớ và
chipset so với kiến trúc bus trước đây. QPI có thể chạy ở tốc độ 4.8 GT/s trong
series Core i7 900; 6.4GT/s trong series Extreme Edition 900.
Intel Turbo Boost—Turbo Boost tăng tốc độ của bộ vi xử lý với các số gia
133MHz trên cơ sở đến tốc độ clock lớn nhất cần thiết, về bản chất là cung cấp
khả năng tự động overclock được phê chuẩn bởi nhà sản xuất.
Intel VT-x (hỗ trợ ảo hóa phần cứng) – Hỗ trợ ảo hóa phần cứng được yêu cầu bởi
hầu hết các chương trình ảo hóa Windows Virtual PC mới của Microsoft cho
Windows 7, cho phép hiệu suất máy ảo nhanh với các chương trình ảo hóa hỗ trợ
ảo hóa phần cứng.
Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
Dựa trên kiến trúc "Bloomfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core i7
Desktop Processor Extreme Edition, Core i7 Desktop Processor.
Series Core i7 800
Các bộ vi xử lý này cung cấp mức hiệu suất thấp hơn so với dòng 900 series bởi sử dụng
bộ điều khiển nhớ dual-channel và DMI kết nối chéo giữa bộ vi xử lý và chipset cũ (tốc
độ chậm hơn). Đây là các tính năng chính của series này:
4 lõi xử lý
Công nghệ HT (hyperthreading)
Cache nhớ thông minh 8MB
Bộ điều khiển nhớ tích hợp, hỗ trợ hai kênh cho bộ nhớ DDR3
Hỗ trợ Intel HD Boost
Direct Media Interface (DMI) của Intel hỗ trợ kết nối chéo giữa bộ vi xử lý và
chipset - 2.5GT/s
Intel Turbo Boost hỗ trợ overclocking
Ảo hóa phần cứng Intel VT-x
Kiến trúc Intel 64
Kiến trúc "Lynnfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core i7
Desktop Processor.
Họ Core i5
Họ bộ vi xử lý Core i5 về cơ bản là một phiên bản cấp thấp hơn của Core i7 800 series.
Nó thiếu công nghệ HT, tuy nhiên lại có một số đặc tính khác:
4 lõi xử lý
Cache nhớ thông minh 8MB
Bộ điều khiển nhớ tích hợp, hỗ trợ hai kênh cho bộ nhớ DDR3
Hỗ trợ Intel HD Boost
Direct Media Interface (DMI) của Intel hỗ trợ kết nối chéo giữa bộ vi xử lý và
chipset - 2.5GT/s
Intel Turbo Boost hỗ trợ overclocking
Ảo hóa phần cứng Intel VT-x
Kiến trúc Intel 64
Kiến trúc "Lynnfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core i5
Desktop Processor.
Họ Core 2
Họ Intel Core 2 là thiết kế desktop đa lõi đầu tiên của Intel khi từ bỏ kiến trúc Pentium 4.
Tất cả các bộ vi xử lý Core 2 đều có cache nhớ hợp nhất và cung cấp thông lượng tốt hơn
so với các bộ vi xử lý Pentium 4 và Pentium D với tốc độ clock cao hơn cũng như hoạt
động “cool” hơn.
Dù có tên như vậy nhưng họ Core 2 vẫn chỉ gồm có các bộ vi xử lý single-core, dual-core
và quad-core.
Core 2 Extreme
Các bộ vi xử lý Core 2 Extreme được cung cấp trong ba series: quad-core QX9000,
QX6000 series, và dual-core X6000 series. Các phần dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về
các tính năng chính của mỗi một series.
Series Core 2 Extreme Processor QX9000
Core 2 Extreme Processor QX9000 series là series nhanh nhất của Intel cho tới khi xuất
hiện họ Core i7. Nó gồm có các tính năng chính dưới đây:
4 lõi xử lý
Cache 12MB L2
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
Front side bus 1333MHz
Kiến trúc "Yorkfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2
Extreme Processor QX9000 series cho desktop.
Series Core 2 Extreme Processor QX6000
Core 2 Extreme Processor QX6000 series đặc trưng với kích thước cache nhỏ hơn và dải
tốc độ clock thấp hơn so với QX9000 series. Các tính năng chính của nó bao gồm:
4 lõi xử lý
Cache 8MB L2
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
Front side bus 1333MHz
Kiến trúc "Kentsfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2
Extreme Processor QX6000 series cho desktop.
Series Core 2 Extreme Processor X6000
"Series" này là loạt bộ xử lý Extreme đầu tiên trong họ Core 2, cũng có nhiều điểm chung
với Core 2 Duo E6000 series như các bộ vi xử lý đã giới thiệu trên. Các tính năng chính
của nó gồm có:
2 lõi xử lý
Cache 4MB L2
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ hệ điều hành và các ứng dụng 64-bit
Kiến trúc "Conroe"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2
Extreme Processor X6000 series.
Core 2 Quad
Tất cả các bộ vi xử lý Core 2 Quad đều có 4 lõi xử lý, tuy nhiên các tính năng của chúng
lại khá khác nhau. Các bộ xử lý Core 2 Quad có ba series: Q9000, Q8000, và Q6000. Các
tính năng chủ yếu của chúng được miêu tả trong phần dưới đây.
Series Core 2 Quad Processor Q9000
Core 2 Quad Processor Q9000 series dựa trên Core 2 Quad Extreme Processor QX9000
series, tuy nhiên có cache nhỏ hơn (trong hầu hết các model) và tốc độ clock cũng chậm
hơn. Nó có các tính năng chủ yếu sau:
4 lõi xử lý
Cache 6MB hoặc 12MB L2 (phụ thuộc theo model)
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
Front side bus 1333MHz
Kiến trúc "Yorkfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Quad
Processor Q9000 series cho desktop.
Series Core 2 Quad Processor Q8000
Core 2 Quad Processor Q8000 series tỏ ra chậm hơn, có kích thước cache nhỏ hơn so với
Q9000 series. Nó có các đặc tính sau:
4 lõi xử lý
Cache 4MB L2
Hỗ trợ Intel VT-x trong một số model
Hỗ trợ hệ điều hành và các ứng dụng 64-bit
Front side bus 1333MHz
Kiến trúc "Yorkfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Quad
Processor Q8000 series.
Series Core 2 Quad Processor Q6000
Core 2 Quad Processor Q6000 series là phiên bản chậm hơn so với Core 2 Extreme
QX6000 series. Các tính năng chính của nó bao gồm:
4 lõi xử lý
8MB L2 cache
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ hệ điều hành và các ứng dụng 64-bit
Front side bus 1066MHz
Kiến trúc "Kentsfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Quad
Processor Q6000 series.
Core 2 Duo
Các bộ vi xử lý Core 2 Duo là các thành viên đầu tiên của họ Core 2 và có đến hơn hai tá
model. Các bộ vi xử lý Core 2 Duo được cung cấp trong bốn series: E8000, E7000,
E6000, và E4000. Các tính năng chủ yếu của chúng được miêu tả trong phần dưới đây:
Series Core 2 Duo Processor E8000
Core 2 Duo E8000 series là dòng nhanh nhất trong số Core 2 Duo series. Nó có các đặc
tính sau:
2 lõi xử lý
6MB L2 cache
Hỗ trợ Intel VT-x trong một số model
Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
1333MHz Front Side Bus
Kiến trúc "Wolfdale"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo
Processor E8000 Series.
Series E7000
Core 2 Duo E7000 series là phiên bản có cache nhỏ hơn và tốc độ chậm hơn so với
E8000 series. Nó có các tính năng dưới đây:
2 lõi xử lý
3MB L2 cache
Hỗ trợ Intel VT-x trong một số model
Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
1066MHz Front Side Bus
Kiến trúc "Wolfdale”
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo
Processor E7000 Series.
Series E6000
Series này sử dụng thiết kế Core 2 Duo mới nhất, "Conroe", đặc trưng bởi hiệu suất thấp
hơn so với E7000 hay E8000 series. Các tính năng chủ yếu của nó bao gồm:
Hai lõi xử lý
2MB L2 cache
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
Front Side Bus 1066MHz
Kiến trúc "Conroe"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo
Processor E6000 series.
Series E4000
Series này cũng sử dụng thiết kế Core 2 Duo mới nhất, "Conroe", có ít tính năng hơn
E6000. Các tính năng chủ yếu của nó bao gồm:
Hai lõi xử lý
2MB L2 cache
Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
Front Side Bus 800MHz
Kiến trúc "Conroe"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo
Processor E4000 series.
Series Core 2 Solo
Các bộ vi xử lý Core 2 Solo đặc trưng bằng một lõi đơn và chạy với tốc độ clock dưới
1.5GHz. Có hai series cho dòng này: U2000 và SU3000.
Series Core 2 Solo U2000
Một lõi xử lý
1MB L2 Cache
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
533MHz Front Side Bus
Các yêu cầu Ultra low power (5.5 w Max TDP)
Kiến trúc "Merom"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Solo
Processor U2000 series.
Series Core 2 Solo SU3000
Một lõi xử lý
3MB L2 Cache
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
800MHz Front Side Bus
Các yêu cầu Ultra low power (5.5 w Max TDP)
Kiến trúc " Penryn"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Solo
Processor SU3000 series.
Lưu ý: Để tìm hiểu thêm về các họ bộ vi xử lý Core Solo và Core Duo không còn dùng
nữa, bạn có thể tham khảo thêm tại website.
Họ Pentium E2000, E5000, E6000
Mặc dù bộ vi xử lý Intel đầu tiên mang tên Pentium được giới thiệu vào năm 1993, nhưng
cái tên Pentium liên tục là một lựa chọn được ưa chuộng cho các bộ vi xử lý Intel. Trớ
trêu thay, trong khi Pentium được sử dụng đầu tiên với danh nghĩa tên cho một bộ vi xử
lý thế hệ thị trường thứ năm của Intel nhưng các sản phẩm Pentium E-series lại là các
phiên bản cấp thấp hơn trong kiến trúc mới hơn và chỉ được sử dụng trong các desktop.
Các bộ vi xử lý Pentium hiện có sẵn trong ba series: E2000, E5000 và E6000.
Series E6000
Nhóm các bộ vi xử lý Pentium này là phiên bản cấp thấp hơn của Core 2 Duo E7000
series:
Hai lõi xử lý
2MB L2 Cache
Hỗ trợ Intel VT-x
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
1066MHz Front Side Bus
Kiến trúc " Wolfdale "
Series E5000
Nhóm các bộ vi xử lý Pentium này là phiên bản cấp thấp hơn của Core 2 Duo E5000
series
Hai lõi xử lý
2MB L2 Cache
Hỗ trợ model hỗ trợ ảo hóa phần cứng Intel VT
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
800MHz Front Side Bus
Kiến trúc " Wolfdale "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Pentium
E5000 Series Processor.
Series E2000
Số model Pentium trong E2000 series phân biệt các bộ vi xử lý cấp thấp hơn của Core 2
Duo E2000 series:
Hai lõi xử lý
1MB L2 Cache
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
800MHz Front Side Bus
Kiến trúc " Conroe "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Pentium
E2000 Series Processor.
Lưu ý: Để có thêm các thông tin về các bộ vi xử lý nhãn Pentium cũ hơn của Intel, bạn có
thể tham khảo website này.
Celeron E-Series
Intel đã sử dụng tên "Celeron" cho các bộ vi xử lý máy tính cá nhân di động và desktop
cấp thấp hơn một thập kỷ gần đây. Các bộ vi xử lý Celeron E-series hiện hành đặc trưng
bởi tốc độ clock thấp, cache nhớ nhỏ và tốc độ front-side bus thấp hơn so với các bộ vi
xử lý Pentium E-series, hầu hết trong số chúng đều dựa trên thiết kế Core 2 Duo.
Celeron E3000 Series
Các bộ vi xử lý này có các tính năng sau:
Hai lõi xử lý
1MB L2 Cache
Công nghệ ảo hóa Intel VT
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
800MHz Front Side Bus
Kiến trúc " Wolfdale "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Celeron
E3000 Series Processor.
Celeron E1000 Series
Các bộ vi xử lý này có các tính năng sau:
Hai lõi xử lý
512KB Cache
Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
800MHz Front Side Bus
Kiến trúc " Conroe"
Lưu ý: Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại website của Intel.
Văn Linh (Theo Informit)
Hình theo bài (10)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu các bộ vi xử lý desktop của Intel.pdf