Mỗi một công đọan chế biến đều phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt cả về nhiệt độ lẫn thời gian. Thời gian để từ búp tươi trở thành sản phẩm hoàn thiện mất 36 tiếng và khoảng 4.5 kg trà tươi cho ra 1 kg thành phẩm. Để có được trà ngon, phải bảo đảm tuân thủ yêu cầu kỹ thuật từ khâu nguyên liệu cho đến các công đoạn từ trà tươi sang trà khô.
Sản phẩm chè Oolong của công ty đa dạng về mẫu mã.kích thước.Hộp giấy Ovan trọng lượng 100 gr,túi nilon PE trọng lượng 250gr,lon giấy 100 gr,lon sắt 150gr .mẫu mã,hình dáng bao bì đẹp,bắt mắt.
23 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4022 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận - Xuất khẩu trà ô long sang Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HƯƠNG VIỆT VÀ SẢN PHẨM.
Công ty:
1.Thành lập năm 2003 tại thị xã Bảo Lộc-tỉnh Lâm Đồng
2.Lĩnh vực kinh doạnh: Trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh chè, các sản phẩm từ chè.
3.Quy mô:
Tổng giá trị tài sản: khoảng 200 tỷ.
Mức tăng trưởng hàng năm: khoảng 30%.
Công nghệ sản xuất chè CTC – là công nghê hiện đại nhất ngày nay.Dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ các nước Đài Loan,Ấn Độ,Italia….Đặc biệt là công nghệ sản xuất chè túi lọc – sản xuất hoàn toàn tự động theo dây chuyền máy IMA nhập từ Italia. Dây chuyền công nghệ chuyên sản xuất chè Oolong vốn đầu tư gần 4 tỉ đồng, công suất 1,5-2 tấn chè búp tươi/ngày.
Công ty hiện có:
Nhà máy chế biến chè đen, chè xanh, chè ướp hoa, ướp hương thảo mộc... bằng chuyền thiết bị đồng bộ tiên tiến, hiện đại của Ấn Độ, Đài loan.
Nhà máy chế biến chè xanh theo công nghệ & thiết bị tiên tiến nhất của Đài Loan chuyên sản xuất chè Oolong, từ giống chè Oolong từ vườn chè của công ty.
Phòng Kiểm nghiệm chất lượng chè đựợc trang bị công nghệ hiện đại chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng chè của công ty.
Hệ thống kho hiện đại bảo quản chè khô đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm và rất thuận tiện cho việc giao nhận chè bằng container các loại.
Hơn 40 ha vùng trồng chè tại Bảo Lộc,Bảo Lâm do Công ty đầu tư tập trung, với giống chè Oolong chất lượng đặc biệt cao như: Oolong Thanh Tâm, Ngọc Thúy, Kim Tuyên, Tứ Quý trong đó Tứ Quý được coi là giống chè hạng nhất được chăm sóc theo quy trình riêng biệt.
Đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật hùng hậu và có tay nghề cao luôn kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm từng công đoạn trong quá trình sản xuất ở từng nhà máy và công xưởng.
4.Hoạt động:
Nguyên tắc hoạt động: nguyên tắc vàng trong kinh doanh - “chất lượng là hàng đầu” - cam kết gởi đến quý khách sản phẩm trà có chất lượng hàng đầu..
Doanh thu hàng năm đạt từ 150- 200 tỷ/ năm.
Năm
Chè khô tự sản xuất (tấn)
Chè khô từ nguyên liệu mua ngoài (tấn)
Tổng sản phẩm (tấn)
2003
948.30
2282.80
3231.10
2004
1082.30
2395.50
3477.80
2005
2007.50
1252.9
3260.40
2006
2976.70
1868.10
4844.8
2007
2983.90
1117.60
4101.50
2008
3520.77
799.07
4319.84
Thành tựu:Nhận giải thưởng như Sao Vàng đất Việt(2005),được cấp chứng chỉ ISO 9001- 2000 cho công tác quản lý chất lượng. Sản phẩm của công ty được Bộ y tế tặng cúp vàng thương hiệu “An toàn vì sức khỏe cộng đồng”(2006).Trong hội thi chất lượng sản phẩm chè lần thứ ba tháng 1/2009, sản phẩm của Xí nghiệp đã được trao 1 HCV cho chè Oolong.1 HCB cho sản phẩm chè túi lọc hương sen.
Ngoài ra, công ty còn tham gia vào các hoạt động xã hội:tài trợ chương trình truyền hình Vượt lên chính mình,ủng hộ đồng bào bão lụt các tỉnh miền Trung, tặng học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó của tỉnh Lâm Đồng, cho người lao động mượn tiền mua nhà, mua đất, gửi tiết kiệm….
Thị trường nội địa: sản phẩm của công ty đã có mặt tại hầu hết các tỉnh,thành phố trong cả nước và tại các hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam: Metro, Maximax, Big-C, Co-opmart, ….
Thị trường nước ngoài: sản phẩm được xuất khẩu sang một số nước Asean, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc.
Sản phẩm.
Hương Việt hiện nay là công ty điển hình với những sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng và các cơ quan tổ chức công nhận.Sản phẩm của công ty gồm các loại sản phẩm sau:
Chè đen theo công nghệ CTC: BOP, PF1,PD, CD, BP1...
Chè xanh các loại: Pouchung, OP, P, BP, BPS, Faning và OPA
Chè ướp hương hoa 100% hương liệu tự nhiên:hoa sen,hoa nhài,ngọc lan…
Chè dược thảo:cỏ ngọt…
Các mặt hàng chè xanh, chè ướp hương hoa bao gói từ 8gr / gói đến 500gr / gói hoặc hộp carton duplex.
Chè Oolong : Oolong thanh tâm, Oolong ngọc thúy, Oolong kim tuyên, Oolong tứ quý.
Không chỉ được chế biến bằng công nghệ hiện đại nhập từ Đài loan,Ấn độ,Itala,sản phẩm của công ty còn được sản xuất theo một hệ thống các quy trình chất lượng nghiêm ngặt từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu chế biến và đóng gói thành phẩm.Có thể nói chất lựợng chè được bắt nguồn từ chính nguồn nguyên liệu có chất lượng cao do công ty tuyển chọn mua và nhân giống.Nguyên liệu dùng để sản xuất chè của công ty là những búp chè tươi 1 tôm 2 lá hoàn toàn không sử dụng chất kích thích và trong quá trình chế biên chè cũng tuân thủ nguyên tắc này.Nguyên liệu chè tươi được tuyển chọn trên các vườn chè do nhà máy đầu tư kỹ thuật chăm sóc, thu hái, các phương pháp chăm sóc cây trà bằng công nghệ vi sinh đã thay thế thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, …. đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về mặt an toàn sinh học. Những chế phẩm sinh học này hoàn toàn vô hại với cơ thể của người sử dụng sản phẩm.Do đó sản phẩm chè của công ty là sản phẩm an toàn với người sử dụng.
Chè Oolong là loai chè nổi tiếng trên thế giới,và là sản phẩm thế mạnh dùng để tiên phong thâm nhập thị trường nước ngoài,mở đường cho các sản phẩm chè khác của công ty.Loại chè này được sản xuất từ giống chè quý của Đài Loan- một loại chè được chắm chút kỹ lưỡng từ giống cây, canh tác, chế biến, tạo nên một mùi thơm đặc trưng và vị thanh quyến rũ ,có năng suất và chất lượng cao nên sản phẩm chè Oolong của công ty là một sản phẩm cao cấp.Phù hợp với xu hướng ngày càng ưa chuộng hàng chất lượng cao, chất lượng của chè Oolong sẽ đảm bảo cho sự thâm nhập thành công và cạnh tranh với các loại chè khác trên thị trường ngoại quốc.
Quy trình sản xuất: chè nguyên liệu tươi→ làm héo và lên men kết hợp→ xao và vò kết hợp sấy khô→ bán thành phẩm àthành phẩm.
Nắng héo : nhiệt độ 25 - 30oC; thời gian : 30 - 450C
Trà búp tươi được rải mỏng trên vải bạt, có giàn che bên trên để hạn chế nắng gắt. Nhằm sử dụng ánh nắng mặt trời để tăng nhanh quá trình thoát hơi nước trong búp trà, làm mất tính bán thấm của màng tế bào, tăng hàm lượng các thành phần hoá học trong tế bào, đặc biệt là hàm lượng cathechin, tăng hoạt tính của enzym, thúc đẩy quá trìonh oxy hoá để lên men tự nhiên.
Mát héo: nhiệt độ 20 - 22oC; thời gian: 30 - 45'
Búp chè được đưa vào phòng, rải mỏng đều trên nong đồng thời đảo trộn để tiếp tục quá trình thoát hơi nước, làm dập các tế bào, xúc tiến quá trình lên men, thời gian 12 giờ.
Quay thơm (rũ hương): 15 - 30 phút.
Làm dập tế bào, dịch tế bào tràn phủ búp trà, tiếp xúc với oxy trong không khí để đẩy mạnh quá trình lên men.
Lên men : nhiệt độ: 18 - 20oC; thời gian : 180 - 200'
Trà sau khi quay thơm được rải, để im trên nong để thúc đẩy quá trình thủy phân oxi hoá khử diễn ra dưới tác dụng của các enzym để hoàn thiện quá trình lên men, tạo hương thơm tự nhiên, vị và màu nước đặc trưng của trà oolong. Quan trọng nhất của qua trình này là kỹ thuật viên phải bảo đảm mức độ lên men ở 50 - 60%.
Xào diệt men : nhiệt độ: 80 - 85oC; thời gian : 30 - 45'
Khi trà đã đạt độ lên men cần thiết, đưa trà vào ống sao để dùng độ nóng cao phá vỡ hoạt tính lên men, ức chế quá trình tiếp tục lên men của trà để bảo trì hương vị, không có mùi ngái, giữ cho hương vị của trà không thay đổi trong các bước chế biến tiếp theo.
Vò chuông: thời gian : 1' - 1.5'
Sử dụng lực của máy chuyên dùng làm cho khối trà chuyển động và tự ma sát vào nhau. Làm dập vỡ tế bào đồng thời phân bố lại chất dịch lên các bộ phận của búp trà.
Sấy dẻo : nhiệt độ: 80 - 85oC; thời gian : 35 - 45'
Làm giảm thủy phần của trà đến mức cần thiết, loại bỏ những enzym còn lại sau khi vò, chấm dứt lên men, tạo thuận lợi cho quá trình làm khô.
Tạo hình: thời gian : 480 - 600'
Tạo hình thể viên tròn đặc trưng của trà oolong
- Sao / sấy : dùng nhiệt làm nóng và mềm để quá trình siết banh, vò banh được dễ dàng.
- Máy siết banh : dùng vải đựng trà và dùng máy siết, siết chặt tạo hình như trái banh để giúp quá trình vò nén được thuận lợi.
- Vò nén (vò banh) : làm dập vỡ các tổ chức của tế bào, làm ngấm chất dịch lên bề mặt lá trà, sau đó ngưng kết và được làm khô để có thể dung giải khi pha chế sau này. Đồng thời để đạt hình thể dạng viên xoăn tròn vừa tăng vẻ mỹ quan vừa giảm thể tích trà thành phẩm tiện cho việc tồn trữ, bảo quản. Để đạt được yêu cầu, quá trình sao, sấy, siết banh, vò banh lập đi lập lại rất nhiều lần.
Sấy khô : nhiệt độ: 85 - 95oC; thời gian : 120 - 140'.
Dùng máy sấy nhiều lần để làm giảm thủy phần đến 3 - 5%, ổn định các chỉ tiêu về phẩm chất của trà, tăng hương thơm cho trà.
Phân loại : tách trà cánh bạc, cọng, cám ra khỏi trà chính phẩm.
Đóng gói: đóng trong bao nhôm, rút chân không.
Sản phẩm hoàn chỉnh được bảo quản trong kho lạnh.
Mỗi một công đọan chế biến đều phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt cả về nhiệt độ lẫn thời gian. Thời gian để từ búp tươi trở thành sản phẩm hoàn thiện mất 36 tiếng và khoảng 4.5 kg trà tươi cho ra 1 kg thành phẩm. Để có được trà ngon, phải bảo đảm tuân thủ yêu cầu kỹ thuật từ khâu nguyên liệu cho đến các công đoạn từ trà tươi sang trà khô.
Sản phẩm chè Oolong của công ty đa dạng về mẫu mã.kích thước.Hộp giấy Ovan trọng lượng 100 gr,túi nilon PE trọng lượng 250gr,lon giấy 100 gr,lon sắt 150gr…….mẫu mã,hình dáng bao bì đẹp,bắt mắt.
Để đảm bảo chất lượng chè,song song với quá trình tìm kiếm và lai tạo giống chè mới công ty còn xây dựng hệ thống kiểm duyệt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP ngoài ra công ty còn liên kết với công ty thiết kế -quảng cáo Hoàng lan trong việc liên tục đổi mới thiết kế mẫu mã,bao bì sản sản phẩm cũng như logo cho công ty phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Thị trường.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường chúng tôi nhận thấy thị trường Nga là một thị trường tiềm năng cho sản phẩm chè Oolong của công ty. Từ đó chúng tôi đã xúc tiến kế hoạch đưa sản phẩm của công ty thâm nhập thị trường lớn này với mục đích không chỉ mở rộng thị trường mà còn tạo dựng thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường Thế giới.
II/ SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG NGA
A - SƠ LƯỢC THÔNG TIN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGA
A1. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất trên thế giới, trải dài trên cả hai lục địa Âu và Á, tiếp giáp Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Với tổng diện tích 17.075.200 km2 gồm: 16.995.800 km2 là đất liền và 79.400 km2 là biển. Tổng chiều dài đường biên giới: 19.916 km ; Đường bờ biển: 37.653 km.
2. Khí hậu
Khí hậu lục địa ẩm ướt bao trùm vùng thảo nguyên nằm trên phần lãnh thổ Châu Âu của nước Nga, từ cận cực bắc của sa mạc Seberia ở phía Nam tới vùng lãnh nguyên ở cực Bắc. Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt — mùa đông và mùa hè. Vào mùa đông khí hậu mát mẻ ở vùng biển Đen và giá lạnh ở vùng sa mạc Seberia. Tháng lạnh nhất là tháng 1, tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Mùa hè, khí hậu thay đổi từ ấm áp ở vùng thảo nguyên tới mát mẻ ở vùng ven biển Bắc Băng Dương. Để đảm bảo chất lượng chè chúng tôi đã lựa chọn thâm nhập trước hết ở vùng có khí hậu ôn đới.
3. Địa hình
Đồng bằng bao la với những đồi thấp ở phía Tây của Urals; rừng thực vật lớn và lãnh nguyên ở Seberia; núi cao dọc vùng biên giới phía Bắc. Bắt đầu thâm nhập ở vùng đồng bằng sẽ thuận lợi về mặt giao thông và cơ sở hạ tầng.
4. Dân cư
Dân số: theo số liệu năm 2006, dân số Nga khoảng 142,2 triệu người , chiếm 3% dân số thế giới: 0-14 tuổi: 17,41%; 15- 64 tuổi: 69,78% và trên 65 tuổi: 12,81%.
Tỷ lệ tăng dân số: -0.484%
Tỷ lệ người nước ngoài nhập cư: 0.28 người/ 1000 dân
Tuổi thọ trung bình: nam: 59.12 tuổi; nữ: 73.03 tuổi
Dân số tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy Ural, và ở phía tây nam Siberia. 73% dân số sống tại các khu vực đô thị. Do đó chiến lược thâm nhập thị trường Nga nên được triển khai từ các thành phố.
Dân tộc: Nga gồm trên 160 dân tộc: dân tộc Nga: 79.8% , Tatar: 3.8% Ukraina: 2.0% , Bashkir: 1.2% , Chuvash: 1.1% , Chechen: 0.9% , Armenia: 0.8%, dân tộc khác: 10.4%
Tôn giáo:Chính thống Nga: 5-20%,Hồi giáo 10-15%,Thiên chúa giáo 2%...
Ngôn ngữ: tiếng Nga (ngôn ngữ chính thức của Nga), tiếng Belarush, tiếng Ucraina.
A2. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
- Cơ cấu chính quyền: kiểu chính quyền Liên Bang theo chế độ dân chủ đại diện. Thủ đô: Moscow, ngôn ngữ chính thức: Tiếng Nga, đơn vị tiền tệ: Đồng rúp (ruble) (RUR), nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống Dmitri Medvedev
- Cơ cấu hành chính: Liên bang Nga chia làm 89 khu vực lãnh thổ, hành chính gồm: 21 nước cộng hoà, 49 tỉnh, 06 vùng, 01 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị, 02 thành phố trực thuộc TW: Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. Ngoài ra, Nga được chia thành 7 đại khu hành chính do người được Tổng thống bổ nhiệm đứng đầu.
Hiến pháp Nga quy đinh rõ sự độc lập của 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp.Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng lãnh đạo chính phủ. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc hội Liên bang. Quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án.
- Các Đảng chính trị lớn: Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ Tự do Nga, và Nước Nga Tươi đẹp.
- Hệ thống pháp luật: luật Liên bang
Thủ đô Moscow:
Moscow là thủ đô của Liên bang Nga thuộc tỉnh Moscow nằm ở trung phần châu Âu của nước Nga, một trung tâm chính trị, công nghiệp, khoa học và văn hoá lớn của nước Nga, đồng thời là một trong những trung tâm quan trọng bậc nhất trên thế giới. Moscow là một thành phố đông dân (gần 10 triệu người). Khí hậu nơi đây ôn hoà. Nhiệt độ trung bình tháng Giêng là - 11°C và tháng Bảy là 19°C.
Cơ sở hạ tầng của Moscow rất hiện đại: gồm 4 con đường chính: đường Maxim Gorki, đường Lênin, đường Kalinin và hơn 4000 đường phố khác, 9 nhà ga xe nhỏ, 8 đường hầm tàu điện ngầm với 100 ga, 5 sân bay dân dụng, 3 cảng sông. Với sự thuận lợi về cơ sở hạ tầng nên Moscow sẽ là địa điểm được chọn để thâm nhập đầu tiên.
A3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ:
1. Cơ sở hạ tầng:
- Đường bộ: 948.000 km
- Đường sắt: 149.000 km
- Đường cao tốc: 952.000 km
- Đường sông: 95.900 km (tổng đường sử dụng với mục đích thông thương).
Nga là nước đứng đầu thế giới về phát triển hệ thống đường ống: đường ống dẫn dầu thô: 48.000 km, dẫn sản phẩm dầu khí: 15.000 km, dẫn khí gas tự nhiên: 140.000 km (số liệu năm 1998).
Nhiều Cảng và hải cảng: Arkhangel'sk, Astrakhan, Kaliningrad, Kazan Khabarovsk, Moscow, Murmansk, Nakhodka, Nevelsk, Novorossisk Petropavlovsk, Kamchatskiy, Saint Petersburg, Rostov, Sochi, Tuapse, Vladivostok, Volgograd, Vostochnyy, Vyborg.
Liên bang Nga có tới 530 sân bay, trong đó 62 sân bay cấp quốc tế.
Với đường bờ biển dài và số lượng cảng nhiều thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm của công ty tới Nga băng đường biển.
2. Sơ lược tình hình kinh tế:
Nga là một trong những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Liên Bang Nga là nước có nền công nghiệp khá phát triển và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP (năm 2001 dịch vụ chiếm 55,9%, công nghiệp chiếm 37,3%, nông nghiệp chỉ chiếm 6,8%).
Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga những năm gần đây:
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
GDP(%)
7.9
5.1
4.3
7.3
6.8
6.4
6.5
6
Nhận xét: kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng với tốc độ trên 6%/năm kể cả năm 2008 khi khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra, phá hủy nặng nề nền kinh tế toàn cầu. Tổng thu nhập quốc nội đứng thứ bảy 7 thế giới. Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức và thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới. Nhu cầu nhập khẩu của Nga hàng năm lên đến hàng trăm tỷ USD, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là nông phẩm và hàng tiêu dùng( 20-30%). Mà những mặt hàng này lại là thế mạnh của Việt Nam. Do đó đây là một thị trường nên được chú trọng ngay từ bay giờ.
Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và thứ 2 về xuất khẩu dầu mỏ, chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu, sản lượng khai thác kim cương đứng đầu thế giới đạt 33,019 triệu cara (trị giá 1,676 tỷ USD).
Nga có nền nông nghiệp ôn đới. Các nông phẩm chính là lúa mì, lúa mạch, ngô, củ cải đường, quỳ và các loại gia súc. Trong khi đó, chè là một loại cây nhiệt đới nên ở Nga chỉ trồng được duy nhất ở vùng Sochi và sản lượng thấp.
Thị trường Liên Bang Nga không còn như trước đây khi nền kinh tế Nga gặp khó khăn, tâm lý tiêu dùng không còn dè sẻn như trước. Thu nhập bình quân đầu người đang ngày một tăng cao: năm 2005 là 11.041 USD/người, năm 2008 là 15.922USD/người. Số dân có thu nhập trên 100.000 đô la Mỹ cũng tăng lên gần gấp đôi từ năm 2005 đến 2007. Khả năng chi tiêu của người Nga đã tăng lên rất nhiều. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Nga lên tới hàng trăm tỷ đô la.
Hiện nay, nền kinh tế Nga đang tăng trưởng nhanh, GDP tăng cao, dự trữ ngoại hối tăng và thặng dư thương mại. Theo đánh giá gần đây, mức lạm phát vừa phải, tiền tệ ổn định, cải cách thúê tiến triển tốt và bước đầu có kết quả lạc quan, khung luật pháp đang được hoàn thiện.
Đây chính là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng dành cho các nước có lợi thế về lao động như Việt Nam.
3. Quan hệ thương mại Việt - Nga
Thời gian qua, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sang Nga mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ 0,43% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Liên bang Nga và chưa tới 2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước song đang ngày càng tăng lên.
Cán cân thương mại Việt Nam – Nga (nguồn: Bộ Thương mại)
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu: là gạo, cao su, chè, hàng dệt may, giầy dép, rau quả, mì ăn liền. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: sắt thép, phân bón, xăng dầu, máy thiết bị, ô tô. Hai nước đã đề ra mục tiêu nâng kim ngạch hai chiều lên 1 tỷ USD trong những năm tới.
4. Triển vọng với thị trường LB Nga:
Thuận lợi:
Hai thị trường hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau: Việt Nam có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm đặc biệt là sản phẩm nhiệt đới; Nga có điểm mạnh về máy móc, thiết bị luyện kim, phân bón, dầu khí… đây là điểm thuận lợi trong phát triển thương mại hai nước.
Thị trường Nga là khá dễ tính so với các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…Chính vì vậy, hàng hoá của Việt Nam dễ xâm nhập hơn
Cộng đồng người Việt ở Nga rất đông và chủ yếu kinh doanh, buôn bán nên sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong kênh phân phối và tìm hiểu thị trường. Thêm vào đó, ngân hàng thương mại Việt-Nga cũng đã được thành lập đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước.
Khó khăn:
Thị trường hai nước xa cách về địa lý, phương tiện vận chuyển chủ yếu là container nên chi phí vận chuyển rất cao.
Khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp Nga còn hạn chế, chưa đủ khả năng thanh toán theo thông lệ quốc tế, do đó thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam thanh toán theo hình thức trả chậm 6 tháng đến 1 năm. Ngân hàng thương mại Việt-Nga ra đời đã tháo gỡ được nút thắt này.
Nga sử dụng nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan
Hệ thống pháp luật của Nga được thay đổi thường xuyên, thời gian chuẩn bị áp dụng khá ngắn. Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, cách nhận định, đánh giá chất lượng hàng hóa của hải quan, cơ quan chức năng của Nga còn tùy tiện, chủ yếu dựa vào cảm tính.
Khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại.
5. SƠ LƯỢC THỊ TRƯỜNG CHÈ Ở NGA
5.1/ Tổng quan thị trường Nga.
Chè là một loại đồ uống thông dụng nhất và được ưa chuộng nhất của người Nga với khoảng 98 % dân số Nga uống chè. Chè là loại đồ uống duy nhất được chính phủ Nga đưa và danh mục các mặt hang tiêu dùng thiết yếu là mặt hàng chiến lược ngang với muối, dầu ăn và dự trữ quốc gia đề phòng chiến tranh, thiên tai.
Do điều kiện tự nhiên không thích hợp cho việc trồng chè nên Nga chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Trên thực tế, Sochi là nơi trồng, thu hái và sơ chế chè duy nhất ở Nga, ở đây có 6 DN chuyên trồng chè sản lượng lại thấp trong khi nhu cầu lên đến hàng trăm ngàn tấn. Hàng năm, Nga phải nhập tới 99% nguyên liệu chè, chủ yếu từ các nước Srilanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesya, Kenia.
Hơn 75% thị trường chè Nga do 05 công ty sau đây kiểm soát: Orimi Trade, Company May, Unilever, Ahmad và Sapsan. Những thương hiệu chè người tiêu dùng Nga ưa chuộng như Lipton, Ahmad và Greenfield
Thị hiếu tiêu dùng chè của người nga rất đa dạng. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3000 loại nhãn hiệu chè khác nhau (chè xanh và chè chế biến). Trong đó người Nga tiêu dùng trên 1000 loại chè các nhãn hiệu khác nhau. Chè đen là loại chè tiêu dùng phổ biến nhất và truyền thống ở Nga chiếm tới 90 % tổng lượng chè tiêu dùng tuy nhiên đang có xu hướng giảm. Tỉ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè thảo dược có xu hướng tăng. Nhu cầu tiêu thụ các loại chè chất lượng cao đang tăng nhanh ở Nga trong những năm gần đây, chiếm khoảng 5% tổng lượng tiêu dùng.
Một số nhãn hiệu ưu chuộng nhất của các công ty “priness nari”, “princess gita”, “ princess kandy”, “ princess java”, với thị phần khoảng 30%. Thị trường Nga đang rất ưa chuộng các loại chè đóng gói giá tuy cao nhưng có hương vị phù hợp và tiện dụng nên người Nga ưa dùng.
Do khủng hoảng kinh tế nên xu hướng tiêu thụ chè thay thế cho cà phê và các loại nước giải khát khác đang tăng, biểu hiện ở biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2 Tiêu thụ chè/cà phê và tăng trưởng thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khoẻ 2003 - 2008
Nguồn: Euromonitor International/số liệu thống kê của Nga
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nga đạt 10.845 tấn, trị giá 12.855.386 USD, tăng 58% về lượng và 48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
Trong khi chè là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì đây là một thị trường lớn tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè .
5.2/Hàng rào thuế quan và phi thuế quan
5.2.1/ Hàng rào thuế quan:
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nga phải chịu hai loại thuế sau:
- Chính sách thuế nhập khẩu: phần lớn các nước xuất khẩu chè vào thị trường Nga đều thuộc nhóm các nước đang phát triển và kém phát triển. Nhóm nước đang phát triển (trong đó có Việt nam) chịu mức thuế suất bằng 75% thuế suất cơ sở công bố; Đối với các nước thuộc nhóm có chế độ tối huệ quốc với nga được hưởng thuế suất nhập khẩu cơ sở. Đối với các nước không có chế độ tối huệ quốc với Nga phải chịu thuế nhập khẩu chè gấp hai lần thuế suất cơ sở. Nhóm nước kém phát triển và các nước SNG được miễn thuế hoàn toàn đối với hàng hóa khi xuất khẩu vào Nga.
Nga áp dụng cả thuế nhập khẩu phần trăm và thuế tuyệt đối đối với chè nhập khẩu. Tuy nhiên chính phủ nga đang có những điều chỉnh mức thuế nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá cơ cấu thuế và giảm mức thuế tốI thiểu . Đối với Việt Nam, các sản phẩm chè xuất xứ Việt Nam từ 1/1/2001 đến nay : thuế suất cơ sở là 10 % ưu đãi 75 % và VAT 18 %
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Cách tính thuế VAT cho hàng nhập khẩu dựa vào giá trị hải quan của từng mục hàng cộng với thuế nhập khẩu và phí hải quan. Nếu các nhà xuất khẩu giao hàng trước khi thanh toán thì họ không phải trả VAT. Tuy nhiên những nhà xuất khẩu nhận thanh toán trước thì sẽ phải trả VAT và số thuế này có thể được hoàn lại nhưng thường khó khăn.
5.2.2/Hàng rào kỹ thuật
- Quy định về nhãn mác bao bì : Các lô hàng chè vận chuyển tới Nga phải được ghi nhãn mác bằng tiếng Nga, được đóng gói theo khối lượng thể tích hoặc trọng lượng bằng bìa các tông và hộp gỗ thưa, hoặc hàng rời chở container tuỳ theo hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu (chè đóng bao trọng lượng 60 kg, chè đóng gói dưới 3 kg, chè phải đóng bằng màng mỏng trong chân không hoặc bằng túi giấy nến với trọng lượng từ 50-250 kg)
- Bao bì bên ngoài: phải có mác của người gửi hàng, mác của cảng và cần được đánh số theo đúng phiếu đóng gói, tên hợp đồng ngoại thương cũng như phải được ghi trên bao bì bên ngoài lô hàng.
Bao bì sản phẩm chè (bao bì bên trong) phải có nhãn sinh thái, xuất xứ chè, chủng loại chè , dạng sản phẩm chè theo hệ thống tiêu chuẩn qui định của Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia Nga.
- Qui định về trị giá và thanh toán: Nhà xuât khẩu chè cần ghi giá bằng đồng USD với giá CIF một cảng lớn hoặc giá CIF Moscow. Tất cả các giao dịch thương mại bằng ngoại tệ mạnh tiến hành với các công ty hoặc tổ chức của nga phải được tiến hành qua các ngân hàng thương mại được phép của chính phủ.
- Qui định về hoá đơn thương mại : hoá đơn thương mại phải bao gồm các nội dung sau: 1. nước xuất xứ; 2. dạng sản phẩm đóng gói; 3. mác và số lượng bao bì; 4. trọng lượng bao bì (tịnh ,bao bì, tổng trọng lượng); 5. số lượng và mô tả hàng hoá ; 6. giá đơn vị và tổng giá trị chuyến hàng; 7. giá bán cho người mua; 8. địa diểm xuất phát cuối cùng của nước xuất khẩu ra ngoài và cảng của Nga; 9. vận đơn; 10. phiếu đóng gói; 11. phiếu hàng; 12. giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ Nhà xuất khẩu phải cung cấp ít nhất bảy copy hoá đơn thương mại khi làm thủ tục hải quan(tương ứng với số bản qui định trong hợp đồng, qui định cũng cần phải phù hợp); trong đó vận đơn cần ít nhất ba bản copy. phiếu đóng gói cần sáu bản copy .phiếu hàng : mỗi kiện, bao hang phải có 4 bản copy.
+ Giấy chứng nhân tiêu chuẩn : hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, vệ sinh thực phẩm do Ủy ban tiêu chuẩn quốc gia Nga cấp (Gosstandart). Giấy chứng nhận này bắt buộc phải có khi làm thủ thục thông quan chè cũng như hàng hóa khác xuất khẩu vào nga.
5.3/ Tập quán tiêu dùng chè của LB Nga
Lịch sử uống trà của người Nga đã có hơn 300 năm. Năm 1638 trà được đưa từ Mông Cổ vào nước Nga. Lúc đó, đại sứ Nga Slakốp được lệnh đến Mông Cổ bái kiến Kha Hãn, và mang theo da báo quý hiếm làm vật lễ cống. Kha Hãn nhận lễ vật và tặng lại Sa Hoàng 200 gói trà Trung Quốc. Khi đó, sứ thần Nga còn chưa biết gì về trà, chần chừ không muốn nhận, sau được khuyên giải mới miễn cưỡng nhận. Ông mang trà về Matxcơva, Sa Hoàng sai người hầu pha trà mời các cận thần uống thử, thật bất ngờ, mọi người đều nhất trí cho rằng uống trà xong trong miệng có mùi thơm lạ. Từ đó, người Nga bắt đầu uống trà. “Trà Trung Quốc” mới xuất hiện trong thơ Puxkin, xuất hiện trong vũ kịch “Cái kẹp hạt dẻ” (Cassenoisette) của Traikopski. Người Nga cho rằng trà có công hiệu thức tỉnh thần kinh, làm vui lòng, giải sầu, sau giờ làm việc, uống một ly trà có thể loại trừ mệt mỏi, khôi phục thần kinh và thể lực.
Trà là thức uống được yêu thích của đất nước này. Là một xứ lạnh nên người Nga không uống trà kiểu nhâm nhi như người châu Á. Hầu như gia đình Nga nào cũng có ấm “Xamova”(ấm tự nấu). Nhờ thế, nước trà lúc nào cũng nóng.
Người Nga thường uống trà đen (hương vị gần giống như trà Lípton), trong những cái ly thật to (khỏang 100 – 200 ml), với đường hoặc với kẹo. Có nhiều người vừa uống trà vừa cắn những miếng đường hay một thứ kẹo nào đó. Trà thường uống với chanh. Lọai chanh màu vàng, to bằng nắm tay, không chua lắm và rất thơm. Những mùa đông Nga buốt giá, thật tuyệt vời khi ngồi quanh ấm Xamova, nhấm nháp những ly trà nóng hổi, nhìn những bông tuyết rơi trắng xóa bên ngoài cửa sổ …
5.4/ Chiến lược và chính sách nhập khẩu chè của Nga
Chiến lược: nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các công ty nội địa chế biến đóng gói chè đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước.
Chính sách nhập khẩu chè: khuyến khích nhập khẩu, không áp dụng biện pháp hạn chế toàn phần và từng phần, hỗ trợ các nhà máy chế biến đóng gói chè nội địa để khuyến khích nhập chè rời ,hạn chế nhập chè gói; đánh thuế nhập khẩu chè cao buộc người tiêu dùng nga phải trả giá cao cho loại đồ uống thiết yếu.
Khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ chè ở Nga. Từ tháng 10/2009 các công ty chè Nga đã giảm mua nguyên liệu chè tại Trung tâm đấu giá đến 20%. Trong khủng hoảng, khó có thể dự đoán tình hình thị trường, nên các công ty chè không muốn mua khối lượng lớn để dự trữ như trước kia.
III/ PHÂN TICH SWOT CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CHÈ HƯƠNG VIỆT
ĐIỂM MẠNH
Công ty có đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên môn cao, năng động sáng tạo.
Công ty đã có kinh nghiệm xuất khẩu chè sang 1 số thị trường như: Asean, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc. và đã tạo dựng được uy tín thông qua việc đảm bảo giao hàng, thanh toán đúng hợp đồng, đảm bảo chất lượng, số lượng, mẫu mã sản phẩm
Địa điểm của công ty nằm tại thị xã Bảo Lộc- Lâm Đồng,gần nguồn nguyên liệu, đây là vùng đất thích hợp trồng các giống chè quý đặc biệt là chè oolong.
Nguồn lao động rẻ.
Về sản phẩm “chè” của công ty: sản phẩm của công ty là sản phẩm chè Ô Long quý chất lượng cao.
Sản phẩm chè được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Đài Loan, Ấn Độ,Italia….Đặc biệt là công nghệ sản xuất chè túi lọc-sản xuất hoàn toàn tự động theo dây chuyền máy IMA nhập từ Italia.
Sản phẩm chè của công ty TNHH- TM Hương Việt đã nằm trong thương hiệu Chè Việt, tạo được vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Sản phẩm của công ty đã giành được nhiều giải thưởng cao trong nước và chứng chỉ chất lượng.
ĐIỂM YẾU
Khả năng tài chính của công ty còn thấp
Thương hiệu chưa mạnh trên trường quốc tế
Nguồn nguyên liệu còn bị phân tán, chưa ổn định còn phụ thuộc nhiều vào các hộ nông dân.
Kiểm soát nguồn nguyên liệu của hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Chưa có kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp Nga.
THỜI CƠ
Thủ tục,chi phí cho việc xuất khẩu từ Việt nam là rất ít.
Quan hệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga ngày càng được thắt chặt.
Chè là một loại cây công nghiệp nhiệt đới nên ở Nga chỉ trồng được duy nhất ở vùng Sochi và sản lượng thấp. Do đó sản phẩm chè không chứa đựng nội hàm cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa
Đặc điểm và tập quán tiêu dùng chè của LB Nga: Chè là một loại đồ uống thông dụng nhất của người nga với khoảng 98 % dân số nga uống chè
Sức mua các loại chè rẻ tiền ở Nga giảm dần, nhu cầu mua các loại chè chất lượng cao và đắt tiền ngày càng gia tăng nhanh.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, người dân Nga đang có xu hướng sử dụng chè thay thế cho cà phê.
Chi tiêu của người Nga có xu hướng tăng ( từ năm 2007 tới năm 2008 tăng 10.9% (theo các số liệu thống kê của Euromonitor)
Tạp chí TIME cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga trong 5 năm tới ở mức 15%. Dự báo thu nhập của người tiêu dùng Nga năm 2009 có thể tăng gấp 3,6 lần sẽ khiến Nga trở thành thị trường lớn có giá cả hấp dẫn nhất trên thế giới.
Biểu đồ 1 Chi cho tiêu dùng và thu nhập sau thuế trên đầu người từ 2005 - 2010 (đơn vị: đô la Mỹ/đầu người)
Nguồn: Euromonitor/OECD/Eurostat
Nga là một trong 10 nước tiêu dùng chè nhiều nhất thế giới và nga xếp vào vị trí thứ 3 về tiêu thụ chè lớn nhất thế giới.
Môi trường luật pháp và chính sách của chính phủ Nga đang dần thay đổi theo hướng tích cực cho việc xuất khẩu chè của chúng ta.
Sản lượng của các nước trồng chè trên thế giới như Ấn Độ, SRILANCA,… trong năm nay giảm, trong khi đó sản lượng của Việt Nam tăng.
THÁCH THỨC
Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu chè của nga còn nhiều hạn chế so với các nhà nhập khẩu chè của một số nước mạnh như Mĩ, Anh, hay Australia..
Thị trường chế biến ở Nga bị chi phối và khống chế bởi các công ty lớn nên các doanh nghiệp việt nam khó tạo lập được hệ thống phân phối chè sâu rộng tại Nga mà buộc phải xuất khẩu cho các công ty lớn của nga nên dễ bị ép giá ( khi bị ép giá mạnh các doanh nghiệp việt nam lại phải xuất sang nước thứ 3 gây thiệt hại về lợi nhuận).
Các rào cản về thuế quan, hàng rào kĩ thuật
Mức độ cạnh tranh cao. Thị trường Nga đã tồn tại những đối thủ cạnh tranh lớn như: international corporation unilever (các nhãn hiệu nổi tiếng lipton, brook bond và beseda),các công ty lớn của nga (qrimi trade, princess nuri,princess gita, princess kandy, princess java)
III/ PHÂN TICH SWOT CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CHÈ HƯƠNG VIỆT
ĐIỂM MẠNH
Công ty có đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên môn cao, năng động sáng tạo.
Công ty đã có kinh nghiệm xuất khẩu chè sang 1 số thị trường như: Asean, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc. và đã tạo dựng được uy tín thông qua việc đảm bảo giao hàng, thanh toán đúng hợp đồng, đảm bảo chất lượng, số lượng, mẫu mã sản phẩm
Địa điểm của công ty nằm tại thị xã Bảo Lộc- Lâm Đồng,gần nguồn nguyên liệu, đây là vùng đất thích hợp trồng các giống chè quý đặc biệt là chè oolong.
Nguồn lao động rẻ.
Về sản phẩm “chè” của công ty: sản phẩm của công ty là sản phẩm chè Ô Long quý chất lượng cao.
Sản phẩm chè được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Đài Loan, Ấn Độ,Italia….Đặc biệt là công nghệ sản xuất chè túi lọc-sản xuất hoàn toàn tự động theo dây chuyền máy IMA nhập từ Italia.
Sản phẩm chè của công ty TNHH- TM Hương Việt đã nằm trong thương hiệu Chè Việt, tạo được vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Sản phẩm của công ty đã giành được nhiều giải thưởng cao trong nước và chứng chỉ chất lượng.
ĐIỂM YẾU
Khả năng tài chính của công ty còn thấp
Thương hiệu chưa mạnh trên trường quốc tế
Nguồn nguyên liệu còn bị phân tán, chưa ổn định còn phụ thuộc nhiều vào các hộ nông dân.
Kiểm soát nguồn nguyên liệu của hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Chưa có kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp Nga.
THỜI CƠ
Thủ tục,chi phí cho việc xuất khẩu từ Việt nam là rất ít.
Quan hệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga ngày càng được thắt chặt.
Chè là một loại cây công nghiệp nhiệt đới nên ở Nga chỉ trồng được duy nhất ở vùng Sochi và sản lượng thấp. Do đó sản phẩm chè không chứa đựng nội hàm cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa
Đặc điểm và tập quán tiêu dùng chè của LB Nga: Chè là một loại đồ uống thông dụng nhất của người nga với khoảng 98 % dân số nga uống chè
Sức mua các loại chè rẻ tiền ở Nga giảm dần, nhu cầu mua các loại chè chất lượng cao và đắt tiền ngày càng gia tăng nhanh.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, người dân Nga đang có xu hướng sử dụng chè thay thế cho cà phê.
Chi tiêu của người Nga có xu hướng tăng ( từ năm 2007 tới năm 2008 tăng 10.9% (theo các số liệu thống kê của Euromonitor)
Tạp chí TIME cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga trong 5 năm tới ở mức 15%. Dự báo thu nhập của người tiêu dùng Nga năm 2009 có thể tăng gấp 3,6 lần sẽ khiến Nga trở thành thị trường lớn có giá cả hấp dẫn nhất trên thế giới.
Biểu đồ 1 Chi cho tiêu dùng và thu nhập sau thuế trên đầu người từ 2005 - 2010 (đơn vị: đô la Mỹ/đầu người)
Nguồn: Euromonitor/OECD/Eurostat
Nga là một trong 10 nước tiêu dùng chè nhiều nhất thế giới và nga xếp vào vị trí thứ 3 về tiêu thụ chè lớn nhất thế giới.
Môi trường luật pháp và chính sách của chính phủ Nga đang dần thay đổi theo hướng tích cực cho việc xuất khẩu chè của chúng ta.
Sản lượng của các nước trồng chè trên thế giới như Ấn Độ, SRILANCA,… trong năm nay giảm, trong khi đó sản lượng của Việt Nam tăng.
THÁCH THỨC
Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu chè của nga còn nhiều hạn chế so với các nhà nhập khẩu chè của một số nước mạnh như Mĩ, Anh, hay Australia..
Thị trường chế biến ở Nga bị chi phối và khống chế bởi các công ty lớn nên các doanh nghiệp việt nam khó tạo lập được hệ thống phân phối chè sâu rộng tại Nga mà buộc phải xuất khẩu cho các công ty lớn của nga nên dễ bị ép giá ( khi bị ép giá mạnh các doanh nghiệp việt nam lại phải xuất sang nước thứ 3 gây thiệt hại về lợi nhuận).
Các rào cản về thuế quan, hàng rào kĩ thuật
Mức độ cạnh tranh cao. Thị trường Nga đã tồn tại những đối thủ cạnh tranh lớn như: international corporation unilever (các nhãn hiệu nổi tiếng lipton, brook bond và beseda),các công ty lớn của nga (qrimi trade, princess nuri,princess gita, princess kandy, princess java)
III/ PHÁC THẢO CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG.
1.Chiến lược sản phẩm:
Thuộc tính của sản phẩm:
Trà Oolong:
-Thành phần: Đọt trà xanh Oolong 100%. (trà nguyên liệu sạch)
-Giống : Trà Oolong của đài loan bao gồm: : Ôlong Thanh Tâm, Ngọc Thúy, Kim Tuyên, Tứ Quý trong đó Tứ Quý được coi là giống chè hạng nhất được chăm sóc theo quy trình riêng biệt hàng năm cung cấp cho các nhà máy 2.800-3000 tấn/năm.
-Hình thức: viên trà tròn – xanh đen hoặc hình bán cầu, túi lọc.
-Màu nước: Vàng xẫm, vàng đậm, vàng đỏ.
-Vị: Vị chè Ô Long chát dịu có hậu
-Hương:có nét đặc trưng riêng thơm đượm ,độc đáo, mùi hoa ngọc lan hoặc mùi quả chín ta có thể pha tới nhạt nước mà chén trà vẫn thơm.
Lợi ích sản phẩm mang lại:
Uống trà Ô Long thường xuyên rất có tác dụng đối với tăng cường hiệu quả của enzym SOD trong cơ thể.
Uống trà Ô Long thường xuyên làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn, nám và tàn nhang, bằng cách thúc đẩy hoạt động của enzym SOD-đồng-kẽm hoạt động trong các tế bào da.
Trà Ô Long cũng rất hữu hiệu trong phòng chống chứng suy thận và suy lá lách theo như phương thuốc gia truyền của người Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Trường Đại Học Osaka — Nhật Bản, uống trà Ô Long gíúp giảm đáng kể bệnh sâu răng và các bệnh về răng miệng.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Đại Học Shiga — Nhật Bản, trà Ô Long còn rất hữu hiệu trong việc trị viêm da (khả năng là 70%).
Đặc biệt trà Ô Long rất hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ béo phì. Điều này đã được chứng minh trong sách Bencao Shiyi (The Compendium of Materia Medica) và trong các cuộc thí nghiệm của Đại Học Dược Shiga — Nhật Bản.
Lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh: chè Oolong của công ty chúng tôi được chọn từ các giống chè quý, nổi tiếng trên thế giới nên có chất lượng rất tốt Đặc biệt nhờ chăm sóc theo hướng Hữu Cơ – An Toàn: sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật bằng các chế phẩm sinh học như Neem Oil, Citrus Oil hoặc vi sinh Bacillus Thuringiensis – BT, hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất nông dược và phân bón vô cơ, cùng với quy trình sản xuất sạch, không những giữ được nguyên vẹn hương liệu của chè, chất lượng ngon mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phục vụ cho sức khoẻ con người đặc biệt là lượng Polyphenol phong phú trong trà là nguồn lợi vô hạn cho sức khoẻ và sắc đẹp con người. Trà Ô long của công ty Hương Việt là không sử dụng bất kì hương hay phụ gia nào trong quá trình chế biến, mà đó là mùi hương đặc trưng sẵn có của trà Ô long.
Các yếu tố môi trường ở Nga ảnh hưởng đến việc chọn sản phẩm:
Là một xứ lạnh nên người Nga rất thích uống chè. Chè là một loại đồ uống thông dụng nhất của người Nga với khoảng 98% dân số Nga uống chè, trong vài thập kỉ qua, chè đang ngày càng khẳng định vị trí là loại đồ uống được ưa chuộng nhất ở Nga với những tác dụng ưu việt như chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ...Chè Oolong của công ty nhắm vào bộ phận những người có thu nhập cao của thị trường Nga-là những người có nhu cầu thưởng thức chè nhiều và đặc biệt là những loại chè chất lượng cao thay vì những loại chè có chất lượng trung bình và thấp.Mục tiêu dài hạn là tạo dựng lòng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của công ty.
Quy định pháp lý và văn hóa nước Nga ảnh hưởng đến việc ghi nhãn và đóng gói sản phẩm:
a, Quy định pháp lý về ghi nhãn và đóng gói sản phẩm:
-Quy định về nhãn mác bao bì : Các lô hàng chè vận chuyển tới Nga phải được ghi nhãn mác bằng tiếng Nga
-Bao bì bên ngoài phải có mác của người gửi hàng, mác của cảng và cần được đánh số theo đúng phiếu đóng gói, tên hợp đồng ngoại thương cũng phải được ghi trên bao bì bên ngoài lô hàng.
-Bao bì sản phẩm chè (bao bì bên trong) phải có nhãn sinh thái, xuất xứ chè, chủng loại chè, dạng sản phẩm chè theo hệ thống tiêu chuẩn qui định của Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia Nga.
b,Văn hoá của người tiêu dùng Nga ảnh hưởng đến việc ghi nhãn và đóng gói sản phẩm:
-Người tiêu dùng Nga luôn đòi hỏi khắt khe về chất lượng cũng như hình thức sản phẩm.
-Thị hiếu tiêu dùng chè của người nga rất đa dạng, trong đó người Nga tiêu dùng trên 1000 loại chè các nhãn hiệu khác nhau. Nhu cầu tiêu thụ các loại chè chất lượng cao và giá đắt đang tăng nhanh ở Nga trong những năm gần đây.Cơ cấu thị phần chè như sau:
-Thị trường Nga đang có sự biến động mạnh về nhu cầu thị hiếu các loại nhãn mác chè với xu hướng chung là thị phần của nhóm chè chế biến có chất lượng cao và đắt tiền như chè chữa bệnh…sẽ tăng nhanh, thị phần của chè đen thông dụng sẽ giảm xuống tương ứng.Thị trường Nga đang rất ưa chuộng các loại chè đóng gói giá tuy cao nhưng có hương vị phù hợp và tiện dung nên người Nga ưa dùng.
Chuẩn hóa sản phẩm: Với nhu cầu thưởng thức chè chất lượng cao ngày càng tăng, sản phẩm chè Oolong của công ty sẽ chuẩn hóa về chất lượng.
2. Chiến lược về giá cả:
Các yếu tố môi trường kinh tế ở Nga có ảnh hưởng đến giá cả.
Có 5 yếu tố cơ bản tác động vào biểu giá chè của Nga đó là:
- Biến động giá chè trên thị trường thế giới do tính thời vụ
- Ở Nga do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng và sản xuất chè( chỉ sản xuất đủ đáp ứng 1% nhu cầu và dự trữ quốc gia đề phòng chiến tranh và thiên tai), do vậy lượng cầu chè nhập khẩu của Nga cao, đây cũng là một yếu tố tác động đến giá chè xuất khẩu sang thị trường này.
-Sự tăng trưởng nhu cầu nhanh(10-12%) và xu hướng tiêu dùng chè gói, chè chất lượng cao tăng nhanh là yếu tố hàng đầu tác động đến sự tăng giá chè tại Nga, nhất là chè gói, chè chất lượng cao; dẫn đến phân hoá nhu cầu và sự biến thiên giá cả chè: tại Nga giá chè gói, chè chất lượng cao đắt gấp 2 lần chè rời và chè bình dân.
-Thuế nhập khẩu chè và thuế VAT đối với chè nhập khẩu vào Nga cao cũng tác động đến biểu giá.
-Dự trữ quốc gia của Nga về mặt hàng chè cũng tác động nhưng không lớn lắm tới giá chè tại Nga.
-Hiện tượng đầu cơ tích trữ chè của các một số thành phần cũng gây nên sự méo mó về cung cầu và giá cả chè.
Lượng cầu và đối thủ cạnh tranh:
-Hơn 75% thị trường chè Nga do 05 công ty sau đây kiểm soát: Orimi Trade, Company May, Unilever, Ahmad và Sapsan. Trong đó công ty Orimi Trade (có thương hiệu chè Greenfield, Tess, Prinsessa Candi, Prinsessa Nury, Prinsessa Gita, Prinsessa Yava) chiếm 28,9% thị trường. Một trong những thương hiệu chè người tiêu dùng Nga ưa chuộng như Lipton, Ahmad và Greenfield.
-Chế biến chè tại Nga năm 2007 so với năm 2006 tăng 14,8%, đạt 133 066 tấn. Một trong những nguyên nhân về sự tăng trưởng này là do sau khi thay đổi thuế nhập chè vào Nga từ 1/2007, số doanh nghiệp nước ngoài chế biến chè trên lãnh thổ Nga đã tăng lên. Hiện nay, Nga đóng gói tới 80% lượng chè tiêu thụ trên thị trường. Hơn 90% công suất sản xuất, đóng gói tập trung ở hai tỉnh Matxcơva và Leningrad.
-Hàng năm, Nga phải nhập tới 99% nguyên liệu chè, chủ yếu từ các nước Srilanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesya, Kenia. Lượng chè nhập 09 tháng 2007 đạt 134,2 ngàn tấn, tăng 7,1 % so cùng kỳ năm trước. Giá chè nhập khẩu năm 2007 tăng 1,1-1,2 lần so với năm 2006.
Giá chè của các đối thủ trên ở Nga là tương đối cao.
Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và một số nước lớn trên thế giới, theo tháng
2007-2009, USD/tấn
-Trong giai đoạn 2009-2010, mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ trong xu hướng suy giảm.Sức mua các loại chè rẻ tiền giảm dần, ngược lại, chè giá trung bình trở lên, có chất lượng cao tăng.
Chi phí:
Bao gồm:
Chi phí sản xuất:
+ Chi phí cho nguyên liệu: Chính vụ :8000Vnd/kg .Vụ xuân 11000vnd/kg
+ Chi phí nhân công.
+ Chi phí khấu hao nhà xưởng, dây chuyền máy móc, kho bãi.
+ Chi phí kiểm định chất lượng.
Chi phí vận chuyển:
+ Bảo Lộc – cảng SG
+ Cảng Sài Gòn – cảng Vladivostock.
+ Từ cảng Vladivostock – Moscow.
Chi phí khác:
+ Chi phí bảo hiểm.
+ Chi phí cho các thủ tục pháp lí khi tới cảng Vladivostock.
+ Chi phí cho việc tìm kiếm, đàm phán, thương lượng để tìm đối tác nhập khẩu.
Ước lượng giá:
Oolong Thanh tâm ( ngọc thúy, kim tuyên)
+hộp Ovan ( gỗ thưa,lon sắt ) 100gr 30$, hộp 200 gr 70$, trà túi lọc 100gr 28$. 200gr 60$.
Oolong Tứ quý :
+ Hộp Ovan ( gỗ thưa,lon sắt ) 100gr 40$. Hộp 200gr 80$, trà túi lọc 100gr 30$, 200gr 65$.
Đề xuất chiến lược giá: Chiến lược định giá cao nhất quán với nỗ lực xây dựng hình ảnh một sản phẩm cao cấp. So sánh tương quan cho thấy giá chè của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nga là khá cao. Chiến lược định giá cao tương đương trên cơ sở chi phí sản xuất,xu hướng, sức mua của người tiêu dùng Nga cũng như khẳng định chè Oolong của công ty là một sản phẩm cao cấp.
3.Chiến lược phân phối
- Moscow là trung tâm kinh tế năng động, vừa cảng biển lớn của nga, với cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển: hệ thống đường tàu điện ngầm (metro) ở Moscow có chiều dài 278 km, bao gồm 12 tuyến với 172 nhà ga với hệ thống đường bộ, đặc biệt là đường cao tốc rất phát triển…..tạo rất nhiều thuận lợi trong quá trình xuất khẩu hàng cũng như trong việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Tuy nhiên, hiện nay tại thủ đô Moscow một số chợ bán lẻ và nhiều trung tâm ký túc xá có nhiều người Việt kinh doanh đã bị đóng cửa: chợ Vòm, chợ Tréc_ki_dốp……..và trung tâm thương mại TOGI của người Việt cũng bị đóng cửa (theo luât mới của Nga năm 2007) đã gây một số khó khăn trong quá trình phân phối.
- Hơn nửa, với những hạn chế về khả năng tài chính của mình và mức độ am hiểu thị trường không thể sánh được với các doanh nghiệp sở tại( do Nga là thi trường mới đối với Hương Việt). Do đó để tránh rủi ro cao Công ty Hương Việt chúng tôi sẽ tìm đối tác nhập khẩu lớn tại Nga.
- Sau khi sản phẩm của Hương Việt có chổ đứng trên thi trường Moscow, Nga, Công Ty sẽ chính thức tham gia trực tiếp vào phân phối sản phẩm thông qua các cửa hàng và đại lý của công ty.
4. Chiến lược xúc tiến:
- Ban đầu, mục tiêu của chúng tôi tìm đối tác nhập khẩu sản phẩm của Hương Việt phân phối, do đó công ty sẽ gửi lời đề nghị chào hàng đến các nhà nhập khẩu lớn của Nga(qrimi trade, princess nuri,princess gita, princess kandy, princess java) để tìm được đối tác tốt nhất.
- Sau khi các cửa hàng, đại lý của Hương Việt có mặt tai Moscow, chúng tôi sẽ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến các hội chợ, triển lãm thương mại …để mọi người biết đến sản phẩm nhiều hơn.
- Ở Nga một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xúc tiến sản phẩm là hình thức quảng cáo tiếp thị không thông thoáng còn có nhiều hạn chế: chi phí quảng cáo vẫn chưa được trừ vào chi phí tính thuế, chiếm 5% tổng chi phí trước thuế. Hơn nữa, cách tiếp cận của người dân đối với hình thức quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, chưa phổ biến, chủ yếu qua hội chợ, kênh phân phối nhỏ lẻ: ki_ôt, cửa hàng tạp hóa………
- Tuy nhiên, để chiến lược xúc tiến sản phẩm tiến triển tốt theo kế hoạch, Hương Việt không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế bao bì bắt mắt, có chiến lược quảng cáo hợp tận dụng ưu thế của tất cả các kênh thông tin đại chúng như radio ,truyền hình,sách báo phim , áp phích, internet….hoặc thông qua các hộI chợ, triển lãm thương mại ,tận dụng nguồn lực đang sinh sống và làm việc tai Mosow.
5.Tổ chức thực hiện:
Khảo sát thị trường, tìm đối tác: ( bộ phận nghiên cứu thị trường) dự tính thực hiện trong vòng 3 tháng ( tháng 1 tới tháng 3)
+ Đàm phán và kí hợp đồng với nhà nhập khẩu, để đưa sản phẩm chè Oolong Hương Việt của công ty vào thị trường, tiếp xúc với lãnh sự quán của Việt Nam ở Nga và khu phố đông người Việt Nam sinh sống.
Triển khai việc xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao để phục vụ sản xuất xuất khẩu ( bộ phận quản lý nguyên liệu)
+ Tuyển lựa giống, xây dựng quy trình kĩ thuật và các tiêu chuẩn chất lượng.
+ Kí hợp đồng với các hộ dân trồng chè, triển khai giống, giám sát kĩ thuật và kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
- Tiến hành sản xuất:
Bắt đầu hoạt động xuất khẩu ( bộ phận kinh doanh)
+ Thương lượng và kí hợp đồng với hãng tàu vận chuyển để vận chuyển hàng từ Việt Nam sang cảng Vladivostock..(ban giám đốc)
+ Sử dụng phương pháp xuất CIF đưa thành phẩm từ nhà máy sản xuất xuống cảng Sài Gòn để chuyên chở sang Vladivostock. ( bước đầu xuất khẩu 2 tấn)
6.Dự trù chi phí:( khoảng 1 tỷ )
Chi phí vận chuyển:
Chi phi sản xuất.
Chi phí khác:
+ Chi phí bảo hiểm.
+ Chi phí cho các thủ tục pháp lí:
+ Chi phí cho việc tìm kiếm, đàm phán, thương lượng để tìm đối tác nhập khẩu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận - xuất khẩu trà ô long sang Nga.doc