Tiểu luận - Xuất khẩu rong nho sang nhật

Rong nho mọc trên nền đáy là đất bùn cát, tại vùng biển có độ mặn cao, ở những vũng vịnh kín sóng, nước trong. Rong nho chỉ có thể phát triển ở nhiệt độ nóng. Với nhiệt độ dưới 22oC, rong nho có thể ngừng phát triển. Rong nho tăng trưởng rất nhanh, mỗi ngày dài thêm khoảng 2cm. Trong môi trường nhiều chất hữu cơ, rong nho càng phát triển mạnh. Rong nho biển rất thích hợp khi đem trồng tại các vùng ven biển ở nước ta, từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ 15-20 ngày, năng suất trung bình khoảng 30 tấn/ha/năm. Sản phẩm rong nho biển có thể để tươi khoảng 5-6 ngày, còn rong muối thì thời gian sử dụng từ 2-3 tháng.

doc20 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3798 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận - Xuất khẩu rong nho sang nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm: Giới thiệu về doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động: Công Ty TNHH Hải Nam Hai Nam Co,.Ltd Công ty TNHH Hải Nam được thành lập năm 1982. Công ty chuyên kinh doanh và chế biến hải sản, là một trong những công ty hàng đầu xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu. EU Code là DL 125 và đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 :2000. Hiện nay công ty có 2000 lao động Sau nhiều năm hoạt động, công ty đã đạt được giải thưởng:  Xuất khẩu có uy tín.  Doanh nhân tiêu biểu.  Chứng nhận chất lượng sản phẩm đạt huy chương vàng qua các năm tham gia hội chợ triển lãm quốc tế.  Hàng Việt Nam chất lượng cao.  Thương hiệu uy tín. Ngành hàng Nông sản - Thuỷ sản - Thực phẩm Địa chỉ: 27 Nguyễn Thông, P. Phú Hài, TP.Phan Thiết Tỉnh/T.Phố Bình Thuận Điện thoại 811608 Fax 811606 E-mail hainampt@hcm.vnn.vn Website www.hainam.com.vn Lĩnh vực HĐ Sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy hải sản và nông sản xuất khẩu Sản phẩm dự kiến mở rộng thị trường: Giới thiệu sản phẩm: Rong nho ( Caulerpa lentilifera) tên tiếng Nhật là Umibudo, còn được gọi là trứng cá Hồi xanh(green caviar) hay nho biển (sea grapes) có thể dùng như một loại rau cao cấp. Rong nho rất được ưa chuộng và sử dụng trong các món salad tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Philippine… Rong nho được khai thác trong tự nhiên để sử dụng như một loại thực phẩm tươi sống. Rong nho được phân bố tự nhiên ở vùng Đông và Đông Nam Á, Nhật Bản (xung quanh đảo Okinawa) Philippines và các đảo vùng Thái Bình Dương. Rong nho có thể trồng như trong môi trường tự nhiên là vùng biển cạn và yên tĩnh, hoặc ao đầm và cả trong lồng, trên dây treo ngoài biển. Rong nho có hình dáng giống trứng cá nhưng có màu xanh và mọc thành chùm trong nước biển như chùm nho. Rong nho có vị mằn mặn lạ miệng, đặc trưng hương biển.Theo nhu cầu của con người và sự khan hiếm rong nho tự nhiên, hiện nay tại nhiều nước, người ta phải trồng rong nho để dáp ứng thị trường tiêu thụ vì trong loài rong này có nhiều iod, hoạt chất Caulerpin và Caulerpicin tạo mùi vị kích thích ngon miệng và có tác dụng chữa bệnh. Rong nho phát triển nhanh, mỗi đợt nuôi từ 20 đến 30 ngày là cho thu hoạch nên rất thuận lợi trong kinh doanh. Thành phần: Vitamin A:…………………….20mg Vitamin B:…………………….54mg Canxi(Ca):…………………….0.01mg Sắt(Fe):…………………………0.8mg Protein:…………………………0.8mg Cách nuôi trồng: Rong nho mọc trên nền đáy là đất bùn cát, tại vùng biển có độ mặn cao, ở những vũng vịnh kín sóng, nước trong. Rong nho chỉ có thể phát triển ở nhiệt độ nóng. Với nhiệt độ dưới 22oC, rong nho có thể ngừng phát triển. Rong nho tăng trưởng rất nhanh, mỗi ngày dài thêm khoảng 2cm. Trong môi trường nhiều chất hữu cơ, rong nho càng phát triển mạnh. Rong nho biển rất thích hợp khi đem trồng tại các vùng ven biển ở nước ta, từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ 15-20 ngày, năng suất trung bình khoảng 30 tấn/ha/năm. Sản phẩm rong nho biển có thể để tươi khoảng 5-6 ngày, còn rong muối thì thời gian sử dụng từ 2-3 tháng. Rong nho biển có sức hấp thụ rất nhanh và mạnh các chất có trong nước biển. Vì vậy cần nuôi trồng ở vùng biển sạch, cách xa những nơi sản xuất công nghiệp và khu dân cư để tránh bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất. Rong nho có thể trồng như trong môi trường tự nhiên của chúng đó là các vùng biển cạn và yên tĩnh, hoặc trong các ao đầm và cả trong lồng, trên dây treo ngoài biển... Rong nho được nuôi trong một mô hình khép kín, không có liên quan đến môi trường bên ngoài. Một trại nuôi cụ thể gồm 4 thành phần: Hệ thống cấp nước: nước biển với độ mặn thích hợp được bơm lên bể lắng, sau đó qua bể lọc và bể chứa để cấp cho hệ thống nuôi rong. Hệ thống bể nuôi: các bể nuôi được làm bằng cement hay composite với hình dạng tuỳ ý, nhưng điều quan trọng nhất là làm sao để có dòng chảy liên tục cấp cho các bể này để rong nho có thể phát triển tốt. Rong giống được cố định trên các giá thể bằng lưới và nhúng chìm trong bể nuôi. Hệ thống bể nuôi được sục khí nhẹ và liên tục để xáo trộn đều vật chất dinh dưỡng. Hệ thống giữ giống và sản phẩm sau thu hoạch: sau khi thu hoạch, rong được giữ trong các bể này vài ngày để làm sạch và phân loại. Các bể này cũng được sục khí liên tục. Hệ thống bể nuôi và bể giữ giống được che bằng lưới để tránh ánh sáng mạnh, có hại đến cấu trúc của rong. Hệ thống sản xuất thức ăn: với các loại thức ăn là men vi sinh, trại nuôi cần các bể nhỏ để ủ vi sinh nhằm tăng sinh khối trước khi cấp cho các bể nuôi.Nguồn nước từ tất cả các hệ thống này đều được xử lý kỹ và đặc biệt là hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường là hệ thống kín, lọc qua cát. Tác dụng của rong nho biển: Phòng chống các bệnh như: bướu cổ, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thấp khớp và cao huyết áp... Giúp nhuận trường, kháng khuẩn đường ruột, hấp thụ các kim loại độc hại trong cơ thể và thải ra ngoài qua đường bài tiết. Làm đẹp và trắng da (trắng tự nhiên không bị bắt nắng trở lại), chống lão hóa và đặc biệt rong nho còn có công dụng làm đẹp da và làm giảm béo cho phái nữ. Cách dùng rong nho: Rong nho tươi rửa bằng nước sạch và ngâm 10’- 15’ cho bớt mặn, và dùng như một loại rau xanh thông thường (không nấu lâu trên lửa vì sẽ bị mềm, không ngon). Để tránh vị tanh của biển bạn nên ngâm rong trong nước có đá lạnh vài phút sẽ làm mất vị tanh, rong sẽ giòn ngon hơn (ăn bao nhiêu ngâm bấy nhiêu,vì rong sẽ bị teo lại sau 30’). Nếu không có nước lạnh có thể ngâm trong nước thường vài giờ cũng làm rong bớt mùi tanh. Ép rong để uống: rong rửa sạch, dùng máy xay sinh tố xay rong nho, lọc lấy nước ép. Rất tối cho người bị tiểu đường, dùng lâu ngày như một liệu pháp tốt cho sức khỏe. Dùng dưỡng da,làm đẹp: dùng khăn vải mịn gói một ít rong nho, bóp cho dập, khi chất nhờn thấm ra ngoài, thoa lên da mặt, cổ hay toàn thân. Mỗi ngày làm một lần trước khi ngủ, khi da trắng rồi sẽ không bắt nắng trở lại. Cách bảo quản rong nho: Đối với rong tươi: thời gian sử dụng từ 7 đến 10 ngày. Rong được để nơi thoáng mát(từ 20oC đến 30oC).      Chú ý: Không để trong tủ lạnh hoặc ngoài nắng. Quy trình chế biến: Tại Nhật, rong nho biển được trồng theo hai cách truyền thống: trồng tiếp đáy (trồng thẳng xuống đáy biển hoặc đìa) và trồng treo (rong được bọc trong túi lưới thả treo lơ lửng trong nước biển). Cả hai cách trên cũng có những hạn chế: Nếu trồng tiếp đáy thì rong nho biển dễ nhiễm bẩn do bị giẫm đạp lên khi thu hoạch, còn trồng treo thì rong sẽ không hút được chất dinh dưỡng từ bùn đất dẫn đến kém phát triển. Từ đó, công ty đã có phương pháp mới: trồng rong nho biển trong những khay nhựa có chứa bùn đất dinh dưỡng. Những khay này được đặt trên sàn kê bằng gỗ, tre hoặc gạch, đá nằm chìm dưới đáy đìa; phía trên mặt nước cho giăng lưới che di động để có thể chủ động điều tiết được ánh sáng và nhiệt độ. Với cách trồng này, rong nho biển hấp thụ được chất dinh dưỡng từ bùn đất trong khay mà không bị nhiễm bẩn bởi những tạp chất dưới đáy đìa. Mặc khác, lưới che di động phía trên hạn chế được nắng nóng. Nhờ vậy nên chi phí đầu tư thấp, sản phẩm làm ra giá rẻ hơn rất nhiều so với ở Nhật và Philippines. Qua kết quả thử nghiệm rong nho biển trồng ở Việt Nam sinh trưởng tốt hơn ở Nhật, cọng rong dài, trái to và mùi vị đậm hơn; giá thành lại thấp nên có sức cạnh tranh tại thị trường Nhật. Ở những vùng thiếu nước ngọt để trồng rau xanh như Hoàng Sa, Trường Sa... thì việc trồng rong nho biển làm thực phẩm rất phù hợp. Đặc biệt, rong “ăn” dinh dưỡng từ cá biển nấu hòa tan trong nước, chỉ cần một lần gây giống, nuôi chừng 25-30 ngày là có thể thu hoạch. Điều đặc biệt thú vị là trong môi trường nhiều chất hữu cơ (phì dưỡng), rong nho càng phát triển mạnh. Sau 2 tháng nuôi trồng, đã có thể thu hoạch. Công đoạn xử lý sau thu hoạch là giữ sao cho rong nho đạt được độ cứng. Rong nho đến “tuổi trưởng thành” phải có độ dài của chùm nho từ 5cm trở lên, có màu xanh nõn và giòn tươi. Rong nho tăng trưởng nhanh,mỗi ngày có thể dài thêm 2cm. Có thể nói, việc nuôi trồng rong nho biển chỉ tốn một lần vốn mà thu lời nhiều lần. Nuôi trồng rong nho tuy dễ nhưng cũng có những điều cấm kỵ. Cụ thể, rong nho chỉ có thể sống trong nhiệt độ từ 22-280C. Việc thu hoạch rong nho cần phải đảm bảo hạt tròn, không bị giập bể, nếu không vi khuẩn phát triển làm hư hỏng rong rất nhanh. Vào thời điểm tháng 2-3, nước biển lạnh nên rong nho có thể chậm lớn,có khi bị chết. Người nông dân thu hoạch rong nho hoàn toàn bằng tay, cắt tỉa phần chum nho ra khỏi than. Rong nho sau thu hoạch phải được rửa bằng nước biển ra vô liên tục để những phần giập, héo trôi theo nước. Rong đã được cắt khỏi thân nhưng vẫn phải sục khí trong suốt 24 giờ và có ánh sáng tự nhiên rọi vào nhằm làm lành vết cắt, sau đó vớt lên để ráo nước và cho vào hộp, nhưng nếu chỉ dừng ở đây thì rong nho sẽ không giữ được lâu và mất giá. Do đó, để tăng giá trị loại nông sản này, doanh nghiệp đã tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng nhiều “bí quyết” riêng để bảo quản và chế biến rong nho. Cụ thể, sau công đoạn thu hoạch và làm sạch sơ, rong nho được cho vào quay ly tâm. Phương thức làm sạch này sẽ làm giảm 15%-20% trọng lượng rong, nhưng ngược lại, rong sẽ giữ được lâu. Kế đến, toàn bộ rong nho được đựng trong những hộp nhựa PE trong suốt để lấy ánh sáng mặt trời, nhằm giữ độ tươi lâu mà không cần để tủ lạnh. Rong nho được xử lý đúng kỹ thuật có thể giữ được 2-3 tuần và giá bán lên đến 200.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so cách xử lý đơn giản. Với mức giá cao như vậy, rong nho lại dễ nuôi trồng, ít tốn kém… có thể sẽ là bài toán kinh tế hiệu quả. Trồng rong nho, ngoài cái lợi có thêm rau xanh làm phong phú bữa ăn, nó còn có khả năng làm sạch môi trường nước do khả năng hấp thụ chất hữu cơ. Hiện nay, toàn bộ vùng biển miền Trung, tôm không còn được nuôi nhiều, nhiều ao nuôi tôm sẽ bị bỏ hoang. Môi trường nước nơi đây thường bị ô nhiễm bởi nhiều chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa. Rong nho có khả năng hấp thụ rất nhanh các chất hữu cơ này, và làm giảm mức độ ô nhiêm ở các khu vực đó. Đặc biệt, sau khi sử dụng làm tác nhân chống ô nhiễm môi trường, rong nho vẫn có khả năng sử dụng bình thường, không độc đối với người sử dụng. Thị trường dự định thâm nhập và lí do chọn thị trường: Thị trường dự định thâm nhập: Hàn Quốc cụ thể hơn là Thủ Đô Seoul, Busan, Gwangju. Hàn Quốc là một trong các quốc gia nhập khẩu thực phẩm lớn trên thế giới. Hàng năm ngành sản xuất chế biến thực phẩm Hàn Quốc chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu nội địa, 70% còn lại nhập khẩu. Hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hàn Quốc là bạn hàng lớn thứ 4 với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 lần đầu tiên đạt gần 10 tỷ USD, tăng gần 35% so với năm 2007. Việt Nam xuất khẩu 1,78 tỷ USD (tăng 42,44% so với năm 2007, chủ yếu là nông lâm thủy sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ), nhập khẩu 7 tỷ USD (tăng 32,48% so với năm 2007, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp và gia công hàng xuất khẩu). Hơn nữa, hai nước đã thành lập Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-khoa học kỹ thuật. Hai bên đã ký nhiều hiệp định quan trọng trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, viện trợ, văn hóa, hải quan, vận tải, du lịch, tư pháp... góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực từ 1/6/2009 vừa qua, theo đó, Hàn Quốc miễn thuế gần 8.000 mặt hàng của ASEAN; các nước ASEAN giảm thuế còn từ 0 đến 5% đối với 45% số mặt hàng của Hàn Quốc. FTA mở ra triển vọng tăng xuất khẩu của ASEAN vào thị trường Hàn Quốc và tăng năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc trên thị trường ASEAN. Đại diện giới thương mại Việt Nam nhận định Hiệp định ASEAN-Hàn Quốc sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho Việt Nam. Hàn Quốc là thị trường lí tưởng cho công ty lựa chọn khi tung ra sản phẩm mới. II/. Giới thiệu thông tin thị trường: Các vấn đề chung: Tên nước:  Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc. Tên chính thức tiếng Anh là Republic of Korea. (không gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Cộng hòa Triều Tiên). Thủ đô:  Xơ Un (Seoul), dân số 10,42 triệu người (12/2007). Thành phố lớn: Busan, Taegu, Taejon, Kwangju, Inchon, Ulsan. Vị trí địa lý:  Ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38o Bắc. Diện tích:  99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2) Khí hậu:  Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Dân số:  48,4 triệu người (11/2008). Dân tộc:  Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên). Tôn giáo:  Phật giáo 10,7 triệu; Tin lành 8,6 triệu; Thiên chúa 5,1 triệu; Nho giáo 104 nghìn…. (2005). Ngôn ngữ:  Tiếng Hàn Quốc (một tiếng nói, một chữ viết). Tiền tệ:  Đồng Won. a.Chính trị: Khái quát: Thể chế nhà nước: Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Sau khi thành lập, các tướng lĩnh quân sự lần lượt nắm quyền lãnh đạo đất nước. Ngày 25/02/1993, lần đầu tiên nhân vật dân sự Kim Young Sam lên làm Tổng thống Hàn Quốc, bắt đầu thời kỳ chính phủ dân sự tại Hàn Quốc. - Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và chỉ được giữ một nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống hiện nay là Li Miêng Bac chính thức nhậm chức ngày 25/2/2008.  - Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Tháng 4/2008, Hàn Quốc đã tiến hành bầu Quốc hội khóa 17, Đảng Đại Dân tộc hiện là đảng cầm quyền. Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, ba toà Thượng thẩm và các Toà án Quận ở các thành phố lớn Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc: Giữa hai nước có mối quan hệ song phương tốt đẹp, những người đứng đầu của hai nước đã có nhiều chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau vì quan hệ hợp tác và phát triển. Đặc biệt, trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc 5/2009, thủ tướng hai nước đã thỏa thuận sẽ nâng cấp quan hệ hai nước lên mức “Đối tác hợp tác chiến lược”, sẽ công bố vào dịp Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm chính thức Việt Nam dự kiến vào Quý IV/2009. Hàn Quốc ủng hộ đường lối mở cửa, cải cách của Việt Nam, hợp tác tích cực với Việt Nam trên trường quốc tế, ủng hộ ta gia nhập nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế (APEC, WTO, Ủy viên không thường trực HĐBA…).  Về thương mại, kim ngạch buôn bán giữa hai nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của mỗi nước với thế giới. Vì vậy giữa hai nước còn nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ thương mại. Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế, hai nước có nhiều điều kiện để bổ sung cho nhau. Việt Nam là một thị trường tương đối lớn với dân số hơn 86 triệu người và kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của mình, Việt Nam cần nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị hiện đại, các loại nguyên liệu vật liệu cho sản xuất. Ngược lại Hàn Quốc là nước phát triển, sản xuất và cung cấp được những máy móc, trang thiết bị hiện đại phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam và giá cả hợp lý. Việt Nam có vị trí địa lý ở trung tâm vùng Đông Nam Á. Do vậy khi làm ăn với Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể mở rộng hoạt động của mình sang khu vực lân cận như Lào, Đông Bắc Thái Lan và đặc biệt là khu vực Tây Nam Trung Quốc- một khu vực chậm phát triển nhất của Trung Quốc với dân số khoảng 500 triệu người, nơi mà đường ra biển được rút ngắn một nửa nếu đi qua Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam cũng cần nhập khẩu từ Hàn Quốc những công nghệ sản xuất tiên tiến, các loại hình dịch vụ như tư vấn, thiết kế mẫu mã... Kinh tế: Khái quát: Mặc dù xuất phát từ nước nghèo tài nguyên, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, nhưng qua hơn 1/4 thế kỷ, Hàn Quốc đã thực hiện thành công công nghiệp hoá, trở thành một nước công nghiệp phát triển mới (NICs) và được gọi là "Kỳ tích sông Hàn". Trong giai đoạn 1962-1992, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9%. Năm 1996, Hàn Quốc là nước thứ hai ở Châu Á (sau Nhật Bản) gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới. Năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 20.000 USD, kim ngạch thương mại đạt trên 857 tỷ USD (xuất khẩu 422 tỷ USD và nhập khẩu trên 435 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 2,5%. Dự trữ ngoại tệ tại thời điểm cuối tháng 5/2009 đạt 267,7 tỷ USD. Các ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc là: đóng tàu, luyện thép, điện tử, công nghệ thông tin, ô tô… Các đối tác kinh tế quan trọng của Hàn Quốc là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản. Chính quyền hiện nay đặt mục tiêu kinh tế 7.4.7 ( tốc độ tăng trưởng 7%, GDP bình quân đầu người 40 nghìn USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới). Cán cân thương mại của Hàn Quốc tỏ ra khá lạc quan, tích cực: thặng dư thương mại và sẽ giữ ở mức cao trong những năm tới. Điểm cần quan tâm: Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố kinh tế nước này quý 3 tăng trưởng 2,9% so với quý 2. Quý 2/2009, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 2,6%. Mức độ tăng trưởng trong quý 3/2009 như vậy cao nhất từ quý 1/2002 và cao hơn so với dự báo 1,9% của các chuyên gia tham gia khảo sát. So với 1 năm trước, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 0,6%. Trong khu vực, như vậy kinh tế Hàn Quốc đã cùng với kinh tế Trung Quốc và Singapore đi đầu tăng trưởng kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, thu nhập quốc dân tính trên đầu người của Hàn Quốc đang tăng lên nhanh chóng nhờ nền kinh tế quốc gia tăng trưởng cao hơn kỳ vọng và đồng Won đang hồi phục trên thị trường quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự đoán về GDP đầu người của Hàn Quốc sẽ đạt 20 nghìn USD vào năm 2012. Ngày 9/9/2009 Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố đánh giá về môi trường doanh nghiệp các quốc gia trên thế giới. Như vậy, Hàn Quốc đã vươn lên 4 bậc và đứng ở vị trí 19. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc lọt vào top 20 trong khi tiêu chuẩn bình quân của các nước OECD là 30. Bản báo cáo kết quả đánh giá môi trường doanh nghiệp của WB có tên “Doing Business 2010” là tài liệu đánh giá mang tính quốc tế đầu tiên đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp ở Hàn Quốc. Trước đó vị trí của môi trường doanh nghiệp Hàn Quốc là vị trí 23 năm 2003, 23 năm 2004, 27 năm 2005, 23 năm 2006, 22 năm 2007, 23 năm 2008. Hầu hết các năm chỉ giữ ở mức trên 20. Điều này phản ánh nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ở Hàn Quốc thông qua cải cách chế độ, thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, xóa bỏ quy định vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Để duy trì và cải thiện vị trí cho năm 2010, Bộ Kế hoạch Tài chính sẽ có những kế hoạch mới như bổ sung quy định thế chấp tài sản, cải cách luật lương hưu…Chính phủ sẽ tiến hành giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, hoàn thiện những mặt còn yếu. Các quy định về thương mại: Ngoại thương Hàn Quốc được điều tiết bởi nhiều đạo luật khác nhau bao gồm Luật Ngoại thương chi phối hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Hải quan điều chỉnh việc thông quan và thu thuế, Luật Ngoại hối quy định các vấn đề về giao dịch ngoại tệ như thanh toán các khoản xuất hay nhập khẩu. Các đạo luật này cùng với những quy định về thương mại khác đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch thương mại với Hàn Quốc. Luật Ngoại Thương Những điều khoản chính trong bộ luật bao gồm: Công bố việc từng bước chuyển sang một nền thương mại mở và tự do. Xóa bỏ dần những rào cản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bảo vệ hoạt động kinh doanh công bằng. Bộ Luật Hải Quan Vào năm 1988, Danh mục thuế quan Hàn Quốc được ban hành để hỗ trợ cho Luật Hải quan.Theo Luật này, mẫu đơn đánh thuế, định giá hàng hóa và tờ khai giá cả sẽ được Hải quan cung cấp. Bên cạnh đó, Luật này cũng cho phép việc miễn, giảm, hoàn trả và/hoặc trả chậm thuế hải quan nhằm thích nghi với những đổi thay trong chính sách kinh tế, xã hội, giáo dục…của Hàn Quốc đồng thời phù hợp với những quy định trong các Công ước quốc tế, các tập quán và ưu đãi quốc tế mà Hàn Quốc có tham gia. Thông qua việc mở ra các dịch vụ hỗ trợ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hành khách vô cùng đa dạng, các hoạt động quản lý và giám sát, đảm bảo ngân sách nhà nước, kiểm soát hợp lý hàng hóa ngoại quan và hợp tác quốc tế, hải quan Hàn Quốc đã và đang góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia đồng thời thúc đẩy mậu dịch quốc tế. c. Văn hóa – xã hội: Văn hóa ẩm thực: Đối với người Hàn Quốc, ẩm thực đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa lâu đời và đặc sắc. Bữa ăn sáng thường có sáu món, mười hai món cho bữa trưa và bữa tối gần hai mươi món. Mỗi món ăn có những nguyên liệu và phương pháp nấu riêng, không trùng lắp. Nhà hàng Hàn Quốc ở số 5 - 15 Hồ Huấn Nghiệp, Q. 1- TPHCM Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm... Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, rau sống trộn...; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt, rau, cá, rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm... và kim chi Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn heo, sườn bò nướng (Kalbi) cũng là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc. Trong chế biến món này, người ta dùng loại tương (Source) riêng biệt để làm tăng vị ngọt của thịt, khiến cho món ăn thêm đậm đà và mang một sắc thái riêng. Món này cuốn chung với rau sống để ăn. Ngoài một số món kể trên, cơm trộn (cơm trộn với thịt thái mỏng, trứng, rau tẩm gia vị, nước xốt làm từ ớt), mì lạnh (sợi mì được làm bằng lúa kiều mạch, mảnh và dai, nước dùng lạnh có thịt bò thái mỏng, hành tươi, củ cải, dưa leo, hạt mè), Shinsollo (thịt, cá, rau, đậu phụ được ninh nhỏ lửa trong nước thịt bò), cháo gà (gà được ướp với gừng, táo, gạo nếp, tỏi rồi hầm nhừ), bánh gạo (nhân thịt, kim chi và được hấp trong chõ)... là những món ăn luôn được ưa thích ở Hàn Quốc. Văn hóa ẩm thực của người theo đạo phật ở Hàn Quốc: Trong Phật giáo, nguyên lý chế biến của các loại thực phẩm của nhà chùa là bảo toàn chất lượng nguyên thủy của thực phẩm càng cao càng tốt, để tăng cường độ thơm, ngon, tự nhiên của các dưỡng chất vốn có trong thiên nhiên, tạo sự ngon miệng, khoái khẩu mang tính tự nhiên. Tại Hàn Quốc, các phương pháp chế biến này cũng rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc theo phong tục, tập quán của từng vùng, miền nhưng tựu chung vẫn hướng tới 3 tiêu chí chính: thứ nhất là sạch sẽ; đặc biệt quan tâm tới yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu gieo trồng cho đến khâu chế biến, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu. Hai là sự nhẹ nhàng, nhẹ nhàng ở đây là nói về hương vị, sử dụng gia vị mắm muối, mì chính làm sao cho ngon miệng, dễ tiêu hóa, nhưng lại không quá mặn, quá chua, quá cay, hay quá hắc, gây ảnh hưởng tới bộ phận nội tạng cơ thể khi các nhà sư thực hành thiền. Ba là chú ý đến những lời Buddha dạy, có nghĩa là không nên sắp quá nhiều, đủ dùng cho một bữa, hạn chế đồ thừa và lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết. Với quan điểm nhất quán như vậy, văn hóa ẩm thực trong các nhà chùa ở Hàn Quốc người ta quan tâm nhiều đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm bất luận đó là mùa hè hay mùa đông, như vậy cơ thể mới hấp thụ hết chất bổ có trong thực phẩm, đặc biệt người ta chú ý đến thời gian chế biến, thời gian nấu, tất cả duy trì ở ở mức thích hợp, đây là điều quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phật giáo của người Hàn Quốc. Môi trường kinh doanh: Từ lâu, Hàn Quốc đã tự sản xuất được hầu hết các loại rau và quả tươi. Tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây sản xuất nông nghiệp giảm hảng năm vì ngày càng thiếu lao động làm nông nghiệp và chi phí trồng trọt ngày càng tăng lên. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ rau và quả tươi tăng lên nhanh chóng do đây là các mặt hàng thực phẩm có tác dụng tốt cho sức khỏe. Năm 2008, Hàn Quốc đã nhập khẩu trên 300 triệu USD các loại rau củ, và trên 270 triệu USD các loại hoa quả tươi. Thị trường nhập khẩu: Hoa Kì chiếm 5% thị phần về rau tươi và 45% về quả tươi. Philippine chiếm khoảng 25% thị phần quả tươi, chủ yếu là chuối và dứa. Trung Quốc chiếm khoảng 35% thị phần về rau tươi. Hệ thống phân phối nội địa: Khoảng 70% rau và quả tươi được bán thông qua khu vực bán lẻ. Hầu hết các công ty bán lẻ chính của Hàn Quốc đã phối hợp hoạt động kinh doanh một cách song song và bằng nhiều hình thức bán lẻ khác nhau nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất cả về phạm vi kinh doanh cũng như thị phần kinh doanh. Để có thể thâm nhập vào được hệ thống bán lẻ rau, quả tươi tại Hàn Quốc, công ty xuất khẩu phải tiếp cận được với một nhà nhập khẩu nào đó của Hàn Quốc vì chỉ có ít nhà bán lẻ có hoạt động nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Qui định nhập khẩu rau, củ, quả vào Hàn Quốc: Chính phủ Hàn Quốc vẫn duy trì những qui định rất chặt chẽ để quản lí nhập khẩu các loại thực phẩm kể cả việc nhập các loại rau, củ, quả tươi. Tất cả các loại rau, củ và hoa quả tươi nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Hàn Quốc. Với các loại rau, quả chế biến, bộ chứng từ nhập khẩu còn được yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất khẩu của nhà máy sản xuất chế biến đã được phía Hàn Quốc chấp thuận từ trước về dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị chế biến, kho lưu giữ bảo quản... Quan hệ thương mại Việt Hàn về nhập khẩu rau, củ, quả tươi: hiện nay chỉ có 3 loại quả tươi được tự do nhập khẩu vào Hàn Quốc kể cả từ Việt Nam: dừa,chuối xanh và dứa. Do đó, sản phẩm rong nho còn là một mặt hàng còn khá mới mẻ đối với thị trường nhập khẩu các nước nói chung và thị trường Hàn Quốc nói riêng. III/ Phân tích SWOT: Lợi thế: Sản phẩm: Ở Nhật Bản - quê hương của giống rong nho biển cũng chỉ có đảo Okinawa là phát triển tốt – nơi có điều kiện thời tiết nóng ấm (tháng 12 đến tháng 6 năm sau). Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, giống rong nho này lại hợp với thổ nhưỡng và thời tiết ấm áp của vùng biển miền Trung như Khánh Hòa, Bình Thuận... nên hoàn toàn có thể thích nghi và phát triển rất tốt (có thể trồng và thu hoạch các tháng trong năm). Về chất lượng sản phẩm rong nho, đây được xem như một loại rau cao cấp có hoạt chất Caulerpin và Caulerpicin tạo mùi vị kích thích ngon miệng và có tác dụng chữa bệnh. Dự báo rằng rong nho sẽ trở thành món ăn dinh dưỡng phổ biến tại những vùng không trồng được rau xanh. Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ người béo phì thấp nhất trong số các quốc gia thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cho biết Hàn Quốc có tỷ lệ béo phì thấp là do chế độ ăn uống của người dân Hàn có nhiều rau cải và trái cây, ít mỡ và đường. Rong nho được trồng ở những vùng biển sạch, cách xa những nơi sản xuất công nghiệp và khu dân cư nên đây là một loại rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên đây là một thuận lợi khi xuất khẩu rong nho vào thị trường Hàn Quốc Rong nho là một loại sản phẩm ngắn ngày nên có thể nhanh chóng thu được năng suất. Rong nho ở Việt Nam sinh trưởng tốt, cọng rong dài, trái to, mùi vị đậm hơn, giá thành thấp nên có thể cạnh tranh với rong nho được trồng ở Nhật. Người Hàn Quốc rất coi trọng bữa ăn, luôn mong muốn có được giá trị dinh dưỡng cao nhất và rau chính là nguồn thức ăn chủ yếu; ngoài ra rong nho còn có thể dùng để uống. Vấn đề làm đẹp rất phổ biến ở Hàn Quốc, do đó rong nho có thể được ưa chuộng vì nó có tác dụng làm đẹp và trắng da, chống lão hóa và giảm béo. Doanh nghiệp: Công ty có Cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ CB – CNV có trình độ quản lý tốt, lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, và có nhiều kinh nghiệm cho việc xuất khẩu thực phẩm qua nhiều quốc gia. Có khu nuôi trồng nằm ngay cạnh bờ biển với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu còn các doanh nghiệp khác đầu tư đơn lẻ, tự phát. Với hơn 40 bể xi măng hiện nay mỗi tháng Công ty thu hoạch được hơn 6 tấn rong nho sạch đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn do Nhật Bản kiểm định. Doanh nghiệp chỉ cung cấp một loại sản phẩm nên có thể tập trung toàn bộ nguồn lực và kinh nghiệm cho việc phát triển sản phẩm rong nho. Lựa chọn hướng xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc nên doanh nghiệp không cần đầu tư để thiết lập cơ sở sản xuất ở Hàn Quốc và giảm thiểu rủi ro khi chưa quen thuộc với thị trường mới. Khó khăn: Sản phẩm: Điều kiện sống của rong nho tương đối phức tạp. Công đoạn thu hoạch cực kỳ tốn sức. Chỉ có thể để tươi trong khoảng 7 – 10 ngày, việc bảo quản cũng hơi rắc rối ( để ở nhiệt độ 20oC-30oC, không để được trong tủ lạnh hay ngoài nắng). Doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị ép giá, giá xuất khẩu sang Nhật là 8-10 USD/kg rong nho; thực tế ở Nhật, rong nho thành phẩm được bán với giá hơn 100 USD/kg. Do doanh nghiệp lựa chọn thâm nhập thị trường sớm nên phải chịu tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm. Doanh nghiệp phải chịu chi phí vận chuyển, bảo quản và bảo hiểm hàng hóa khá cao cũng như khó kiểm soát thị trường nước ngoài. Cơ hội: Hàn Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu thực phẩm lớn trên thế giới, điều này mở ra cơ hội lớn cho chúng ta trong việc xuất khẩu rong nho sang Hàn Quốc. Quan hệ chính trị Việt Nam – Hàn Quốc: Giữa hai nước có mối quan hệ song phương tốt đẹp, những người đứng đầu của hai nước đã có nhiều chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau vì quan hệ hợp tác và phát triển. Đặc biệt, trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc 5/2009, thủ tướng hai nước đã thỏa thuận sẽ nâng cấp quan hệ hai nước lên mức “Đối tác hợp tác chiến lược”, sẽ công bố vào dịp Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm chính thức Việt Nam dự kiến vào Quý IV/2009. Hàn Quốc ủng hộ đường lối mở cửa, cải cách của Việt Nam, hợp tác tích cực với Việt Nam trên trường quốc tế, ủng hộ ta gia nhập nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế (APEC, WTO, Ủy viên không thường trực HĐBA…).  Lựa chọn thâm nhập thị trường sớm sẽ giúp doanh nghiệp giành được những quyền lợi ưu tiên so với đối thủ cạnh tranh và chiếm được thị phần lớn. Doanh nghiệp lực chọn quy mô thâm nhập tương đối khiêm tốn do thị trường mới bắt đầu phát triển và còn rời rạc, ít đối thủ. Xu hướng tiêu dùng ở Hàn Quốc: Hàn Quốc tham gia công ước Kyodo bảo vệ môi trường. Các sản phẩm với nhãn mác thân thiện môi trường, nguồn gốc tự nhiên sẽ được ưa chuộng. Thực phẩm hữu cơ đang dần trở thành biểu tượng của thực phẩm sạch, vệ sinh, dinh dưỡng đối với cơ thể, đã và đang được tiêu thụ nhiều trong thời gian tới. 70% người tiêu dùng lo ngại đối với thực phẩm tiêu thụ hàng ngày và 87% người tiêu dùng lo ngại về chất lượng và độ an toàn của các hàng nông thủy sản nhập khẩu. Số lượng hộ gia đình quay lại việc tự trồng cung cấp rau sạch, chế biến thực phẩm tại gia đình ngày càng tăng lên. Do điều kiện môi trường ô nhiễm, làm việc căng thẳng và các dẫn xuất độc hại khiến khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng Hàn Quốc đang suy giảm. Tỷ lệ và số ca điều trị sinh sản tăng lên rất nhanh trong thập kỷ qua. Do vậy, trong thời gian tới, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm không gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, sản phẩm hỗ trợ cho khả năng sinh sản bao gồm cả đồ nội thất, quần áo, thiết bị sử dụng cá nhân và thực phẩm sẽ phát triển nhanh. Dịch vụ làm đẹp cá nhân sẽ rất phát triển. Do sức ép về cạnh tranh trong công việc, ngoại hình đẹp là một trong những yếu tố quan trọng bên cạnh khả năng và trình độ nghề nghiệp. Khoảng 10% dân số độ tuổi 15-24 khẳng định đặc biệt quan tâm đến vấn đề ngoại hình hơn bất kỳ thứ gì khác. Đa phần khẳng định tầm quan trọng của ngoại hình cho sự thành đạt trong công việc. Do vậy dịch vụ làm đẹp cũng như phát triển các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp sẽ rất thành công trong thời gian tới. Do thu nhập thực tế đang giảm dần và giá cả sinh hoạt tăng lên, các hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm tối đa chi phí nên sản phẩm có chất lượng và giá rẻ sẽ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng Hàn Quốc, đặc biệt là các bà nội trợ.( . Theo thống kê, thu nhập thực tế của hộ gia đình Hàn Quốc chỉ còn 3,1 triệu won/tháng, giảm 2,1% so với 2008, và mức chi tiêu hàng tháng sau khi loại trừ yếu tố lạm phát là 2,03 triệu won, giảm 3% so với cùng kỳ 2008). Báo cáo môi trường kinh doanh đánh giá xếp hạng 181 nền kinh tế về mức độ thuận lợi kinh doanh. Hàn Quốc nằm trong danh sách 25 nước có nền kinh tế đứng đầu. Sau khi sửa đổi Luật Hải quan và Nghị định Thi hành có hiệu lực vào ngày 1/1/1997, thủ tục nhập khẩu và quy định đối với chứng từ nhập khẩu đã được đơn giản hóa. Hàng hóa nhập vào Hàn Quốc sẽ không cần phải có giấy phép nhập khẩu (I/L) do ngân hàng ngoại hối phát hành. Qui định đối với chứng từ chấp thuận thanh toán bằng ngoại tệ cũng không còn được áp dụng. Tất cả hàng hóa có thể được tự do nhập khẩu, ngoại trừ những loại hàng như dược phẩm và thiết bị y tế phải đăng ký nhập khẩu trừ khi chúng có tên trong danh sách kiểm soát xuất nhập khẩu (Negative List), và những hàng hóa thuộc danh mục bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong tháng 5/2009 đạt hơn 33,6 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam đạt 161,4 triệu USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2008.Qua biểu đồ diễn biến tình hình xuất khẩu rau hoa quả có thể thấy kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ đầu năm 2009 đến nay. Ngành hàng rau hoa quả xuất khẩu của Việt Nam đang dần khẳng định vi trí của mình đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường quốc tế như Thái Lan, Trung quốc, Mỹ… Diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả từ năm 2008 đến nay (ĐVT: Triệu USD) Nguy cơ: Doanh nghiệp dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh ở thị trường này có biến động và khi thị trường xuất hiện cạnh tranh. Chi phí vận chuyển cao cùng việc thiếu kết nối với hệ thống phân phối quốc tế đang là những rào cản hạn chế xuất khẩu rau quả của Việt Nam Đối thủ cạnh tranh là những quốc gia cũng lựa chọn Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu thực phẩm, nhất là hàng rau, củ, quả; bên cạnh đó còn có những doanh nghiệp trong nước sản xuất những sản phẩm tương đồng như công ty Minh Sơn, công ty du lịch Vườn Đá. Sự cạnh tranh của chính sản phẩm rong nho được trồng ở những nước khác. Khi xã hội càng phát triển, sẽ có nhiều loại rau khác tốt cho con người được tạo ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Chính phủ Hàn Quốc và Đảng Đại dân tộc (GNP) cầm quyền ngày 28/9/2009 đã nhất trí về một loạt biện pháp nhằm tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, đặc biệt với thực phẩm nhập khẩu. Cũng theo đề xuất mới, nhà sản xuất bắt buộc phải ghi trên nhãn mác chính của sản phẩm xuất xứ đối với sản phẩm nhập khẩu Hiện nay, ở Hàn Quốc vẫn duy trì những quy định khá chặt chẽ về kiểm dịch đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm (thậm chí có thể yêu cầu nhà xuất khẩu nước ngoài báo cáo quá trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, có khi còn tiến hành kiểm tra tại chỗ ở nơi sản xuất). Về tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ, Hàn Quốc sử dụng hệ thống ISO 9000 (hay còn gọi là KSA 9000) làm hệ thống đánh giá tiêu chuẩn chính thức. Bất cứ hàng hóa nào nhập khẩu vào Hàn Quốc cũng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. IV/ Kế hoạch thâm nhập thị trường: Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm rong nho công ty dự định xuất sang Hàn Quốc là sản phẩm rong tươi ngâm trong dung dịch muối. Đóng gói sản phẩm: rong nho được thu hoạch phải đảm bảo không bị dập nát, bể vỡ, và giữ nguyên màu sắc. Sau đó rong được quay li tâm và đưa đi đóng gói với dung dịch nước muối hòa tan giúp bảo quản rong được từ 1-2 tháng. Sản phẩm đem đi đóng gói có hai dạng 500gr-1kg. Công đoạn cuối cùng là đem đi dán nhãn và nhập kho. Qui định về nhãn mác và đóng gói thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc: Theo luật định các sản phẩm nhập khẩu đều phải dán nhãn về vệ sinh an toàn theo qui định và hướng dẫn của Cục kiểm định thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) bằng tiếng Hàn Quốc. Dựa vào thông tin trên, sản phẩm Rong nho biển của công ty sẽ được đóng gói và dán nhãn như sau: Về nhãn sản phẩm: Tên sản phẩm: Rong nho ngâm muối. Loại sản phẩm: rau (07.11 mã số hàng hóa). Tên nhà nhập khẩu: Công ty TNHH Hải Nam. Địa chỉ: 27 Nguyễn Thông, P. Phú Hài, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Địa chỉ nơi sản phẩm lỗi hoặc khiếm khuyết có thể đổi hoặc trả lại: 27 Nguyễn Thông, P.Phú Hài, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Ngày tháng năm sản xuất: Hạn sử dụng: Nội dung chính: trọng lượng, dung lượng, số lượng, thành phần, lưu ý, cách sử dụng, bảo quản... Chiến lược phân phối: Sản phẩm rong được vận chuyển bằng đường thủy sang Hàn Quốc. Rong nho sẽ có mặt trên thị trường Hàn Quốc thông qua các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các doanh nghiệp nhập khẩu Hàn Quốc vì 90% (khoảng trên 100 tỷ USD) kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc là thông qua Hiệp hội các nhà nhập khẩu. Ngoài ra, để thâm nhập thị trường Hàn Quốc, việc tiến tới phương thức bán hàng linh hoạt là hết sức cần thiết, bởi doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy họ thường mua những lô hàng nhỏ. Khi xuất khẩu vào Hàn Quốc, ta nên sử dụng các đại lý ở đây. Hình thức bán hàng: bán sỉ Nơi bán hàng: Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc Xác định khách hàng mục tiêu: Các bà nội trợ Nhà hàng, quán ăn… Chiến lược xúc tiến: Hiệp hội các nhà Nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA) đã tổ chức các buổi giao thương thường niên giữa các sứ quán, thương vụ và thành viên của các đại diện thương mại của các nước khác về sản phẩm, doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nước mình. Dựa vào cơ hội này công ty sẽ tổ chức một buổi giới thiệu sản phẩm Rong nho biển nhằm tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra, hiện nay an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề đáng lưu tâm lớn đối với các nước, do đó ngày càng nhiều biện pháp bảo hộ và qui định pháp lí được đặt ra nhằm đảm sức khỏe và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong nước. Do đó, xuất khẩu một loại sản phẩm_nhất là việc đây là sản phẩm rau sạch_sang thị trường một nước là một vấn đề không thể xem nhẹ đối với các nhà xuất khẩu, đặc biệt là một nước mà các qui định về chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm cao như Hàn Quốc. Do đó, để thuận lợi hơn cho việc xuất rong nho sang thị trường mới, công ty đang tìm cơ hội liên hệ với GCF (chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu cho Doanh nghiệp Việt Nam được tài trợ bởi DANIDA) để sản phẩm rong nho có thêm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, công ty cũng đang xúc tiến công đoạn xin giấy chứng nhận chất lượng TCVN ISO 9000:2000 cho sản phẩm rong nho. Chiến lược giá: Chiến lược định giá sản phẩm mới: Điều kiện: Thị trường nhạy cảm với giá cả và giá thấp. Chi phí sản xuất và phân phối ngày càng giảm do cải tiến và tích lũy được kinh nghiệm (xuất khẩu sang Nhật Bản, Philippines…). Ít đối thủ cạnh tranh ở thị trường Hàn Quốc. Định giá thâm nhập thị trường: Chiến lược định giá thấp để thu hút khách hàng và đạt được thị phần lớn. Đồng thời công ty sẽ dần cải tiến, tích lũy kinh nghiệm ở thị trường này để chi phí sản xuất hạ thấp và lợi nhuận tăng lên. * Tùy theo tình hình thị trường khi sản phẩm đã vào thị trường Hàn quốc thì công ty sẽ có chiến lược điều chỉnh tăng giá hay giảm giá phù hợp. Giá đề xuất ban đầu là 64.9USD/kg. 5. Tổ chức thực hiện: Gồm các bước sau: Khảo sát thị trường Hàn Quốc (môi trường chính trị - kinh tế - pháp luật, sở thích và nhu cầu người Hàn Quốc, đặc biệt là văn hóa ẩm thực…). Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing hỗn hợp Hoàn tất các quá trình hỗ trợ: quy trình sản xuất, thu hoạch và đóng gói, phương tiện vận chuyển, các thủ tục hải quan khi xuất khẩu… Chúng tôi sẽ tóm lược quy trình và các thủ tục hải quan để tiến hành xuất khẩu sản phẩm rong nho qua Hàn Quốc. Qui trình thông quan hàng nhập khẩu Hàn Quốc: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu cho hàng thực phẩm để Cục trưởng KFDA hoặc Giám đốc kiểm dịch quốc gia xem xét. Cục trưởng KFDA thẩm tra và kiểm tra hàng nhập khẩu. Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn Hàn Quốc sẽ có chứng nhận chứng chỉ nhập khẩu của KFDA. Sau đó sản phẩm sẽ được thông quan và phân phối trên thị trường. Sau khi nhận được sự đồng ý nhập khẩu sản phẩm rong nho từ Hiệp hội các doanh nghiệp nhập khẩu Hàn Quốc, bộ chứng từ công ty cần có để tiến hành xuất khẩu là: Hợp đồng ngoại thương. Tờ khai xuất khẩu. Hóa đơn thương mại. Vận đơn đường biển. Phiếu đóng gói. Bảng kê chi tiết. Giấy chứng nhận xuất xứ. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Chứng nhận chứng chỉ nhập khẩu của KFDA. Tiếp đến, liên hệ phương tiện để tiến hành vận chuyển sản phẩm rong nho đến cảng, thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định, đưa sản phẩm đến cảng bốc hàng và giao hàng theo phương thức FOB. Các điều kiện cần trong quá trình tổ chức thực hiện: Đảm bảo giao hàng đúng hẹn, đúng quy định, an toàn, chất lượng. Có các phương án dự phòng rủi ro ( phương tiện hư hỏng, thời tiết, lỗi sản phẩm…) 6. Ước tính chi phí dự kiến: Chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất chung: 250tr Chi phí bán hàng: 150tr Chi phí quản lí doanh nghiệp: 100tr Tổng chi phí ước tính: 500tr TÀI LIỆU THAM KHẢO: www.rauquavietnam.vn www.muivi.com www.sggp.org.vn www.vietnamnet.vn www.gcf-vn.org www. agriviet.com DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN: Trần Thị Ngọc Dung K074020286 Trần Quang Duy K074020287 Đỗ Thị Ngọc Hà K074020299 Châu Vũ Hoài Nhi K074020343 Liên Thị Hồng Phước K074020348 Nguyễn Tuấn Vũ K074020387

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận - xuất khẩu rong nho sang nhật.doc
Tài liệu liên quan