Tiểu luận Xuất khẩu hoa

Đây là hệ thống phân phối truyền thong với số lượng lớn hoa tiêu thụ ( gần 94%). Với hệ thống này, nhà nhập khẩu sau khi nhận hoa, hoàn thành hải quan, gửi hàng cho những nhà bán đáu giá. Dựa trên sự phân tích và những kinh nghiệm của họ, nhà nhập khẩu quyết định gi hoa đến thị trường nào có giá bán cao nhất. Khối lượng cuối cùng sẽ được giaolaij cho nhà xuất khẩu theo một giá cố định sau khi kết thúc bán đấu giá. Nhà bán đấu giá sẽ nhận hoa hồng 10%. Chỉ những người mua đã đăng kí trước mới có thể mua được hoa. Những người mua khác phải mua qua nhà bán sỉ trung gian. Hệ thống này được phát triển do các khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM: 1- Tổng quan về doanh nghiệp: Khái quát chung: Dalat Hasfarm là tên thương mại của Công ty Agrivina Ltd 100% vốn nước ngoài, liên doanh giữa Indonesia - Hồng Kông, trụ sở tại Việt Nam đóng tại 450 Nguyên Tử Lực, phường 8, thành phố Ðà Lạt. Năm 1993, Thomas Hooft – người Hà Lan nay là tổng giám đốc Dalat Hasfarm đã đi khắp nơi để tìm kiếm một địa chỉ trồng hoa và phát triển nghề trồng hoa. Khi đặt chân đến Đà Lạt, ông quyết định ngay bởi khí hậu, đất đai và độ cao so với mực nước biển ở đây rất lý tưởng cho nghề hoa, mặc dù lúc đó ông chưa hiểu biết nhiều về đất nước Việt Nam. Tháng 8 năm 1994 đánh dấu một mốc quan trọng của Công ty Dalat Hasfarm vì nhận được giấy phép đầu tư để phát triển dự án nghề trồng hoa với vốn pháp định ban đầu 700.000USD. Từ khi thành lập, Dalat Hasfarm là công ty đầu tiên nhập các chủng loại hoa, cây giống hoa mới từ Hà Lan và các nước châu Âu đến trồng tại Đà Lạt, tiến hành trồng thử nghiệm các giống hoa thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại địa phương. Việc kinh doanh đã tạo nên bộ mặt mới cho thị trường hoa Việt Nam với các chủng loại hoa đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. Công ty cũng đã thành công trong việc xuất khẩu hoa cắt cành trồng tại Việt Nam đến các thị trường như: Nhật Bản, Úc, Singapore, Đài Loan, Indonesia... và hiện chiếm 95% thị phần xuất khẩu hoa cắt cành tại Đà Lạt. Để có được những điều ấy, công ty đã thực hiện chiến lược phát triển đồng bộ, toàn diện cả về mặt công nghệ, con người và có chính sách xây dựng thương hiệu rất mạnh mẽ. Trước hết, về công nghệ: công ty đã tích cực đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng hoa, tạo nên mô hình điển hình để nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp tại Đà Lạt. Dựa vào ưu thế khí hậu ôn hòa của vùng cao nguyên và khả năng phát triển mạnh nghề trồng hoa, Công ty Dalat Hasfarm bắt đầu công nghệ trồng hoa trong nhà kính từ năm 1994 theo quy trình hết sức nghiêm ngặt và hiện nay vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất. Dalat Hasfarm là công ty đầu tiên ở Lâm Đồng áp dụng công nghệ hiện đại này. Hiện tại, công ty có 3 trang trại tại Đà Lạt, Đa Quí và Đơn Dương rộng hơn 250ha, trong đó có hơn 41ha nhà kính, nằm ở độ cao từ 1.000-1.500m so với mực nước biển, nên các chủng loại hoa được sản xuất quanh năm với chất lượng cao. Trong đó, từ diện tích kho lạnh 600m2 có đầy đủ trang thiết bị để giữ hoa tốt nhất, đến quy trình đóng gói, bảo quản và vận chuyển đều rất cẩn thận. Ưu điểm của việc trồng hoa trong nhà kính là giúp ngăn ngừa được mưa gió, côn trùng, sâu bọ không thể xâm nhập bởi nhà kính có mái che và lưới ngăn côn trùng. Cấu trúc nhà kính rất dễ dàng để cài đặt hệ thống cơ giới hóa, giúp tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển…. Về nguồn nhân lực: Để đạt tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng quốc tế, ngoài việc rất chú trọng đến đầu tư phát triển nhà kính với công nghệ cao, Dalat Hasfarm còn quan tâm hàng đầu về nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ quản lý chuyên nghiệp tầm cỡ quốc tế và thiết lập mối quan hệ bền vững, uy tín với khách hàng. 14 năm sống và làm việc tại Đà Lạt, ông Thomas Hooft đã tạo nên thương hiệu cho hoa Đà Lạt. Lúc đầu, công ty chỉ có vài người và diện tích canh tác cũng không nhiều, nhưng sau 14 năm, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty lên đến 1.100 người với gần 300 ha trồng hoa các loại. Hầu hết nhân viên trong công ty đều giao tiếp bằng tiếng Anh và phần lớn trong số họ được gửi đi đào tạo tại Hà Lan về ngành hoa. Hiện nay công ty sản xuất các loại hoa như cẩm chướng, cúc, hoa hồng, lily, đồng tiền, các loại lá và hoa để trang trí... với hàng trăm chủng loại. Ngoài ra, công ty còn nâng cao giá trị sản phẩm hoa sản xuất tại Việt Nam qua sáng tạo khẩu hiệu: “Hoa tươi Dalat Hasfarm, hoa từ trái tim Việt Nam”. Đó cũng là tôn chỉ hoạt động mà công ty đề ra nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hoa chất lượng tốt nhất, và góp phần tô điểm thêm giá trị cuộc sống. Do đó, công ty đã vạch rõ tiêu chí hoạt động của mình: Thiết lập mối quan hệ mật thiết và xây dựng uy tín với khách hàng. Giới thiệu và phát triển những giống mới và tôn trọng luật gây giống quốc tế. Luôn đặt sự quan tâm cao nhất đến con người, sức khoẻ và môi trường. Luôn tìm tòi nghiên cứu, đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. Đầu tư vào nhà kính và kỹ thuật trồng hoa hiện đại. Đào tạo đội ngũ quản lý thật chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Đảm bảo điều kiện làm việc tốt và an toàn cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Dalat Hasfarm. Đưa Dalat Hasfarm thành một thương hiệu vững mạnh. Trong tương lai, Dalat Hasfarm sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới và vẫn tiếp tục giữ vững danh hiệu nhà sản xuất và phân phối hoa hàng đầu tại Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, tham vọng của Dalat Hasfarm còn nhiều và trong tương lai kế hoạch kinh doanh của công ty là mở rộng diện tích sản xuất và cải tiến kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hợp tác với các công ty chuyên kinh doanh ngành hoa nổi tiếng trên thế giới để củng cố hoạt động kinh doanh của ngành hoa. Có thể nói rằng, sự ra đời của Dalat Hasfarm là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nghề trồng hoa theo công nghệ tiên tiến, làm nên cuộc “cách mạng công nghệ” thực sự với giới trồng hoa truyền thống không chỉ ở Đà Lạt mà cả các huyện lân cận như Đơn Dương, Đức Trọng. Mô hình trồng hoa trong nhà kính ngày càng được nhân rộng, chiếm vị trí chủ đạo trong thâm canh cây hoa. Với những thành tích đạt được, năm 2004, Dalat Hasfarm được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục về công ty phân phối hoa lớn nhất Việt Nam; năm 2006 được Bộ Thương mại tặng bằng khen vì có thành tích trong xuất khẩu; từng được tạp chí Flowers Tech của Mỹ bầu chọn là công ty sản xuất hoa hàng đầu Đông Nam Á. Riêng bản thân Thomas Hooft được chủ tịch nước phong tặng doanh nhân tiêu biểu năm 2006; được phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng bằng khen là doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007; được Diễn đàn doanh nghiệp thủ đô các nước ASEAN trao chứng nhận “Giải thưởng doanh nhân ASEAN”; được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen có nhiều thành tích góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, danh hiệu Nghệ nhân hoa Đà Lạt…. Sản phẩm chính của công ty: Với công nghệ hiện đại và quy trình quản lý khoa học khép kín từ sản phẩm, thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, Dalat Hasfarm cung cấp sản phẩm hoa tươi đạt tiêu chuẩn chất lượng cao cùng các dịch vụ tốt nhất. Các sản phẩm chính bao gồm: Hoa & lá trang trí  : hoa cắt cành, bao gồm hoa hồng, lily, cúc đơn, cúc chùm, cẩm chướng đơn, cẩm chướng chùm, đồng tiền, baby, sao tím, salem; các loại lá trang trí và nhiều loại hoa đa phương khác. Hoa chậu : Sống Đời, Cúc, Thu Hải Đường, Lily, Trạng Nguyên, Mai Dạ Thảo ... Phụ liệu cắm hoa : Dalat Hasfarm là nhà phân phối chính thức một số sản phẩm phụ liệu uy tín như xốp cắm hoa Oasis, các dòng sản phẩm chăm sóc và thuốc dưỡng hoa Chrysal, sơn màu  Spring và nhiều sản phẩm giấy gói, kẽm màu trang trí, đá thủy tinh… Ngoài ra, Dalat Hasfarm còn cung cấp nhiều dịch vụ thiết kế, trang trí hoa tươi cao cấp sẵn sàng đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng. Hệ thống phân phối: 72% hoa tươi DALAT HASFARM được xuất đi Nhật, Úc, Singapore, Nga, Philippine, Indonesia, Đài Loan, Cam pu chia, Thái Lan và các nước khác. Phần còn lại công ty cung cấp cho thị trường trong nước thông qua mạng lưới phân phối vững chắc và rộng khắp. Dalat Hasfarm đã thiết lập hệ thống phân phối với 400 cửa hàng hoa rải khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế ,Ðà Nẵng, TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ…, đồng thời phân phối tại các siêu thị lớn như: Metro, Big C, Lotte…. 2- Sản phẩm xâm nhập thị trường: Ở đây, sản phẩm mà công ty chọn để thâm nhập thị trường là hoa hồng cắt cành – loại hoa rất có tiềm năng xuất khẩu hiện nay. Về giống hoa: Cây giống được nhập hoàn toàn từ Hà Lan, với tên khoa học là Rosa Hybrida Hook. (họ Rosaceae). Một số giống hoa tiêu biểu có thể kể đến là: Quy trình sản xuất hoa hồng cắt cành: Hoa hồng được áp dụng một hệ thống thu hoạch chuyên nghiệp nghiêm ngặt và được thu hoạch hai ngày một lần để đảm bảo đúng độ nở của hoa. Về kích thước, hoa hồng được phân loại dựa trên chất lượng và chiều dài cành. Chiều dài cành phổ biến là: 30cm, 40cm, 50cm và 70 cm. Hoa được bó thành bó 10 cành hoặc 20 cành, sau đó đóng gói bằng giấy gợn sóng và giấy gói hoa của Dalat Hasfarm để bảo vệ hoa và lá. Tuổi thọ của hoa là từ 5- 12 ngày. 3- Thị trường dự định thâm nhập: Có thể nhận thấy rằng xuất khẩu hoa hồng cắt cành là một trong những chiến lược chủ đạo của Dalat Hasfarm. Và công ty đã tìm kiếm hướng đi cho loại hoa này với rất nhiều thị trường: Thái Lan, Philippin, Arap xeut, Singapore… trong đó thị trường Nhật Bản là một thi trường rất tiềm năng bởi trong thời gian gần đây, tập quán tặng hoa và chi tiêu mua hoa của người Nhật Bản đang tăng mạnh trong các dịp kỷ niệm và ngày lễ trong năm. Thói quen tặng hoa đang trở thành nếp sống văn hóa của người Nhật Bản, nhu cầu mua hoa của các gia đình, đặc biệt là thú chơi hoa hàng ngày và làm quà tặng đang ngày càng tăng cao, nhu cầu về hoa tăng nhanh vào các dịp lễ như: ngày giỗ tổ (tháng 3), ngày của Mẹ (tháng 5), Noel và năm mới. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có thói quen tặng hoa chúc mừng vào ngày khai trương văn phòng, kỷ niệm ngày thành lập công ty... Trong các loại hoa được tiêu thụ nhiều ở Nhật thì hoa hồng, đặc biệt là hoa hồng đỏ rất được ưa chuộng và nhu cầu cũng đang tăng rất nhanh. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN: 1- Thông tin chung về Nhật Bản: Nhật Bản bao gồm bốn hòn đảo lớn và khoảng 3000 đảo nhỏ hơn. Địa hình đồi núi với khí hậu trải dài từ ôn đới đến nhiệt đới, thường xảy ra gió mùa, động đất và các cơn bão . Hầu hết cư dân đều tham gia hoạt động công nghiệp. Thể chế chính trị Quân chủ lập hiến Diện tích 369.700 Km2 Thủ đô Tokyo Thành phố chính Yokohama, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Kyoto, Kobe, Sendai, Sapporo Dân số 127.760.000 Mật độ dân số 343 người/Km2 Tuổi thọ trung bình 78.36nam, 85.33nữ Ngôn ngữ Tiếng Nhật Tôn giáo Đạo Shinto( đạo thần), đạo Phật Tiền tệ Yên GNP 500,000 tỉ USD Sản phẩm xuất khẩu chính Xe môtô, thiết bị văn phòng, sản phẩm sắt và thép, thiết bị khoa học Ngày quốc gia 23/ 12 Các tổ chức quan trọng UN, OECD, CP % dân cư thành thị 77% 2- Tóm tắt thị trường hoa Nhật: Sản xuất nội địa 2.960 tr USD (2007) Xuất khẩu 56tr USD (2007) Thị trường xuất khẩu chính Hàn Quốc Hồng Kông Neitherland Nhập khẩu 500tr USD (2009) Nhà nhập khẩu chính 1.Neitherland 34% 2.Thái Lan 20% 3.New Zealand 14% 4.Singapore 7% 5.Úc 5% 6.Đài Loan 4% 7.Colombia 3% 8.Mỹ 3% 9.Việt Nam 1% 10.Malaysia 1% Tiên thụ hoa trên đầu người 100USD/ người Nguồn: Flower Council of Holland 3- Thị trường hoa cắt cành Nhật Bản: Thị trường bán lẻ hoa cắt cành NB được đánh giá đáng giá 1.5 tỉ Yen, chiếm gần 20% lượng tiêu thụ hoa trên thế giới. Có khoảng 297 chợ đấu giá hoa được đăng kí, bao gồm 20 chợ lớn Có khoảng 25.000 cửa hàng hoa ở Nhật Bản. Nhật Bản có một lịch sử lâu đời về nghệ thuật chơi hoa. Việc cắm hoa là một phần truyền thống trong tôn giáo Nhật Bản và trong các kỳ lễ hội. Vào các dịp lễ Tết, chơi hoa và tặng hoa cho nhau là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Nhật Bản. Nhu cầu chơi hoa đã trở nên phổ biến trong mỗi gia đình. Lúc đó, người ta còn có thói quen mua hoa để tặng người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Khách hàng Nhật là những người mua rất khó tính, ưa chuộng những sản phẩm không có bất kỳ thiếu sót hay lỗi nào. Hoa nhập khẩu vào Nhật 2007 Nguồn: Japan Customs – Trade Statistics Người Nhật có truyền thống thích các loại hoa có màu nhạt, sáng như trắng, hồng nhạt, tím hoa cà, hồng phấn. Sự ưa chuộng màu sắc cũng khác nhau theo mùa, theo các loại hoa khác nhau và theo từng tôn giáo. Màu trắng phổ biến ở miền bắc, trong khi ở miền trung là hồng phấn và miền nam là những màu sáng hơn.. Gần đây, sự ưa chuộng màu sắc có khuynh hướng chuyển sang các màu mạnh hơn như vàng, hồng, và đỏ. Màu đỏ là màu truyền thống trong ngày lễ của Mẹ. Sụ ưa chuộng màu sắc hoa ở Nhật Nguồn: JFTD Một trong những tính chất cần lưu ý nhất của thị trường hoa cắt cành Nhật là mối quan hệ gần gũi giữa nhu cầu và nhân tố mùa. Nhu cầu hoa cắt cành đặc biệt gia tăng vào tháng 3, tháng 8 và tháng 9 ( do các lễ hội của đạo Phật), tháng 5 ( khi ngày Lễ của Mẹ được tổ chức), và tháng 12 (cho Noel và lễ mừng năm mới). Năm tháng này lượng tiêu thụ hoa chiến 55% so với tổng lượng tiêu thụ trong năm. Bảng 3: SỬ DỤNG HOA THEO MÙA Ở NHẬT BẢN LỄ NGÀY MÁU SẮC ƯA CHUỘNG HOA ĐƯỢC SỬ DỤNG Năm mới Lễ thành niên Quốc khánh Valentine Xuân phân Lễ O- Higan Lễ Xanh Ngày Hiến pháp Tuần lễ vàng Tết thiếu nhi Ngày của Mẹ Mùa cưới Ngày của Cha Lễ giữa năm Lễ Tanabata Lễ Obon ( Vu lan) Ngày kính lão Thu phân Ngày sức khỏe và thể thao Lễ hội văn hóa Lễ cảm ơn người lao động Lễ O- Seibo Sinh nhật Nhật hoàng Lễ Noel 3/ 01 15/ 01 11/ 02 14/ 02 20/ 03 21/ 03 29/04 3/05 4/ 05 5/ 05 Chủ nhật thứ hai của tháng 5 Tháng 6 Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 15/ 07 7/ 07 13- 15/ 08 15/ 09 23/ 09 10/ 10 3/ 11 23/ 11 Tháng 12 23/ 12 25/ 12 Đỏ, trắng, vàng, xanh lá cây Hồng Không Đỏ, hồng Trắng, vàng, đỏ, xanh nước biển Trắng, vàng Xanh lá cây Không Không Xanh nước biển, đỏ, vàng, tía Hồng sáng, đỏ Đỏ, trắng, hồng Vàng Xang sáng, hồng Xanh lá cây Trắng, vàng, đỏ, hồng Nhiều màu khác nhau Trắng, vàng, đỏ, hồng Đỏ Nhiều màu khác nhau Xanh sáng, hồng, đỏ, trắng Không Không Đỏ, xanh lá cây, trắng Cúc (vàng, trắng) Chloranthus glaber( đỏ, xanh lá cây) Tulip, các loại hoa truyền thống nói chung Hồng, tulips, hoa truyền thống Cúc, Iris Lily, iris, cẩm chướng Hoa có màu xanh Iris Nhật loại lớn Cẩm chướng, hồng Hồng, cẩm chướng Hồng, Oncidium Hồng, lily Cây trúc Cúc, cẩm chướng, lily Các loại hoa truyền thống nói chung Các loại hoa truyền thống nói chung Các loại hoa truyền thống nói chung Các loại hoa truyền thống nói chung Các loại hoa truyền thống nói chung Hồng  Nguồn: Fukuoka-Ken Kari Ryutu Centre * Hệ thống phân phối và kênh phân phối 1. Hệ thống phân phối: Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến được tay người tiêu dùng hàng hoá có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Exporters Importers Central or Regional auction markets Whosesalers Authorised buyers Middlemen Consumers Retailers 2. Hình thức phân phối 2.1. Hệ thống bán đấu giá Đây là hệ thống phân phối truyền thong với số lượng lớn hoa tiêu thụ ( gần 94%). Với hệ thống này, nhà nhập khẩu sau khi nhận hoa, hoàn thành hải quan, gửi hàng cho những nhà bán đáu giá. Dựa trên sự phân tích và những kinh nghiệm của họ, nhà nhập khẩu quyết định gi hoa đến thị trường nào có giá bán cao nhất. Khối lượng cuối cùng sẽ được giaolaij cho nhà xuất khẩu theo một giá cố định sau khi kết thúc bán đấu giá. Nhà bán đấu giá sẽ nhận hoa hồng 10%. Chỉ những người mua đã đăng kí trước mới có thể mua được hoa. Những người mua khác phải mua qua nhà bán sỉ trung gian. Hệ thống này được phát triển do các khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Nhược điểm của hệ thống này là: Nhà cung cấp không biết chính xác giá cả cho đến khi cuộc đáu giá kết thúc Nhu cầu thị trường cũng ảnh hưởng đén giá, việc phân phối hoa chất lượng cao không luôn luôn bảo đảm sự hoàn trả tốt cho nhà cung cấp Những người mua không luôn luôn có được những sản phẩm họ muốn 2.2. Kinh doanh trước khi đặt hàng và trước đấu giá Hình thức này là nhà nhập khẩu sẽ nhận đơn hàng trước khi nhận hàng, giá hàng cũng thường cao hơn so với đấu giá, nhưng nhà cung cấp phải cam kết thỏa mãn tiêu chuẩn yêu cầu của nhà nhập khẩu và sàn đấu giá. 2.3. Bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ lớn: Một số các nhà bán lẻ lớn như các siêu thị đặt mua hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp hoặc thông qua nhà nhập khẩu. 2.4. Bán hàng trực tiếp cho khách hàng của nhà nhập khẩu: Đây là hình thức các nhà nhập khẩu chủ động phát triển cơ sở khách hàng của họ và bán hàng trực tiếp, bao gồm giao hàng tại nhà, bán hàng theo đơn đặt hàng...do chính nhà nhập khẩu hoặc đối tác của họ thực hiện. 4- Thâm nhập thị trường Nhật: Tại Nhật Bản, việc nhập khẩu hoa phải tuân thủ theo các quy định của Luật bảo vệ thực vật và công ước Washington. Theo đó, các loại thực vật khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải qua kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và các loài sâu hại. Do đó, trước khi xuất khẩu, người xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nước xuất khẩu cấp và được Nhật Bản công nhận. Theo tính chất đặc thù, hoa Đà Lạt xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu bằng được hàng không, việc kiểm tra hàng nhập khẩu được tiến hành ngay tại cảng và sân bay của Nhật Bản. Nếu hàng đã được nhân viên kiểm dịch kiểm tra tại nước xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chỉ phải lấy một số mẫu hoa tối thiểu để kiểm tra. Nếu phát hiện thấy côn trùng có hại, hàng hóa sẽ được khử nhiễm hoặc hủy bỏ hoặc trả lại nước xuất khẩu tùy theo mức độ và loại sâu bệnh. Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khuyến nghị các doanh nghiệp hoa xuất khẩu lưu ý trước khi ký hợp đồng xuất khẩu cần phải đàm phán thống nhất các điều kiện và tiêu chuẩn đề ra của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Các doanh nghiệp cũng cần kiểm tra kỹ càng chất lượng hoa trước khi xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tham khảo với nhà nhập khẩu về tiêu chuẩn và vật liệu đóng gói hàng, nhất là khi dùng các vật liệu rơm rạ làm nguyên liệu đóng gói vì các loại nguyên liệu này có thể sản sinh ra một số loại côn trùng có hại tới sức khỏe con người. Chính những yếu tố này gặp vướng mắc tại các hàng rào kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ tại thị trường nhập khẩu. Một điểm nữa mà doanh nghiệp phải lưu ý là thống nhất trước với nhà nhập khẩu hoa về cảng nhập khẩu vì một số cảng tại Nhật Bản mới có đủ phương tiện và thiết bị cần thiết để kiểm dịch hoa. Sơ đồ kiểm dịch hoa cắt cành ở Nhật Đợi kiểm dịch Hoa cắt cành Được nhập khẩu Đến cảng Cấm nhập khẩu Phá hủy Tiêu thụ An toàn Kiểm dịch Sâu bệnh Nhập lại Khử nhiễm Nguồn: MAFF PHÂN TÍCH SWOT: Điểm mạnh: Với kinh nghiệm 15 năm sản xuất và xuất khẩu hoa Dalat Hasfarm ngày càng có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Điểm mạnh lớn nhất là về tư duy thị trường mang tầm quốc tế chứ không manh mún và tiểu nông như đại đa số nông dân Việt Nam. Do đó, họ nhận thức được rằng để đạt tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng quốc tế phải chú trọng đến việc đầu tư phát triển nhà kính với công nghệ cao, quan tâm hàng đầu về nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ quản lý chuyên nghiệp tầm cỡ quốc tế và thiết lập mối quan hệ bền vững, uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó Dalat Hasfarm đã có bản quyền trong sử dụng giống hoa. Sự ra đời của Dalat Hasfarm đã làm sống lại nghề trồng hoa và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển nghề trồng hoa theo công nghệ tiên tiến, thổi một luồng gió mới và làm nên cuộc “cách mạng” về công nghệ trồng hoa không chỉ ở Đà Lạt mà còn trong toàn tỉnh Lâm Đồng. Với những thành tích đạt được, năm 2004, Dalat Hasfarm được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục về công ty phân phối hoa lớn nhất Việt Nam; năm 2006 được Bộ Thương mại tặng bằng khen vì có thành tích trong xuất khẩu; từng được tạp chí Flowers Tech của Mỹ bầu chọn là công ty sản xuất hoa hàng đầu Đông Nam Á. Không có đối thủ cạnh tranh trong nước về hoạt động xuất khẩu. Dalat Hasfarm hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực này với 95% lượng hoa xuất khẩu của Đà Lạt. Về mặt vốn và công nghệ bởi được đầu tư của một doanh nhân Hà Lan- đất nước có kinh nghiệm trồng hoa rất lâu đời và đi đầu trong kỹ thuật công nghệ tiên tiến về ngành hoa. Các loại hoa được trồng trong nhà kính theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào nên cho phép nhân giống nhanh, đồng loạt tạo ra những giống hoa sạch bệnh, có chất lượng tốt, cánh hoa đều, màu sắc đẹp, mùi thơm và bền lâu. Có lợi thế nhờ quy mô nên tiết kiệm được chi phí. Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Trong khi đó chi phí cho lao động phổ thông rẻ. Hiện có khoảng 200 hộ chuyên canh 100 ha hoa, trong đó 90% là cây hoa hồng, cung ứng cho thị trường hoa cao cấp nội địa và một phần xuất khẩu với doanh thu đạt bình quân 400 – 500 triệu đồng/ha.  Điểm yếu: Tốn nhiều chi phí cho việc đào tạo nhân công, đặc biệt là thay đổi tư duy trồng hoa truyền thống sang tư duy quốc tế. Khó khăn trong quá trình vận chuyển do khoảng cách từ nơi sản xuất đến cảng hàng không khá xa. Cơ hội: Điều kiện khí hậu ôn hòa của Đà Lạt là cơ sở quan trọng nhất cho hoạt động xuất khẩu hoa tươi cắt cành. Đó cũng là lợi thế cạnh tranh hàng đầu của DL Hasfarm so với các đối thủ nước ngoài vì ngành hoa Đà Lạt rất có triển vọng, so với một số cường quốc xuất khẩu hoa trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Bỉ và một số nước châu Á khác nhờ có khí hậu phù hợp. Nhu cầu về hoa tươi cắt cành của thị trường NB tăng lên nhưng chi phí nhân công đắt đỏ và Nhật lại không thể sản xuất một số loại hoa trong đó có hoa hồng vào mùa đông. Đó là cơ hội để công ty có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang quốc gia này vì: Đà Lạt có thể trồng hoa liên tục trong cả năm, trong khi đó hầu hết các nước trồng hoa nói trên chỉ có thể trồng hoa trong 6 tháng, thời gian còn lại tập trung cho xử lý đất nên không thể sản xuất thường xuyên và chi phí rất tốn kém. So với những nước có hoa xuất khẩu sang Nhật Bản như: Hà Lan, Úc, Ấn Độ….thì ta có lợi thế hơn về khoảng cách địa lý vì vậy ta tiết kiệm được chi phí vận chuyển và bảo quản hoa, thời gian hoa tồn tại ở thị trường Nhật được lâu hơn. Dựa trên mối quan hệ thương mại Việt - Nhật sẵn có tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm khách hàng. Chính quyền địa phương ngày càng có chính sách thông thoáng thúc đẩy ngành xuất khẩu hoa phát triển. Nguy cơ: Năm 2008, Nhật Bản đã nghiên cứu thành công giống hoa hồng xanh, và bán tại thị trường Nhật. Đây là loại hoa có đặc tính và màu sắc lạ, nên được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng. Đây chính là nguy cơ lớn nhất của các nhà nhập khẩu hoa hồng vào Nhật Bản nói chung và Dalat Hasfarm nói riêng. Nhật Bản là thị trường khó tính, đòi hỏi hoa chất lượng cao, đồng bộ với quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt. Hàng nhập khẩu được lấy mẫu để kiểm tra ngay tại cảng và sân bay của Nhật Bản. Nếu phát hiện thấy côn trùng có hại, hàng hóa sẽ bị khử nhiễm, hủy bỏ hoặc trả lại nước xuất khẩu tùy theo mức độ và loại sâu bệnh. Giá hoa trên thị trường là không ổn định: cao khi cung thiếu và thấp khi dư cung; mặt khác lượng cầu của mặt hàng hoa cũng không giữ ổn định do nhu cầu của người tiêu dung thay đổi theo mùa, dịp lễ tết. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính: thị trường xuất khẩu hoa đã bị thu hẹp lại so với cũng kỳ năm trước (hiện chỉ còn 20 thị trường và giảm 11 thị trường so với cùng kỳ) Chi phí sản xuất tăng: giá phân bón, giá nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào tăng. Chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt của các doanh nghiệp xuất khẩu hoa lớn ở nước ngoài: Ấn Độ, Úc, Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Columbia. Những cải cách của chính quyền còn chậm. Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng nhiều: sản xuất có thể chịu rủi ro từ những thay đổi thất thường của khí hậu ( hoa nở không kịp hay sớm hơn vụ thu hoạch…….). Doanh nghiệp không thể chủ động trong việc vận chuyển do thiếu lịch trình chính xác và cụ thể của các chuyến bay. CHIẾN LƯỢC CÔNG TY: 1-Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm hoa hồng cắt cành khi xuất sang Nhật Bản cần được điều chỉnh do có sự khác biệt về văn hóa và trình độ phát triển kinh tế giữa ta và Nhật. Cụ thể: Thứ nhất, Nhật là một nước đã phát triển và người tiêu dùng có mức sống cao hơn Việt Nam, do đó người tiêu dùng có những nhu cầu khắt khe hơn đối với chất lượng sản phẩm. Họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn để nhận được những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng đúng nhu cầu. Thứ hai, Nhật Bản có nghệ thuật cắm hoa lâu đời và họ có khuynh hướng đánh giá giá trị của một cành hoa dựa trên những đặc điểm sau: Độ dài và độ thẳng của cành hoa, số lượng nụ trên mỗi cành được yêu cầu. Hoa phải tươi, giữ được màu tươi của hoa và độ xanh của lá. Hoa phải được xử lý hoàn toàn sau khi thu hoạch đảm bảo độ sạch, không sâu bọ và phải đóng gói sau khi thu hoạch. Hoa phải có những đặc điểm có tính chất khác biệt. Ngoài ra, xuất khẩu hoa cần đặc biệt chú ý đến văn hóa tặng hoa trong một số dịp lế vào một số thời điểm cụ thể trong năm. Nhu cầu cho hoa hồng cắt cành trong suốt tháng 1, tháng 2, tháng 5, tháng 6, tháng 7, và tháng 12 . Lượng tiêu thụ hoa hồng trong 6 tháng này chiếm 55% tổng lượng tiêu thụ cả năm. Cụ thế: Năm mới (1-3/1): cầu hoa hồng màu đỏ, trắng, vàng. Valentine (14/2): hồng màu đỏ hoặc hồng Ngày của mẹ (Chủ nhật của tuần thứ hai tháng 5) : Hồng màu đỏ Mùa cưới (tháng 6) : hồng màu đỏ, trắng, hồng Ngày của cha ( Chủ nhật tuần thứ ba tháng 6) : hồng màu vàng Lễ giữa năm ( 1-15/7) : hồng màu hồng hoặc các màu sáng Lễ Noel (25/12) : hồng màu đỏ, trắng Dựa vào các đặc điểm trên ở Nhật, mà ta có sự điều chỉnh trong việc sản xuất hoa với những màu sắc phù hợp với từng thời điểm trong năm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Đặc biệt, lượng tiêu thụ hoa hồng màu đỏ chiếm tới 34% trong tổng số các màu, chính vì vậy mà ta sẽ tập trung đầu tư phát triển mạnh màu hoa đỏ. Mặt khác, thói quen cắm hoa hằng ngày trong các hộ gia đình ngày càng tăng trong những năm gần đây, vì thế ngoài những lượng hoa hồng lớn với mùa sắc truyền thống được yêu thích ở Nhật ta xuất trong những dịp trên, ta cũng cần xuất một lượng hoa hồng tương đối với những màu sắc đa dạng, vừa để quảng cáo sản phẩm mang màu sắc mới, tạo ra thị hiếu mới cũng như mang hình ảnh của ta gần gũi hơn với người tiêu dùng Nhật. Công ty sẽ dựa vào những đặc điểm khác biệt vốn có của hoa hồng Đà Lạt là: cành cứng, khỏe, lá xanh, đài hoa cân đối, cánh hoa mỏng, số lượng cánh nhiều, màu sắc tươi, thời gian từ lúc ôm nụ đến khi nở dài, hương hoa tự nhiên để tạo lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng với yêu cầu chất lượng cao hơn, ta sẽ không ngừng cải tiến công nghê, đa dạng hóa màu sắc, đầu tư và tập trung những nổ lực vào: Thử nghiệm và tuyển chọn giống hoa. Tự nhân giống để có chất lượng tốt hơn, kiểm soát và giảm chi phí sản xuất. Áp dụng kỹ thuật mới bao gồm cả phương pháp trồng trọt theo công nghệ sạch. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đúng phương pháp đồng thời kiểm soát tuổi thọ hoa sau thu hoach. Áp dụng kỹ thuật đóng gói và hệ thống kho lạnh hiện đại. Kiểm soát đảm bảo việc bảo quản lạnh sản phẩm từ nhà kho đến khách hàng. - Công ty không ngừng nghiên cứu các giống mới để đa dạng hóa hoa hồng cắt cành sang Nhật, nhằm tạo ra những loại hoa hồng mới, lạ thu hút khách hàng. 2-Chiến lược giá: Thực hiện chiến lược giá đồng nhất đối với thị trường Nhật theo hướng định giá thâm nhập thị trường. Giá của hoa hồng Dalat Hasfarm xuất sang Nhật vào khoảng 0,15USD/ cành và mức giá này được giữ ổn định từ 2008 đến nay. Đây là mức giá thấp hơn khoảng 3-5 lần so với nhà bán lẻ nhưng là mức giá chấp nhận được trong điều kiện kênh phân phối dài và mức độc quyền cao của Nhật hiện nay: Chúng ta chọn kênh phân phối là xuất trực tiếp cho nhà nhập khẩu, không thông qua hệ thống đấu giá của Nhật Bản. Chất lượng hoa hồng của Dalat Hasfarm giữ được sự ổn định, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng Nhật. Do đó dù gặp khủng hoảng tài chính nhưng giá của hoa hồng cắt cành cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Giá hoa hồng của Dalat Hasfarm xuất qua một số thị trường Item Importer country Unit price (USD) Port/airport/border-gate name Terms of delivery Rose Australia 0.44 Tan Son Nhat (Ho Chi Minh) FOB Japan 0.15 Tan Son Nhat (Ho Chi Minh) FOB Tháng 11/2008 Từ bảng trên, ta có thể kết luận rằng Dalat Hasfarm áp dụng chính sách giá phân biệt đối với các thị trường khác nhau. Đối với Nhật Bản áp dụng công ty định giá thấp để thâm nhập thị trường và mở rộng thị phần hoa hồng ở Nhật. 3-Chiến lược phân phối: Nhật Bản tuy là một đất nước phát triển nhưng hệ thống kênh phân phối của Nhật có những đặc điểm sau: Hệ thống các nhà bán lẻ phân tán Kênh phân phối có độ dài lớn với số lượng rất nhiều các nhà phân phối trung gian Kênh phân phối mang tính độc quyền cao Trên 90% sản phẩm nhập khẩu sau khi đến tay nhà nhập khẩu được bán trên sàn đấu giá, điều này dẫn đến hai khả năng: Giá được định bằng hoặc thậm chí thấp hơn so với chi phí sản xuất Giá được định bằng hoặc cao hơn so với mức giá mong đợi đạt được Do đó nhà cung cấp không biết được chính xác giá cả cho đến khi cuộc đấu giá kết thúc. Mặt khác nhu cầu thị trường cũng ảnh hưởng đến giá cả, sự phân phối hoa chất lượng cao không đảm bảo được mức doanh thu tốt cho nhà cung cấp. Hơn nữa ta khó có thể tham gia trực tiếp vào sàn đấu giá vì kênh phân phối của Nhật mang tính độc quyền cao. Chính vì thế, ta xuất trực tiếp cho nhà nhập khẩu để đảm bảo giá cả và mức doanh thu ổn định, giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để làm được điều này thì đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải cao và giá cả tương đối thấp khoảng 0.15 USD/ cành. 4-Chiến lược xúc tiến: Việt Nam có sự tương đồng về văn hóa với Nhật, do đó chúng ta có thể áp dụng chiến lược xúc tiến cho thị trường nội địa, và có sự điều chỉnh để phù hợp với thị trường Nhật. Marketing trực tiếp: Đến trực tiếp các công ty, doanh nghiệp mục tiêu mà ta dự định xuất khẩu để giới thiệu về sản phẩm. Đây là cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu chính mà công ty nhắm đến Gửi catologe, thư tín, email đến địa chỉ của khách hàng Internet: Tạo một Web riêng mang đặc trưng của công ty, để mọi người dễ dàng tìm kiếm thông tin. Trang Web bao gồm những nội dung sau: Giới thiệu về công ty Giới thiệu về sản phẩm mà công ty đang kinh doanh Tình hình hoạt động kinh doanh Hệ thống phân phối Kênh phản hồi PR: Trong thời kỳ hội nhập WTO, thương hiệu là vũ khí cạnh tranh vô cùng hiệu quả bên cạnh các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối…Bỏ qua việc đầu tư xây dựng thương hiệu tức tự mình từ bỏ một tiềm lực lớn trong kinh tế hội nhập. Do đó, ngoài yếu tố chất lượng, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối…. cần xây dựng cho được thương hiệu hoa Dalat Hasfarm. Dưới đây là những hoạt động chính để công ty củng cố và nâng cao thương hiệu và tìm kiếm cơ hội mở rộng mạng lưới khách hàng. Festival và hội chợ triển lãm: Tham gia đều đặn và tích cực các kỳ lễ hội hoa Đà Lạt từ những Festival đầu tiên cho đến nay. Công ty luôn mang đến lễ hội những tác phẩm nghệ thuật bằng hoa tươi độc đáo, đa dạng đầy màu sắc (hoa chậu, hoa cành, hoa kết hình thú, hình trái tim, quả địa cầu,nhân vật hoạt hình….), luôn được công chúng đón nhận và đánh giá cao. Đây là cơ hội để công ty quảng bá và tìm kiếm đối tác tiềm năng của Nhật, xúc tiến mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu hoa sang thị trường này. Tham gia vào các hội chợ hoa quốc tế tổ chức tại Nhật Bản nhằm tìm hiểu sản phẩm của các nhà sản xuất khác trên thế giới, đồng thời tìm hiểu nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản. Tài trợ cho các chương trình: Cung cấp hoa cho “Hội thi thiết kế hoa cưới" được tổ chức mỗi năm một lần với các thiết kế độc đáo, mới lạ, có tính ứng dụng cao như: hoa tay cầm cô dâu dạng suối, hoa cài áo, hoa cài đầu cô dâu, cổng hoa cưới cũng như các mẫu hoa sáng tạo dùng làm quà tặng, hoa trang trí trong dịp Noel, hoa trang trí cho đại sảnh khách sạn, hoa trang trí cho phòng tiếp tân…. Công ty chú trọng đến sự tham gia của các nghệ nhân cũng như nhà nhập khẩu Nhật Bản, coi đây là cơ hội xây dựng hình ảnh công ty trong mắt đối tác. Cùng chính quyền địa phương tham gia tài trợ Festival Hoa hàng năm để chủ động trong việc tổ chức, chọn lựa khách mời có triển vọng hợp tác. Công tác xã hội: Một trong những kế hoạch mà công ty đề ra nhằm xây dựng thương hiệu của mình trên đất Nhật là tham gia các hoạt động từ thiện như: Ngày 15/09 – ngày Kính lão: thăm viện dưỡng lão (tặng quà, hoa kèm thương hiệu Dalat Hasfarm) Ngày 05/05 – ngày Tết thiếu nhi: thăm trại trẻ mồ côi Báo chí: Đó là các buổi phỏng vấn trực tiếp Tổng Giám Đốc Công Ty Thomas Hooft về những thành tựu và danh hiệu mà công ty đã đạt được. Với mục tiêu nâng cao thương hiệu nội địa, duy trì vị trí nhà sản xuất hoa hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á. Từ đó tạo được niềm tin và triển vọng hợp tác khi các đối tác Nhật Bản tìm hiểu về thị trường hoa Việt Nam. Slogan: “Hoa Dalat Hasfarm, hoa từ trái tim Việt” “Dalat Hasfarm Flowers, Flowers from Vietnamese heart” Khẩu hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu của chiến lược xây dựng thương hiệu đối với bất kì công ty nào nếu muốn thành công trên thị trường trong nước và quốc tế, và để lại một ấn tượng tốt cho người tiêu dùng. Với những nhà đầu tư nước ngoài mang tư duy kinh doanh quốc tế, Dalat Hasfarm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên ngay từ những ngày đầu thành lập đã chú trọng phát triển Slogan ngắn gọn, cô đọng nhưng mang đầy đủ ý nghĩa. Sau một thời gian hoạt động tại thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường nước ngoài, slogan đã mang hình ảnh của hoa Việt với những đặc trưng Việt đến người tiêu dùng nước ngoài, và xây dựng hình ảnh hoa Việt Nam có vị trí nhất định trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Slogan luôn luôn xuất hiện cùng với các hoạt động kinh doanh, các hoạt động PR của công ty, do đó khi nhắc đến hoa người ta nhớ đến Dalat Hasfarm, và khi nhắc đến Dalat Hasfarm thì không thể không nhớ đến “hoa từ trái tim Việt”. Công ty còn marketing thương hiệu của mình đến người tiêu dùng Nhật bằng chiến lược dán nhãn mác từ khâu nhập khẩu cho đến nhà bán lẻ. Đây là một trong những cách thức đưa sản phẩm và hình ảnh công ty vào tâm thức của người tiêu dùng Nhật hiệu quả. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Nghiên cứu thị trường: NỘI DUNG THỰC HIỆN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỜI HẠN YÊU CẦU CHI PHÍ THỰC HIỆN Lập kế hoạch khảo sát thị trường Trưởng phòng và phó phòng Nghiên Cứu và Phát Triển Thị trường, Chuyên gia tư vấn 2 – 3 tháng Bản kế hoạch chi tiết (chi phí dự kiến, bảng hỏi,…) 2000 – 2500 USD Sang Nhật khảo sát thị trường 2 người trong bộ phận NC & PT thị trường 5 ngày Bản báo cáo đầy đủ thông tin thị trường (giá cả thị trường, đối thủ cạng tranh, văn hóa tiêu dùng…) và lên được danh sách khách hàng mục tiêu Giá vé máy bay: 2600USD/2 người Chi phí ăn ở: 2400USD/2 người/5 ngày Chi phí khác: 100USD/2 người Tìm hiểu thị trường thông qua Hiệp Hội ngành, tổ chức, và các phương tiện truyền thông 2 người Suốt quá trình kinh doanh Cập nhật kịp thời những thay đổi về thông tin thị trường Sản xuất (cho một vụ) và bán hàng: NỘI DUNG THỰC HIỆN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỜI HẠN YÊU CẦU CHI PHÍ THỰC HIỆN Nhập khẩu giống không sâu bệnh Bộ phận xuất-nhập khẩu Suốt quá trình Chất lượng giống cao, đủ số lượng 4.5USD/gói/40 giống Nhân giống Phòng công nghệ Suốt quá trình Giống tốt, đảm bảo số lượng Trồng Bộ phận nông nghiệp 3 – 4 tháng Cây phát triển tốt, cho hoa đảm bảo chất lượng - Chi phí lao động: 0.05USD/ cành (chiếm 43,5% ) - Chi phí quản lý: 0.016USD/cành (chiếm 13%) - Chi phí phòng trừ sâu bệnh: 0,012USD/cành( chiếm 9,8%) - Chi phí khác ( vận chuyển, tiếp nhận hoa tại cảng, chuyển hàng lên máy bay…): chiếm 33,7% Thu hoạch và xử lý ban đầu tại vườn Bộ phận nông nghiệp Trong ngày Hạn chế tối đa những hư hại Chuyển từ nhà kính ra khu vực đóng gói Nt nt Nt Xử lý và đóng gói Nt nt Xử lý và đóng gói theo đúng yêu cầu của thị trường,giấy gói dán nhãn Dalat Hasfarm Vận chuyển Bộ phận vận chuyển nt Hạn chế những rủi ro Tiếp nhận hoa tại cảng Bộ phận xuât-nhập khẩu nt Đủ số lượng, hoa vẫn được bảo quản trong kho lạnh Chuyển hàng lên máy bay Nt nt Đủ số lượng và đảm bảo chất lượng Kiểm tra toàn bộ quá trình Bộ phận giám sát Suốt quá trình Đảm bảo chất lượng sản phẩm Marketing: NỘI DUNG THỰC HIỆN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỜI HẠN YÊU CẦU CHI PHÍ THỰC HIỆN Cử người trực tiếp qua công ty giới thiệu sản phẩm (kèm theo catologe và sản phẩm mẫu) 2 người 3 ngày Có hợp đồng của nhà nhập khẩu 3020 – 3080USD/2 người/ 3 ngày Các hoạt động PR (báo chí, tài trợ, công tác xã hội…) Phòng PR Suốt quá trình kinh doanh Quảng bá hình ảnh thương hiệu, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và công ty Lập trang web Phòng PR Suốt quá trình kinh doanh Cập nhật những thay đổi của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXuất khẩu hoa tiểu luận.doc