Tiểu luận Phụ gia cho mỡ bôi trơn
Các phụ gia được thêm vào
để cải thiện đặc tính vốn có của mỡ
hoặc để làm cho mỡ có thêm các đặc
tính mới phù hợp với mục đích sử
dụng.
Phụ gia được dùng ở nồng độ từ 0,01
đến 5%kl, một số trường hợp có thể
lên đến 10%kl.
35 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phụ gia cho mỡ bôi trơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TIỂU LUẬN
PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
GVHD: TS. NGUYỄN HỮU LƯƠNG
HVBC: DƯƠNG KIM NGÂN
2NỘI DUNG TRÌNH BÀY
THỊ TRƯỜNG MỠ BÔI TRƠN
ĐỊNH NGHĨA
TÍNH CHẤT HÓA LÝ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
MỘT SỐ HỌ MỠ BÔI TRƠN
ỨNG DỤNG
MỘT VÀI LOẠI MỠ BÔI TRƠN TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
31. THỊ TRƯỜNG
Năm 2002, sản xuất trên thế giới (Nguồn PLC):
41. THỊ TRƯỜNG
Năm 1997, các nhà sản xuất chính (Nguồn PLC):
52. ĐỊNH NGHĨA MỠ BÔI TRƠN
Mỡ bôi trơn là loại sản phẩm đồng nhất có dạng
từ rắn cho tới bán lỏng, hình thành do sự phân tán
của các tác nhân làm đặc, chất bôi trơn, và phụ
gia.
62. ĐỊNH NGHĨA MỠ BÔI TRƠN
Mỡ bôi trơn trong nhiều trường hợp thể hiện ưu
thế hơn dầu bôi trơn, chẳng hạn:
Bôi trơn các cụm ma sát khó có điều kiện
xem xét
Nơi thời hạn sử dụng chất bôi trơn cần kéo
dài
Bôi trơn các vị trí nằm nghiêng, thậm chí là
thẳng đứng
Bôi trơn ổ bi lăn có nắp che kín tại nơi sản
xuất
Sử dụng ở những nơi có sự tiếp xúc với nước
73. TÍNH CHẤT LÝ HÓA
1. Độ bền
2. Tính ổn định thể keo
3. Độ đặc
4. Tính chảy
5. Tính bơm
6. Tính bền nhiệt
7. Tính bền oxy hóa
8. Tính bền ăn mòn
9. Tính bền với nước
10. Khả năng chịu tải trọng
11. Tính chất ở nhiệt độ thấp
84.THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Mỡ bôi trơn gồm 3 thành phần cơ bản:
Dầu gốc
Chất làm đặc
Phụ gia
94.THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1.Dầu gốc: thường là dầu khoáng hoặc
dầu tổng hợp, có tác dụng bôi trơn.
Dầu khoáng: Paraffinique, Napthenique
Dầu tổng hợp: Polyalphaolefine (PAO), Ester,
Silicone, Dialkylbenzen,
Polyalkyleneglycol (PAG)
Dầu thực vật: Cải, thầu dầu
10
4.THÀNH PHẦN HÓA HỌC
So sánh đặc tính của vài dầu gốc
chính như PAG và PAO: (1= rất tốt;
5=kém)
11
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
2.Chất làm đặc: có nhiệm vụ giữ dầu và
chống chảy dầu. Thường chất làm
đặc là các xà phòng kim loại.
12
4.THÀNH PHẦN HÓA HỌC
3.Phụ gia: Các phụ gia được thêm vào
để cải thiện đặc tính vốn có của mỡ
hoặc để làm cho mỡ có thêm các đặc
tính mới phù hợp với mục đích sử
dụng.
Phụ gia được dùng ở nồng độ từ 0,01
đến 5%kl, một số trường hợp có thể
lên đến 10%kl.
13
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA PHỤ GIA LÀ:
Tạo khả năng bám dính tốt
Làm giảm ma sát
Làm giảm và ngăn chặn sự mài mòn
Tăng khả năng làm kín
Chống ăn mòn
Chống gỉ
Làm tăng độ bền oxy hóa
Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật
Khử hoạt tính xúc tác của kim loại
14
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
1.Phụ gia chống mài mòn, AW (Anti-Wears): 3 dạng mài mòn:
mài mòn dính: xảy ra khi các điều kiện tải trọng, tốc độ và
nhiệt độ cao, màng mỡ bôi trơn mỏng đến mức các chỗ mấp
mô trên bề mặt tiếp xúc với nhau.
*Đó là mài mòn do vật liệu chuyển từ bề mặt này sang bề mặt
kia trong khi hai bề mặt chuyển động tương đối dẫn tới quá
trình hàn dính pha rắn.
*Sự tiếp xúc kim loại với nhau có thể ngăn cản được khi cho
hợp chất tạo màng vào mỡ bôi trơn dẫn tới sự phân bố tải
trọng khác đi mà nó bảo vệ được bề mặt kim loại.
*Thường hay sử dụng phụ gia chống mài mòn dính như:
ZnDDP, tricresyl photphat, sunfua, disunfua, molipden
dithiocacbonat
15
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
1.Phụ gia chống mài mòn, AW (Anti-Wears):
3 dạng mài mòn:
mài mòn hạt: là do tạp chất từ bên ngoài
đưa vào hoặc do các phần tử mài mòn
dính gây ra
* Cơ chế chủ yếu của sự mài mòn vật liệu là
sự cắt vi mô các vật cứng.
16
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
1.Phụ gia chống mài mòn, AW (Anti-Wears): 3 dạng
mài mòn:
mài mòn hóa học: do pứ hóa học xảy ra trên bề
mặt kim loại kết hợp với tác động cọ xát làm cho
chỗ kim loại bị ăn mòn bị cắt tách ra
*Các acide mạnh được tạo thành trong quá trình sử
dụng mỡ bôi trơn có thể tấn công vào bề mặt kim
loại tạo ra các hợp chất mà chúng dễ bị bóc ra khi
có sự chà xát
*Mài mòn có thể hạn chế khi sử dụng chất tẩy rửa
dạng kiềm cao do có tác dụng trung hòa các sản
phẩm mang tính acide tồn tại trong mỡ bôi trơn
17
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
2.Phụ gia cực áp EP (Extreme pressure)
Phụ gia cực áp ngăn ngừa hiện tượng kẹt
xước, hàn dính giữa các bề mặt kim loại
khi đang hoạt động dưới áp suất cực lớn
(chịu tải trọng rất nặng)
*Phụ gia cực áp tác dụng với các bề mặt kim
loại ma sát tạo ra hợp chất có ứng suất cắt
thấp hơn kim loại gốc nên lớp phủ mới
hình thành chịu trượt cắt trước và nhiều
hơn so với kim loại.
18
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
2.Phụ gia cực áp EP (Extreme pressure)
Các phụ gia cực áp thường được sử dụng:
19
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
3.Phụ gia biến tính ma sát FM (Friction modifiers)
Phụ gia FM là chất làm giảm hệ số ma sát
và đạt được sự trượt phẳng hoặc làm tăng
hệ số ma sát để đạt được sự dừng trượt.
Phụ gia FM dùng khi cần tạo ra chuyển
động trượt êm không có rung động. Phụ
gia làm tăng độ bền của màng dầu chủ yếu
do hiện tượng hấp phụ vật lý nhờ đó làm
giảm ma sát.
20
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
3.Phụ gia biến tính ma sát FM (Friction modifiers)
21
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
4. Phụ gia ức chế gỉ:
Các chất ức chế gỉ ngăn nước thấm qua màng
hữu cơ bảo vệ bằng cách sử dụng các hợp chất
phân cực được hấp thụ chọn lọc trên bề mặt kim
loại và tác dụng như màng ngăn chống ẩm.
Các phụ gia ức chế gỉ điển hình:
22
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
5. Phụ gia ức chế ăn mòn:
Phụ gia hấp phụ lên bề mặt kim loại tạo thành một
màng bảo vệ, màng này có tác dụng thụ động hóa
kim loại.
Màng bảo vệ sẽ dính chặt lên bề mặt kim loại tránh
bị tróc ra bởi phân tán hoặc tẩy rửa.
Các phụ gia ức chế ăn mòn điển hình:
23
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
6. Phụ gia chống oxy hóa: 2 dạng
Phụ gia chống oxy hóa theo cơ chế gốc
Phụ gia phân hủy
24
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
6.1 Phụ gia chống oxy hóa theo cơ chế gốc
Là chất có khả năng tác dụng với gốc tự do tạo sản phẩm
bền ngăn chặn quá trình oxy hóa tiếp tục xảy ra, các chất có
khả năng chống tạo cặn carbon.
Là phụ gia chống oxy hóa sơ cấp
Cơ chế: nhường 1 nguyên tử H qua các pứ với gốc alkyl
hoặc alkyl peroxit làm gián đoạn cơ chế phát triển mạch của
quá trình oxy hóa. Sp tạo thành là các gốc bền như gốc alkyl
thành HC, gốc alkyl peroxit thành hydroperoxit
25
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
6.2 Phụ gia phân hủy (Pg chống oxy hóa thứ
cấp):
Phụ gia chống oxy hóa bằng cách phân hủy các
hydroperoxit (hydroperoxit là chất sinh ra gốc tự do thúc đẩy
quá trình oxy hóa) tạo sản phẩm bền
Hợp chất của S, P thường được sử dụng nhằm giảm các
hydroperoxit trong phản ứng chuỗi gốc để tạo thành ancol.
Phụ gia thường sử dụng là: kẽm diankyldithiophotphat,
phosphite
26
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
Một số loại Phụ gia chống oxy hóa:
27
7. Phụ gia thụ động hóa kim loại:
Các phụ gia thụ động hóa kim loại bám lên trên bề mặt kim
loại dựa trên sự hình thành phức chất (phức Chelat) ngăn
cản sự tiếp xúc giữa bề mặt kim loại với mỡ bôi trơn do vậy
thụ động hóa được kim loại, ngăn cản được hoạt tính xúc
tác của kim loại.
Các phụ gia thụ động hóa kim loại điển hình là:
V.PHỤ GIA CHO MỠ BÔI TRƠN
28
VI.MỘT SỐ HỌ MỠ BÔI TRƠN
1. Mỡ Li đơn: chiếm 55% sản xuất thế giới(sxtg)
2. Mỡ Li phức: chiếm 14% sxtg
3. Mỡ Ca: chiếm 13% sxtg, là mỡ công nghiệp đầu tiên
4. Mỡ Al: chiếm 5% sxtg, khả năng bám dính cao, tính bền
nước tuyệt vời
5. Mỡ Na: chiếm 2% sxtg, là mỡ kinh tế, nhiệt độ làm việc
lên đến 120oC, độ bám dính tốt, chống gỉ tốt.
6. Mỡ Bentone: chiếm 3% sxtg, là mỡ làm việc ở nhiệt độ rất
cao 160-180oC, dễ sản xuất.
7. Mỡ hỗn hợp Li/Ca: chiếm 2% sxtg, là mỡ đa công dụng,
kết hợp ưu điểm của mỡ Li và mỡ Ca.
8. Mỡ Polyure: chiếm 5% sxtg, mỡ làm việc ở nhiệt độ rất
cao 160-180oC, chống mài mòn và chống oxy hóa tốt,
không tạo cặn khi bị cháy, bền cơ ở nhiệt độ cao.
29
VII. ỨNG DỤNG
Chiếm 5% chất bôi trơn
*Nhiều ưu điểm:
Độ bám dính
Độ kín-bảo vệ
Ít bay hơi
Chịu tải trọng cao
Ít gây ô nhiễm môi trường
*Một vài hạn chế:
Tản nhiệt kém
Khó lọc
Giá!!!
30
VIII. MỘT VÀI LOẠI MỠ BÔI TRƠN
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Mỡ của PV
31
VIII. MỘT VÀI LOẠI MỠ BÔI TRƠN
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Mỡ của Shell:
32
VIII. MỘT VÀI LOẠI MỠ BÔI TRƠN
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Mỡ của BP:
33
VIII. MỘT VÀI LOẠI MỠ BÔI TRƠN
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Mỡ của Mobil:
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUYỄN HỮU LƯƠNG. SLIDE BÀI GIẢNG PHỤ
GIA CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ. ĐH BÁCH KHOA
TP.HCM
NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG. DẦU NHỜN-MỠ-PHỤ
GIA. ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG.
DƯƠNG VIẾT CƯỜNG. DẦU MỠ BÔI TRƠN VÀ
PHỤ GIA.ĐH MỎ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI
PETROLEUM PRODUCTS HANDBOOK
TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ PLC VÀ APP
35
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC
BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 71_compatibility_mode__3672.pdf