Tiểu luận Máu người

4. Sự tạo mạch: -Sự hình thành các mạch mới ở trẻ ở thời kỳ phôi thai. Ở tử cung, sự tạo mạch mới diễn ra nhánh chóng, số lượng mao mạch cần thiết phát triển rất lớn, bởi vì sự khuyếc tán từ máu vào mô chỉ giới hạn trong khoảng cách chứng 2,5 mao mạch. Sự tạo mạch mới bao gồm một chuỗi sự kiện tiếp theo:

docx25 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Máu người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ -Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển các của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Máu cùng với các dịch thể khác của cơ thể: dịch bạch huyết, dịch nội bào, dịch gian bào, dịch não tủy và các dịch tiêu hoá. Là môi trường sống của tất cả các loại tế bào trong cơ thể và được gọi là nội bào. Nội môi luôn được ổn định và cân bằng đã đảm bảo cho các quá trình sống của cơ thể diễn ra một cách bình thường và do đó cơ thể mới được tồn tại,sinh trưởng và phát triển tốt. -Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. -Nhận thức được vai trò của máu là vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của con người, cá nhân em xin trình bày một số tìm hiểu của mình về cấu tạo cũng như chức năng của máu, hệ tuần hoàn máu và bạch huyết cùng một số bệnh liên quan về máu, qua đó để có biện phát phát hiện và phòng tránh kịp thời...hy vọng được thầy góp ý. Các ý kiến đóng góp của thầy là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá đối với em. I. MÁU: Máu được xem là mô liên kết đặc biệt với chất căn bản ở thể lỏng, đảm nhận chức năng quan trọng: vận chuyển các chất, cân bằng nội môi và bảo vệ cơ thể. 1. Huyết tương: 1.1 Thành phần: -Màu vàng nhạt, trọng lượng riêng 1,028 - 1,030, bao gồm nước (80 - 90%), protein (6,5 - 8 mg%), lipid (0,5 - 0,6 mg%), glucid (0,8 - 1,2 g/l). -Ngoài ra còn có các muối kim loại, các chất dinh dưỡng, enzyme, hormon, kháng thể.... -Các protein của huyết tương là albumin, α-, β- và γ- globulin, lipoprotein và fibrinogen. 1.2 Vai trò: - Albumin chủ yếu duy trì áp suất thẩm thấu của máu. - Kháng thể của máu là γ- globulin (globulin miễn dịch). -Fibrinogen là tiền chất tạo các sợi fibrin trong quá trình đông máu; vận chuyển các chất ít tan như acid béo và các hợp chất lipid khác, do chúng liên kết với albumin hay α-, β- globulin. 2. Huyết cầu (tế bào máu): Trên các tiêu bản nhuộm màu, dưới kính hiển vi quang học (KHVQH) căn cứ vào hình dạng nhân, đặc điểm cấu tạo của bào tương. 2.1 Hồng cầu: 2.1.1 Cấu tạo: -Ở người hồng cầu không có nhân, hình đĩa, hai mặt lõm, đường kính 7,5µm, viền dày 2,5µm, vùng trung tâm dày 1µm. -Tổng diện tích hồng cầu lưu thông trong máu khoảng 3.800m2. Phân biệt: Đường kính trên 9µm - là đại hồng cầu (macrocyte), đường kính - trên12µm - hồng cầu khổng lồ (megalocyte), đường kính dưới 6µm - là tiểu hồng cầu (microcyte). -Ở người trưởng thành, số lượng hồng cầu vào khoảng 3.800.000 - 4.200.000 trong 1mao mạch3, ở trẻ em số lượng hồng cầu cao hơn từ 5.000.000 - 7.000.000 hồng cầu trong 1mao mạch3 máu Hình 1: Ảnh hiển vi điện tử(HVĐT) hồng cầu x 3.300 (từ Luiz, 2005) -Hồng cầu có một màng gồm protein, lipo- và glyco-protein, dày 10 nm, bán thấm, tạo nên sự chênh lệch nồng độ Na+ và K+ giữa huyết tương và bên trong hồng cầu. -Mặt trong hồng cầu có lưới xơ ngắn gồm xơ spectrin, xơ actin và 2 protein liên kết chúng để tạo thành khung xương của hồng cầu, đảm bảo tính bền vững của hồng cầu. -Phía mặt ngoài hồng cầu có glycocalyx, lớp này có tính chất của một kháng nguyên và quyết định nhóm máu. -Trên màng hồng cầu của một số người có kháng nguyên A, số khác có kháng nguyên B, hay có cả A và B, một số khác không có A mà cũng không có B. Từ đó phân biệt 4 nhóm máu như sau: +Nhóm máu A (β) hồng cầu mang kháng nguyên A, huyết thanh có kháng thể β tương kỵ với kháng nguyên B. + Nhóm máu B (α) hồng cầu mang kháng nguyên B, huyết thanh có kháng thể α tương kỵ với kháng nguyên A. +Nhóm AB (0,0) hồng cầu mang cả hai kháng nguyên A và B, huyết thanh không mang cả 2 kháng thể α và β. +Nhóm O (α, β) hồng cầu không mang kháng nguyên A và B, huyết thanh có cả kháng thể α và β. -Hàm lượng Hb trung bình mỗi hồng cầu khoảng 30x10-12g, gọi là hệ số màu (HbE). Mỗi phân tử gồm 4 chuỗi polypeptid gắn với dẫn xuất porphyrin có chứa sắt (nhóm Hem). -Thành phần hóa học của hồng cầu gồm nước 60%, Hb 33%, một số protein khác, các enzyme, lipid 0,9%, muối khoáng 1,5%, thiếu ty thể và các bào quan khác. 2.1.2 Chức năng của hồng cầu -Hb vận chuyển O2 và CO2. Khi kết hợp với O2 tạo ra oxyHb, với CO2 hình thành carbaminoHb. -Oxy gắn với sắt trong phân tử Hb mà hóa trị không thay đổi nên không phải là sự oxy hóa. Sự kết hợp này không bền nên khi tới các mô, nó sẽ bị tách oxy (không phải là sự khử oxy). -Hồng cầu có thể tồn tại 120 ngày trong cơ thể người, các hồng cầu chết sẽ bị phá hủy bởi các tế bào thực bào ở lách và tủy xương. Khung porphynin bị phá hủy ở gan, Hb được tái sử dụng. -Sự tan huyết là trường hợp hồng cầu bị căng phồng và màng rách để thoát Hb, lúc này hồng cầu được gọi là hồng cầu ma, chúng chỉ còn lại 50 - 60% protein và 30 - 40% lipid. Tất nhiên là các hồng cầu ma không duy trì được chức năng của mình. 2.2 Bạch cầu: Cách phân loại không thống nhất: Căn cứ vào sự có hạt hay không hạt trong bào tương - bạch cầu không hạt và bạch cầu có hạt; Căn cứ vào số lượng nhân - bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân; Căn cứ vào nguồn gốc - bạch cầu dòng tủy hay bạch cầu dòng limpho. - Bạch cầu có hạt: Bào tương có các hạt đặc hiệu, nhân không đều. Phân thành bạch cầu hạt trung tính hay bạch cầu hạt ưa acid (ưa eosin), bạch cầu có hạt ưa base. Tất cả bạch cầu có hạt không có khả năng biệt hóa nhưng có khả năng thực bào. - Bạch cầu không hạt: Trong bào tương không có hạt đặc hiệu, có các hạt ưa azure (khi nhuộm bắt màu da trời). Theo hình dạng của nhân và tính chất bắt màu của bào tương có thể chia bạch cầu không có hạt thành 2 loại là bạch cầu đơn nhân và lympho bào. -Số lượng bạch cầu ít hơn hồng cầu. Ở người lớn, 1mao mạch3 máu có 6.000 - 7.000 bạch cầu. -Tỷ lệ bạch cầu trong máu ngoại vi (công thức bạch cầu) ở người khỏe là: bạch cầu trung tính 55 - 56%; bạch cầu ưa acid 2 - 4%; bạch cầu ưa base 0,5%; bạch cầu nhân hình đũa 2 - 3%; lympho bào 20 - 40%; bạch cầu đơn nhân 4 - 7%. -Công thức bạch cầu và số lượng tuyệt đối của chúng trong một đơn vị thể tích máu ngoại vi là các dẫn liệu quan trọng để đánh giá các biến đổi về sinh lý và bệnh lý ở người. 2.2.1 Bạch cầu trung tính :Chiếm 55% trong máu ngoại vi, đường kính 12 µm, nhân dạng đũa hay nhiều thùy. Bào tương chứa 50 - 200 hạt đặc hiệu, hạt có màng bao bọc, cách màng bào tương từ 3 - 5µm, hạt ưa cả thuốc nhuộm acid và thuốc nhuộm base. Hình3:Ảnh HVĐT bạch cầu trung tính x 27,000 (từ Luiz, 2005); Hình 1: Ảnh hiển vi điện tử(HVĐT) hồng cầu x 3.300 (từ Luiz, 2005) -Ở bạch cầu trung tính già, tính bắt màu của hạt giảm nhiều, bào tương có lưới nội chất thưa thớt, ít ribosom, ít hạt glycogen. -Bạch cầu trung tính có vai trò đáp ứng miễn dịch, gọi là tiểu thực bào. Chúng vận động mạnh nhờ chân giả, dễ dàng lách qua thành mạch để xâm nhập vào mô liên kết và tập trung tại các ổ viêm nhiễm. -Khi thực bào, hạt đặc hiệu sẽ nhập với tế bào vi khuẩn, sau đó hạt không đặc hiệu sẽ tiết enzyme phân hủy vi khuẩn. Xác bạch cầu và vi khuẩn tập trung tại ổ nhiễm thành mủ. -Bạch cầu đa nhân trung tính tham gia diệt vi khuẩn bằng cách tạo ra các chất do hoạt động thực bào như hydroperoxyd và gốc CH-, tạo nên hypochlorid có tác dụng diệt khuẩn cao. Trong y học: 1. Các bạch cầu trung tính còn non có thể đi vào tuần hoàn máu, nhân không phân chia hình móng ngựa. Bạch cầu trung tính già tương đương với sự tăng số lượng các thùy nhân dưới điều kiện bình thường. Số lượng các bạch cầu trung tính tăng lên trong máu để đáp ứng sự xâm nhập của vi khuẩn. 2. Bạch cầu trung tính tìm kiếm vi khuẩn, bao vây chúng bởi các chân giả và tiêu diệt chúng: Các hạt đặc biệt tan ra và chất chứa bên trong chúng chảy vào thể thực bào, pH của các không bào thấp dưới 5,0, giúp cho enzyme lysosome hoạt động thuận lợi. 2.2.2 Bạch cầu ưa acid: -Tỷ lệ khoảng 1 - 4%, đường kính trên 12µm, nhân có 2 thùy, bào tương có lưới nội chất, ty thể, thể Golgi, các hạt đặc hiệu ưa thuốc nhuộm eosin. Hạt đặc hiệu có tinh thể, ở người, hạt đặc hiệu ưa acid, chủ yếu có 1 tinh thể. -Chuyển động kiểu amip, có thể thực bào nhưng chậm và chọn lọc. Bạch cầu ưa acid có chứa profibrinolysin, có vai trò quan trọng cân bằng trạng thái thể dịch của máu. -Bạch cầu ưa acid xuất hiện nhiều ở các vùng dị ứng xảy ra như biểu mô ruột, phổi, chân bì da, trong đờm, dịch... -Bạch cầu ưa acid rời tủy xương, vào máu, lưu hành trong hệ tuần hoàn khoảng từ 6 - 10 giờ, vào mô liên kết và tồn tại ở đó khoảng 8 - 12 ngày. Hình 4: Bạch cầu ưa acid (từ Luiz, 2005) Trong y học: - Sự tăng số lượng bạch cầu ưa acid trong máu liên quan đến các phản ứng dị ứng và sự xâm nhập của ký sinh trùng. -Bạch cầu ưa acid được tìm thấy trong mô liên kết nằm dưới lớp biểu mô của phế quản, ống tiêu hóa, tử cung và âm đạo và bao quanh giun ký sinh. Các mô này sản xuất cơ chất để điều chỉnh sự viêm nhiễm do sự khử leucotrien và histamin được sản xuất bởi các tế bào khác. Chúng cũng là phức hợp thực bào kháng nguyên, kháng thể. -Hormone corticosteroid của phần vỏ tuyến thượng thận làm giảm nhanh lượng bạch cầu ưa acid, có thể gây phiền phức cho sự giải phóng bạch cầu ưa acid từ tủy xương vào máu. 2.2.3 Bạch cầu ưa base: -Trong máu ngoại vi chỉ chiếm 1%, là loại bạch cầu bé nhất, đường kính 10 µm, nhân lớn. Trong bào tương có nhiều hạt bắt màu base, kích thước lớn hơn các hạt của các bạch cầu khác. Dưới kính hiển vi điện tử (KHVĐT), các hạt ưa base bắt màu dị sắc, tương tự như dưỡng bào, chứa histamin và heparin. -Các bệnh da liễu được gọi là bệnh bạch cầu quá mẫn cảm của da. Nơi tập trung nhiều bạch cầu ưa base là nơi có viêm nhiễm nhiễm. Hình 5:Bạch cầu ưa base (từ Luiz, 2005) -Bạch cầu ưa base vận động kiểu amip, không có khả năng thực bào. Vai trò chính của bạch cầu ưa base là tạo ra heparin. Đời sống bạch cầu ưa base chỉ khoảng 1 ngày, xuất hiện ở vùng quá mẫn của da. 2.2.4 Lympho bào: -Trong máu ngoại vi, lympho chiếm 20 - 40% số lượng bạch cầu, là các bạch cầu không có hạt và hình dạng không thuần nhất. Đường kính 6 - 8µm, nhân lớn. Dưới KHVĐT cho thấy màng nhân có chỗ lõm sâu vào bên trong khối nhân, không có lưới nội chất nhưng có nhiều ribosom tự do. -Có 2 loại là lympho bào T và lympho bào B, không sai khác về hình thái nhưng sai khác nhau về nơi cư trú, quá trình phát triển, về cấu tạo phân tử, thời gian sống và chức năng.Lympho bào sống có khả năng vận động khá mạnh, có hình vợt bóng bàn, đầu phình to chứa nhân. Chúng có thể lách qua tế bào biểu mô ruột, nội mô của thành mạch. Các lympho bào đóng vai trò quan trọng của phản ứng miễn dịch đặc hiệu Hình 6 Lympho bào (từ Luiz, 2005) 2.2.5 Bạch cầu đơn nhân: -Là bạch cầu không có hạt, ít di chuyển trong máu, chiếm 4 - 5% tổng số bạch cầu. Kích thước lớn nhất, đường kính 12 - 20µm, nhân lệch về một phía, có 1 - 3 hạt nhân. -Trong tế bào có nhiều lysosom, ty thể, thể Golgi, ít lưới nội chất và ribosom. Trên bề mặt bạch cầu đơn nhân có nhiều vi nhung mao. -Khi ra khỏi tủy xương, bạch cầu đơn nhân lưu hành trong máu một thời gian ngắn (20 giờ), ở mô nhiều tháng, biệt hóa thành các đại thực bào ở nhiều vị trí khác nhau như ở lách, hạch, tủy xương, gan, thành phế nang... Vai trò quan trọng là thực bào. 2.3 Tiểu cầu (tấm máu): Là khối bào tương nhỏ hình cầu hay hình trứng, đường kính 2 - 5µm, hình thành từ mảnh rời ra của bào tương tế bào nhân khổng lồ ở tủy xương. Về cấu tạo mỗi tiểu cầu có thể phân biệt: a) Vùng ngoại vi có bào tương thuần nhất, nhiều ống siêu vi và xơ actin làm khung chống đỡ, tạo thành chân giả v/động. Phía ngoài màng tiểu cầu có 1 lớp glycocalyx (gồm glycoprotein và glycosaminoglycan) dày 15 - 20nm tạo khả năng kết dính các tiểu cầu. b) Vùng trung tâm chứa ty thể, ribosom, vi ống và vi túi thông ra ngoài, hạt có đường kính 0,5 - 1,5µm, chứa serotonin và ATP, hạt lysosom, glycogen. -Ở người trưởng thành, trong 1 mao mạch3 máu có 200.000 - 400.000 tiểu cầu. Khi bị chảy máu, tiểu cầu giải phóng serotonin gây co rút tế bào cơ trơn thành mạch, làm cho máu chảy chậm hay ngừng chảy. -Tiểu cầu có khả năng gắn với các sợi collagen, tạo hạch tiểu cầu, có thể bịt kín thành mạch. Sau khi cục máu đông được giải phóng thì chúng bị phân hủy. Hình 7:Ảnh HVĐT tiểu cầu x 40.740 (từ Luiz, 2005). 3. Sự tạo máu -Ở người trưởng thành có 200 triệu hồng cầu và 10 triệu bạch cầu trung tính và các loại bạch cầu khác được tạo ra mỗi ngày trong tủy xương - sự tạo huyết cầu. Lympho bào cũng được tạo từ tủy xương, cư trú tại tuyến ức, tại đây lympho bào T sản sinh và biệt hóa. Một số khác đi đến lách, nang bạch huyết, tại đây các lympho bào B tăng số lượng, phát triển và biệt hóa. -Sự tạo máu ở người từ rất sớm, và kéo dài suốt cuộc đời, có thể chia ra: 3.1 Thời kỳ phôi thai 3.1.1 Giai đoạn nguyên đại hồng cầu: -Vào tuần lễ thứ 3 của phôi, các tiểu đảo tạo máu xuất hiện ở trung mô trong phôi và ngoài phôi. Các tế bào ngoại vi tiểu đảo biệt hóa thành các nguyên bào mạch, các tế bào trung tâm tiểu đảo hình thành tế bào tự do hình cầu, là các nguyên bào máu (hồng cầu nguyên thủy). -Các nguyên bào mạch nối lại với nhau để hình thành các đoạn mạch đầu tiên và máu lưu thông đầu tiên trong mạch chỉ có dòng hồng cầu. -Từ nguyên đại hồng cầu, sinh ra các tế bào có bào tương nhiễm Hb, cuối cùng là hồng cầu có đường kính khá lớn. Sau sự sinh ra hồng cầu nguyên thủy là sự tạo máu thứ sinh có đầy đủ huyết cầu (hình 8). Hình 8 :Sự hình thành và di chuyển của hồng cầu, bạch cầu từ tủy xương (từ Luiz, 2005) 3.1.2 Giai đoạn gan – lách: -Từ tuần thứ 5, trung tâm tạo máu chính của phôi là các đảo tạo máu giữa tế bào gan và thành mạch máu, sinh ra các tế bào máu thuộc dòng hồng cầu và dòng bạch cầu. Tháng thứ 5 của phôi là đỉnh cao của tạo máu và chấm dứt vào tháng thứ 7. -Sự tạo máu ở lách từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của phôi, tế bào máu sản sinh ở đây là dòng hồng cầu, dòng bạch cầu và tiểu cầu. Lách là nơi trực tiếp sinh ra lympho bào, kéo dài suốt đời con người. -Từ tháng thứ sáu của phôi, tuyến ức và bạch huyết, lympho bào sinh sản và phát triển. Hạch bạch huyết tạo lympho bào suốt cuộc đời con người. 3.1.3 Giai đoạn tủy xương : Giữa tháng thứ 2 và tháng thứ 3 của phôi, tủy xương bắt đầu tạo máu và đến tháng thứ 5 của phôi toàn bộ tủy xương đều tạo máu (chủ yếu là hồng cầu, bạch cầu có hạt, bạch cầu đơn nhân, ít lympho bào). 3.2 Sự tạo máu sau khi trẻ ra đời: Hồng cầu và bạch cầu có hạt hình thành và phát triển trong tủy xương. Lympho bào chủ yếu sinh ra từ bạch huyết, lách, tuyến ức. 3.2.1 Tủy xương: -Trọng lượng tủy xương ở người khoảng 2.600 gam, gồm tủy vàng và tủy đỏ (hình 9). Tủy vàng giàu tế bào mỡ, khi thiếu máu hay thiếu oxy máu thì tủy vàng nhanh chóng biến thành tủy đỏ. Tủy đỏ có thành phần chủ yếu là tế bào thuộc dòng hồng cầu. -Ở trẻ sơ sinh, toàn bộ tủy xương là tủy đỏ, ở người trưởng thành một nửa là tủy vàng. Về cấu tạo mô, tủy xương gồm các xoang mạch xen với khoang tạo máu Hình 8.9 Cắt ngang qua vùng tủy đỏ đang hoạt động. (từ Luiz, 2005): Mũi tên chỉ tế bào tủy đỏ 3.2.2 Tế bào nguồn tạo máu : Chia thành 3 nhóm chính dựa vào khả năng phân chia, biệt hóa hình thành các loại tế bào máu khác. a) Tế bào nguồn tạo máu giàu tiềm năng (PHSC): Chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,2% tế bào có nhân), rất giống lympho bào. Vừa có khả năng tự phân chia đổi mới, vừa có thể tạo thành các tế bào nguồn. b) Tế bào tiền thân tạo máu đa tiềm năng (PHPL): 1) Bao gồm tế bào đa tiềm năng tạo cụm lympho, sinh ra tế bào lympho T và tế bào nguồn lympho B; 2) tế bào đa tiềm năng tạo cụm dòng tủy sinh ra các tế bào định hướng dòng tủy. c) Tế bào tiền thân định hướng dòng: Sinh trưởng mạnh nhưng không có khả năng tự đổi mới, là tiền thân của các dòng tế bào sau: 1) Dòng hồng cầu; 2) Dòng bạch cầu ưa acid, ưa base, trung tính, lympho T và lympho B... 3.2.3 Dòng hồng cầu: Phát triển có thay đổi hình thái tế bào sau: 1) Thể tích tế bào giảm dần qua các giai đoạn 2) Hạt nhân nhỏ đi 3) Chất nhiễm sắc trở nên đậm đặc, nhân tế bào kết đặc và cuối cùng bị tống ra ngoài 4) Polysom giảm, lượng Hb tăng dần 5) Ty thể giảm dần 3.2.4 Dòng bạch cầu có hạt: Phát triển lần lượt qua các dạng sau: 1) Nguyên tủy bào 2) Tiền tủy bào 3) Tủy bào 4) Hậu tủy bào 5) Bạch cầu có hạt nhân hình đĩa 6) Bạch cầu có nhân hình thùy. 3.2.5 Dòng lypho bào: Tế bào nguồn dòng lympho sinh ra từ tủy xương, di cư đến quan bạch huyết. Bao gồm các giai đoạn sau: 1) Nguyên bào lympho sinh ra tế bào nguồn 2) Tiền lympho bào có đường kính nhỏ. 3.2.6 Dòng bạch cầu đơn nhân: Tế bào nguồn của dòng bạch cầu có hạt sinh ra các tế bào đầu dòng bạch cầu đơn nhân. Bạch cầu dòng đơn nhân gồm: 1) Nguyên bạch cầu đơn nhân có đường kính 20 - 30µm 2) Tiền bạch cầu đơn nhân có đường kính khoảng 10 - 20µm 3) Bạch cầu đơ;n nhân 3.2.7 Dòng tiểu cầu: Dòng tiểu cầu xuất hiện trong tủy đỏ do sự tự chia cắt bào tương của tế bào nhân khổng lồ trưởng thành. Tế bào nhân khổng lồ được biệt hóa từ nguyên bào nhân khổng lồ. 1) Nguyên bào nhân khổng lồ có đường kính khoảng 15 - 50µm 2) Tế bào nhân khổng lồ có đường kính 35 - 150 µm (hình 10). Hình 10 :Các giai đoạn phát triển của hồng cầu và bạch cầu hạt myelo (từ Luiz, 2005) 4. Bạch huyết và dưỡng trấp: 4.1 Bạch huyết -Là một dịch lỏng, hơi vàng, lưu thông trong hệ tuần hoàn bạch huyết, vào hệ tuần hoàn máu, qua các hạch bạch huyết. -Thành phần hóa học tương tự như huyết tương, có thay đổi tùy theo chế độ ăn. Sau khi chảy qua hạch bạch huyết, mang theo nhiều bạch cầu đơn nhân, nhất là lympho bào. -Bạch huyết có chức năng nhận và trả protein đã thoát ra khỏi mạch cho máu, hấp thu chất dịch từ thanh mạc, bảo vệ cơ thể. 4.2 Dưỡng trấp (chất dinh dưỡng được hấp thu) -Là loại bạch huyết trắng như sữa vì chứa nhiều hạt mỡ đã được hấp thu qua thành ruột. Dưỡng trấp được hình thành liên tục, tạo thành dòng, bắt nguồn từ mạch máu (có áp suất cao), qua khoảng gian bào niêm mạc ruột, vào mao mạch (mao mạch) bạch huyết trung tâm (áp suất thấp). -Sự hấp thụ mỡ của cơ thể qua mạch dưỡng trấp ở thành ruột. II. HỆ TUẦN HOÀN MÁU: -Hệ tuần hoàn máu gồm tuần hoàn nhỏ (tuần hoàn phổi), dẫn máu đến hay đi khỏi phổi và tuần hoàn lớn (tuần hoàn hệ thống) phân phối máu đến các mô và các cơ quan của cơ thể. -Cả 2 vòng tuần hoàn này máu được bơm từ tim vào động mạch và vào lưới mao mạch. Máu được dẫn về tim nhờ các tĩnh mạch có đường kính từ nhỏ đễn lớn. 1. Động mạch: 1.1 Cấu tạo chung: -Các động mạch lớn xuất phát từ tim đi tới các lưới mao mạch, càng xa tim thì động mạch càng nhỏ dần, đoạn động mạch nhỏ nhất nối tiếp lưới mao mạch được gọi là tiểu động mạch. -Cấu trúc chung của các động mạch thường được chia làm các lớp áo đồng tâm từ trong ra ngoài (hình 11). 1.1.1 Áo trong: Từ trong ra ngoài có 3 lớp là: - Lớp tế bào nội mô được phủ bởi 1 hàng tế bào, có bào tương rộng, phần chứa nhân lớn thường lồi vào trong lòng mạch, đứng trên màng đáy. Hình 11 Cấu tạo động mạch- các lớp áo (từ McGraw - Hill) - Lớp dưới nội mô là mô liên kết thưa chứa glycosaminoglycan, giữa các sợi tạo keo mảnh là các tế bào cơ trơn chạy dọc thành mạch. - Màng đàn hồi trong được tạo bởi từ sự đan nhau của các sợi đàn hồi, hình thành 1 màng mỏng chạy xoắn quanh lòng mạch, giới hạn lớp áo trong và lớp áo giữa. 1.1.2 Áo giữa: -Gồm những sợi cơ trơn và sợi đàn hồi chạy vòng với các động mạch lớn, là thành phần dày nhất. Tuỳ theo tỷ lệ giữa sợi cơ trơn và sợi đàn hồi mà chia động mạch thành động mạch đàn hồi và động mạch cơ. -Ở động mạch lớn, phần phía ngoài của lớp áo giữa còn có các nhánh mạch nuôi mạch đi từ lớp áo ngoài vào. Bên ngoài là màng đàn hồi ngoài. 1.1.3 Áo ngoài : Chiếm phần lớn bởi các sợi tạo keo chạy dọc theo chiều dài của mạch và các sợi đàn hồi chạy dọc. Ngoài ra ở các động mạch lớn còn có các mạch nuôi mạch và hệ thống bạch hạch, các sợi thần kinh. 1.2 Phân loại động mạch: Có thể chia động mạch thành 3 loại: 1.2.1 Ðộng mạch đàn hồi (động mạch chun): - Là các động mạch lớn, gần tim, đàn hồi cao, thích nghi với sự thay đổi áp lực máu, tạo nên thế năng đàn hồi làm máu chảy liên tục trong lòng mạch. -Có cấu tạo chung gồm 3 lớp như đã mô tả ở trên. Ðiểm nổi bật là lớp áo giữa chiếm đa số bởi sợi đàn hồi, tạo bởi những sợi chạy quanh lòng mạch hình lượn sóng. -Cơ trơn chiếm 35% thể tích áo giữa, đó là những lớp tế bào xếp xen kẽ giữa các sợi đàn hồi và chạy quanh lòng mạch. -Lớp áo ngoài là mô liên kết tạo bởi bó sợi tạo keo chạy dọc lòng mạch. Có các mạch máu xuất phát từ lớp áo ngoài. 1.2.2 Ðộng mạch cơ: -Còn gọi là động mạch phân phối, là động mạch trung bình và nhỏ thuộc hệ tuần hoàn máu. Ðặc trưng là lớp áo giữa dày nhất, chiếm đa số bởi sợi cơ trơn, màng đàn hồi trong rõ ràng, màng đàn hồi ngoài ở những động mạch cơ lớn liên tục, có thể đứt đoạn ở những động mạch cơ nhỏ và thường ít dày đặc hơn màng đàn hồi trong (hình12). 1.2.3 Tiểu động mạch: -Kích thước 40 - 200µm, có 3 lớp áo, màng đàn hồi trong mỏng có nhiều lỗ thủng, ở những tiểu động mạch tận màng này thường không còn nữa. Áo giữa tuỳ theo kích thước thường có 3 - 5 hàng tế bào cơ trơn xếp vòng. Lớp áo ngoài là một lớp mô liên kết mỏng không có màng đàn hồi ngoài (hình 8.13). Hình 12:Cấu tạo cắt ngang của động mạch cơ (từ McGraw - Hill) 1.2.4 Các động mạch chuyển tiếp: -Các động mạch chuyển tiếp giữa động mạch đàn hồi và động mạch cơ thường gọi là động mạch pha trộn (động mạch cảnh ngoài, động mạch nách và động mạch chậu gốc). -Áo giữa của động mạch này có các đám cơ trơn hay có các lá đàn hồi. các động mạch bắt nguồn từ động mạch chủ bụng đến các cơ quan nội tạng cũng là động mạch pha trộn. -Áo giữa của các động mạch này chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cơ trơn gắn với áo trong và vùng các lá đàn hồi ở phía ngoài. Hình 13 Lát cắt ngang qua tiểu động mạch (từ McGraw - Hill) 1.2.5 Các cấu trúc đặc biệt của động mạch: -Các đoạn tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch sẽ nối động mạch – tĩnh mạch, đường kính 10 - 30 µm, trên thành mạch có các sợi thần kinh giao cảm chi phối. Khi nhánh nối co lại thì máu từ tiểu động mạch vào lưới mao mạch, khi mạch nối giãn thì máu chuyển thẳng vào tiểu tĩnh mạch mà không qua lưới mao mạch. -Có nhiều kiểu nối động mạch -tĩnh mạch. có thể phân biệt được 2 kiểu là nhánh nối động mạch - tĩnh mạch kiểu cầu nối và nối động mạch - tĩnh mạch kiểu cuộn -Động mạch tận là nơi mà có các động mạch chia nhánh nhưng không nối với nhau. Ví dụ động mạch trung tâm võng mạc, động mạch phân thùy của thận, động mạch đi vào chất xám của vỏ não. -Riêng động mạch vành tim, mặc dù có nhánh nối với nhau, nhưng khi bị tắc thì các nhánh bên không đủ khả năng thay thế để cung cấp máu, nên vẫn được gọi là động mạch tận. tại vùng mô mà động mạch tận khi bị tắc dần dần bị hoại tử. 1.3 Mô sinh lý học động mạch: -Khi tim co bóp thì một phần lực được dùng vào việc đẩy cột máu trong lòng mạch, phần còn lại tỏa rộng lên thành mạch gần tim là chúng căng phồng lên. Các tế bào cơ trơn trên thành động mạch đàn hồi không có tác dụng thu nhỏ lòng mạch mà làm thay đổi tính đàn hồi của mạch. những động mạch cơ vừa có tính đàn hồi vừa có tính co bóp. tiểu động mạch có vai trò giảm áp suất và giảm tốc độ máu tới mao mạch. -Thần kinh điều chỉnh các mạch gồm cả 2 loại sợi là sợi gây co mạch và dây giãn mạch. Bên cạnh đó còn có các yếu tố thể dịch như quinin, histamin, adrenalin... Có sự thay đổi của động mạch theo tuổi: từ tuổi trung niên trở đi, bắt đầu có sự tăng collagen, chất căn bản giàu glycoprotein, thành của động mạch cỡ lớn ít mềm mại hơn. các động mạch vành có biến đổi từ tuổi 20, các động mạch khác từ tuổi 40. -Hiện tượng xơ cứng động mạch tăng tỷ lệ thuận với tuổi đời do chịu tác động của sự co bóp của tim và sự dao động của áp lực máu. -Sự xơ cứng động mạch liên quan đến sự tăng cơ trơn và sản phẩm của chúng ở gian bào. sự xơ vữa động mạch ở một số động mạch như động MẠCH chậu, động mạch đùi, động mạch vành , động mạch não... là nguyên nhân chủ yếu gây nên nhồi máu cơ tim và tạo huyết khối não. -Đặc điểm xơ vữa động mạch là áo trong dày không đều, bên ngoài và bên trong cơ trơn có nhiều lipid giàu cholesteron. Ở người già, thành mạch có mảng sợi màu trắng hơi nhô vào trong mạch. -Khi có tổn thương ở tế bào nội mô thì có sự vón lại của tiểu cầu, đồng thời do tế bào cơ tích lũy nhiều lipid nên đã kích thích sự tổng hợp collagen và glycoprotein, góp phần làm dày lên từng vùng áo trong. Nếu có sự hoại tử của tế bào nội mô, kết hợp với đám tiểu cầu thì sẽ hình thành các cục máu đông trên thành mạch. Trong y học: 1. Động mạch trải qua sự thay đổi không ngừng và từng bước một từ khi sinh đến khi chết. Mỗi động mạch biểu thị cho một giai đoạn tuổi riêng biệt. 2. Chứng xơ vữa động mạch là sự gia tăng của cơ trơn và sự tăng của sự lắng đọng các yếu tố mô liên kết của chất căn bản ngoại bào và lipoprotein ở dưới lớp nội bì. Bạch cầu mono thường bị thu hút ở các vùng mà ở đó chúng biến đổi thành các đại thực bào chuyên biệt bằng sự thu hút trên phạm vi rộng các lipoprotein gây xơ vữa gần với các thụ thể trung gian nội bào. Khi có nhiều lipid, các tế bào này có quan hệ với các tế bào bọt và tạo thành các đại tế bào dễ dàng nhìn thấy tạo thành các vết mỡ và các mảng, đó là đặc trưng của xơ vữa động mạch. Các thay đổi này có thể mở rộng đến phần trong của tầng áo giữa của động mạch và độ dày có thể tăng lên vì sức hút của các mạch máu. 3. Động mạch vành thường có biểu hiện xơ vữa động mạch. Đó là sự dày lên của màng trong mạch, vẫn được cho rằng đó là hiện tượng bình thường của người có tuổi. 4. Một số động mạch chỉ tưới một vùng nhất định của một số cơ quan và kết quả là gây tắc nghẽn cung cấp máu trong vùng hoại tử (vùng chết mô do sự trao đổi chất không xảy ra). Các chứng nhồi máu nói chung xảy ra ở tim, thận, não và một số cơ quan khác. Ở các vùng khác như da, các động mạch nối nhau thường xuyên và chỉ tắc nghẽn một động mạch không dẫn đến chết mô, bởi vì dòng máu vẫn được duy trì. 5. Khi các tầng áo giữa của động mạch yếu bởi sự khiếm khuyết giai đoạn phôi, do bệnh hay bị thương tổn, thành của động mạch có thể nở rộng ra. Sự phát triển của quá trình giãn nở này đã dẫn đến sự phát triển một chứng bệnh là chứng phình mạch. Sự đứt gãy ở các chỗ phình mang đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là chết. 2. Mao mạch: -Đường kính mao mạch ít thay đổi, tạo thành lưới. máu ra khỏi lưới mao mạch được dẫn về tĩnh mạch bằng các tiểu tĩnh mạch. -Các cơ quan như phổi, gan, thận, niêm mạc, tuyến, cơ bám xương, vỏ não.. phân bố nhiều mao mạch, sụn không có mao mạch, còn gân, dây thần kinh và cơ trơn ít mao mạch. -Mao mạch thường chỉ có một hàng tế bào nội mô đứng trên một màng đáy mỏng. ðường kính của mao mạch từ 7 - 9µm, dài từ 0,25mao mạch - 1mao mạch. tổng chiều dài các mao mạch trong cơ thể chừng 96.000km. 2.1 Cấu tạo mao mạch : Thành mao mạch mỏng, từ trong ra ngoài có các lớp 2.1.1 Tế bào nội mô: -Dưới KHVĐT thấy các lá bào tương của tế bào nội mô chứa nhiều vi sợi, có liên quan đến sự co rút của tế bào, các cửa sổ nhỏ và các vết lõm. Các tế bào nội mô thường gắn với nhau bởi dải bịt, lỏng lẻo hơn dải bịt ở biểu mô (hình 14). Hình 14 Cấu tạo chung mao mạch (từ Luiz, 2005) 2.1.2 Màng đáy: Nằm phía ngoài nội mô, dày khoảng 500nm. Ở một số MAO MẠCH màng đáy cũng có cửa sổ. Mặt ngoài màng đáy là nơi bám của các sợi võng và ở một số nơi có các nhánh bào tương của một số loại tế bào đến tiếp xúc như podocyte ở mao mạch tiểu cầu thận, tế bào sao ở mô thần kinh. 2.1.3 Tế bào quanh mạch: -Nằm dọc phía ngoài MAO MẠCH, có các nhánh bào tương bậc 1 chạy theo chiều dài MAO MẠCH, từ đó có các nhánh bào tương bậc 2 phát sinh từ nhánh bào tương bậc 1. -Có các bào quan như thể Golgi, ty thể, lưới nội chất... Vùng ngoại vi bào tương có nhiều sợi myosin, actin. Tế bào quanh mạch giúp co rút và kiểm soát dòng máu lưu thông. 2.2 Phân loại mao mạch: Dựa vào cấu trúc tế bào nội mô và màng đáy, chia ra 3 loại mao mạch 2.2.1 Mao mạch liên tục (mao mạch kín): -Tế bào nội mô và màng đáy liên tục, không có khe hở, khoảng mỏng nhất của tế bào nội mô chừng 0,1 - 0,2µm. Mao mạch liên tục ngăn cản không cho các chất có trọng lượng phân tử lớn qua thành mao mạch và thường thấy ở cơ, não. Ở não mao mạch liên tục tạo hàng rào máu não. Mao mạch ở hệ thần kinh trung ương, mô cơ, mô mỡ thuộc mao mạch kín. 2.2.2 Mao mạch có lỗ thủng (mao mạch có cửa sổ): -Có hai lớp màng đáy đối diện của tế bào nội mô hoà vào nhau thành một lá chắn rất mỏng, tạo thành 1 lỗ thủng, đường kính 60-80 nm. -Có ở niêm mạc ruột non, tuyến nội tiết, tiểu cầu thận, lỗ nội mô không có màng chắn, đó là những lỗ thủng thực sự, có thể cho các phân tử nhỏ hơn 69.000 Daltons vượt qua. Các mao mạch niêm mạc ruột, các tuyến nội tiết, đám rối màng mạch thể mi và tiểu cần thận thuộc loại mao mạch có cửa sổ (hình 15). Hình 15:Các kiểu hình thành mao mạch (từ Luiz, 2005) . (1) Tiểu động mạch-Sau tiểu động mạch- mao mạch. (2) Tiểu động mạch-mao mạch. (3) Tiểu động mạch ở tiểu cầu thận. (4) Mao mạch ở gan . -Mao mạch kiểu xoang có màng đáy không liên tục (ở lách) hoặc không có màng đáy (ở gan). Lòng mao mạch rộng từ 30 - 40µm, đường đi ngoằn ngoèo. Khoảng gian bào giữa các tế bào nội mô rất rộng nên các chất có phân tử lượng lớn cũng có thể qua (ví dụ như ở mao mạch lách, mao mạch tuỷ xương). -Mao mạch máu là nơi trao đổi chất giữa máu với tế bào và mô, vì vậy còn được phân biệt thành mao mạch dinh dưỡng và mao mạch nối (hình 15). 2.3 Mô sinh lý học mao mạch: - Sự điều hòa máu cho vùng mao mạch phụ thuộc vào tiểu động mạch tiền mao mạch, chúng có kích thước nhỏ nhất và cấu tạo gồm vòng cơ đơn giản là vòng cơ thắt. - Các sợi thần kinh kiểm soát sự co giãn của cơ trơn thành mạch làm thay đổi đường kính lòng mạch. Có một số chất được giải phóng ra như histamin có trong mô bị viêm, vị trí xa hay gần tim của lưới mao mạch cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn mao mạch. Thực tế có khoảng 8% lượng máu của hệ tuần hoàn đi qua mao mạch. - Các mô có nhu cầu trao đổi chất cao như tim, thận, cơ bám xương... thì có nhiều mao mạch, ngược lại gân, cơ trơn thì ít mao mạch, thậm chí có cơ quan không có mao mạch như sụn, giác mạc, van tim... - Ước tính tổng đường kính các mao mạch của cơ thể lớn gấp 800 lần tổng đường kính của các động mạch chủ. tốc độ dòng máu của động mạch chủ khoảng 35 m/giây, còn tốc độ dòng máu qua mao mạch chỉ là 0,3 m/giây. Với diện tích lớn, tốc độ dòng máu chậm, cấu tạo thành mạng đơn giản, mao mạch là nơi rất thuận tiện để trao đổi khí, nước, chất dinh dưỡng. - Tính thấm của mao mạch ở từng vùng khác nhau, các mao mạch ở tiểu cầu thận có tính thấm gấp 10 lần so với so với mao mạch ở mô cơ. Khi có điều kiện bất thường như viêm, ngộ độc do vết cắn của các động vật thì tính thấm của mao mạch tăng lên. - Ở một số mao mạch, các enzyme do tế bào nội mô sản xuất ra và sự có mặt của đại thực bào ở quanh thành mạch tạo nên hàng rào máu – mô như hàng rào máu - não, hàng rào máu - tuyến ức, hàng rào máu - mắt, hàng rào máu - ống sinh tinh. 3. Tĩnh mạch: -Tĩnh mạch dẫn máu về tim, thường đi kèm với động mạch tương ứng, trên đường trở về tim, đường kính tĩnh mạch lớn dần, thành tĩnh mạch dày dần. -Do số lượng tĩnh mạch lớn hơn động mạch và lòng mạch của tĩnh mạch lớn hơn động mạch nên sức chứ máu cuả tĩnh mạch lớn hơn. 3.1 Cấu tạo chung: So với động mạch, tĩnh mạch có sự khác biệt: - Thành lớp áo giữa của tĩnh mạch mỏng hơn so với động mạch cùng tên. - Không có màng ngăn đàn hồi (sợi chun) trong. - Thành phần cơ ít hơn. - Các lá sợi đàn hồi ít phát triển. - Áo ngoài dày hơn. - Thành phần sợi tạo keo chạy dọc phát triển hơn (hình 16). Hình 16: So sánh cấu tạo động mạch (trái) và tĩnh mạch cùng tên (phải) (từ Luiz, 2005). Thành tĩnh mạch vẫn được chia thành 3 tầng áo, mặc dù không rõ ràng như động mạch. 3.1.2 Áo giữa: Mỏng, thành phần tạo nên áo giữa là các sợi cơ trơn xếp vòng, cách nhau bởi các sợi tạo keo và một số sợi đàn hồi. 3.1.3 Áo ngoài: Là bao mô liên kết gồm nhiều bó sợi collagen và lưới sợi đàn hồi chạy dọc, xen kẽ là một số sợi cơ trơn. Ở tĩnh mạch trong ổ bụng và các tĩnh mạch lớn khác dưới tim có lớn cơ đặc biệt phát triển (hình 8.17). Hình 17 Cắt ngang một phần tĩnh mạch lớn (từ Luiz, 2005) -Ở những tĩnh mạch trung bình, nhất là tĩnh mạch ở chi có hệ thống van để đẩy máu trở về tim. Van là một cấu tạo do tổ chức liên kết bên dưới đội lên tạo thành một trục liên kết bên trong. -Mỗi van tĩnh mạch gồm 2 lá van hình bán nguyệt đối xứng nhau, mỗi lá van được hình thành do sự gấp lại của áo trong tĩnh mạch. Giữa hai mặt của lá van là lớp sợi collagen mỏng xen với sợi đàn hồi, liên kết với lớp dưới nội mô của áo trong. -Khi dòng máu chảy về tim, 2 lá van ép sát thành mạch. Khi áp lực của cột máu phía trên van tăng lên làm cho 2 lá van đóng lại, ngăn không cho máu chảy ngược (hình 18). Tĩnh mạch chi dưới có nhiều van, các tĩnh mạch nhỏ và các tĩnh mạch lớn không có các van. Hình 18 Cấu tạo van tĩnh mạch (từ Trịnh Bình, 2004) 3.2 Phân loại tĩnh mạch: Dựa vào tỷ lệ các thành phần tạo nên lớp áo giữa có thể phân TĨNH MẠCH ra làm 3 loại: 3.2.1 Tĩnh mạch của màng não và não: Có lớp áo giữa cấu tạo bởi các sợi tạo keo không có tế bào cơ trơn. 3.2.2 Tĩnh mạch cơ Thành phần chính của lớp áo giữa là sợi cơ trơn xếp vòng. 3.2.3 Tĩnh mạch hỗn hợp: 1) Bao gồm tĩnh mạch xơ chun có thành phần chủ yếu của lớp áo giữa là một lớp sợi đàn hồi. Ðó là tĩnh mạch nhánh, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh; 2) tĩnh mạch xơ cơ là thành phần chủ yếu của lớp áo giữa, lớp sợi cơ xếp thành 3 lớp từ trong ra ngoài gồm dọc - vòng - dọc, thường gặp ở tĩnh mạch chi dưới. -Ngoài ra có thể căn cứ vào đường kính của tĩnh mạch để phân loại thành tiểu tĩnh mạch, tĩnh mạch cỡ nhỏ, tĩnh mạch trung bình và tĩnh mạch cỡ lớn. 3.3 Mô sinh lý học tĩnh mạch: -Là loại mạch có sức chứa, có thể tăng dung lượng tuần hoàn trước trước những thay đổi áp lực máu ở mức độ nhất định. -Trong tĩnh mạch có khoảng 64% thể tích máu của toàn cơ thể, trong khi đó ở động mạch chỉ có khoảng 14% thể tích máu. -Các tĩnh mạch xơ, tĩnh mạch đàn hồi co giãn được nên thích ứng với sự thay đổi khối lượng máu, còn tĩnh mạch cơ, do trương lực của thành mạch nên mạch bao giờ cũng ở trạng thái căng và ít bị giãn bởi sức năng của cột máu. -Các tĩnh mạch xơ và đàn hồi, cơ đều có các van, làm cho áp lực của máu mới tăng cục bộ sẽ được phân tán trên chiều dài mạch. ngoài ra sự vận chuyển máu từ tĩnh mạch về tim còn có sự tham gia của các cơ vân bám xương quang các tĩnh mạch. 4. Sự tạo mạch: -Sự hình thành các mạch mới ở trẻ ở thời kỳ phôi thai. Ở tử cung, sự tạo mạch mới diễn ra nhánh chóng, số lượng mao mạch cần thiết phát triển rất lớn, bởi vì sự khuyếc tán từ máu vào mô chỉ giới hạn trong khoảng cách chứng 2,5 mao mạch. Sự tạo mạch mới bao gồm một chuỗi sự kiện tiếp theo: - Sự thoái hóa ở vùng màng đáy, lớp nội mô, các mao mạch và tiểu tĩnh mạch còn sót lại. - Các tế bào nội mô di chuyển về nơi đang có sự tăng trưởng mô - Tế bào nội mô sinh sản và sắp hàng, hình thành các mầm mạch và hình thành lòng ống. - Các mầm mạch nối với nhau để hình thành các cuộn hoặc lưới mạch máu - Thiết lập dòng máu chảy qua mao mạch mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_mau_1834.docx
Tài liệu liên quan