Tiểu luận - Kinh doanh tại Singapore

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục .Và giao thương thực sự trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi quốc gia với mong muốn tìm kiếm và mở rộng thị trường. Hơn thế, bước vào thế kỉ 21, cùng với những tiến bộ vượt bậc, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng và cấp bách hơn. Do đó, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm “sinh thái” là giải pháp ưu việt đang được nhiều quốc gia áp dụng. Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong công cuộc này. Là một trong những nước phát triển nhất Châu Á, được mệnh danh là đảo quốc 3 “sạch”, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Singapore.

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4384 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận - Kinh doanh tại Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í hậu: nhiệt đới, nóng, nhiệt độ tương đối thất thường, độ ẩm cao và lượng mưa nhiều do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo. Nhiệt độ trung bình: 26,70C, độ ẩm trung bình: 84,4%, lượng mưa trung bình trong năm: 2,359 mm. Tháng 11 đến tháng 1 năm sau là thời điểm nhiều mưa nhất. Mưa ít nhất vào những tháng 6-7-8 trong năm.  - Địa hình: thấp, cao nguyên nhấp nhô trong đó có phần lưu vực và những khu bảo tồn thiên nhiên. Singapore được coi là Quốc đảo xanh, là quốc gia sạch đẹp nhất thế giới với môi trường trong lành và thảm thực vật phong phú. Cho dù trên đảo quốc này có nhiều dòng suối nhỏ chảy qua và không ít hồ chứa nước, Singapore vẫn thiếu nước ngọt phục vụ cho đời sống. Khoảng 50% lượng nước cần dùng phải nhập từ Malaysia, thông qua một đường ống dẫn nước chạy bên dưới con đường nối liền Singapore và Johor Baharu. Sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, cùng với sự gia tăng lượng xe cộ có động cơ đã làm gia tăng sự ô nhiễm nguồn nước và bầu khí quyển. 2. Xã hội - Dân tộc: Trung Quốc  76,8%, Malayxia 13,9%, Ấn Độ 7,9%, khác 1,4% - Ngôn ngữ: Singapore có 4 ngôn ngữ được chính thức sử dụng, đó là tiếng Mã Lai, tiếng Hoa (quan thoại), tiếng Tamil và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai được công nhận là quốc ngữ, còn tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính, sử dụng trong công sở. Tiếng Hoa được sử dụng phổ biến trong giới người Hoa, tiếng Tami lthì cư dân Ấn Độ ở Singapore sử dụng nhiều - Tôn giáo: Phật giáo (Trung Quốc) 42,5%, Hồi giáo (Malaysia) 14,9%, Cơ đốc giáo 9,8% , Thiên chúa giáo 4,8%,Hindu 4%, đạo Lão 8,5%, tôn giáo khác 0,7%; không tôn giáo 14,8% (điều tra năm 2000) . - Cơ cấu hành chính: Ở Singapore không phân chia các khu vực hành chính. - Thủ đô: Singapore - Thể chế chính trị: + Ngày quốc khánh: 9/8/1965. + Thể chế nhà nước: Singapore theo thể chế Cộng hoà. + Thể chế chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền. II. Kinh tế Singapore Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ đạo. Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 33,6%, dịch vụ: 66,4% Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài, Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Tuy nhiên, Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Cho đến nay Singapore là một hải cảng tấp nập nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường biển dành cho mọi loại tàu thuyền. Hệ thống giao thông đường bộ cũng cực kỳ phát triển với chất lượng đường bộ được đánh giá là tốt nhất thế giới. Đường hàng không mở rộng với 60 đường bay.Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40 % thu nhập quốc dân). Các mặt hàng xuất khẩu: máy móc thiết bị (bao gồm cả hàng điện tử), hoá chất, nhiên liệu khoáng sản. Ngoài ra, nhắc tới quốc gia này là nhắc tới trung tâm du lịch và mua sắm của thế giới. Singapore thu hút hàng triệu khách du lịch đến đây mua sắm và thưởng ngoạn vẻ đẹp nơi đây. Singapore là một đất nước trẻ trung và năng động và là quốc gia thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài với một nền kinh tế thị trường tự do và phát triển nhanh, một môi trường kinh doanh mở cửa và không có tham nhũng, giá cả ổn định. Ví dụ năm 2004, nước này xếp thứ 5 trong số 145 quốc gia-là nước châu Á duy nhất nằm trong top 15 nước tốt nhất. Đầu năm 1952, chính phủ đã thành lập Uỷ Ban Điều tra thực hành chống tham nhũng-một tổ chức độc lập nhằm thực thi luật chống tham nhũng. Bất kì cá nhân nào bị buộc tội tham nhũng có thể bị tống giam tới 5 năm tù hay phạt 100.000 đô la hoặc cả hai hình thức. Với GDP: 116,3 tỷ (2004), với GDP bình quân đầu người 27.180 USD (2004),Singapore là một trong những nước thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 là 5,7% với GDP là 124,3 tỷ USD, thu nhập bình quần đầu người là 28.100 USD. Sau khi bắt đầu khủng hoảng từ 2008, Kinh tế Singapore đen tối nhất từ trước đến nay. GDP 2009 của Singapore có thể ở mức thấp nhất kể từ năm 1965. Xuất khẩu đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, khiến Chính phủ gặp nhiều áp lực trong việc cứu các ngành kinh doanh và kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009, nền kinh tế Singapore đã có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng. Điển hình là tỷ lệ lạm phát giảm liên tục. GDP Singapore vào quý 2 năm 2009 tăng 20.7 % vượt hơn quý 1 và tốt hơn mong đợi của các nhà đầu tư. Các nhà dự báo kinh tế cho rằng sự bùng nổ kinh tế đang trở lại Singapore. Singapore cũng được xếp hàng đầu về khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế (theo sự đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong bản "Báo cáo về sự cạnh tranh toàn cầu-1999"). Tại Singapore chỉ cần qua 6 thủ tục và 6 ngày để thành lập một doanh nghiệp, trong khi tại Indonesia phải mất 97 ngày và qua 12 bước. Theo xu thế mới, việc thu hút đầu tư nước ngoài đang là chiến lược kinh tế nòng cốt của chính phủ Singapore. Qua đó, họ tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia phát triển sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm. Khung pháp lý và các chính sách rộng rãi tạo cho nhà đầu tư một cảm giác thân quen, giúp họ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào các dự án kinh tế có chiều sâu. Các chuyên gia nước ngoài có kỹ năng cao được mời tham gia vào nền kinh tế Singapore với một lực lượng lao động lên đến 2 triệu người. Chính phủ nước này đang khuyến khích tiết kiệm và đầu tư thông qua chính sách tiết kiệm bắt buộc và tiêu dùng chủ yếu vào giáo dục và công nghệ nhằm nâng cao Singapore thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, sáng kiến và tri thức để có thể cạnh tranh với các nước xuất hàng giá rẻ và gia tăng tính toàn cầu hóa nền kinh tế. Đất nước này đang đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực. III. Văn hóa Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai... Người gốc Hoa chiếm số lượng đông đảo với hơn 70% dân số đã tạo nên một bản sắc riêng cho văn hóa nước này. Đó là sự pha trộn giữa văn hóa thuộc địa Anh và văn hóa phương Đông. Về trang phục, người Singapore mặc chủ yếu âu phục, còn thức ăn thì vẫn sử dụng những thứ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ. Đường phố Singapore được xếp vào hàng đẹp và sạch sẽ nhất thế giới. Nước và không khí được thường xuyên kiểm tra độ ô nhiễm, luôn đảm bảo một môi trường trong sạch. Vì thế đừng vứt rác vừa bãi và chỉ ở một số ít nơi có biển báo bạn mới được hút thuốc lá. Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương. Những luật lệ chặt chẽ đến độ khắc nghiệt đã biến đảo quốc này thành một trong những vùng đất an ninh nhất thế giới. Một số phong tục kinh doanh ở Singapore - Danh thiếp nên được in ấn (in nổi là tốt nhất) bằng tiếng Anh. Do tỉ lệ dân kinh doanh Singapore là người Trung quốc cao nên mặt sau danh thiếp nên dịch sang tiếng Trung quốc. Màu vàng là màu ưu chuộng trên danh thiếp đối với người Trung quốc. Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây. Người Singapore thường tỏ ra nhiệt tình khi trao đổi danh thiếp. Danh thiếp thường được trao đổi ngay sau khi giới thiệu. - Văn hoá kinh doanh của Singapore không nhạy cảm với những thông tin "ngoài lề". Giống như Việt Nam, người Singapore có thể hỏi những câu hỏi riêng tư về hôn nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự và nếu không trả lời những câu hỏi như vậy của người Singapore thì mối quan hệ có thể bị phá vỡ. Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng. Người Singapore rất kỵ nói "chúc phát tài" bởi vì họ luôn hiểu từ "tài" là "tài bất nghĩa" hoặc "phúc bất nhân". Khi nói "chúc phát tài" sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi và sỉ vả người khác. - Doanh nhân Singapore thường có khuynh hướng để tình cảm lấn át việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. Chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng mạnh tới suy nghĩ.  - Lòng trung thành với công ty là thế mạnh của nhân viên người Singapore. - Hoạt động theo nhóm hơn là cá nhân là ưu thế trong văn hoá kinh doanh Singapore. Tuy nhiên, người nhiều tuổi nhất thường được chỉ định làm lãnh đạo. Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm việc rất quan trọng trong việc kinh doanh tại Singapore. Bạn hàng Singapore phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn. - Trong văn hoá kinh doanh của Singapore, những quan hệ cá nhân thường được coi trọng hơn công ty mà bạn đại diện. - Văn hoá kinh doanh của Singapore thường rất vị chủng. Người Singapore thường có niềm tin cố hữu về những người cùng dân tộc. - Văn hoá kinh doanh của Singapore là tính cạnh tranh cao và có đạo đức làm việc mạnh mẽ khác thường. Năng lực chuyên môn, huân chương và khả năng làm việc theo nhóm được đánh giá cao. - Tuổi tác và thâm niên được kính trọng trong văn hoá kinh doanh Singapore. Trong một đoàn đại biểu thì thành viên quan trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên. - Lịch sự là phần không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh thành công tại Singapore. Tuy nhiên, lịch sự không có ảnh hưởng tới việc quyết định kinh doanh của người Singapore. - Trong giao tiếp, không được ngồi bắt chéo chân khi ngồi đối diện với người lớn tuổi hơn hoặc có thứ bậc cao hơn. - Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức. Thường câu trả lời là "Vâng, nhưng...", "Chương trình kế hoạch không cho phép tôi..." thường ám chỉ sự từ chối. Câu trả lời "có thể" đồng nghĩa với "đồng ý".  Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này. Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro. Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn. Người Hindu không ăn thịt bò. IV. Qui định thương mại, hải quan và các tiêu chuẩn của Singapore 1. Hàng rào thương mại Singapore là một trong những nước có chế độ mậu dịch tự do nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn có một số hàng rào mậu dịch ở một vài lĩnh vực trong đó có viễn thông, phương tiện thông tin, dịch vụ pháp lý, dịch vụ kiến trúc và cơ khí chuyên nghiệp, dịch vụ kế toán và thuế, và bảo hiểm. Chính phủ đang cho phép tự do hoá dần dần một số lĩnh vực như ngành viễn thông, điện, và dịch vụ tài chính và pháp luật. Về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chính phủ Singapore đă đưa ra luật để chống lại việc vi phạm bản quyền. 2. Các qui định hải quan Tại Singapore, đánh giá của hải quan dựa vào Xác định Brussels về Giá trị (BDV). Nguyên tắc cơ bản của BDV là giá trị có thể đánh thuế là giá thông thường hoặc giá nhập khẩu hàng hoá tại cảng hay nơi nhập khẩu với giả định rằng việc mua bán được tiến hành tại thị trường mở giữa người mua và bán độc lập. Khi hàng hoá có thể bị đánh thuế, giá trị gia tăng hay tỉ lệ đặc biệt hoặc cả hai phương pháp đánh giá cùng được áp dụng. Một tỉ lệ giá trị gia tăng là phần trăm của giá trị được thẩm định của hàng nhập khẩu. Một tỉ lệ đặc biệt là một lượng đặc biệt trên mỗi đơn vị trọng lượng hay đơn vị lượng khác. Chi phí, bảo hiểm, vận tải, phí giao dịch và tất cả các phí khác tính trong bán hàng và vận chuyển hàng (bao gồm cả thuế dịch vụ chung - GST) đều được tính khi đánh thuế. Các nhà xuất khẩu được yêu cầu phải bảo đảm giá trị kê khai với hải quan phải chính xác. Nếu hàng thấp hơn giá trị, Phòng Thuế và Hải quan sẽ tăng giá trị đã kê khai lên. Singapore sẽ áp dụng hình phạt với nhà kinh doanh nào cố gắng trốn thuế. 3. Thuế nhập khẩu Nhìn chung Singapore là hải cảng tự do và là một nền kinh tế mở. Hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế. Duy có xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng. Thuế dịch vụ và hàng hoá Singapore (GST) là thuế đánh vào tiêu dùng nội địa trong Singapore. Thuế sẽ áp dụng bất kì khi nào người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ từ kinh doanh đăng ký GST tại Singapore. Tỉ lệ được áp dụng là 3%. Theo luật GST: "Thuế hàng hoá và dịch vụ sẽ được tính vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ ở Singapore…và vào việc nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ… vào Singapore" 4. Những yêu cầu về giấy phép nhập khẩu Các công ty phải kê khai toàn bộ hàng nhập khẩu vào Singapore. Hầu hết hàng hoá được nhập khẩu tự do mà không cần đến giấy phép. Chỉ một số mặt hàng nhập khẩu như bật lửa hình súng và pháo nổ là bị cấm. Nhìn chung hàng nhập khẩu mà chính phủ Singapore cho là đe doạ đến sức khoẻ, an ninh an toàn và phép tắc xã hội đều bị kiểm soát. Các hàng hoá như dược phẩm, hoá chất độc hại, phim và video, vũ trí và quan trang đều yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu. Các công ty xuất khẩu hàng hoá bị kiểm soát vào Singapore phải trình giấy phép lên các cơ quan chính phủ thích hợp. Hàng hóa phải có nhãn mác và phải nêu rõ xuất xứ. Trên nhãn mác đó, phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh thể hiện chỉ tiêu, tính chất của sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất và xuất xứ, dung lượng đóng gói phải được thêm vào bề mặt nhãn mác; được có thêm ngôn ngữ khác nếu không sai với bất kì trình bày nào trên nhãn mác. Những minh hoạ về hình ảnh phải không được sai lạc với bản chất tự nhiên hay nguồn gốc của sản phẩm. V. Quan hệ Việt Nam-Singapore 1. Quan hệ chính trị Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/8/1973. Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập. Trước năm 1979, quan hệ hai nước phát triển tốt, đánh dấu bằng chuyến thăm chính thức Singapore (16 – 17/1/1978) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; hai bên ra Tuyên bố chung khẳng định những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai nước. Giai đoạn 1979 – 1990, do có vấn đề Cam-pu-chia nên quan hệ hai nước không có tiến triển. Từ năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và tình hình khu vực, đặc biệt là việc ký Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia năm 1991, cũng như tác động của chính sách đổi mới của ta, quan hệ hai nước được cải thiện nhanh chóng. Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất. Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á. Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việc Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Các nhà lãnh đạo cấp cao, các đoàn Bộ, ngành của hai bên cũng thường xuyên có những chuyến thăm và làm việc lẫn nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết. 2. Quan hệ kinh tế - Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tục tăng. Vốn đầu tư của Singapore trải đều trong các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, tập trung nhiều vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản. Nhìn chung, các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Năm 1996, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore được xây dựng tại Bình Dương trên diện tích 500 ha là nơi đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư Singapore và nước khác. Tính đến năm 2007, Singapore đã có tổng cộng 466 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên đến 8,766 triệu đô la Mỹ - Sáng kiến kết nối Việt Nam – Singapore: Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trong chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Singapore (tháng 3-2004), hai bên đã nhất trí thực hiện sáng kiến kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore do Thủ tướng Goh Chok Tong đưa ra trên 6 lĩnh vực: tài chính, đầu tư, thương mại – dịch vụ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo. Theo thỏa thuận, hai bên xây dựng Hiệp định khung về kết nối và 6 phụ lục trong từng lĩnh vực kết nối cụ thể. Về hình thức, các phụ lục có hai mục tiêu: đề xuất các chương trình, sáng kiến, hoạt động kết nối cụ thể kèm khung thời gian thực hiện; đề xuất các thay đổi về pháp lý, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hai nước thực hiện các hoạt động kết nối. - Ngày 23-2-2005, UBND TPHCM thành lập Văn phòng Đại diện Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch của TPHCM tại Singapore với tên gọi là "Nhà Việt Nam" (Vietnam House in Singapore) với chức năng là một địa điểm giao dịch và cung cấp thông tin, dịch vụ, phục vụ các quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với Singapore và các nước. Hai bên đã ký kết được những văn bản sau: Hiệp định hàng hải thương mại (4/1992); Hiệp định về vận chuyển hàng không (4/1992); Hiệp định thương mại (9/1992); Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992); Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/1994); Hiệp định hợp tác về du lịch (8/1994); và một số thoả thuận hợp tác trên một số lĩnh vực như thanh niên (3/1995) và báo chí (01/1996), văn hoá thông tin (4/1998)… Các cơ chế hợp tác giữa hai nước: Ngoài việc hợp tác trên khuôn khổ các hiệp định và thỏa thuận hợp tác song phương, hai bên đã hình thành các cơ chế hợp tác: Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Singapore được thành lập ngày 5-5-1993; hiện là cơ chế duy nhất để hai bên cùng trao đổi tình hình hợp tác song phương trên các lĩnh vực cụ thể; do Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Bộ Công Thương Singapore làm đầu mối và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore làm đồng chủ trì. - Cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao thảo luận các hợp tác song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm từ năm 2003. 3. Triển vọng phát triển kinh tế-thương mại với Việt Nam Quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore trong gần 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Singapore đã trở thành một trong những đối tác thương mại đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Trong lĩnh vực đầu tư, Singapore có mặt trong hầu hết ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm hải sản và chủ yếu tập trung nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản. Nhiều dự án của Singapore hoạt động đạt hiệu quả cao đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. như: Dự án công ty liên doanh cảng Container quốc tế tại VICT tại thành phố Hồ Chí Minh, Dự án khu công nghiệp Singapore tại Bình Dương (VSIP) là những dẫn chứng chứng minh sự đầu tư đúng hướng của các tập đoàn Singapore tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch Đầu tư tại Việt Nam mà đầu mối là Cục đầu tư nước ngoài (FIA) với Cục phát triển kinh tế Singapore (EDB) đã phối hợp lựa chọn các Dự án tích cực đem lại lợi ích cho hai bên và đẩy nhanh việc chấp thuận Dự án từ đó tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trên thế giới. Kết hợp lợi thế của Việt Nam và Singapore với đầu tư bằng nguồn vốn của nền kinh tế thứ ba sẽ tạo nên sự kết hợp mang tính cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Được biết hiện EDB đang đề xuất bốn Dự án thực hiện theo sáng kiến chung này. Singapore là nước chủ nhà của hàng nghìn công ty quốc gia và đuợc liên kết toàn cầu. Kết nối với Singapore thông qua sự liên kết sẵn có của nước này với phần còn lại của thế giới, Việt Nam có thể nhận được hiệu ứng tức thì gắn kết xuyên suốt toàn cầu từ các lĩnh vực viễn thông đến việc tiếp cận dễ dàng và cac hình thức quỹ tài trợ bảo đảm thôg qua các công ty tài chính quốc tế. Hợp tác chặc chẽ với Singapore cũng có nghĩa là gắn kết chặt che học hỏi được các kinh nghiệp quý báu trong quản lý đất nước, phát triển công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ và giáo dục hiện đại. Chương 3. Phân tích SWOT Nhận xét chung: Từ việc phân tích, để đánh giá một cách tổng quát quá trình hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty CraftViet chúng tôi tiến hành xây dựng ma trận SWOT như sau: - Những điểm mạnh nhất của Công ty hiện nay là: + Chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm đúng mức. Sản phẩm tốt, quản lý chất lượng theo hệ thống ISO, HACCP… + Cơ cấu tổ chức bộ máy tốt, quản lý chặt chẽ, giải quyết vấn đề phát sinh kịp thời, triệt để. Tinh thần tự giác của cán bộ, nhân viên, người lao động luôn được nêu cao để tạo môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh nhằm nâng cao năng suất lao động. + Khả năng sản xuất của công ty ổn định với sản lượng ngày càng tăng + Đội ngũ CB – CNV có trình độ quản lý tốt, được đào tạo đầy đủ. + Tập thể lao động có tinh thần hăng say, chăm chỉ, tự giác làm việc. + Dù sản xuất các mặt hàng không yêu cầu cao về yếu tố công nghệ nhưng công ty luôn sử dụng các trang thiết bị tiên tiến để tận dụng triệt để, hiệu quả nguồn lực sản xuất. + Uy tín nhãn hiệu đã được xây dựng, củng cố qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sản phẩm dần dần đi vào và chiếm giữ sự tin yêu của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. + Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, tay nghề cao là một đặc điểm chung đối với lao động Việt Nam. Và nó đã trở thành lợi thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường quốc tế trong vấn đề chi phi và giá thành sản phẩm. + Nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước: Bến Tre…được tận dụng qua việc đặt trụ sở công ty gần nguồn nguyên liệu. + Việc xuất khẩu hàng hoá qua nhiều thị trường Châu Âu, Châu Mỹ…đã để lại nhiều kinh nghiệm cũng như những bài học quý giá cho việc xuất khẩu hàng hóa qua nhiều quốc gia. + Sản phẩm chủ yếu là mặt hàng gia dụng thiết yếu: chén, bát, đũa, muỗng, đĩa, khay, gạt tàn, ly, đèn bàn…bằng nguyên liệu dừa. Đó là sản phẩm mới, lạ, đẹp, bền, giá cả phải chăng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. + Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường là xu hướng của tương lai. Trong khi sản phẩm của chúng tôi là sản phẩm thân thiện với môi trường….Nên chúng tôi tự tin khẳng định rằng: công ty mình đã và đang sản xuất và kinh doanh mặt hàng, sản phẩm của tương lai. - Những thuận lợi quan trọng của công ty: + Chính phủ ngày càng quan tâm hơn đến sản phẩm xuất khẩu này dù hành động hiện tại còn nhỏ và chưa tích cực và hoàn thiện. Song những bước đi này đánh dấu thời kỳ khởi sắc sau này. Một biểu hiện rõ rệt nhất chính là Quyết định số 1573/2004/QĐ – UB ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre dành cho ngành sản xuất này rất nhiều ưu đãi: mức lãi suất vay vốn, phí chuyển giao trang thiết bị, công nghệ, hỗ trợ kinh phí đào tạo tay nghề… + Ô nhiễm môi trường đang ngày càng được thế giới quan tâm. Vì thế sản phẩm thân thiện môi trường chính là một giải pháp ưu việt trong tương lai. Do đó, thị trường các sản phẩm xanh, sạch…trong đó có các sản phẩm từ dừa đang tăng lên theo bước tiến của văn minh thời đại. + Singapore có một vị trí địa lý thuận lợi và nhiều điều kiện tốt cho việc giao thương: Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển…Nằm ở cực Nam bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Ma-lai-xi-a, Đông - Nam giáp In-đô-nê-xi-a, nằm giáp eo biển Ma-lắc-ca, trên đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. + Nền kinh tế- chính trị Singapore ổn định và phát triển. Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ đạo, là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới + Singapore được coi là Quốc đảo xanh, là quốc gia sạch đẹp nhất thế giới với môi trường trong lành và thảm thực vật phong phú. Chính sách phát triển sản phẩm thân thiện môi trường rất được chú trọng ở Singapore. + Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng. Nó trở thành xu hướng toàn cầu, là xu hướng tất yếu của thế giới. Bên cạnh những thách thức đặt ra, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là động lực thúc đẩy, khuyến khích các quốc gia tăng cường giao thương. + Quan hệ Việt – Singapore ngày càng tăng cường và mở rộng cả về chính trị, thương mại và đầu tư… + Sự hấp dẫn của thị trường Singapore: Dân số trên dưới 4.6 triệu người Mức sống cao với thu nhập bình quân trên 4000$/tháng/người Thị trường mở, năng động Khả năng tiêu dùng sản phẩm cao… - Những điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp: + Khả năng tài chính kém + Hoạt động marketing kém + Thông tin thị trường chưa tốt + Thiếu đối tác tin cậy tại thị trường nhập khẩu + Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa hiệu quả - Những nguy cơ: + Chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trong ngành đang có nguy cơ tranh giành thị trường trong và ngoài nước. Xu hướng thị trường đang ngày càng thu hẹp là thách thức lớn đối với doanh nghiệp + Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm vẫn là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có công ty chúng tôi. + Sự cạnh tranh từ các nước trong APCC – Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương + Nguồn nguyên liệu trong nước có nguy cơ bị cạn kiệt do đất nông ngiệp ngày càng bị chiếm dụng cho các nhu cầu khác: nhà ở, khu công nghiệp,…. + Sự phát triển của các mặt hàng thay thế (mây tre đan…) là sự cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ và đang phải đối đầu và gây ra nhiều khó khăn. Ma trận SWOT Qua các thông tin thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích SWOT cụ thể là các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp cũng như các chiến lược kết hợp có thể thực hiện khi đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường Singapore và mở rộng thị trường. Ma trận kết hợp (SWOT) của công ty CraftViet Các cơ hội (O) Chính sách ưu đãi của chính phủ Thị trường các sản phẩm từ dừa đang phát triển Vị trí địa lý Nền kinh tế- chính trị trong nước ổn định và phát triển Chính sách phát triển sản phẩm thân thiện môi trường Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng Quan hệ Việt Nam – Singapore Sự hấp dẫn của thị trường Singapore Các nguy cơ (T) Chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trong ngành Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm Sự cạnh tranh của ngành từ các nước trong APCC Nguồn nguyên liệu trong nước có nguy cơ bị cạn kiệt Sự phát triển của các mặt hàng thay thế (mây tre đan…) Điểm mạnh (S) Chất lượng sản phẩm Cơ cấu tổ chức bộ máy tốt Khả năng sản xuất Trình độ quản lý CB – CNV Tinh thần làm việc của tập thể lao động Trang thiết bị tiên tiến Uy tín nhãn hiệu Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, tay nghề cao… Nguồn nguyên liệu sẵn có. Kinh nghiệm xuất khẩu qua nhiều quốc gia. Sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng Sản phẩm thân thiện với môi trường, giá rẻ… Phối hợp (S/O) Chiến lược thâm nhập thị trường (S7, S1, S10, O3, O1, O7, O8). Chiến lược phát triển thị trường (S1,S6,S8, S2, O2, O3, O4) Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (S3, S4, O4,O2) Phối hợp (S/T) Chiến lược phát triển sản phẩm với chất lượng cao (S1, S6, S7, T1, T2, T3) Chiến lược riêng biệt hóa sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng (S9, S11, S12,T5, T1) Chiến lược chuyên môn hóa (S2, S4, S6, T3) Các điểm yếu (W) Khả năng tài chính kém Hoạt động marketing kém Thông tin thị trường chưa tốt Thiếu đối tác tin cậy tại thị trường nhập khẩu Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa hiệu quả Phối hợp (W/T) Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối (W1, W5, O3, O2, O8) Phối hợp (W/T) Chiến lược hội nhập phía sau (W2, W1, T4) Chiến lược tăng cường quảng cáo khuyến mãi (W2, T2,T3, T5) Chiến lược cạnh tranh về giá (W1, O2) Chiến lược phát triển mạng lưới thông tin và bộ phận R & D (W3, W4, W5, T2, T3, T5) Chiến lược thâm nhập thị trường (S7, S1, S10, O3, O1, O7, O8) với chiến lược này công ty tận dụng điểm mạnh chính là uy tín nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm để tăng thị phần hiện nay nhằm mục đích tăng doanh thu với các cơ hội là vị trí địa lý và các chính sách ưu đãi của chính phủ. Chiến lược phát triển thị trường (S1, S6, S8, S2, O2, O3, O4) này với các mặt mạnh: chất lượng sản phẩm. mày móc, trang thiết bị tiên tiến, uy tín thương hiệu từ đó công ty có mục đích xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường Singapore để tăng thị trường chiếm lĩnh bằng cách chuyên biệt hóa sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng dành cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của công ty. Với mục tiêu tăng doanh thu và cải thiện lợi nhuận hiện tại với cơ hội kinh doanh tại thị trường mới phát triển cùng với địa lý thuận lợi. Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (S3, S4, O4, O2) hay chiến lược phát triển sản phẩm với chất lượng cao (S1, S6, S7, T1, T2, T3) với những điểm mạnh: khả năng sản xuất tinh thần làm việc cao của người lao động, uy tín thương hiệu sẵn có nhằm tăng sức cạnh tranh đối với các đối thủ trong ngành hay các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thay thế. Chiến lược chuyên biệt hóa sản phẩm (S9, S11, S12,T5, T1) giúp công ty phát huy tốt nguồn lực của mình và chia sẻ nguồn nguyên liệu với các ngành khác: sản xuất cơm dừa, kẹo dừa…Đồng thời công ty cũng theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các mặt hàng: mẫu mã, giá thành… để thâm nhập thị trường rộng hơn, đáp ứng nhu cầu của nhiều cấp người tiêu dùng, thị hiếu của nhiều lứa tuổi khác nhau để nâng cao thị phần. Và để làm được điều đó, chuyên môn hóa trong sản xuất (S2, S4, S6, T3) là chiến lược không thể thiếu. Với chuyên môn hóa, chi phí sản xuất sẽ giảm đáng kể, giá thành sản phẩm hạ, phù hợp hơn với túi tiền kỳ vọng của người tiêu dùng. Từ đó sức cạnh tranh các sản phẩm của công ty sẽ tăng lên. Chiến lược mở rộng hệ thống phân phối (W1, W5, O3, O2, O8) để tăng sản phẩm tiêu thụ nhằm tăng doanh thu. Sở dĩ, công ty thực hiện chiến lược này nhằm tận dụng các điều kiện, các cơ hội thị trường như: vị trí địa lý, các ưu đãi của chính phủ đối với sản phẩm thân thiện môi trường. Với nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu đang cận kề, công ty phải thực hiện chiến lược hội nhập phía sau( W2, W1, T4). Công ty phải chủ động được nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất và làm tiền đề cho công cuộc bành trướng thị trường trong tương lai. Ổn định và duy trì các yếu tố đầu vào chính là yếu tố quyết định sự sống còn cho công ty. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ công ty cần phải thực hiện kế hoạch đầu tư và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Chiến lược tăng cường quảng cáo khuyến mãi (W2, T2, T3, T5) với những mặt hàng đa dạng hiện nay trong đó cần chú trọng hơn đến các mặt hàng tiềm năng. Cần phải xây dựng chương trình quảng cáo khuyến mãi, đa dạng…và phải tạo được sự khác biệt để lôi kéo và thu hút khách hàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Song chiến lược cạnh tranh về giá (W1, O2) chính là vũ khí hiệu quả tấn công vào mọi tầng lớp khách hàng. Phải xây dựng hệ thống sản phẩm đa dạng về giá, phù hợp mọi túi tiền của người tiêu dùng. Và phải đạt được mục tiêu: sản phẩm của mình sẽ đến được tay của mọi tầng lớp trong xã hội dù thượng lưu hay bình dân. Chiến lược phát triển mạng lưới thông tin và bộ phận R & D (W3, W4, W5, T2, T3, T5) chính là dinh dưỡng cung cấp để tái tạo và nâng cao sức sống cho tất cả các sản phẩm của công ty trước xu thế phát triển không ngừng của thị hiếu cũng như nhu cầu hay thẩm mỹ của người tiêu dùng. Chương IV: Chiến lược kinh doanh quốc tế Chiến lược sản phẩm: Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ về dừa ngày càng có mặt ở nhiều nơi trên thế giới nhờ vào sự đẹp mắt của sản phẩm, giá cả hợp lí cũng như tính đa dạng về chủng loại. Khác với những loại hoa quả khác, ngoài việc trồng dừa để lấy quả thì các bộ phận còn lại của dừa còn được dùng cho việc chế biến các sản phẩm thủ công mĩ nghệ độc đáo như những chiếc lẵng hoa, giỏ đựng quà, đựng rượu, thảm xơ dừa, nệm. Đặc biệt là các sản phẩm dùng làm chén bát muỗng đũa và các vật dụng trong gia đình. Hơn nữa dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lành nghề, các sản phẩm được tạo ra với kiểu dáng ngày càng độc đáo, mới lạ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Ngoài ra các sản phẩm còn được đóng gói trong các bao bì được thiết kế đẹp mắt giúp kích thích sự ham muốn mua hàng của khách hàng .Và các bao bì cũng đã được kiểm chứng không bị biến dạng dưới các điều kiện bình thường. Thế nhưng chất lượng sản phẩm chính là yếu tố tác động nhiều nhất đến tâm lý người tiêu dùng. Được sản xuất với tiêu chí sạch và an toàn cho sức khỏe, các sản phẩm từ dừa có thể bảo đảm các chuẩn về chất lượng, chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt những sản phẩm của công ty còn là một dòng sản phẩm rất thân thiện với môi trường .Trên tất cả các sản phẩm đều có dán nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường. Có những sản phẩm có thể thay thế các vật dụng nhựa plastic và thủy tinh-vốn là nguồn gốc của chất thải nguy hại khó xử lý hiện đang sử dụng phổ biến trong các gia đình. Hàng năm, lượng phế thải nhựa các loại ước tính là 80 triệu tấn. Trong đó, 60% phế thải nhựa có nguồn gốc từ bao bì thải và vật dụng gia đình. Sự tích lũy plastic trong đất giảm làm đáng kể năng suất đất trồng. Lượng plastic trôi nổi trên kênh rạch, sông đe dọa đối với các nghề cá, nghề hàng hải, hoạt động nhà máy thủy điện, tưới tiêu và hoạt động công cộng khác. Hơn nữa, hơn 99% plastic có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, nên việc gia tăng sản xuất và tiêu thụ plastic sẽ gây áp lực nặng nề đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn không thể phục hồi và ngày càng cạn kiệt. Đó là chưa kể, khí thải phát sinh trong quá trình khai thác, tổng hợp nhựa, sản xuất và tái chế các sản phẩm nhựa là nguồn ô nhiễm môi trường không khí khá nghiêm trọng. Các khí độc hại trong khí thải công nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa bao gồm những thành phần CO2, HCl, NOx, SOx, bụi hóa chất… Một số chất bay hơi từ dây chuyền sản xuất nhựa, tái chế hoặc đốt nhựa phế thải là những hợp chất dioxin hoặc tác nhân có thể gây ung thư… Với lợi thế về nguồn nguyên liệu dừa, nước ta hoàn toàn có thể phát triển sản xuất vật dụng gia đình, thậm chí trong công nghiệp bằng nguyên liệu từ dừa để thay thế vật dụng bằng nhựa, thủy tinh. Hơn nữa, với lợi thế vượt trội về nguồn nguyên liệu giá rẻ, mẫu mã đẹp các sản phẩm từ dừa đã tạo được sức hút ngày càng lớn trên thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh so với các sản phẩm từ mây tre đan. Bắt đầu tìm hiểu về thị trường dừa và những sản phẩm của nó từ những năm đầu của thập niên 70. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở nước ta thuận lợi cho phát triển cây dừa, có thể thấy cây dừa được trồng ở Đồng bằng Sông Hồng cho đến tận cùng Phía Nam của đất nước. Cây dừa có thể sinh trưởng trên các loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt trên đất cát có nhiễm mặn nhẹ. Đặc biệt cây dừa có thể sống trên một số loại đất phèn mặn mà các loại cây trồng khác khó phát triển, tạo điều kiện để phủ xanh và sử dụng đất đai hợp lý ở các vùng ven biển, vùng phèn mặn. Vì nhận thấy rằng nước ta có một tài nguyên dồi dào về nguồn nguyên liệu này, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây, trong đó Bến Tre giữ vai trò chủ đạo nên chúng tôi đầu tư khai thác các nguồn nguyên liệu sẵn có này và biến nó thành những sản phẩm có ích phục vụ cho cộng đồng. Ngay từ đầu những dòng sản phẩm của công ty không được đón nhận nồng nhiệt từ phía khách hàng nội địa cho nên người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài đã là khách hàng chính của công ty. Thực tế cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp đã rất được ưa chuộng ở nhiều nước: Sri-Lanka, Phillippine, Đức, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…. Sau khi đã thành công ở những nước trên, thị trường tiếp theo mà chúng tôi nhắm tới là Singapore. Do nơi đây được mệnh danh là đảo quốc “3 sạch” nên các sản phẩm từ dừa-thân thiện với môi trường –sẽ có tiềm năng rất lớn để chiếm lĩnh thị trường này. Văn hóa Singapore có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, do đó người Singapore dễ dàng chấp nhận các sản phẩm từ dừa ở Việt Nam. Chiến lược giá: Ta có thể thấy rằng cùng với những chính sách ưu đãi của chính phủ cho những sản phẩm thuộc mặt hàng của công ty. Như: “ - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án sản xuất, chế biến dừa trong trường hợp chủ đầu tư vay vốn của tổ chức tín dụng để đầu tư tài sản cố định và trong phạm vi tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. Được vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 0271/2003/QĐ-BTM ngày 13/3/2003 của Bộ Thương mại, với lãi suất hiện hành là 0,36%/tháng.” Cộng vào đó công ty đã tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ và nguồn nhân công có tay nghề cao tại địa phương. Đồng thời khi xâm nhập vào thị trường Singapore – Thị trường đang nằm trong “top 10 môi trường đầu tư, kinh doanh tốt nhất 2009”. Theo đó với số dân 4.6 triệu người, thu nhập bình quân đầu người 2008 đạt gần 53.000$ sẽ là một lượng cầu rất lớn và lý tưởng mà sản phẩm của công ty hướng tới. Tốc độ tăng trưởng GDP của 2008 là 1,2%, GDP vào quý 2 năm 2009 tăng 20.7 % so với quý 1. Đối với những sản phẩm gia dụng từ dừa thì khi nhập khẩu vào thị trường này chỉ phải chịu mức thuế GST là 5%. Bên cạnh đó, theo như những quan sát của chúng tôi trên thì trường sản phẩm này thì các đối thủ cạnh tranh (Indonesia, Phillipine, Ấn Độ….) đưa ra mức giá cho những sản phẩm gia dụng thông thường dao động trong khoảng từ 1$ - 50$ (Ví dụ: tách 2.4$, gạt tàn 1.4$, đèn bàn 44$ ...) Chiến thuật định giá: - Định giá thâm nhập thị trường: Đây là chiến thuật giá chủ đạo mà công ty sẽ sử dụng trong thời gian đầu thâm nhập sản phẩm vào thị trường Singapore. Bao gồm cả chiến thuật chiết khấu, định giá hòa vốn và cả định giá bán lẻ - tức là bắt đầu với mức giá thấp để có được thị phần lớn. - Định giá hòa vốn: Khi thị trường Singapore có những biến động ảnh hưởng đến doanh số, chiến thuật này sẽ được sử dụng trong thời gian ngắn. Đây là việc công ty sẽ bán sản phẩm với một mức giá thấp nhằm mục tiêu thu hút khách hàng mới, nếu cần sẽ định giá ở mức chi phí nhưng sẽ chỉ là trong thời gian ngắn. - Định giá lẻ: Nhằm tạo ra một mức giá thấp trong tâm lý, suy nghĩ của khách hàng (Ví dụ: Đưa ra mức giá là 9.9$ thay vì đưa ra mức giá là 10$). Tuy không chênh nhau nhiều nhưng nếu khách hàng mua với lượng lớn thì họ sẽ tiết kiệm được một khoảng kha khá. - Chiết khấu: Trong trường hợp bán sản phẩm cho 1 khách hàng với số lượng nhiều, sẽ có lợi nhuận nhờ tiết kiệm chi phí (thường sẽ chiết khấu trong những ngày lễ). Chiến lược phân phối: Vì các sản phẩm tiêu dùng chế biến từ dừa còn khá mới mẻ ở thị trường Singapore, được ít người biết đến và quan tâm nên việc phân phối sản phẩm vào các điểm bán lẻ khiến cho sản phẩm lẫn với các dòng sản phẩm tương tự khác (ví dụ các loại chén bát đũa của các nhà sản xuất khác nhau được trưng bày chung trong một khu vực trong siêu thị) sẽ không gây được sự chú ý nhiều đến người tiêu dùng. Do năng lực tài chính có hạn và một trong các đặc tính quan trọng của sản phẩm là tiết kiệm chi phí nên việc lựa chọn kênh phân phối qua nhiều cấp (như từ nhà nhập khẩu bán sỉ đến các đại lý và nhà bán lẻ rồi mới đến tay khách hàng) sẽ làm tăng chi phí và đẩy giá sản phẩm lên nên chúng tôi lựa chọn phương thức bán hàng trực tiếp. Chúng tôi muốn sử dụng thời gian và chi phí ban đầu tập trung cho việc quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả tại thị trường mới. Tuy nhiên, trong quá trình thâm nhập thị trường, nếu các nhà bán sỉ , các đại lý, nhà bán lẻ tìm đến chúng tôi với ý định hợp tác cung ứng sản phẩm, chúng tôi sẽ đồng ý hợp tác nhưng có sự kiểm soát về giá bán. Như vậy, chúng tôi lựa chọn phương thức mở các gian hàng riêng tại các siêu thị và trung tâm mua sắm. Đó là sự kết hợp giữa việc quảng bá sản phẩm và bán hàng. Do lượng sinh viên Việt Nam du học tại Singapore khá đông nên trong mỗi gian hàng chúng tôi sẽ kết hợp 1 nhân viên của công ty cùng với 1-2 sinh viên. Điều này mang lại nhiều tác dụng tích cực cho việc giới thiệu, tư vấn cho khách hàng và bán sản phẩm. Bởi lẽ các du học sinh này sẽ am hiểu về văn hóa, cách giao tiếp với người bản địa. Hơn nữa quá trình đào tạo sẽ dễ dàng hơn vì ngôn ngữ, cách làm việc…Và mức lương cho đối tượng lao động này thấp hơn so với mức lương phải trả cho lao động Singapore. Với mật độ khách hàng đông đúc tại các siêu thị và trung tâm mua sắm đây sẽ là cách tiếp cận khách hàng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Sau một thời gian, sau khi sản phẩm tiêu dùng chế biến từ dừa đã được biết đến và có chỗ đứng nhất định trên thị trường Singapore thì chúng tôi sẽ giao lại việc phân phối và chiêu thị chủ yếu cho các nhà cung cấp sở tại. Với chiến lược phân phối này chúng tôi gặp được những thuận lợi do cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông, vận chuyển ở Singapore rất phát triển. Cho đến nay Singapore là một hải cảng tấp nập nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường biển dành cho mọi loại tàu thuyền. Hệ thống giao thông đường bộ cũng cực kỳ phát triển với chất lượng đường bộ được đánh giá là tốt nhất thế giới. Do thương hiệu của công ty chưa được biết đến trên thị trường Singapore, chúng tôi sẽ thu hút trung gian bằng cách hứa hẹn dùng chính sách phân phối có chọn lọc. Nghĩa là chỉ có 3 trong số các siêu thị lớn ở Singapore cung cấp sản phẩm chế biến từ dừa của chúng tôi. Sự phân bố của các siêu thị lớn ở Singapore: Chúng tôi có thể chọn 3 siêu thị A, D, G nằm cách xa nhau. Cả 3 đều là siêu thị lớn có uy tín và có cơ chế làm việc chuyên nghiệp. Kiểu phân phối này cho phép chúng tôi đạt được quy mô thị trường thích đáng, kiểm soát được chặt hơn và ít tốn kém hơn so với phân phối rộng rãi. Tuy nhiên, chúng tôi có thể gặp những rào cản gây trở ngại trong quá trình đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào siêu thị của Singapore vì chúng tôi chưa có thương hiệu mạnh. Chúng tôi phải nỗ lực chứng minh các sản phẩm của mình đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn do các siêu thị đề ra. Tiêu chuẩn về chất lượng ngày nay không chỉ gói gọn trong tính năng của sản phẩm, độ bền hay an toàn sử dụng mà nó còn hướng ra các chỉ tiêu như sản phẩm được tạo ra phải không vi phạm về quyền con người, thân thiện với môi trường và cạnh tranh lành mạnh… Chiến lược marketing: Mục tiêu của công ty chúng tôi khi lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Singapore là nhằm mang những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ cây dừa đến với người dân nước này. Singapore là một đất nước được xem là sạch sẽ nhất thế giới. Hơn nữa, đất nước này vừa mới thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính. Vì các lý do trên mà công ty chúng tôi quyết định mục tiêu của chiến dịch marketing này là nhằm mang những sản phẩm thân thiện môi trường và giá rẻ đến với người dân Singapore. Để thực hiện mục tiêu trên công ty chúng tôi đã xác định từng bước cụ thể cho chiến dịch marketing của mình. Trước tiên, để sản phẩm dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng Singapore, chúng tôi cần phải tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm tại Singapore. Mặc khác, chúng tôi dùng phương thức chiêu thị trực tiếp bằng cách gởi email đến các khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu sản phẩm và tiếp cận cũng như thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Hơn nữa, phương pháp phổ biến mà các nhà xuất khẩu sản phẩm vẫn thường hay sử dụng là việc quảng cáo sản phẩm qua poster, billboard, tạp chí... Phương thức quảng cáo này giúp đông đảo người dân biết đến sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường với chi phí thấp. Ngoài ra, quảng cáo còn giúp mang thông điệp mà công ty muốn chuyển đến người tiêu dùng về sản phẩm là: “sản phẩm thân thiện môi trường và giá rẻ”. Do quảng cáo là hình thức truyền tin gián tiếp nên người tiêu dùng không thể trực tiếp cảm nhận được sản phẩm, bước tiếp theo mà công ty dự định tiến hành là cung cấp miễn phí các sản phẩm của chúng tôi cho các quán ăn nhỏ ở một số địa điểm thu hút dân cư ở Singapore. Việc này tuy tốn khá nhiều chi phí nhưng chúng tôi tin nó sẽ mang lại những kết quả đáng kể. Do cung cấp các sản phẩm miễn phí nên chúng tôi sẽ đề nghị sự hợp tác của các chủ quán với việc đặt poster quảng cáo tại cửa tiệm và trên mỗi bàn trong quán ăn sẽ có một cuốn brochure giới thiệu sản phẩm và các phiếu rút thăm trúng thưởng kèm lời nhận xét của khách hàng về sản phẩm. Trong mỗi cuốn brochure sẽ có thông tin về sản phẩm như giá cả, đặc tính; thông tin về công ty, nhà phân phối, website công ty… giúp khách hàng có sự hiểu biết hơn về sản phẩm mới. Bằng phương pháp này chúng tôi có thể biết được sự phản hồi của khách hàng về sản phẩm mới thông qua lời nhận xét của họ. Dựa vào thuộc tính ưu việt của sản phẩm là thân thiện môi trường và giá rẻ chúng tôi tin rằng sau khi biết đến các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa, người tiêu dùng Singapore sẽ yêu thích và tin dùng chúng. Chương V: Tổ chức thực hiện Để thực hiện được các chiến lược đề ra để thâm nhập thành công thị trường Singapore, chúng tôi hoạch định sẽ thực hiện các bước cụ thể sau: Khảo sát thị trường Singapore Đây là bước thực hiện cơ bản đầu tiên, là nền tảng giúp công ty xác định được mức dộ thành công và khả năng chiếm lĩnh thị trường Singapore. Nhiệm vụ này sẽ do bộ phận nghiên cứu thị trường đảm nhận, trực tiếp chịu sự quản lý của Trưởng phòng Lê Ngọc Trâm Anh. Ban này sẽ nghiên cứu về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ ở Singapore, dân số, hệ thống phân phối, môi trường pháp lý, các qui định về bao bì nhãn mác… Lựa chọn sản phẩm phù hợp, kênh phân phối, hình thức phân phối, khách hàng mục tiêu Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, để có thể đề ra phương án kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả, Ban lãnh đạo do Ms Võ Hạnh dưới sự tham vấn của Ban điều tra thị trường sẽ xác định những vấn đề trên. Đàm phán với nhà phân phối. Để đàm phán thành công thì người đàm phán phải có am hiểu về đối tác. Vì vậy, vấn đề này sẽ do Phòng quan hệ kinh tế đối ngoại do Ms Denise Tran đảm nhận. Kế hoạch xuất sản phẩm Lĩnh vực này sẽ do bộ phận xuất nhập khẩu hàng hóa phụ trách. Ms Lê Trang sẽ chịu trách nhiệm quản lí. Ban này sẽ hoàn tất tất cả các thủ tục hải quan, hóa đơn chứng từ cho việc xuất khẩu hàng hóa sang Singapore. Để thuận lợi, chúng tôi quyết định sẽ xuất theo hình thức FOB. Chiến lược Marketing Đây là một bước cực kỳ quan trọng quyết định thành công trong kế hoạch này. Sản phẩm có được người tiêu dùng Singapore biết đến và ưa chuộng hay không, doanh số bán ra có cao hay không phụ thuộc vào chiến lược Marketing tốt đến mức nào. Đã thành công trong nhiều chiến lược Marketing trong và ngoài nước, bộ phận Marketing của chúng tôi do một người đầy kinh nghiệm-Ms Doan Thiet, sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò này ở Singapore, hy vọng sẽ mang lại thành công lớn. Chương VI: Ước tính chi phí Với các bước thực hiện đề ra, công việc ước tính chi phí quả thật là một thách thức lớn đối với tất cả công ty trong đó có công ty chúng tôi. Làm sao có thể dự trù một cách chính xác một nguồn chi phí cố định trong khi có nhiều khoản phát sinh không thể dự đoán trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một cách định tính về nguồn chi phí: Khảo sát thị trường: 2000$ Đàm phán với nhà phân phối: 6000$ Kế hoạch xuất sản phẩm: 1000$ + Chi phí sản xuất sản phẩm: 200000$ Chiến lược Marketing: 50000$ Chi phí phát sinh: 6000$ Tổng chi phí thực hiện toàn bộ chiến lược phát triển sản phẩm sang thị trường Singapore: 265000$ KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích đề tài này, chúng tôi càng tin tưởng rằng thế mạnh của các sản phẩm gia dụng từ nguyên liệu dừa sẽ thâm nhập thành công và chiếm lĩnh thị trường Singapore. Singapore thật sự là một thị trường hấp dẫn, tiềm năng và cơ hội chinh phục khách hàng Singapore là rất lớn. CraftViet khi kinh doanh ở thị trường cần phải chú trọng nhiều mặt: sản phẩm, thị hiếu khách hàng, marketing…nhằm xây dựng thương hiệu cũng như uy tín trên thương trường Singapore. Các chiến lược này tuy mang tính chủ quan, thiếu kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi các thiếu sót. Song, với những phân tích trên cùng những chiến lược và giải pháp đề ra, chúng tôi mong muốn định vị thương hiệu, phát triển năng lực cạnh tranh của CraftViet cùng những mặt hàng gia dụng từ dừa nói riêng cũng như những doanh nghiệp hay mặt hàng xuất khẩu mang thương hiệu Việt nói chung. Trong xu thế hội nhập việc đứng vững trên thương trường của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt khi ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường quả là một vấn đề nan giải. Để giải quyết bài toán khó này, doanh nghiệp cần tận dụng triệt để những thuận lợi hay thế mạnh sẵn có và đề phòng song song với khắc chế những nguy cơ, thách thức. Doanh nghiệp có “tồn tại và phát triển” được hay không phụ thuộc vào khả năng đánh giá, thâm nhập và hoạt động trên thị trường mới. CraftViet và các sản phẩm của mình thông qua chiến lược này sẽ “xây những viên gạch đầu tiên” tại thị trường Singapore. Và trong tương lai, CraftViet sẽ trở thành thương hiệu thân thương trong lòng người tiêu dùng Singapore. TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số trang Web: bentre.gov.vn saigon-gpdaily.com.vn Chinhphu.vn www.bentretrade.gov.vn Sách Chính sách và chiến lược kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận - kinh doanh tại Singapore.doc
Tài liệu liên quan