Tiểu luận Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí. Để chất lượng giáo dục ngày càng đi lên, bản thân mỗi giáo viên phải tự tìm ra cho mình một phương pháp đánh giá tích cực và phù hợp với thực tiễn, từ đó đưa ra được kết quả chính xác, giúp học sinh tự tin trong học tập.
4 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 7467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học 2014 – 2015
Họ và tên giáo viên : NGUYỄN THỊ TÝ
Tổ: Sinh – Công Nghệ
Nội dung mô đun 23 (KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH)
I. Lí do chọn mô đun:
Như chúng ta đã biết "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học". Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới căn bản toàn diện cả về sách giáo khoa, nội dung, phương pháp giảng dạy, trong đó lấy đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh làm tiền đề để định hướng giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh. Qua đó ta thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong dạy học và do đó tôi quyết định chọn mô đun này nghiên cứu và tìm hiểu.
II. Nội dung mô đun 23:
1. Đánh giá là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Các hình thức đánh giá:
- Đánh giá chẩn đoán đuợc tiến hành trước khi dạy một nội dung nào đó, nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình về những kiến thức có liên quan với bài học. Tứ đó có kế hoạch dạy học phù hợp.
- Đánh giá từng, phần được tiến hành nhiều lần trong quá trình dạy học, nhằm cung cấp những thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học.
- Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc kì học hay năm học, khoá học (thi).
- Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng trong quá trình đánh giá. Giáo viên quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh có sai sót đặc biệt.
3. Chức năng của kiểm tra, đánh giá trong dạy học ở trường THPT:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là xác nhận thành tích học tập của học sinh so với học sinh khác hoặc làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt đuợc của học sinh về kiến thức, kỉ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã được xác định.
4. Yêu cầu cần phải đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỉ năng của môn học mà học sinh cần phải có và có thể đạt được sau mỗi chủ đề của chương trình môn học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học đuợc trình bày theo chủ đề ở từng lớp và ở các lĩnh vực học tập.
5. Các yêu cầu cần đạt được của việc kiểm tra, đánh giá:
Ngoài các yêu cầu về sự đa dạng của năng lực nhận thức (nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá...), phương pháp và nội dung đánh giá còn cần phải hướng đến những mục tiêu đáp ứng cả bốn trụ cột sau:
. Học để biết
. Học để làm
. Học để chung sống
. Học để khẳng định mình
6. Quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông:
- Xác định mục tiêu của đề kiểm tra.
- Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Thiết lập ma trận hai chiều: Lập một bảng có hai chiều.
- Thiết kế câu hỏi theo ma trận.
- Xây dựng đáp án và biểu điểm.
7. Xu thế mới trong đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay là tự đánh giá
Qua module 23, tôi đã tiếp thu được những vấn đề như sau:
- Phân biệt được kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Xác định được mục tiêu, chức năng của kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Thực hiện các bước cơ bản trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Xác định được yêu cầu đối với kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, và tìm ra xu hướng đổi mới trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay
- Xác định ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường.
- Xác định các yêu cầu khi sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với các mục tiêu học tập.
- Thực hành lựa chọn và sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh ở từng môn học
III. Nội dung thực hiện
Ma trận kiểm tra 1 tiết Sinh 10 học kỳ II
Trắc nghiệm : 24 câu
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các năng lực
Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
-Đặc điểm vi sinh vật
- Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
Xác định loại môi trường nuôi cây vi sinh vật
Năng lực tự học
NL tư duy sáng tạo.
NL giải quyết vấn đề
Số câu : 6
Tỉ lệ15% = 1,5đ
Số câu : 4
Tỉ lệ : 10% = 1đ
Số câu : 2
Tỉ lệ :5% = 0,5đ
Sinh trưởng vi sinh vật
- Các pha nuôi cấy không liên tục
- Ảnh hưởng của các chất hoá học và lí học
So sánh sự khác biệt trong nuôi cấy liên tục và không liên tục
Liên hệ thực tiễn
Năng lực tự học
NL giao tiếp
NL tư duy sáng tạo.
NL giải quyết vấn đề
NL ngôn ngữ
Số câu : 10
Tỉ lệ:25% = 2,5đ
Số câu : 6
Tỉ lệ : 15% = 1,5đ
Số câu : 2
Tỉ lệ : 5% = 0,5đ
Số câu : 2
Tỉ lệ: 5% = 0,5đ
Tổng : 40% = 6đ
Số câu : 16
Số câu : 10
Tỉ lệ : 25% = 2,5đ
Số câu : 2
Tỉ lệ:5% = 0,5đ
Số câu :2
Tỉ lệ : 5% = 0,5đ
Số câu :4
Tỉ lệ : 10% = 1đ
Tự luận: 60%
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các năng lực
Sinh trưởng vi sinh vật
Đặc điểm 4 pha trong nuôi cấy không liên tục.
Tính số lượng tế bào vi khuẩn sau thời gian t
Giải quyết tình huống thực tiễn liên quan đến các nhân tố ảnh hương vsv
Năng lực tự học
NL tư duy sáng tạo.
NL giải quyết vấn đề NL ngôn ngữ
Số câu : 2
Tỉ lệ:40% = 4 đ
Số câu : 1
Tỉ lệ : 20% = 2 đ
Số câu : 1
Tỉ lệ 20% = 2đ
Số câu : 1
Tỉ lệ : 20% = 2 đ
IV. Kết quả:
1. Đối với giáo viên:
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Giúp giáo viên nắm được yêu cầu và cách thức đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra và đánh giá trên cơ sở đó tạo bước chuyển mạnh mẽ và thực chất về công tác đổi mới PPDH.
- Duy trì tốt nề nếp dạy- học, tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Đổi mới một cách thiết thực phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò. Tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.
- Nghiên cứu và xác định đúng trọng tâm của chương trình, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn phù hợp.
- Phối hợp với gia đình trong việc đôn đốc, kiểm tra việc học tập của học sinh. Phải công tâm, công bằng và khách quan đối với mọi học sinh
b) Đối với học sinh
- Giúp học sinh biết tự đánh giá kiến thức của mình, biết đánh giá cho bạn mình. Như vậy, giáo viên không còn độc quyền đánh giá học sinh mà học sinh có quyền tham gia vào kết quả đánh giá của chính mình và của bạn mình.
- Học sinh nghiêm túc trong học tập và trung thực trong thi cử.
V. Kết luận:
Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí. Để chất lượng giáo dục ngày càng đi lên, bản thân mỗi giáo viên phải tự tìm ra cho mình một phương pháp đánh giá tích cực và phù hợp với thực tiễn, từ đó đưa ra được kết quả chính xác, giúp học sinh tự tin trong học tập.
Tân Châu, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Người viết thu hoạch
Nguyễn Thị Tý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thu_hoach_bdtx_modul_23_thpt_8668.doc