Tiểu luận Hiện trạng môi trường tại làng nghề Bình Yên

Để hoạt động sản xuất của làng nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, không gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và con người, trước mắt cũng như lâu dài, cần có sự hợp tác giữa cơ quan quản lý các cấp và các hộ làng nghề về công tác quy hoạch phát triển sản xuất cũng như vấn đề bảo vệ môi trường. Đối với các hộ có nước thải do sản xuất, nhất là nước thải có chứa nhiều hóa chất và kim loại nặng cần phải tách riêng để thu gom xử lý ngay tại hộ gia đình trước khi cho thoát ra cống rãnh của làng nghề. Đối với các hộ sản xuất phát sinh nhiều khí thải cần xây dựng, lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý chất thải khí tại nguồn phát sinh khí. Bên cạnh đó, tăng cường công tác giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho người dân nhằm bảo vệ chính bản thân họ và gia đình khỏi những tác động do ô nhiễm môi trường.

doc10 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 3510 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hiện trạng môi trường tại làng nghề Bình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1.1. Vị trí địa lý Bình Yên là làng nghề sản xuất tái chế nhôm, có diện tích là 16 ha với 570 hộ gia đình, dân số 1950 khẩu. Làng Bình Yên thuộc địa phận của xã Nam Thanh, huyện Nam trực, tỉnh Nam Định : - Phía Bắc giáp với xã Nam Hồng, huyện Nam Trực - Phía Nam giáp với thôn Phú Cường, Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực - Phía Đông giáp với thôn Trung Thắng, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực - Phía Tây giáp với xã Nam Lợi, huyện Nam Trực Hình 1: Bản đồ vị trí thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định 1.2. Đặc điểm tự nhiên của làng nghề Làng nghề Bình Yên nằm trong vùng đồng bằng thấp trũng của xã Nam Thanh huyện Nam trực, là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 240C, tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 với nhiệt độ trung bình từ 16 – 170C; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 290C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Mặt khác, hàng năm địa phương thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Xã Nam Thanh nằm cạnh sông Nam Ninh Hải nên thuận lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp và điều hòa khí hậu địa phương. Hệ thống ao, hồ chiếm 10% diện tích đất tự nhiên và là nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra còn có hê thống kênh mương trong xã làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho nông nghiệp. Đất tại khu vực làng nghề Bình Yên chủ yếu là đất phù sa, phù hợp cho trồng lúa và hoa màu. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình và nặng. Thảm thực vật tự nhiên của khu vực làng Bình Yên nghèo nàn, chủ yếu là cây trồng như : lúa, hoa màu, cây ăn quả phân bố chủ yếu ở khu vực miền đồng, một phần ít rải rác trong khu dân cư. Những năm gần đây, cùng với việc đô thị hóa nông thôn, cây xanh cũng dần biến mất. Thiếu vắng vai trò điều hòa của thảm thực vật càng làm tăng them những ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường. 2. QUÁ TRÌNH TÁI CHẾ NHÔM VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ BÌNH YÊN Quy trình tái chế nhôm tại làng Bình Yên (Hình 2) : Nguyên liệu (vỏ lon bia, nhôm phế thải) được cho trực tiếp vào nồi nấu đặt trong lò nung hở đốt bằng than đá. Than được sử dụng thường là loại than kém chất lượng. Nguyên liệu được đốt nóng dần lên, đầu tiên các thành phần dễ cháy như dầu, mỡ, sơn, sẽ cháy. Nhiệt độ trong nồi nấu tiếp tục tăng làm nhôm nóng chảy và chảy xuống phía dưới nồi, phần xỉ nổi lên trên. Trong giai đoạn này, người ta cho thêm phụ gia để trợ chảy nhằm thu thêm nhôm thành phẩm. Các phụ gia này gồm muối ăn (NaCl), một số hợp chất chứa Kẽm (Zn) và chì (Pb). Sau khi nóng chảy phần xỉ nhôm được vớt ra và đổ vào khu vực chờ nấu tận thu. Phần nhôm lỏng được múc ra đổ vào khuôn đúc, các phần xỉ sau khi nấu tận thu được đổ ra bãi. Vỏ lon bia, nhôm phế liệu.. Phân loại Tiếng ồn, bụi Than Nấu chảy Phôi đúc Khí thải: CO, SO2, CO2, NOx Xỉ than, xỉ kim loại NaOH, H2CrO4, H2SO4  Đúc sản phẩm Cắt bavia Xử lý bề mặt Sản phẩm (xoong, nồi, mâm) Nước làm mát Kim loại vụn Tiếng ồn Bụi Nước thải Hoá chất thải: NaOH, H2CrO4, H2SO4 Hình 2. Quy trình tái chế nhôm ở làng nghề Bình Yên Các công đoạn sản xuất rất đơn giản, còn mang tính truyền thống, lâu đời, các công nghệ áp dụng tại làng phần lớn đã lạc hậu. Để làm rõ sự hình thành các chất thải, ta sẽ phân tích một số công đoạn: Phân loại: Công đoạn này bao gồm hoạt động đập, hay thu nhỏ diện tích các nguyên liệu phế thải đầu vào, phục vụ cho công đoạn nấu chảy sau, điều này tạo ra tiếng ồn rất lớn, đặc biệt khi số đông các hộ trong làng đều thực hiện công đoạn này. Ngoài ra, phế liệu đầu vào là các sản phẩm không còn sử dụng tiếp, nhiều sản phẩm bị bám bụi do lâu ngày không sử dụng, cộng thêm hoạt động đập, làm nát cũng phát sinh nhiều bụi. Nấu chảy: Công đoạn này yêu cầu lượng lớn nhiên liệu than, để cung cấp nhiệt. Các phản ứng trong quá trình đốt than tạo ra nhiều khí độc hại như: SO2, CO, NOx kèm theo đó còn là bụi trong quá trình nấu, bụi kim loại từ việc nấu phế liệu thải ra. Kết thúc công đoạn này, chúng ta sẽ thu được xỉ than còn sót lại sau quá trình đốt và xỉ kim loại. Đúc sản phẩm: Kim loại nóng chảy được đổ vào trong khuôn để tạo hình sản phẩm. Kết thúc công đoạn này là sử dụng nước để làm mát sản phẩm, do đó trong nguồn nước thải ra sẽ chứa một số kim loại, oxit kim loại, nguồn nước này có thể chảy ra khu vực canh tác, đọng lại trong khu dân cư, hay ngấm xuống đất. Việc làm mát các sản phẩm sau khi ra lò cũng phát sinh khí thải độc hại, như một phần của các phản ứng hoá học, và phát sinh nhiệt, đây là nguy cơ rủi ro tai nạn cho người lao động. Cắt bavia: Đây là công đoạn xử lý các chi tiết thừa trên sản phẩm, có sử dụng các máy móc để cắt, nên trong quá trình sản xuất, gây ra tiếng ồn, cũng như thu được các phần kim loại vụn. Xử lý bề mặt: Trong công đoạn này, các hoá chất có nhiệm vụ tạo bề mặt sản phẩm được như ý, và tạo một lớp vỏ bọc cho sản phẩm để tránh các tác động của môi trường tới sản phẩm. Các hoá chất đầu vào được sử dụng: NaOH, H2SO4, H2CrO4 và đầu ra trong nước thải của công đoạn này - sau các phản ứng hoá học – chứa nhiều kim loại nặng, chứa nhiều axit. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ BÌNH YÊN 3.1. Môi trường không khí Môi trường làm việc tại các hộ gia đình trong làng rất ô nhiễm, dễ nhận thấy nhất là ô nhiễm bụi, mọi đồ vật trong nhà đều bị phủ bụi. Khu vực sản xuất có diện tích chật hẹp, khói rất nhiều. Dòng khí thải của lò tái chế nhôm thủ công gồm hai nguồn chính: - Khí thải do quá trình đốt than, tải lượng có thể tính toán tương đối chính xác dựa vào thông số đầu vào như công suất đốt của lò, loại than sử dụng. - Khí thải do quá trình cháy các hợp chất có trong nguyên liệu đầu vào, nồng độ, thành phần các chất này liên tục biến đổi phụ thuộc nguồn nguyên liệu nên rất khó tính toán. Khí thải do quá trình đốt than: Nguồn than được các hộ sử dụng là than cám khai thác tại tỉnh Quảng Ninh thành phần cơ bản như sau: Các-bon khoảng: 60%; Hidrô khoảng: 3,4%; Ô-xi khoảng: 7%; Lưu huỳnh (S) khoảng: 0,9%; Tro xỉ khoảng: 15 %; Độ ẩm khoảng: 13 %; Một lượng nhỏ hợp chất của Ni-tơ (N), khoảng 0,7 % [9]. Với nhiên liệu đốt như vậy, khí thải sẽ chứa các thành phần gây ô nhiễm như: Tro bụi, CO2, SO2, CO, NOx,. Khí thải do quá trình cháy các hợp chất trong nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu cho tái chế nhôm là phế liệu nhôm thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Các sản phẩm máy móc cũ, phoi trong gia công cơ khí: trong loại nguyên liệu này sẽ có chứa dầu mỡ, đặc biệt có những loại dầu mỡ rất độc hại; Các vỏ đồ hộp, các vật gia dụng: có chứa các loại sơn, chất hữu cơ dư thừa chưa phân hủy hết; Các loại dây điện nhôm: chứa các loại sơn cách điện, nhựa bọc, Như vậy, lò đốt than thủ công kết hợp với nguyên liệu đầu vào phức tạp gây ra nhiều khói, bụi, mùi, các chất khí độc có thành phần khó xác định được. Theo kết luận kiểm tra về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào tháng 1/2014, không khí xung quanh trong làng Bình Yên có hàm lượng NH3 cao gấp 2,87 lần Quy chuẩn môi trường; khí thải tại cơ sở sản xuất có hàm lượng CO cao gấp 1,76 lần quy chuẩn môi trường [5]. Theo Báo cáo tổng kết Dự án Xây dựng mô hình thí điểm xử lý ô nhiễm không khí tại làng nghề Bình Yên của cục Kiểm soát ô nhiễm, Kết quả phân tích mẫu khí thải tại lò đúc nhôm của ông Bùi Quang Cảnh, làng nghề Bình Yên như sau: Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại lò đúc nhôm của ông Bùi Quang Cảnh, làng nghề Bình Yên [9] TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B) K1 K2 K3 Bụi mg/Nm3 4368 5527 3721 200 SO2 mg/Nm3 1876 2154 932 500 NOx mg/Nm3 1123 1458 1036 850 Mùi - Khó chịu Khó chịu Khó chịu - K1: lần lấy mẫu thứ nhất; K2: lần lấy mẫu thứ hai; K3: lần lấy mẫu thứ ba Từ kết quả phân tích có thể thấy tất cả các chỉ tiêu môi trường không khí đo được đều vượt gấp nhiều lần so với Quy chuẩn cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Hình 3 .Môi trường làm việc của hộ Ông Bùi Quang Cảnh 3.2. Môi trường nước Khi đi vào làng nghề hình ảnh đầu tiên có thể dễ dàng nhìn thấy là các hệ thống mương giao thông lộ thiên nước thải chảy lênh láng màu vàng và mùi rất khó chịu. Qua tìm hiểu quá trình sản xuất tái chế nhôm như quá trình mạ và làm bóng tẩy bẩn được sử dụng các hóa chất xút, axit và hợp chất Crom. Sau khi sử dụng xong nước thải được thải ra các mương mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nào. Ngoài ra trong quá trình sản xuất bao gồm cô đúc, cán còn sử dụng các hóa chất của Trung Quốc khi hỏi người dân sản xuất mọi người đều không biết đó là loại hóa chất gì nhưng vẫn sử dụng. Hình 4. Quá trình tẩy rửa nhôm Hình5. Ô nhiễm nước tại kênh làng Bình Yên Theo kết luận kiểm tra về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào tháng 1/2014 môi trường nước mặt tại Sông Nam Ninh Hải nơi chứa nước thải của cơ sở đổ vào có hàm lượng SS cao gấp 12,2 lần QCVN, Cr6+ cao gấp 3.212,5 lần QCVN, COD cao gấp 20,3 lần QCVN, BOD5 cao gấp 21,2 lần QCVN. Nước thải tại các hộ sản xuất có hàm lượng SS cao gấp 6,57 lần QCVN, Cr6+ cao gấp 1.570 lần QCVN, COD cao gấp 7,68 lần QCVN, BOD5 cao gấp 12,4 lần QCVN [5]. 3.3.Chất thải rắn Xã Nam Thanh đã thành lập tổ thu gom chất thải rắn sinh hoạt gồm 10 người với 5 xe thu gom rác. Tình hình chất thải rắn sinh hoạt đã được cải thiện sau khi tổ đi vào hoạt động. Tuy nhiên xỉ thải từ quá trình tái chế nhôm vẫn chưa có chỗ lữu giữ và chưa có hệ thống xử lý, hàng ngày vẫn đang được thải bỏ ra các bãi đất trống và khu vực ven cánh đồng trồng lúa của xã, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Dọc đường đi ven cánh đồng, tràn ngập rác thải của người dân, trời nắng thì xuất hiện nhiều mùi nồng nặc, trời mưa thì các chất bẩn chảy tràn xuống cánh đồng, dần dần các chất độc ngấm vào đất canh tác. Hình 6. Xỉ thải được đổ ra đường vào làng Hiện nay xã đã có yêu cầu về việc đổ chất thải tập trung, tuy nhiên xã chưa có kế hoạch về việc xử lý bãi chất thải tập trung này. Như vậy vẫn gây ảnh hưởng đến môi trường. Việc tích tụ lâu ngày các kim loại nặng trong cơ thể con người có thể gây ra nhiều loại bệnh: rối loạn chức năng thận, các bệnh về ung thư hay thậm chí là sẩy thai ở phụ nữ 3.4. Nhiệt và tiếng ồn Ô nhiễm môi trường do nhiệt độ và độ ồn cũng đang diễn ra hàng ngày tại làng nghề Bình Yên. Tiếng ồn phát ra từ các máy cán nhôm, máy thụt Nhiệt độ ở khu vực sản xuất lên tới trên 400C, gây suy nhược cơ thể, chóng mặt, dễ dẫn đến tai nạn lao động. 3.5. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường làng nghề Bình Yên Tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất của làng nghề Bình Yên rất đáng báo động. Do quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu thủ công, lạc hậu nên khả năng sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn hoá chất là rất thấp và không được kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất, nhà xưởng tạm bợ, diện tích dành cho sản xuất thường được các hộ tận dụng tối đa như buồng, bếp, sân, vườn, nhưng vẫn chật hẹp diện tích trung bình khoảng 70m2/hộ. Xã Nam Thanh cũng đang đề xuất với huyện Nam Trực xây dựng Cụm công nghiệp rộng 4 ha ở khu vực cánh đồng làng Bình Yên để di dời sản xuất ra khỏi khu dân cư, tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, cải thiện môi trường làm việc và góp phần từng bước xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện tại việc quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường ở làng nghề vẫn còn hạn chế cần có những định hướng và chính sách đúng đắn hơn. Để hoạt động sản xuất của làng nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, không gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và con người, trước mắt cũng như lâu dài, cần có sự hợp tác giữa cơ quan quản lý các cấp và các hộ làng nghề về công tác quy hoạch phát triển sản xuất cũng như vấn đề bảo vệ môi trường. Đối với các hộ có nước thải do sản xuất, nhất là nước thải có chứa nhiều hóa chất và kim loại nặng cần phải tách riêng để thu gom xử lý ngay tại hộ gia đình trước khi cho thoát ra cống rãnh của làng nghề. Đối với các hộ sản xuất phát sinh nhiều khí thải cần xây dựng, lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý chất thải khí tại nguồn phát sinh khí. Bên cạnh đó, tăng cường công tác giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho người dân nhằm bảo vệ chính bản thân họ và gia đình khỏi những tác động do ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục qua các trường học, có những buổi tập huấn về môi trường. Xây dựng hoàn thiện hệ thống cống rãnh thu gom nước thải. Tổ chức thu gom rác thải rắn vào khu tập trung và có biện pháp xử lý triệt để. Về lâu dài, cần có kế hoạch xây dựng hoặc gom các hộ sản xuất trong làng nghề vào khu sản xuất tập trung, tách riêng làng nghề và nơi sinh hoạt, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Bảng 2 dưới đây tổng hợp các đặc trưng ô nhiễm nước, không khí, đất, chất thải rắn tại những khu vực điển hình của làng nghề Bình Yên. Bảng 2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực điển hình ở làng Đườngvàolàng Khu dân cư Kênh nhỏ quanh làng Đồng ruộng Sông Nam Ninh Hải Không khí Bụi do đổ thải xỉ thải ven đường Ô nhiễm do tro bụi,CO2, SO2, CO, NOx; các khí độc hại từ quá trình cháy (sơn, dầu mỡ); mùi hóa chất từ quá trình tẩy, rửa. Nước thải từ quá trình tẩy, rửa sản phẩm được đỏ tràn ra các kênh nhỏ quanh làng gây mùi khó chịu. Bụi do việc đổ thải xỉ than, xỉ nhôm Nước Nhiều gia đình nước thải từ sản xuất đổ tràn ra mặt đường đi của xóm, làng Ô nhiễm do nước thải từ quá trình mạ và làm bóng tẩy bẩn. Thành phần nước thải có hóa chất xút, axit, Crom Ô nhiễm nước tại vị trí gần các đường đi do người dân đổ xỉ than, nhôm Ô nhiễm nghiêm trọng, hàm lượng SS, BOD, COD, Cr6+ cao hơn nhiều QCVN Chất thải rắn Xỉ thải đổ ven đường Chất thải sinh hoạt (số lượng ít) Xỉ thải đổ ven bờ ruộng, Đất nhiễm kim loại nặng từ xỉ thải Nhiễm kim loại nặng từ xỉ thải và nước thải sản xuất Nhiệt và tiếng ồn Nhiệt độ ở khu vực sản xuất lên tới trên 400C, ồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmt_4977.doc