Tiểu luận Áp dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp và những lưu ý

Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Thương mại điện tử là công cụ rất tốt hỗ trợ doanh nghiệp trong việc marketing sản phẩm ra thị trường quốc tế và chủ động tìm kiếm khách hàng, giao dịch qua mạng. Với Internet, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khách hàng trên khắp thế giới. Với WWW (website của mình), doanh nghiệp có thể trưng bày, chuyển tải thông tin, hình ảnh sản phẩm cho mọi đối tượng quan tâm, mọi lúc, mọi nơi. Doanh nghiệp không cần bận tâm đến thanh toán qua mạng, vì chủ yếu là Thương mại điện tử hiện nay giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và marketing sản phẩm. Khi có đơn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng những phương thức thanh toán thông thường dành cho xuất khẩu. . Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng cho thị trường trong nước: đối với doanh nghiệp loại này thì Thương mại điện tử (chủ yếu là website, marketing website, marketing sản phẩm qua mạng, tương tác với đối tượng người tiêu dùng qua mạng .) không tối cần thiết như đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên tận dụng Thương mại điện tử như là một công cụ marketing rất tốt cho hình ảnh công ty, sản phẩm mới, khuyến mãi, khảo sát ý kiến người tiêu dùng v.v . thông qua mạng Internet. Hiện nay, tính đến cuối năm 2005, có khoảng gần 12 triệu người Việt Nam truy cập Internet, chiếm khoảng 15% dân số. Con số này ước tính tăng gấp đôi mỗi năm.

doc2 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Áp dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp và những lưu ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Áp dụng Thương mại điện tử trong Doanh nghiệp và những lưu ý Hiện nay, Thương mại điện tử có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh, cụ thể như sau: .  Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Thương mại điện tử là công cụ rất tốt hỗ trợ doanh nghiệp trong việc marketing sản phẩm ra thị trường quốc tế và chủ động tìm kiếm khách hàng, giao dịch qua mạng. Với Internet, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khách hàng trên khắp thế giới. Với WWW (website của mình), doanh nghiệp có thể trưng bày, chuyển tải thông tin, hình ảnh sản phẩm cho mọi đối tượng quan tâm, mọi lúc, mọi nơi. Doanh nghiệp không cần bận tâm đến thanh toán qua mạng, vì chủ yếu là Thương mại điện tử hiện nay giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và marketing sản phẩm. Khi có đơn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng những phương thức thanh toán thông thường dành cho xuất khẩu.     .  Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng cho thị trường trong nước: đối với doanh nghiệp loại này thì Thương mại điện tử (chủ yếu là website, marketing website, marketing sản phẩm qua mạng, tương tác với đối tượng người tiêu dùng qua mạng...) không tối cần thiết như đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên tận dụng Thương mại điện tử như là một công cụ marketing rất tốt cho hình ảnh công ty, sản phẩm mới, khuyến mãi, khảo sát ý kiến người tiêu dùng v.v... thông qua mạng Internet. Hiện nay, tính đến cuối năm 2005, có khoảng gần 12 triệu người Việt Nam truy cập Internet, chiếm khoảng 15% dân số. Con số này ước tính tăng gấp đôi mỗi năm.     .  Doanh nghiệp dịch vụ cho cá nhân: đối với các doanh nghiệp như ăn uống, giải trí, khu vui chơi, du lịch v.v... thì rất cần có một website cung cấp đầy đủ thông tin ấn tượng nhất, thu hút nhất về các dịch vụ của mình và quảng bá tốt website này để tạo ấn tượng với người tiêu dùng nhằm kích cầu.     .  Các doanh nghiệp khác: ở các nước phát triển, mỗi công ty hầu như đều có website – có thể xem là show-room (phòng trưng bày) cho công ty. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu cảm thấy đối tượng khách hàng của mình có thể tìm thấy mình, hay tìm thấy thông tin hữu ích mà không phải có trong tay brochure của công ty thì có thể xây dựng cho mình một website. Chi phí xây dựng website hiện nay dao động từ 1-2 triệu đồng trở lên. Sau khi đã có website, doanh nghiệp nên chú ý in địa chỉ website của mình lên các tài liệu của công ty như danh thiếp, quảng cáo, bao bì... Những điều cần lưu ý khi áp dụng Thương mại điện tử     .  Không có khuôn mẫu cho mô hình Thương Mại Điện Tử: không có cách tốt nhất để áp dụng Thương Mại Điện Tử cho tất cả các doanh nghiệp. Bạn phải dựa trên đặc tính của doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của mình để tạo ra một mô hình Thương Mại Điện Tử phù hợp cho riêng mình. Và cần nhớ một điều quan trọng là: chìa khóa thành công trong Thương Mại Điện Tử của bạn nằm ở cụm từ “tạo nét đặc trưng cho riêng mình” (differentiation). Bạn nên nhờ một công ty dịch vụ Thương Mại Điện Tử để tư vấn cho bạn một mô hình Thương Mại Điện Tử phù hợp nhất.     .  Cạnh tranh khốc liệt: bạn có thể áp dụng Thương Mại Điện Tử thì đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có thể áp dụng Thương Mại Điện Tử. Hơn nữa, chi phí để triển khai Thương Mại Điện Tử là rất thấp nên hầu như ai ai cũng có thể áp dụng Thương Mại Điện Tử, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Vì thế, để thành công, bạn phải biết cách đầu tư: rất quan tâm đến tiếp thị qua mạng (Internet Marketing hay e-marketing), tiện ích và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo nét đặc trưng cho riêng mình. Làm tốt 3 yếu tố này, bạn sẽ thành công. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, rất khó để có thể thực hiện 3 điều trên bằng nguồn lực của công ty (chi phí thuê người có chuyên môn, có tầm nhìn chiến lược sẽ rất cao), và cũng không có hiệu quả kinh tế nếu doanh nghiệp muốn tự mình thực hiện 3 yếu tố trên. Cách hay nhất và kinh tế, hiệu quả nhất là nhờ một công ty dịch vụ xúc tiến Thương Mại Điện Tử để làm điều này cho bạn với một chi phí rất hợp lý.     .  Tốc độ đổi mới nhanh: công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. Thương Mại Điện Tử là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra rất nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia Thương Mại Điện Tử phải luôn luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý v.v…Nếu bạn chậm chạp trong việc đổi mới này, bạn phải xem lại về khả năng thành công của mình khi áp dụng Thương Mại Điện Tử. Theo Vitanco

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÁp dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp và những lưu ý.doc
Tài liệu liên quan