Chiến tranh đã đi xa, đất nước đã hoàn toàn
thống nhất, toàn Đảng toàn dân ta đang chung
tay, chung sức, chung lòng dựng xây đất nước
ngày càng phát triển. Mặc dù cuộc đấu tranh
đòi quyền bình đẳng và xây dựng xã hội “nam
nữ bình quyền” không còn gay gắt nữa,
nhưng những giá trị trong tư tưởng, quan
điểm của Hồ Chí Minh về người phụ nữ và
vai trò của người phụ nữ Việt Nam vẫn còn
nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Những
tư tưởng, quan điểm của Người vẫn luôn là
ngọn đuốc sáng soi đường để phụ nữ Việt
Nam hôm nay ngày càng nâng cao nhận thức,
phát huy vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của
mình để cống hiếm tâm sức, trí lực dựng xây
một xã hội Việt Nam văn minh, bình đẳng.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp tục phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 255 - 260
255
TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Đỗ Thị Nga*
Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Luận bàn về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay tuy
không còn là vấn đề mới mẻ. Song, cuộc đấu tranh để giành quyền và xác lập vị trí cho người phụ
nữ cũng như xây dựng một xã hội “nam nữ bình quyền” theo đúng nghĩa vẫn chưa bao giờ dừng
lại. Qua nghiên cứu những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của
người phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, bài báo đã liên hệ chỉ ra những mặt tích cực
và hạn chế trong việc phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Qua đó, bài báo rút ra
một số luận điểm quan trọng để tiếp tục nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của người phụ nữ
Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Phụ nữ, vai trò của người phụ nữ, phụ nữ Việt Nam hiện nay, Hồ Chí Minh.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Khi nói tới người phụ nữ truyền thống Việt
Nam trong xã hội cũ, chúng ta thường nhìn
nhận vị trí vai trò của họ từ những góc cạnh
bó hẹp trong phạm vi khuôn khổ của gia đình.
Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, vị trí,
vai trò của người phụ nữ Việt Nam đã được
nâng lên một tầm cao mới bởi họ giờ đây
không đơn giản chỉ là những “người xây tổ
ấm” mà họ đã trở thành những người đảm
đương những công việc và trọng trách quan
trọng trong xã hội. Việc nghiên cứu những
quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị trí,
vai trò của người phụ nữ cũng như nghiên cứu
thực trạng phát huy vai trò của người phụ nữ
Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết để
đề ra phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục
nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của người
phụ nữ Việt Nam trong thời gian tới.
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Một trong những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là mục
tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam là giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người, trong đó giải phóng phụ nữ là một
phần vô cùng quan trọng của sự nghiệp cách
*
Mobile: 0975143277; Email: donga1104@gmail.com
mạng. Theo Hồ Chí Minh, nói đến phụ nữ là
nói đến phần nửa xã hội, “nếu không giải
phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa
loài người”, nếu không giải phóng phụ nữ thì
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa
như thế là cách mạng không trọn vẹn. Nhiều
lần Người từng nói “chúng ta làm cách mạng
để giành lấy tự do, độc lập, dân chủ, bình
đẳng, trai gái đều ngang quyền nhau”.
Với Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng phụ
nữ phải được thực hiện bằng những hành
động cụ thể, những việc làm thiết thực chứ
không phải chỉ dừng lại ở những quan điểm,
tư tưởng. Trong “Tuyên ngôn độc lập”
(1945), Bác trịnh trọng tuyên bố với thế giới
và quốc dân đồng bào: “Tất cả mọi người đều
sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc” [1]. Những quyền ấy được Bác trích
trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước
Mỹ. Nhưng trong xã hội Mỹ bấy giờ người
phụ nữ chưa có quyền đi bầu cử vì thế họ
chưa trở thành những người công dân thực sự.
Hay nói đúng hơn, người phụ nữ chưa hề có
tên trong quyền “bình đẳng” của người Mỹ.
Phải đến năm 1920 (tức là sau 144 năm giành
độc lập) – phụ nữ Mỹ mới giành được quyền
đi bầu cử, họ mới chính thức trở thành những
Đỗ Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 255 - 260
256
người công dân thực sự. Còn trong “Tuyên
ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh thì khác, “tất
cả mọi người” Việt Nam đều có quyền bình
đẳng, quyền bình đẳng ấy trước hết được biểu
hiện ở quyền bầu cử Quốc hội:“Tất cả công
dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở
lên, đều có quyền bầu cử và ứng cử”. Hiến
pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
năm 1946“ tuyên bố với thế giới: phụ nữ
Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn
ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của
một công dân”[2]. Như vậy có thể nói rằng,
ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công,
khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời, về mặt pháp lý và quyền chính trị, người
phụ nữ Việt Nam đã được giải phóng. Điều
này chứng tỏ, người phụ nữ có vị trí, vai trò vô
cùng quan trọng trong xã hội.
Trong quan điểm tư tưởng của Bác và trong
đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt
Nam, phụ nữ Việt Nam luôn là một lực lượng
cách mạng, một lực lượng quan trọng không
thể thiếu trong công cuộc kháng chiến của
nước nhà. Người từng nói: “An Nam cách
mạng cũng phải có nữ giới tham gia mới
thành công, xem trong lịch sử cách mạng
chẳng lần nào là không có đàn bà, con gái
tham gia[3]. “Việt Nam kách mệnh cũng
phải có nữ giới tham gia mới thành công” [4].
Thực tế nhất trong “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến” chống lại sự quay trở lại xâm
lược của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh cũng
không quên nhắc tới vị trí của người phụ nữ:
“Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất
kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người
trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân
tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.” [5]
Trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của dân
tộc Việt Nam chống lại sự xâm lăng của các
cường quốc đế quốc, người phụ nữ Việt Nam
có công lao và những đóng góp không nhỏ.
Họ là các mẹ anh hùng, họ là các chị thanh
niên xung phong, họ là những nữ du kích, nữ
chiến sĩ. Họ là những con người gan dạ không
quản ngày đêm và bom đạn, vừa lao động sản
xuất, vừa sẵn sàng cho cuộc chiến bảo vệ Tổ
quốc. Phương châm của họ là "Ruộng rẫy như
chiến trường, cuốc cày như vũ khí", gồm có
hàng vạn nữ nông dân và công nhân luôn
chắc "tay cày, tay súng", "tay búa, tay súng",
thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm
đang” trên ruộng đồng, công trường, nhà
máy, xí nghiệp, hầm mỏ làm nên một hậu
phương vững chắc. Người phụ nữ bước ra từ
các cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc,
được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
tôn vinh là những nữ anh hùng và những bà
mẹ Việt Nam anh hùng. Ghi nhận những công
lao, những thành tích đóng góp của phụ nữ
trong các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại
của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng phụ
nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang". Đánh giá về vai
trò, vị trí của người phụ nữ trong quá trình
phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, Bác
khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do
phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà
thêm tốt đẹp, rực rỡ” [6], “nhân dân ta anh
hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh
hùng”, dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn
các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến
những người ưu tú đã và đang chiến đấu anh
dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do
tổ tiên ta để lại. Đây là những lời nhận xét
tuy ngắn gọn nhưng lại sâu sắc và thấm thía
nhất của Hồ Chí Minh để khẳng định vai trò
và tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam
trong xã hội.
MỘT SỐ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ
CỦA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI VIỆT
NAM HIỆN NAY
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phụ nữ Việt Nam hôm nay đang ngày
càng khẳng định vai trò và vị trí của mình
trong mọi lĩnh vực, mọi công tác, trong gia
đình và trong xã hội. Từ việc phải đảm đương
vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình
luôn tuân thủ những phép tắc, lễ nghi truyền
thống và phát huy những giá trị đạo đức,
phong tục của dân tộc từ ngàn đời xưa, phụ
nữ Việt Nam ngày nay còn tài cán với các
Đỗ Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 255 - 260
257
trọng trách "đối ngoại" – những công việc
không còn chỉ giành cho nam giới. Họ khẳng
định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính
vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự
nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi
vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình mà họ
luôn biết vươn lên trong mọi lĩnh vực, từ học
vấn học vị đến các lĩnh vực kinh doanh, kỹ
nghệ. Hơn thế nữa, họ khẳng định vị thế như
là những người đứng đầu tập đoàn, công ty
doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo
trong các tổ chức của chính phủ và phi chính
phủ. Theo số liệu thống kê trong Báo cáo
chính phủ số 63/BC-CP về bình đẳng giới
2009 và Chương trình quốc gia về bình đẳng
giới 2011cho thấy, trong số đại biểu quốc hội
và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, phụ nữ
Việt Nam chiếm một lực lượng không nhỏ.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, 1997- 2011. Đơn vị (%) [7]
Biểu đồ 2. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND ba cấp, 1989-2011. Đơn vị (%) [8]
Biểu đồ 3. Tỷ lệ lãnh đạo quản lý theo giới tính, 2007-2010. Đơn vị (%) [9]
Đỗ Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 255 - 260
258
Số liệu trong Biểu đồ 1 cho thấy, nhiệm kỳ
Quốc hội khóa 2011 – 2016 nữ đại biểu
chiếm tỷ lệ 122 nữ/tổng số 500 đại biểu, đạt
24,4%. Tuy số lượng có sự thấp đi so với 3
nhiệm kỳ trước đó, song chất lượng đội ngũ
nữ đại biểu lại tăng lên ở trình độ đại biểu có
bằng cấp đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Số đại
biểu HĐND các cấp (Biểu đồ 2) có sự tăng
lên trong các nhiệm kỳ liên tiếp. Không chỉ
trong các cơ quan công quyền của chính phủ,
số lượng nữ là lãnh đạo quản lý trong các cơ
quan các cấp, các ngành cũng có sự tăng lên
hàng năm. Tỷ lệ nữ là lãnh đạo các cấp các
ngành năm 2010 là 23,3% tăng hơn so với các
năm trước đó. Tuy nhiên xét trong tổng thể so
với nam thì tỷ lệ này hiện thấp hơn nhiều, cụ
thể cứ 4 nam mới có 1 nữ là lãnh đạo (Biểu
đồ 3). Với tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo và
công tác chính trị, xã hội đã được Liên Hiệp
Quốc đánh giá “Phụ nữ Việt Nam tham gia
hoạt động chính trị cao nhất thế giới”.
Trình độ trí thức của phụ nữ Việt Nam hiện
nay cũng có sự tăng lên đáng kể. Theo số liệu
thống kê, Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại
học là 36,24%, thạc sỹ 33,95%, tiến sỹ
25,96% [10]. Trong các lĩnh vực y tế, giáo
dục, công nghệ, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật
có nhiều nữ cán bộ đạt thành tích cao, có
nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc, đạt
nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc
tế. Đó là những con số đáng mừng, là tín hiệu
vui cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam
hiện đại. Những con số đã nói lên vai trò và vị
thế không nhỏ của người phụ nữ Việt Nam
trong gia đình và trong xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực ta cũng
phải nhìn nhận thực tế trong xã hội Việt Nam
hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều
góc tối trong nhận thức về vai trò, vị trí của
người phụ nữ. Nạn bạo hành gia đình, bạo
hành phụ nữ vẫn còn tồn tại, tư tưởng trọng
nam khinh nữ vẫn còn nặng nề trong nhiều
gia đình người Việt, trong một số cơ quan ban
ngành của Đảng, Nhà nước và các doanh
nghiệp. Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp
Quốc và Tổng cục thống kê, 58% phụ nữ Việt
Nam là nạn nhân của bạo lực gia đình; 30%
số phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng, cưỡng bức
bằng nhiều hình thức do người chồng gây ra;
mỗi năm có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em
(nữ) là nạn nhân của nạn buôn bán người và
lạm dụng tình dục [11] Đây là những hạn
chế trong tư duy, trong nhận thức của xã hội
về người phụ nữ, những tồn tại cần được
khắc phục.
TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG XÃ
HỘI HIỆN ĐẠI.
Cả cuộc đời 79 mùa xuân, Bác đã giành trọn
vẹn cho dân cho nước. Trước lúc đi xa, trong
Di chúc thiêng liêng Bác căn dặn toàn Đảng,
toàn dân: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng
đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng
và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực
để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày
thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể
cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì
phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách
mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho
phụ nữ” [12]. Đây là tâm nguyện và cũng là
những lời căn dặn vô cùng quý báu Bác dành
tặng “một nửa thế giới” để tiếp tục khẳng
định quyền và vị trí của người phụ nữ trong
xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau. Thấm
nhuần quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng ta đã thực hiện nhất quán đường
lối, quan điểm về giải phóng phụ nữ, thực
hiện nam nữ bình quyền, đặt sự nghiệp giải
phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người. Trong Nghị quyết của Đảng
khẳng định: “Giải phóng và phát triển toàn
diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của
cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp
và lâu dài đến sự phát triển của đất
nước”[13]. Bộ luật Lao động của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng
định: Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của
phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới;
tạo mọi điều kiện để lao động nữ phát huy
khả năng của mình Điều này thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Chính Phủ ta đối với
Đỗ Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 255 - 260
259
sự nghiệp giải phóng “một nửa thế giới”.
Thực hiện những lời căn dặn của Bác Hồ, đáp
ứng tâm nguyện của nhân dân và sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước, phụ nữ Việt Nam hôm
nay cũng cần phải nỗ lực, cố gắng hết mình
để vươn lên trong cuộc sống và trong công
việc, xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng,
bất khuất, trung hậu đảm đang”. Để làm được
điều này, phụ nữ Việt Nam phải thực hiện tốt
những yêu cầu sau:
- Một là, phải thẳng thắn loại bỏ những tư
tưởng lạc hậu, những quan điểm tiêu cực còn
đang tồn tại do chế độ xã hội cũ để lại như
“nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “phu
xướng, phụ tùy” “trọng trai, khinh gái” Có
thể nói rằng, những phẩm chất truyền thống
của người phụ nữ Việt Nam “tề gia nội trợ”,
chăm chồng nuôi con, “tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử”, “công, dung,
ngôn, hạnh” là tài sản vô giá, là những giá
trị trường tồn làm nên vẻ đẹp của người phụ
nữ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại cũng đòi
hỏi mỗi chúng ta phải cởi mở trong tư duy để
tạo điều kiện cho những người phụ nữ có thể
phát huy trí tuệ và tài năng cống hiến cho đất
nước. Tạo điều kiện để người phụ nữ phát
triển toàn diện bản thân, tham gia vào các
hoạt động của xã hội bình đẳng như nam giới.
- Hai là, bản thân người phụ nữ phải tự giải
phóng mình trước. Điều này có nghĩa là,
người phụ nữ Việt Nam phải tự cố gắng phấn
đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh của cuộc
sống, phải nỗ lực hết mình trong mọi công
việc, phải phát huy tối đa khả năng của bản
thân, gạt bỏ những tư tưởng tự ti, cam chịu,
“am phận thủ thường”, thiếu tin tưởng vào
bản thân và tuyệt đối loại bỏ tư tưởng ỷ lại,
trông chờ vào Đảng, Nhà nước và xã hội đem
lại quyền lợi cho mình. Phụ nữ cần tăng
cường đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục
khó khăn, phát huy nội lực để hoàn thành
nhiệm vụ, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Phụ nữ phải tự lực, tự cường và
đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Có
như vậy, phụ nữ mới bảo đảm được quyền
bình đẳng thực sự.
- Ba là, hoàn thiện, thể chế hóa các quan
điểm, chủ trương của Đảng chính sách của
Nhà nước về công tác phụ nữ và công tác cán
bộ nữ trong tình hình mới, lồng ghép vấn đề
giới trong quá trình xây dựng và thực hiện các
chương trình, kế hoạch chung. Xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật về phụ nữ và
quyền của người phụ nữ, xử lý triệt để những
vi phạm về bạo hành, ngược đãi, lạm dụng và
buôn bán phụ nữ.
- Bốn là, phát huy vai trò của Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam và chi hội phụ nữ các cấp
về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Tích
cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị
trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Đấu
tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính
đáng cho người phụ nữ. Hội Phụ nữ các cấp
phải trở thành trường học rộng lớn trong sự
nghiệp bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, tổ
chức phụ nữ để giúp họ thực hiện sự nghiệp
giải phóng phụ nữ. Giải phóng phụ nữ, thực
hiện bình đẳng về giới là nguyện vọng thiết
tha của phụ nữ, nhưng mỗi người phụ nữ
không thể đứng ra tự giải phóng cho mình mà
cần có một tổ chức đại diện. Vì vậy, Hội Phụ
nữ các cấp cần chủ động phối hợp với các
ngành tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban
hành những chủ trương, chính sách tạo điều
kiện cho công tác phụ vận được thực hiện tốt.
KẾT LUẬN
Chiến tranh đã đi xa, đất nước đã hoàn toàn
thống nhất, toàn Đảng toàn dân ta đang chung
tay, chung sức, chung lòng dựng xây đất nước
ngày càng phát triển. Mặc dù cuộc đấu tranh
đòi quyền bình đẳng và xây dựng xã hội “nam
nữ bình quyền” không còn gay gắt nữa,
nhưng những giá trị trong tư tưởng, quan
điểm của Hồ Chí Minh về người phụ nữ và
vai trò của người phụ nữ Việt Nam vẫn còn
nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Những
tư tưởng, quan điểm của Người vẫn luôn là
ngọn đuốc sáng soi đường để phụ nữ Việt
Nam hôm nay ngày càng nâng cao nhận thức,
phát huy vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của
mình để cống hiếm tâm sức, trí lực dựng xây
một xã hội Việt Nam văn minh, bình đẳng.
Đỗ Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 255 - 260
260
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, 2000, t4, tr.9.
[2]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, 2000, t2, tr.974.
[3]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, 2000, t6, tr.480.
[4]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, 2000, t6, tr.432.
[5]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, 2000, t6, tr.432.
[6]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, 1995, t4, tr.431.
[7]. [8]. Báo cáo Chính phủ số 63/BC-CP về bình
đẳng giới 2009 và Chương trình quốc gia về
bình đẳng giới 2011.
[9]. Tổng cục thống kê, Điều tra Lao động và
việc làm 2007-2010
[10]. [11].
[12]. Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG, H.2010, tr.30.
[13]. Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị ngày 12-7-
1993
SUMMARY
CONTINUE TO PROMOTE THE ROLE OF WOMEN IN MODERN VIET
NAM FROM STANDPOINT OF PRESIDENT HO CHI MINH
Do Thi Nga*
College of Information and Communication Technology – TNU
Although a discussion of the position and role of women in society in Vietnam and in the world
today is no longer a new issue. However, the struggle to win rights and establish the position of
women in society as well as construction "feminism" has literally never stops. By studying the
ideas, views of President Ho Chi Minh on the position and role of women for the revolutionary
cause of Vietnam, this article has contacted the paper points out the positive aspects and
limitations of promote the role of women Vietnam today. Thereby, the article draws some
important argument to raise awareness, promote the role of women in Vietnam in the coming time.
Key words: Women, Role of women, modern women Vietnam, Ho Chi Minh.
Phản biện khoa học: Nguyễn Thị Vân – Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐHTN
*
Mobile: 0975143277; Email: donga1104@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_41511_45282_95201410584944_2756_2048541.pdf