Tiếp cận xã hội học về công bằng xã hội

Nghiên cứu một cách nghiêm túc và sáng tạo về phạm trù công bằng xã hội được vận dụng trong bối cảnh cụ thể nước ta hiện nay để góp phần kiến nghị những kiến giải có cơ sở khoa học cho việc thực hiện công bằng xã hội - khát vọng cháy bỏng của mọi tầng lớp nhân dân, đó là nhiệm vụ rất nặng nề song cũng rất cao cả của Xã hội học.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận xã hội học về công bằng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (58), 1997 3 Tiếp cận X∙ hội học về công bằng x∙ hội T−ơng Lai Công bằng xã hội, −ớc mơ ngàn đời của nhân loại, là một phạm trù cơ bản trong tri thức Xã hội học. Từ lý t−ởng “đại đồng” của thời cổ đại Trung Hoa, đến mục tiêu “làm theo năng lực, h−ởng theo nhu cầu” của lý t−ởng cộng sản, loài ng−ời trải qua biết bao tìm tòi thử nghiệm. Không chỉ bằng mồ hôi, n−ớc mắt mà bằng cả núi x−ơng, sông máu để thực hiện khát vọng cao cả đó. Cho đến thời đại chúng ta đang sống hiện nay, cuộc tìm tòi, thử nghiệm con đ−ờng phát triển đi tới khát vọng đó vẫn đang là một nỗ lực liên tục. Là một bộ môn khoa học đ−ợc hình thành từ nhu cầu nóng bỏng của xã hội, từ xã hội nông nghiệp chuyển sang xã hội công nghiệp, phơi bày đầy rẫy những nghịch lý mà vấn đề nổi cộm vẫn là sự bất công xã hội, xã hội học cố gắng phân tích lý giải hiện thực đó. Các mô hình phát triển trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua của thế kỷ 20, đặc biệt là sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất rồi lần thứ hai, xét đến cùng đều xoay hai vấn đề cơ bản mà Xã hội học cũng nh− nhiều ngành khoa học khác đang cố gắng tìm ra lời giải đáp: mối quan hệ giữa tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội. Sau thất bại của mô hình Xô Viết ng−ời ta nói nhiều đến mô hình Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, nơi mà sự kết hợp giữa tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội đạt đ−ợc nhiều thành tựu nổi bật. ấy thế mà rồi cũng một thời gian, Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển phải nếm mùi thất bại vì sự hài hòa giữa hai mục tiêu trên bị phá vỡ. “Nhà n−ớc phúc lợi” quá nhấn mạnh về công bằng xã hội, hình thành hệ thống phúc lợi xã hội rất hoàn chỉnh, song trong chừng mực nào đấy, lại tạo ra những tâm lý ỷ lại, hạn chế tính năng động và ý thức trách nhiệm cao của cá nhân công dân - Điều ấy có tác động đến động lực của sản xuất, làm giảm tốc độ tăng tr−ởng kinh tế - Gần đây, với những điều chỉnh lớn về mặt đ−ờng lối và sách l−ợc, Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển giành lại đ−ợc vị thế của mình, song Bắc Âu vẫn đang trên con đ−ờng tìm tòi một mô hình mới của sự phát triển bền vững. Trở ngại phải v−ợt qua còn quá lớn. Trong lúc đó, “chủ nghĩa tân tự do hiện đại” đ−ợc áp dụng ở một số n−ớc Âu, Mỹ đang vấp phải những nghịch lý không v−ợt qua nổi khi quá nhấn mạnh đến mục tiêu tự do cá nhân đ−ợc nhìn nhận nh− là động lực chủ yếu thúc đẩy sự tăng tr−ởng kinh tế mà coi nhẹ vấn đề công bằng xã hội - “Chủ nghĩa Tân tự do hiện đại” đang thất bại bởi lẽ, sự phát triển của các “trào l−u Cổ điển và Tân cổ điển” nhấn mạnh một chiều đến tự do cá nhân để thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế, cho rằng chỉ khi nào đạt tới một trình độ kinh tế cao, thì mới có điều kiện để thực hiện công bằng xã hội - Họ cho rằng muốn có tăng tr−ởng kinh tế thì phải bớt công bằng xã hội đi. Luận điểm ấy đã thực sự bị phá sản vì nó không tạo ra đ−ợc sự ổn định xã hội. Cuộc bầu cử ở Anh, rồi ở Pháp vừa qua với thắng lợi của Công Đảng Anh và Đảng Xã hội Pháp, đã cho thấy mục tiêu xã hội là một nhân tố hấp dẫn trong cuộc vận động tranh cử và đáp ứng đ−ợc đòi hỏi của đông đảo cử tri. Nền kinh tế Anh d−ới thời thủ t−ớng John Major đạt đ−ợc Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tiếp cận xã hội học về công bằng xã hội 4 nhiều thành tựu nổi bật, song cử tri Anh đã không hài lòng về những chính sách xã hội. Sự thất bại của Thủ t−ớng Alain Juppé trong những khía cạnh nào đó, cũng có nguyên nhân t−ơng tự. Những ví dụ dẫn ra ở trên cũng chỉ để khẳng định lại một vấn đề lý luận đang còn nhiều tranh cãi và một vấn đề thực tiễn đang qua nhiều trải nghiệm. Mô hình phát triển bền vững của một quốc gia đòi hỏi phải lý giải thật thỏa đáng bài toán kinh tế và xã hội. Tìm ra mô hình phát triển, đó thật sự là một quá trình tìm tòi khoa học mà biết bao khối óc lớn của nhân loại đã dày công suy t−, thử nghiệm. Ngay cả mô hình Xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang h−ớng tới cũng đang đòi hỏi những nghiên cứu nghiêm túc để nhận thức cho đầy đủ về những luận điểm cơ bản của học thuyết Marx để vận dụng sáng tạo trong bối cảnh của thời đại hiện nay. Bởi lẽ “trong lịch sử ch−a có một mô hình xã hội chủ nghĩa nào, thậm chí những nhà sáng lập học thuyết Mác Lê nin cũng ch−a bao giờ đề ra một định nghĩa có tính chất hình mẫu về chủ nghĩa Xã hội khoa học, chính khoa học là ở chỗ đó”1 Cho đến hiện nay, ở các n−ớc phát triển hay các n−ớc đang phát triển, vẫn đang phải đ−ơng đầu với sự nghèo khổ và sự bất bình đẳng xã hội ở những mức độ khác nhau. Có một thực tế là, trên một tỉ ng−ời hiện đang phải sống trong sự đói nghèo. Sự cách biệt giữa giàu và nghèo đang ngày một trầm trọng, trong đó nạn nhân của sự cách biệt này tr−ớc hết phải kể đến là phụ nữ và trẻ em. Có một nghịch lý vẫn đang diễn ra, tiến bộ kỹ thuật, một mặt tạo ra những tiến bộ trong sản xuất, tạo ra những loại việc làm mới, nh−ng mặt khác cũng lại tạo ra sự thất nghiệp mới vì số ng−ời không đáp ứng đòi hỏi công nghệ mới ngày càng tăng lên. Trong đó, có cả những công nhân lành nghề phải làm những công việc d−ới mức trình độ lành nghề của họ và bị trả l−ơng thấp. Đồng thời lại có rất nhiều ng−ời bị gạt ra khỏi guồng máy công nghệ mới. ở nhiều n−ớc, tỷ lệ ng−ời thất nghiệp đã lên đến mức kỷ lục! Trong khi ở nhiều nơi, thu nhập tính theo đầu ng−ời đã cao hơn tr−ớc rất nhiều, song rất nhiều tệ nạn xã hội vẫn gia tăng, trong khi trên lĩnh vực y tế đã đạt đ−ợc những thành tựu to lớn, thì hàng triệu con ng−ời vẫn phải chết vì những căn bệnh mà ng−ời ta có thể phòng tránh hoặc chạy chữa! Cũng chính vì thế, ng−ời ta đã chua chát mà thừa nhận rằng, những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 chuẩn bị b−ớc vào thế kỷ 21 đ−ợc đánh dấu bằng sự tăng tr−ởng kinh tế làm gia tăng đáng kể nguồn của cải của thế giới, song sự cải thiện về mặt xã hội thì còn quá ít ỏi, tạo nên sự mất cân bằng trong phát triển, mà tệ hại nhất là sự lọai trừ xã hội (tức là một khối l−ợng không nhỏ những ng−ời lao động mất việc, những ng−ời nghèo, bị gạt ra khỏi hệ thống bảo trợ xã hội). Có thể nói rằng quan điểm nhân quả một chiều của chủ nghĩa Tân tự do, hay là quan điểm nhân quả - quả nhân hai chiều của Xã hội Dân chủ ch−a giải quyết đ−ợc một cách cơ bản vấn đề công bằng xã hội trong thế giới hiện đại. Ng−ợc dòng lịch sử, các nhà t− t−ởng lớn của loài ng−ời từ Platon, Aristote, rồi các nhà khai sáng của “thế kỷ ánh sáng” cho đến Kant rồi Hégel... đều đã cố gắng đ−a ra những kiến giải về công bằng xã hội. Cho đến Karl Marx, ng−ời sáng lập ra Chủ nghĩa Xã hội Khoa học đã đ−a ra những kiến giải triệt để nhất nhằm thực hiện sự công bằng xã hội theo quan điểm Mác xít, “làm theo năng lực, h−ởng theo lao động” của giai đoạn đầu trong quá trình tiến tới chủ nghĩa cộng sản và “làm theo năng lực, h−ởng theo nhu cầu” của xã hội cộng sản. Đó là định h−ớng cơ bản 1 Phạm Văn Đồng : “Văn hóa và Đổi Mới”. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1994. Tr.109 (ng−ời trích nhấn mạnh). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn T−ơng Lai 5 cho cuộc phấn đấu của chúng ta hôm nay mà mục tiêu tr−ớc mắt là “dân giàu n−ớc mạnh xã hội công bằng và văn minh” Trong quá trình phấn đấu theo định h−ớng đó, chúng ta ngày càng hiểu rõ rằng, để thực hiện đ−ợc nguyên tắc “làm theo năng lực, h−ởng theo lao động” hiện vẫn còn phải gặp không ít những nghịch lý, những trở ngại, chính vì thế sẽ là một qũang đ−ờng dài lâu mới có thể tiến tới có đ−ợc điều kiện để thực hiện mục tiêu “làm theo năng lực, h−ởng theo nhu cầu”. Phạm Văn Đồng đã từng viết rằng “Từ xa x−a lịch sử là một. Ngày nay, lịch sử càng là một, vì không gian không phải là sự cách biệt, trái lại là sự gặp nhau...Khúc ca khải hoàn chung cuộc là khẳng định quyền làm chủ của con ng−ời, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, thực hiện mục tiêu vĩ đại: sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi ng−ời là điều kiện của sự phát triển tự do và toàn diện của mọi ng−ời”1 Cuộc phấn đấu cho “khúc khải hoàn chung cuộc” đó chính là cuộc phấn đấu từng b−ớc thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội của một cuộc sống văn minh mà nhân dân ta đang h−ớng tới theo lý t−ởng Xã hội Chủ nghĩa. Chỉ có thể có phát triển bền vững khi có sự giải quyết thỏa đáng mối t−ơng tác biện chứng giữa tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội - Mà phát triển bền vững, xét đến cùng là để phục vụ con ng−ời. Cũng chính vì thế mục tiêu cao nhất của sự phát triển là phát triển con ng−ời. Chúng ta đã từng trải nghiệm qua mô hình của xã hội chủ nghĩa kiểu cũ, và đã nhận ra đó lại là “mô hình xa lạ với chủ nghĩa xã hội”2 Từ bỏ mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp làm ngừng trệ động lực sản xuất, chúng ta b−ớc vào cơ chế thị tr−ờng của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để cố tìm ra động lực cho sự tăng tr−ởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Chúng ta vẫn đang còn bỡ ngỡ tr−ớc cơ chế thị tr−ờng đó. Ai đó đã nói rất hay rằng “Chúng tôi nghĩ một cách đơn giản rằng chính các thị tr−ờng phải phục vụ con ng−ời chứ không phải ng−ợc lại”3 Trong cơ chế thị tr−ờng của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự qủan lý của Nhà n−ớc theo định h−ớng Xã hội chủ nghĩa của chúng ta hôm nay, công bằng xã hội cần đ−ợc hiểu theo nghĩa là một giá trị định h−ớng để con ng−ời có thể đạt đ−ợc những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong mối quan hệ t−ơng đối hợp lý giữa cá nhân và xã hội, t−ơng thích với trình độ kinh tế mà xã hội đạt đ−ợc. Nền kinh tế thị tr−ờng mà chúng ta đang cố gắng tạo ra chính là một nền kinh tế h−ớng đến việc tăng tr−ởng nhanh đều, bền vững. Trong đó, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đều cao, vừa có tự do cá nhân vừa có công bằng xã hội, do vừa có cạnh tranh và kích thích thị tr−ờng vừa có đoàn kết và hòa hợp dân tộc nhằm tạo ra một hợp lực đ−a đất n−ớc tiến nhanh về phía tr−ớc. Hợp lực đó tạo nên một sự đồng thuận xã hội mới trên một chất l−ợng mới mà những nét cơ bản có thể thấy đ−ợc là: hết sức coi trọng tài năng và lợi ích của cá nhân để do đó mà cực kỳ coi trọng sức mạnh của cộng đồng, tôn vinh cá nhân nh−ng không rơi vào chủ nghĩa vị kỷ, phát huy cộng đồng mà không hòa tan cá nhân vào trong cộng đồng. 1 Phạm Văn Đồng : “Hồ Chí Minh và con ng−ời Việt Nam trên con đ−ờng dân giàu n−ớc mạnh” Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1993. Tr.8. 2 Phạm Văn Đồng : Sách đã dẫn. Tr. 77. 3 John Smith. Dẫn lại theo : XX Congrès de l`International Socialiste 9/11 Septembre 1996 - Siege des Nations. New York - 10/1996 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tiếp cận xã hội học về công bằng xã hội 6 Nói cách khác, chúng ta vận dụng kinh tế thị tr−ờng với quan niệm “thị tr−ờng không có gì khác hơn là một mạng l−ới trao đổi, một tổng đài, thông qua đó mà hàng hóa và dịch vụ, giống nh− tin tức đ−ợc truyền đến nơi có nhu cầu... Chính sự hiện hữu của thị tr−ờng khuyến khích sự phân chia lao động nhiều hơn và dẫn tới sản xuất tăng rõ rệt. Một quy trình tự khuyếch đại đã đ−ợc làm cho chuyển động”1 Quy trình tự khuyếch đại đã đ−ợc làm cho chuyển động ấy, xét đến cùng, là phát huy đến mức cao nhất tính năng động của cá nhân, cộng đồng và xã hội (cộng đồng đ−ợc hiểu theo nghĩa là nhóm xã hội trong thuật ngữ Xã hội học). Đó là quy trình làm cho tiềm năng (bao gồm cả trí tuệ, năng khiếu và thể chất) của con ng−ời đ−ợc bộc lộ, đ−ợc rèn luyện và phát huy xứng đáng với phẩm chất của con ng−ời. Phẩm chất Ng−ời, ở đây tôi hiểu là Nhân cách và Nhân phẩm, là một quá trình đ−ợc hình thành liên tục và không đứt đoạn để cho mỗi cá thể với t− cách là một thành viên xã hội trở thành một cá nhân với t− cách là chủ thể hoạt động của xã hội. Con ng−ời, trực tiếp là một thực thể tự nhiên, nh−ng bằng hoạt động thực tiễn, con ng−ời trở thành chính mình. Là sản phẩm của tự nhiên và của xã hội, con ng−ời không chỉ thích ứng với tự nhiên mà còn cải tạo chúng. Quá trình con ng−ời thích ứng với tự nhiên và cải tạo xã hội là quá trình con ng−ời hoàn thiện bản thân mình. Đ−ơng nhiên, càng ngày chúng ta càng cảm nhận một cách sâu sắc mệnh đề của Roger Bacon; nhà Triết học thế kỷ 13 “Muốn làm chủ thiên nhiên phải vâng theo lời nó”. ý t−ởng của nhà khoa học và là nhà tiên tri này đ−ợc đ−a ra khi môn sinh thái học ch−a hình thành. Tự nhiên, xã hội, con ng−ời là thể hoàn chỉnh hợp thành thế giới của con ng−ời. Trong thể hoàn chỉnh ấy, con ng−ời là trung tâm và là lý do tồn tại của các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ xã hội. Xã hội học, khi cố gắng tìm ra kiến giải cho phạm trù công bằng xã hội, đã theo h−ớng tiếp cận từ mối quan hệ xã hội đó. Chính vì thế, chỉ có thể hiểu nội dung của phạm trù công bằng xã hội mà chúng ta đang phấn đấu thực hiện khi đặt nó vào trong mối quan hệ xã hội đ−ợc hình thành trong sự nghiệp Đổi Mới hiện nay, cũng có nghĩa là phải xuất phát từ thực trạng của xã hội Việt Nam hôm nay. Tr−ớc hết, phải hiểu rõ cái cơ cấu xã hội Việt Nam đang vừa là kết qủa, vừa là nguyên nhân của những chuyển đổi về kinh tế mà chúng ta đã tạo ra trong sự nghiệp Đổi Mới khởi đầu từ Đại hội VI của Đảng. Không đặt phạm trù công bằng xã hội vào trong mối quan hệ xã hội, mà tr−ớc hết là trong cái cơ cấu xã hội hiện tồn, đang vận động và đang chuyển đổi, thì không thể tìm ra lời giải tối −u cho bài toán hóc búa mà loài ng−ời luôn luôn trăn trở! Công bằng xã hội chính là sự ứng xử hợp lý nhằm điều hòa các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong việc tạo ra cơ hội đồng đều cho các cá nhân, các nhóm xã hội trong quá trình tìm kiếm lợi ích và sự thăng tiến xã hội. Công bằng trong sự phân phối của cải xã hội phù hợp với nguyên tắc của cống hiến và h−ởng thụ đồng thời có sự điều hòa lợi ích giữa các nhóm xã hội nhằm tạo ra đ−ợc sự ổn định xã hội để phát triển. Ngần ấy nội dung cùng đ−ợc đặt ra trong bài toán của sự phát triển. Khi nói cơ hội đồng đều chúng ta không quên quy luật phát triển không đều của tự nhiên và của xã hội. 1 A.Toffler : ”Làn sóng thứ ba”. Nxb Thông tin lý luận. Hà Nội - 1992. Tr. 32,33. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn T−ơng Lai 7 Raymond Aron có lý khi ông phân tích t− t−ởng và lý thuyết của Max Weber về công bằng xã hội. Ông viết :”Đối với Max Weber, lý thuyết về công bằng bao hàm một antinomi (sự tự mâu thuẫn?) căn bản. Con ng−ời vốn có những khả năng không đồng đều về mặt chỉnh thể, trí tuệ và đạo đức. Có một cuộc xổ số di truyền (loterie génétique) ở điểm xuất phát của sự sinh tồn của con ng−ời: những gien mà mỗi ng−ời chúng ta nhận đ−ợc, đều là kết quả, theo nghĩa riêng của thuật ngữ, của một xác suất. Vì sự không đồng đều là hiện t−ợng tự nhiên và đầu tiên, cho nên ng−ời ta có thể hoặc là có khuynh h−ớng xóa bỏ bất bình đẳng tự nhiên bằng một cố gắng xã hội, hoặc là ng−ợc lại, có khuynh h−ớng tặng th−ởng cho mỗi ng−ời tùy theo các phẩm chất của họ”1 Do vậy, sự quản lý của Nhà n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng, chính là từ sự nhận thức về quy luật phát triển không đều của tự nhiên và xã hội ấy mà tìm ra những giải pháp tối −u nhằm hạn chế ở mức thấp nhất sự bất bình đẳng về cơ hội cho sự thăng tiến của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội - Cố gắng tạo ra cơ hội, song sự khai thác cơ may và vận hội đ−ợc đến đâu thì lại tùy thuộc vào điều kiện và sự nỗ lực của các chủ thể hoạt động xã hội. Công bằng xã hội khác chủ nghĩa bình quân chủ yếu là ở chỗ đó. B−ớc vào cơ chế thị tr−ờng của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chúng ta đang cố gắng hình thành sự phân công lao động mới nhằm tạo ra một năng suất cao, đ−a nền kinh tế của n−ớc ta tăng tr−ởng cao và liên tục để có thể nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, rút ngắn dần khoảng cách giữa kinh tế n−ớc ta với khu vực và thế giới, nhất là khi chúng ta đang từng b−ớc hội nhập với khu vực và thế giới. Trong quá trình chuyển đổi cấu trúc của nền kinh tế và xã hội, tr−ớc hết là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thì vẫn đề chuyển dịch lao động phải diễn ra với tốc độ nhanh và liên tục. Sự phân công lao động xã hội, sự dịch chuyển lao động ấy đang diễn ra trong điều kiện thực tế là mọi ng−ời không có cùng một năng lực một trình độ, một hoàn cảnh giống nhau, hơn nữa năng khiếu và cơ may của từng ng−ời rất khác nhau. Sự bất bình đẳng xã hội, vì vậy, vẫn còn tồn tại một khi những điều kiện nói trên ch−a thay đổi. Karl Marx đã từng nói rõ về sự phát triển một thang bậc các sức lao động với một thang tiền công phù hợp với nó khi phân tích về hai hình thức cơ bản của công tr−ờng thủ công. Chính Marx đã từng l−u ý hiện t−ợng “bên cạnh các bậc thang đẳng cấp ấy là một sự phân chia giản đơn những ng−ời lao động thành những ng−ời lao động thành thạo và những ng−ời lao động không thành thạo” 2 Chính “sự phát tiển một thang bậc các sức lao động, với một thang tiền công phù hợp với nó” đòi hỏi phải nhìn nhận vấn đề công bằng xã hội trên quan điểm Mácxít về cống hiến và h−ởng thụ. Do vậy, công bằng xã hội theo quan điểm của chúng ta, không có gì giống với chủ nghĩa bình quân cào bằng mọi trình độ khác nhau của sức lao động và kiểu loại lao động. Chính chủ nghĩa bình quân ấy đã làm triệt tiêu dần động lực của sản xuất, tăng tr−ởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, càng đặc biệt phải coi trọng chất l−ợng lao động, các kiểu loại lao động bậc cao và lành nghề thích ứng với công nghệ mới. Hơn nữa, một khi mà sự nghiệp công nghiệp hóa đang đòi hỏi chúng ta phải tiếp nhận và sử dụng 1 Raymond Aron : “Les étapes de la pensée sociologique”. Galimard 1967 2 C.Mác & Ph.Ăngghen toàn tập. Tập 23. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội -1993. Tr. 508&509 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tiếp cận xã hội học về công bằng xã hội 8 những công nghệ bậc cao, làm giảm tiêu hao vật chất, loại công nghệ chứa nhiều hàm l−ợng chất xám nhằm tạo nên một b−ớc phát triển mới về chất l−ợng của sản phẩm thì sự vận dụng đầy đủ mối quan hệ giữa cống hiến và h−ởng thụ để tạo ra một sự công bằng xã hội đúng đắn đang là một vấn đề có ý nghĩa kinh tế, xã hội, văn hóa lớn lao. Để tạo ra những sản phẩm có chất l−ợng cao và giá thành rẻ thì lại càng đặc biệt coi trọng hàm l−ợng trí tuệ trong qúa trình sản xuất nhằm nâng cao tỷ suất giữa giá trị gia tăng so với vốn bỏ ra. Ng−ời ta ngày càng chú trọng đến một nền văn minh doanh nghiệp góp phần cấu tạo nên giá trị xã hội. Nói đến vốn bỏ ra, cần l−u ý đến sự phân tích của Pierre Bourdieu, nhà Xã hội học Pháp, khi ông ta đề cập đến ba loại vốn: vốn kinh tế, vốn chính trị (quyền lực) và vốn xã hội. Ba loại vốn đó, theo P.Bourdieu, không tồn tại biệt lập, mà nó có thể xen kẽ vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ vốn kinh tế có thể chuyển thành vốn chính trị và ng−ợc lại. Vốn xã hội cũng vậy, có thể khai thác cái vốn ấy bằng cách tận dụng các quan hệ xã hội để tạo ra vốn kinh tế hoặc vốn chính trị1 “Cơ chế thị tr−ờng” đang tạo ra những tiền đề phát huy những vốn ấy, đặc biệt là sự chuyển hóa của các loại vốn vừa đề cập đến. Vai trò “quản lý của Nhà n−ớc theo định h−ớng Xã hội chủ nghĩa” cần phải đ−ợc thể hiện sâu sắc trong hệ thống luật pháp, trong các thiết chế đã có và cần phải hình thành để điều chỉnh có hiệu quả các tiến trình kinh tế và xã hội. Có nh− vậy mới có thể có đ−ợc công bằng xã hội mà chúng ta mong muốn trong giai đoạn hiện nay. Cần l−u ý rằng “trên thực tế, những sự khác nhau về uy thế, về quyền lực và địa vị, giữa các nhóm là hợp lực của một chỉnh thể, hoặc đúng hơn, của một hệ thống các biến số mà sự cấu tạo và bản thân cơ cấu của các biến số đó cũng khác nhau từ một hệ thống xã hội này sang một hệ thống xã hội khác. Hệ biến hóa của thị tr−ờng có lẽ là hệ biến hóa duy nhất có khả năng tham vọng một tính chất chung nhất định: địa vị, thu nhập, quyền uy, ảnh h−ởng và quyền lực luôn luôn là sự trả công phù hợp với một yêu cầu xã hội nhất định. Dĩ nhiên, yêu cầu đó phụ thuộc vào các đặc tr−ng của hệ thống trong đó nó xuất hiện”2 Nền “kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” chính là nội dung cơ bản của hệ thống kinh tế và xã hội đang đ−ợc vận hành trong tiến trình Đổi Mới từ lúc khởi động cho đến hiện nay và từ nay về sau theo mục tiêu “dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Cũng có thể nói đó là sự khác biệt cơ bản của nền kinh tế xã hội n−ớc ta tr−ớc và sau Đổi Mới. Từ bỏ mô hình kế hoạch hóa tập trung và bao cấp kéo dài dẫn đến khủng hoảng kinh tế và xã hội, chúng ta tìm và khởi động nguồn động lực để đẩy mạnh sản xuất và tăng tr−ởng kinh tế từ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế mới. Quyết sách sáng suốt của Đại hội VI đã tạo ra một động lực mới, xoay chuyển cục diện, đem lại những thành tựu to lớn cho đất n−ớc ta, nhân dân ta. Thành tựu đạt đ−ợc chính là sự tháo gỡ những ách tắc, trói buộc những tiềm năng rất lớn của dân tộc, giải phóng sức sản xuất, đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và liên tục, đặc biệt là từ những năm 90 trở đi. Phát huy mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế, đòi hỏi sự thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mọi thành phần kinh tế ấy đối với sự nghiệp phát triển đất n−ớc chính là một trong những nội dung cơ bản của công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay. 1 Xem “Le métier de sociologue” của Piere Bourdieu. Paris - 1968. 2 Raymond Boudon & Francois Bourricand : “Dictionaire critique de la Sociologie”. PUF xuất bản lần thứ ba - 1990. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn T−ơng Lai 9 Có thể nói công bằng xã hội cũng là nguyên tắc cao nhất trong sự cân đối mặt bằng chính sách xã hội để tạo ra sự hài hòa trong mọi quan hệ xã hội mà tr−ớc hết là quan hệ lợi ích. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng tr−ớc pháp luật, cũng chính vì vậy, cần đ−ợc có những cơ hội nh− nhau về điều kiện và môi tr−ờng đầu t− để phát triển. Nâng cao hơn nữa hiệu quả khu vực kinh tế nhà n−ớc để làm tốt vai trò chủ đạo trong cơ chế thị tr−ờng trên cơ sở bình đẳng với các thành phần kinh tế khác chính là tạo những tiền đề hết sức quan trọng để thúc đẩy sự tăng tr−ởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Nếu công bằng xã hội là một phạm trù diễn đạt mối quan hệ giữa các thành viên, các nhóm xã hội dựa trên nguyên tắc thống nhất về cống hiến và h−ởng thụ, thì việc tạo cơ hội nh− nhau cho các thành phần kinh tế để họ có thể đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển đất n−ớc chính là biểu hiện sự nhất quán trong t− duy Đổi Mới đ−ợc phản ánh trong chính sách và trong chỉ đạo thực hiện. Cùng với nội dung cơ bản đó, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa cũng là đòi hỏi bức xúc của sự thực hiện công bằng xã hội trong phát triển. Mỗi một thành viên xã hội, mỗi cá nhân công dân hay mỗi nhóm xã hội đều đ−ợc đảm bảo sự tự chủ về đời sống kinh tế, từ sở hữu đến nghề nghiệp. Sở hữu về tài sản, về trí tuệ, về lao động phải đ−ợc xác định rõ ràng và đ−ợc pháp luật bảo hộ vững chắc, đó là những tiền đề của sự thực hiện công bằng xã hội mà nhân dân ta đang mong đợi. Cùng với những điều đó, sự đền ơn đáp nghĩa đối với những ng−òi đã từng bị mất mát, hy sinh trong chiến tranh nay không có đủ điều kiện để thích nghi với cuộc đua tranh trên thị tr−ờng cũng nằm trong nội dung của công bằng xã hội. Sự đền đáp đối với các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, chính sách đối với th−ơng binh và gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, phong trào xóa đói giảm nghèo.v.v đó là sự vận dụng sáng tạo những giải pháp để thực hiện công bằng xã hội trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Tóm lại, phạm trù công bằng xã hội hàm chứa trong nó những nội dung liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội... Do vậy, công bằng xã hội phải đ−ợc giải quyết trên ý t−ởng đúng đắn về xã hội công dân, trong đó, mỗi một ng−ời dân là một chủ thể tích cực góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất n−ớc, họ không là ng−ời thụ h−ởng một cách bị động những thành qủa của sự nghiệp Đổi Mới, mà là “đồng tác giả” của sự nghiệp đó đang đ−ợc đẩy tới trên một trình độ mới. Sự nghiệp xây dựng nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân,vì dân gắn liền nh− bóng với hình với xã hội công dân đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhân dân, của mỗi cá nhân công dân và của các nhóm xã hội. Đó là những đảm bảo vững chắc cho việc thực hiện công bằng xã hội ngày càng cao. Nghiên cứu một cách nghiêm túc và sáng tạo về phạm trù công bằng xã hội đ−ợc vận dụng trong bối cảnh cụ thể n−ớc ta hiện nay để góp phần kiến nghị những kiến giải có cơ sở khoa học cho việc thực hiện công bằng xã hội - khát vọng cháy bỏng của mọi tầng lớp nhân dân, đó là nhiệm vụ rất nặng nề song cũng rất cao cả của Xã hội học. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiep_can_xa_hoi_hoc_ve_cong_bang_xa_hoi.pdf
Tài liệu liên quan