Tiến trình hợp tác Á Âu (asem) và những đóng góp của Việt Nam

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ASEM, luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á-Âu trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Bên cạnh việc hoàn thành tốt vai trò điều phối viên châu Á trong ASEM từ năm 2000 đến 2004, đóng góp lớn nhất của Việt Nam là tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (10/2004) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9 (FMM 9, 25-26/5/2009) tại Hà Nội. Triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ASEM, luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á-Âu trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Bên cạnh việc hoàn thành tốt vai trò điều phối viên châu Á trong ASEM từ năm 2000 đến 2004, đóng góp lớn nhất của Việt Nam là tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (Hà Nội, 10/2004). Việc tham gia ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương; tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa, giáo dục- đào tạo phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước.

pdf228 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3499 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiến trình hợp tác Á Âu (asem) và những đóng góp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thuật, trao đổi phim,triễn lãm, hợp tác xuất bản… Một trong những hoạt động trên là phong trào học tiếng Việt, tìm hiểu lịch sử và văn hoá Việt Nam ở Hàn Quốc và ngược lại. Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhu cầu biết ngôn ngữ của nhau đã tăng lên nhanh chóng và từ năm 1993, Trường Đại học KHXH và NV Hà Nội đã bắt đầu dạy tiếng Hàn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, có 18 Trường đại học và cơ quan nghiên cứu của Hàn Quốc và 15 Trường Đại học, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã ký thoả thuận liên kết. Số người Hàn Quốc học tiếng Việt đang tăng lên. Trước đây, tại Hàn Quốc chỉ có một khoa tiếng Việt tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, đến nay, riêng ở Xơ un đã có thêm hai Trường Đại học mở khoa Việt Nam học. Hai Trường Đại học khác cũng đào tạo tiếng Việt cho sinh viên của khoa thương mại châu á. Văn hoá Việt Nam, trong đó có văn hoá ẩm thực, ngày càng được nhân dân Hàn Quốc biết tới nhiều hơn.336. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch từ Hàn Quốc sang Việt Nam ngày càng đông, tăng trung bình 30%/ năm. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2004 lên tới 150.000 người, đạt tỷ lệ tăng nhanh nhất trong số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam337. Sự hợp tác trên các lĩnh vực khác như: khoa học-công nghệ, bưu chính- viễn thông, vận tải, xây dựng… cũng có những bước phát triển tích cực. Với những kết quả đã đạt được, với thiện chí hợp tác của hai bên và khả năng bổ sung lẫn cho nhau giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế Hàn Quốc , trong những năm sắp tới, quan hệ Việt Nam–Hàn Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa vì lợi ích của mỗi nước và lợi ích của ASEM như Tổng thống Rô Mu Hiên đã nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam nhân chuyến thăm nước ta đầu tháng 10 năm 2004 vừa qua. 2.5- Quan hệ Việt Nam - EU Quan hệ Việt Nam – EU đã phát triển mạnh mẽ kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ chính thức vào ngày 22/10/1990. Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – EU được đánh dấu bằng việc ký Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và EU vào năm 1995. Hiệp định đã cung cấp cơ sở pháp lý cho việc phát triển các quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa nước ta và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, Việt Nam cũng ký một loạt các Hiệp định thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học công nghệ, viện trợ phát triển với từng quốc gia thành viên EU. Việc thành lập ASEM đã tiếp thêm năng lượng cho mối quan hệ đang phát triển năng động trên. 336 Báo Lao động, ngày 11-10-2004). 337 Xem Báo Nhân dân ngày 10,11-10-2004. 210 Về phương diện chính trị, nhiều cuộc tiếp xúc chính trị cấp cao giữa các nhà lãnh đạo hai bên đã được xúc tiến trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM và các cuộc gặp song phương giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, với các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước thành viên EU, giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam với các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Liên minh châu Âu. Trong mấy năm gần đây, các cuộc thăm song phương giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, các nước thành viên EU diễn ra dồn dập hơn: tháng 9-2002, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Lucxembua, Bỉ và ủy ban châu Âu. Sau đó một tháng, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đi thăm Pháp; tháng 8-2003, Phó Thủ tướng Vũ Khoan tiến hành chuyến thăm và làm việc với ủy ban châu Âu; tiếp đó là chuyến thăm một số nước EU của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Gần đây nhất, vào trung tuần tháng Ba, năm 2005 này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã tiến hành chuyến thăm ý, Liên minh châu Âu và Vương quốc Bỉ . Nhân dịp các nhà lãnh đạo EU và các nước thành viên Liên minh châu Âu tới Hà Nội dự Hội nghị cấp cao ASEM-5, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên đã có cuộc tiếp kiến với tất cả các nhà lãnh đạo và các quan chức cấp cao của EU và các nước thành viên338. Cùng với sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế Việt Nam- EU cũng ngày càng phát triển. Quan hệ thương mại Việt Nam – EU được xây dựng và phát triển trên cơ sở các văn kiện quan trọng như Hiệp định dệt may (1992), Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học- kỹ thuật (1995), Thoả thuận về buôn bán giày dép (1999). Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã được hưởng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu. Nhờ những ưu đãi trên, quan hệ mậu dịch Việt Nam – EU đã phát triển khá nhanh chóng. Buôn bán hai chiều Việt Nam – EU đã tăng từ 300 triệu USD năm 1990 lên trên 2 tỷ năm 1995 và đạt mức gần 5 tỷ USD năm 2002, tức là tăng gấp 17 lần so với năm 1990 (xem Bảng 4)339. Trong năm 2003, buôn bán hai chiều Việt Nam – EU đã có bước đột phá với tổng giá trị lên tới 5,87 tỷ EURO, gấp ba lần so với năm 1995; trong đó, Việt Nam xuất khẩu 4,7 tỷ và nhập khẩu 1,17 tỷ340. Cho đến ASEM-5, 13 trong tổng số 15 thành viên cũ của EU có quan hệ thương mại với nước ta. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta trong EU là Đức, tiếp đến Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Italia… Các nước này và Thuỵ Điển là nguồn nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam- EU khá ổn định, mức tăng bình quân là 5-6% mỗi năm. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với EU 338 Chúng tôi đã trình bày kết quả của các cuộc gặp đó ở chương 7, phần viết về lợi ích của Việt nam trong tổ chức A SEM-5 339 Nguyễn Quang Thuấn: Liên minh châu Âu mở rộng và khả năng hợp tác của Việt Nam; Hội thảo Quốc tế “Liên minh châu Âu mở rộng và tác động của nó tới Việt Nam”, Hà Nội ; tháng 10-2003); Tr.5. 340 Bài viết “Phan Thuý Thanh: Tầm cao mới của sự hợp tác”. Vietnam Investmen Review-5-2004; Tr.61 211 chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới341. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang EU là giày dép, hàng dệt-may, cà phê, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, đồ gốm-sứ, máy móc, thiết bị điện tử, điện máy và thuỷ - hải sản. Những mặt hàng này chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Việt Nam nhập khẩu từ EU những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng của nhân dân và cho sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước. Bảng 7 : Kim ngạch xuất–nhập khẩu Việt Nam- EU 15 giai đoạn 1998-2002 (triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất, nhập khẩu Giá trị Tăng(%) Giá trị Tăng(%) Giá trị Tăng(%) 1998 2125,8 32,2 1307,6 -1,3 3433,4 17,1 1999 2506,3 17,9 1052,8 -19,5 3559,1 3,7 2000 2824,4 12,7 1302,6 -23,7 4127,0 15,9 2001 3002,9 6,3 1527,4 17,2 4530,3 9,7 2002 3149,9 4,9 1842,1 20,5 4991,1 10,2 Nguồn: Tổng cục Hải quan Những số liệu ở bảng trên cho thấy trong mấy năm gần đây Việt Nam luôn được lợi trong quan hệ thương mại với EU. Trong hợp tác đầu tư, các nhà đầu tư từ các nước thành viên EU đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi nước ta ban hành Luật đầu tư nước ngoài. Sau một thời gian ngắn (1988-1990)hoạt động có tính chất thăm dò và e ngại va chạm với chính sách cấm vận của Mỹ khi đầu tư vào Việt Nam342, đầu tư của EU vào nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh sau khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ (1994). FDI của EU ở Việt Nam đã đạt mức kỷ lục vào năm 1995 với 41 dự án được cấp giấy phép , số vốn đăng ký là 998 triệu USD. Trong 5 năm (1991-1995), EU có 139 dự án được cấp phép với số vốn đạt 2,501 tỷ USD. Sang giai đoạn 1996-2000, FDI từ EU tiếp tục tăng với 174 dự án mới được đăng ký và số vốn đầu tư lên tới 3,722 tỷ USD. Riêng trong 2 năm: 1998- 1999, đầu tư của EU có giảm do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực. Bước sang năm 2000, vốn đầu tư của các nước EU tăng trở lại, đạt mức 1,174 tỷ USD. Từ sau 2001, đầu tư của EU vào Việt Nam có xu hướng giảm so với thời kỳ trước. Số dự án chỉ đạt 148 với số vốn là 1,281 tỷ USD. Đến cuối tháng 3-2004, tất cả các nước 341 Xem Báo Tin tức ngày 13-11-2003 342 Trong giai đoạn 1988-1990, EU chỉ có 44 dự án với tổng số vốn là 844 triệu USD. 212 thành viên cũ của EU đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 505 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký đạt 8,349tỷ USD343. Các nước Pháp, Hà Lan, Anh, Đức là những nước dẫn đầu trong EU về đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của các nước EU trong thời gian qua đã có mặt ở trên 30 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó, chủ yếu tập trung ở tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương… Lĩnh vực đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, dầu khí…là những ngành mà EU có thế mạnh. Nhiều tập đoàn lớn của EU như Shell Group (Hà Lan), BP (Anh), Total Elf (Pháp), Siemens (Đức), Acatel (Pháp), Electrolux (Thụy Điển)… đã tham gia đầu tư vào Việt Nam. Về hợp tác phát triển: kể từ khi hai bên ký Hiệp định khung về hợp tác phát triển (1995), mức ODA mà EU dành cho Việt Nam đã tăng đáng kể, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, y tế, môi trường…Các dự án của EU được đánh giá là rất có hiệu quả, thiết thực và có tác dụng rõ rệt, đóng góp đáng kể trong việc giúp Việt Nam xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội và chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tháng 5-2002, EU đã thông qua Chiến lược hợp tác mới với Việt Nam cho thời kỳ 2002-2006 với ngân sách là 162 triệu EURO, tập trung vào những lĩnh vực chính là: tăng cường phát triển nhân lực thông qua phát triển nông thôn, nhất là các vùng nghèo, phát triển giáo dục và giúp Việt Nam hội nhập vào kinh tế quốc tế thông qua hỗ trợ cải cách để tiến tới một nền kinh tế thị trường, đặc biệt là hỗ trợ Việt Nam gia nhập WTO. Gần đây nhất, trong Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào tháng 11-2003, EU tuyên bố tài trợ cho Việt Nam trên 400 triệu EURO, trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam344. Trong những năm sắp tới, quan hệ Việt Nam – EU sẽ còn phát triển hơn nữa. Việc EU kết nạp thêm 10 nước thành viên mới, trong đó có các nước đến từ Đông Âu, sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam phát huy các quan hệ hợp tác truyền thống vốn có trước đây với các nước trên. Các nước thành viên mới của EU đều là các nước có trình độ phát triển chưa cao, thu nhập bình quân theo đầu người thấp.345 Do vậy, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ở các nước đó chưa cao như ở các nước thành viên cũ. Hơn nữa, tại các nước này đang có rất nhiều người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống. Nghề nghiệp chủ yếu cuả họ là kinh doanh, và buôn bán nhỏ. Đây là những cơ hội rất thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ mậu dịch nói riêng với các nước thành viên mới của EU nói riêng, với Liên minh châu Âu nói chung. Điểm lại quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác ASEM trong những năm qua đã cho chúng ta một bức tranh chung về thực trạng của các mối quan hệ đó. Mặc dù giữa Việt Nam với môt vài đối tác ASEM còn có một số vấn đề do lịch sử để lại chưa được giải quyết , nhưng về cơ bản, Việt Nam và các đối tác ASEM khác không có lợi ích đối kháng. Nước ta và 38 đối tác ASEM còn lại của Tiến trình hợp tác á-Âu đang chia sẻ những lợi ích chung về hợp tác để phát triển, về một thế giới hoà bình, ổn định, đa dạng về văn hoá, văn minh, một hệ thống thương mại đa phương công bằng và một môi trường thiên nhiên lành mạnh. Những lợi ích chung đó sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển hơn nữa 343 Việt Nam Investment Revew-5-2004; Tr.70 344 Phan Thuý Thanh: Tầm cao mới của sự hợp tác”. Vietnam Investmen Review-5-2004; Tr.61. 345 Chúng tôi đã phân tích về các nước này ở Chương 6 213 quan hệ của Việt Nam với các đối tác ASEM trong những năm sắp tới. Những thành công trong việc tổ chức ASEM- 5 đã khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong tiến trình này. Quan hệ tốt đẹp của nước ta với các đối tác ASEM sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò của mình trong tiến trình Hợp tác á -Âu. 3- Những kinh nghiệm tham gia ASEM trong những năm qua giúp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào Tiến trình Hợp tác á - Âu trong những năm sắp tới Khi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Khoan, nay là Phó Thủ tướng Chính phủ, tìm ra từ viết tắt cho Tiến trình Hợp tác á-Âu là ASEM, chắc hẳn ông đã hiểu rõ bản chất của tiến trình hợp tác mới mẻ này. ASEM, trước hết là cuộc gặp gỡ giữa châu á và châu Âu (Asia- Europe Meeting). Khi hiểu như vậy, Việt Nam đã không quá kỳ vọng vào ASEM như một số nước khác để lại thất vọng về nó. Ngay sau khi tham gia ASEM, Việt Nam đã sớm nhận ra rằng, ngoài các hoạt động chung trong khuôn khổ ASEM, các cuộc tiếp xúc song phương giữa các nước đối tác là cực kỳ quan trọng. Các hội nghị cấp cao ASEM, các hội nghị Bộ trưởng ASEM tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc song phương giữa các bên. Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc như vậy, các đối tác sẽ dễ dàng hơn khi trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm và tìm kiếm các thoả thuận hợp tác. Nhận thức được điều đó, trong thời gian tham dự các hội nghị cấp cao ASEM, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc gặp cấp cao với các nhà lãnh đạo các đối tác ASEM khác. Ví dụ điển hình về hoạt động này là các cuộc gặp song phương của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên với những người đồng cấp trong thời gian diễn ra Hội nghị. Những cuộc gặp như vậy không chỉ giúp các đối tác ASEM hiểu biết hơn nữa về Việt Nam mà còn đưa lại cho nước ta những lợi ích thiết thực. 346 Như đã phân tích ở Chương 5, ASEM là một tập hợp lớn các nước có lợi ích quốc gia rất đa dạng . Mẫu số chung của những lợi ích đó rất thấp . Làm thế nào để hài hoà các lợi ích đó trong tiến trình hợp tác là một thách thức đối với bất kỳ nước nào đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM. Điều này càng trở nên khó khăn hơn ở ASEM-5. Đối với EU, nếu để Myanma tham gia vào ASEM, Liên minh châu Âu sẽ mất một cơ hội gây sức ép với Rănggun. Đối với ASEAN, nếu Myanma không thể tham gia vào ASEM cùng với Lào, Cămpuchia tại ASEM-5 sẽ khích lệ EU tiếp tục sức ép như là một công cụ trong quan hệ quốc tế nói chung, với các nước ASEAN nói riêng. Để tìm ra giải pháp “tất cả đều thắng” (win- win solution), Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc kết hợp vừa thuyết phục, vừa cảnh báo về khả năng xem xét lại việc tham gia cùng một lúc của 10 nước thành viên mới của Liên minh châu Âu. Nếu một khả năng như vậy xảy ra. Uỷ ban châu Âu sẽ bị các nước thành viên EU phê phán. Bởi vì, theo quy định của Liên minh châu Âu, tất cả các nước thành viên mới sẽ được tự động tham gia vào tất cả các tổ chức hợp tác quốc tế mà EU đang tham gia. Tuy nhiên, để EU và các nước thành viên thấy rằng họ cũng là người thắng cuộc, Việt Nam đã tích cực vận động các nước ASEAN và Đông Bắc á chấp nhận phương án Myanma tham gia ASEM-5 không ở cấp cao nhất do Việt Nam đưa ra. Như vậy, các nước Đông á cũng là người thắng cuộc. 346 Chúng tôi đã phân tích về những lợi ích đó ở Chương VII 214 Những kết quả thu được từ việc tham gia Tiến trình hợp tác á -Âu nói chung, tổ chức ASEM- 5 nói riêng cho thấy, Việt Nam đã cơ bản nắm được “ luật chơi” của ASEM. Điều này sẽ giúp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào ASEM và thu được nhiều lợi ích hơn từ tiến trình này trong những năm sắp tới. II- Những khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEM trong những năm sắp tới Mặc dù đang có nhiều thuận lợi trong quá trình tiếp tục tham gia vào ASEM, nhưng Việt Nam cũng đang gặp không ít khó khăn trên con đường hội nhập vào tiến trình này. Với tư cách là một đối tác thành viên của tiến trình ASEM, Việt Nam sẽ phải đối diện với những thách thức mà chính ASEM đang phải đối diện. Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối phó với những khó khăn khác. Sau đây là một số khó khăn chính. 4- Chưa xây dựng được chiến lược hội nhập khu vực và quốc tế Khó khăn chính đang cản trở Việt Nam hội nhập hiệu quả hơn vào các các tổ chức, các tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có ASEM, là ở chỗ nước ta còn chưa có được một chiến lược hội nhập khu vực và quốc tế. Cách đây vừa tròn 10 năm, Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ( ASEAN) với tư cách là một thành viên đầy đủ . Việc gia nhập ASEAN đánh dấu bước đi đầu tiên trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của nước ta. Sau ASEAN, Việt Nam đã tham gia ASEM ( 1996 ), APEC ( 1998 ) và đang phấn đấu để trở thành thành viên của WTO trong năm 2005 này. Nhìn vào những bước đi của Việt Nam, người ta dễ có cảm tưởng rằng Việt Nam đã xây dựng được một chiến lược hội nhập khu vực và quốc tế rất bài bản : mở đầu bằng việc hội nhập khu vực, rồi tiến đến hội nhập liên khu vực và cuối cùng là hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế, tình hình không phải như vậy. Mặc dù, có vẻ như các bước đi của Việt Nam rất bài bản, nhưng sự thiếu bài bản là ở chỗ Việt Nam chưa xác định được vai trò và vị trí của mỗi tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế mà nước ta đã và sẽ tham gia vào trong lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam . ASEAN, ASEM, APEC và cả WTO đóng vai trò gì trong lộ trình đó ? Mức độ quan trọng của mỗi tổ chức trên như thế nào? Tổ chức hợp tác nào trong số các tổ chức trên cần và đáng được ưu tiên ? Và khi đã xác định được thứ tự ưu tiên rồi, thì chính sách hội nhập vào các tổ chức đó ra sao ? Tất cả những điều này, dường như còn chưa rõ ràng. Ngay đối với ASEM, chính sách của Việt Nam cũng chưa được xác định rõ. Như đã nói ở trên, về cơ bản, Việt Nam đã nắm được “ luật chơi” trong tiến trình này. Nhưng “ chơi” như thế nào để thu được nhiều lợi nhất? Vừa đẩy mạnh quan hệ đa phương trong khuôn khổ ASEM, vừa phát triển quan hệ song phương với các đối tác ? Chủ trương này không những hoàn toàn đúng mà còn rất khôn ngoan. Tuy nhiên, trong ASEM còn 38 đối tác nữa. Vậy phát triển quan hệ với các đối tác đó như thế nào? Coi trọng như nhau quan hệ với cả 38 đối tác đó, hay chỉ coi trọng quan hệ với các đối tác lớn? Nếu chỉ chú trọng quan hệ với các đối tác lớn ( Trung quốc, EU, Nhật bản ), thì đối tác nào là ưu tiên trong chính sách ASEM của Việt Nam ? Cũng như Việt Nam, các đối tác ASEM có quan hệ hợp tác với nước ta theo nhiều kênh, nhiều tổ chức khác nhau. Vậy vị trí của mối 215 quan hệ của nước ta chẳng hạn với Pháp, hoặc Trung quốc, Nhật bản... với tư cách là hai đối tác ASEM ra sao? Chỉ khi nào xác định rõ những vấn đề, những mối quan hệ trên, chúng ta mới có thể tham gia và đóng góp cho ASEM một cách hiệu quả nhất, xứng đáng với vị thế mới của Việt Nam trong tiến trình này. 2-Sự thiếu hiểu biết về các đối tác ASEM Mặc dù, về cơ bản, chúng ta đã nắm được “luật chơi” trong ASEM, nhưng sự hiểu biết của Việt Nam về các đối tác ASEM còn chưa đầy đủ và sâu sắc. Trong số các đối tác ASEM, Việt Nam chỉ có hiểu biết khá về một số nước ASEAN như là Lào, Thái Lan, Cămpuchia. ở Đông Bắc á, sự hiểu biết về Trung Quốc là sâu hơn cả. Còn về các đối tác châu Âu, chúng ta mới ít nhiều hiểu biết về Liên minh châu Âu, với tư cách là một tổ chức hợp tác khu vực. Những hiểu biết về các thành viên EU, kể cả các thành viên chủ chốt của tổ chức này như Pháp, Đức, Anh, Italia... còn rất sơ sài. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng việc nghiên cứu quốc tế, trong đó có nghiên cứu về các đối tác ASEM. Việc thành lập một loạt các trung tâm nghiên cứu khu vực và quốc tế như Viện nghiên cứu Đông Nam á, Viện nghiên cứu Đông Bắc á, Viện nghiên cứu Trung Quốc và Viện nghiên cứu châu Âu, Viện kinh tế và Chính trị thế giới ...đã cho thấy điều đó. Tuy đã có nhiều nỗ lực, các thành tựu nghiên cứu về quốc tế nói chung, về ASEM và các đối tác ASEM nói riêng của chúng ta còn khiêm tốn. Trong bối cảnh như vậy, việc xã hội hoá các thành tựu nghiên cứu trên lại chưa làm tốt. Các kết qủa nghiên cứu chủ yếu chỉ được công bố trên các tạp chí khoa học. Trong các cuốn sách, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo. Những ấn phẩm mang tính hàn lâm này rất khó đến với cán bộ và đại đa số nhân dân. Vì thế số người có hiểu biết về ASEM và các đối tác ASEM ở Việt Nam còn rất ít ỏi. Việc thiếu hiểu biết về ASEM và các đối tác ASEM sẽ hạn chế hiệu quả của sự tham gia của nước ta vào tiến trình này trong những năm sắp tới. Bởi vì, theo dự báo của chúng tôi, trong những năm tới, trong ASEM sẽ hình thành các chương trình, các dự án hợp tác giữa một số đối tác ASEM có khả năng và sẵn sàng tham gia vào các dự án đó. Nói một cách khác, ASEM sẽ phát triển với nhiều tốc độ khác nhau, trong khi vẫn duy trì một chiếc ô chung. Trong bối cảnh như vậy, nếu chúng ta không thể nâng cao hiểu biết về các đối tác ASEM, Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi xác định tốc độ nào trong ASEM là thích hợp với khả năng của mình. Như vậy, việc nâng cao hiểu biết về ASEM, nói chung, về các đối tác ASEM nói riêng cho cán bộ và nhân dân ta, nhất là những người đang trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới ASEM là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong những năm sắp tới. 3- Sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng giữa Việt Nam và đại đa số các đối tác ASEM 216 Giữa Việt Nam và phần lớn các đối tác ASEM có sự khác biệt về hệ tư tưởng và thể chế chính trị. Trong ASEM, trừ Trung Quốc và Lào, các đối tác còn lại là những nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, có chế độ chính trị và hệ tư tưởng khác với nước ta347. Nếu ASEM vẫn chỉ là một tiến trình hợp tác phi chính thức như hiện nay, sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng giữa nước ta với các nước trên đã và sẽ không gây khó khăn gì đáng kể cho việc tham gia ASEM của Việt Nam trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, nếu ASEM phát triển thành một cơ chế hợp tác chính thức giữa châu á và châu Âu, sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tưởng trên có thể tạo nên những khó khăn nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác chính trị của ASEM. Bởi vì, những khác biệt về chế độ chính trị và lợi ích ý thức hệ giữa nước ta và đa số các đối tác ASEM có thể khiến nước ta khó có thể đi tới sự đồng thuận với các nước này về những vấn đề khu vực và quốc tế nào đó, không phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Sự khác biệt về chế độ chính trị và ý thức hệ cũng dẫn tới nhận thức khác nhau về dân chủ và nhân quyền. Việt Nam là một nước Đông á . Riêng điều này đã khiến quan điểm về dân chủ và nhân quyền giữa ta với các nước châu Âu. Với tư cách một nước châu á phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, quan niệm về dân chủ và nhân quyền của Việt Nam cũng sẽ khác quan niệm dân chủ và nhân quyền của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin và các nước ASEAN khác . 4- Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam và đa số các đối tác ASEM Hiện nay, nước ta vẫn còn là nước kém phát triển đang trong quá trình chuyển đổi. Do vậy, khi tham gia vào ASEM nói riêng, hội nhập quốc tế nói chung, Việt Nam sẽ phải đối diện với nhiều thách thức . Thứ nhất, cho tới nay Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Giữa nước ta và đa số các đối tác ASEM khác, còn có khoảng cách khá xa về trình độ phát triển. Thu nhập bình quân theo đầu người hiện nay ở Việt Nam, chỉ khoảng 450 USD/người (chỉ bằng khoảng 1/5 các nước ASEAN có mức phát triển trung bình, và khoảng 1/50 thu nhập bình quân của hầu hết các nước EU hiện nay). Cùng với thực trạng trên là sự bất cập về nguồn nhân lực dành cho phát triển và hội nhập. Hiện nay Việt Nam vẫn thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ sư giỏi, việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thấp. Cùng với sự phụ thuộc khá lớn vào vốn, công nghệ và thị trường nước ngoài, sự bất cập nói trên sẽ là những thách thức không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá. Nếu không vượt qua được thách thức này Việt Nam sẽ khó có thể làm ra những mặt hàng có sức cạnh tranh không chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường ở trong nước. Mặt khác cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên các nông sản chưa chế biến, khoáng sản và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép, hoá mỹ phẩm. Các mặt hàng này có giá trị gia tăng thấp, giá cả thường không ổn định. Vì thế, sức ép đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam càng trở nên gay gắt hơn nhiều. 347 Chỉ có hai nước có sự tương đồng về chế độ chính trị với Việt Nam là Trung quốc và Lào 217 Thứ hai, trong khi kinh tế của đại đa số các đối tác ASEM đã là các nền kinh tế thị trường thuần thục, hoặc đang phát triển, kinh tế Việt Nam mới đang trong quá trình chuyển đổi. Cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp, cùng với chính sách đóng cửa tồn tại trong thời gian dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tham gia của Việt Nam vào hội nhập quốc tế nói chung, vào ASEM nói riêng. Trong số các nước thành viên ASEM , Việt Nam là một trong số ít các đối tác chưa phải là thành viên của WTO. Điều này gây cho Việt Nam nhiều bất lợi trong hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là các điều kiện để cạnh tranh với bên ngoài. Thứ ba, việc xử lý khu vực kinh tế quốc doanh cùng với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới là yêu cầu cấp bách hiện nay. Khu vực quốc doanh của Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế và hoạt động rất kém hiệu quả. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đẫ tích cực xử lý khu vực này, nhưng việc thực hiện còn thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Bởi vì, đây là một vấn đề này hết sức phức tap, không chỉ liên quan tới vấn đề kinh tế mà còn cả các vấn đề chính trị, xã hội … Đồng thời với việc giải quyết khu vực kinh tế quốc doanh là việc phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là quy mô vừa và nhỏ là chính, các doanh nghiệp tư nhân hầu hết mới được thành lập, kinh nghiệm thiếu, nguồn đầu tư nhỏ. Các doanh nghiệp nhà nước thì làm ăn thua lỗ nhiều. Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều chưa thành thạo kinh doanh theo cơ chế thị trường, đặc biệt là kinh doanh ở thị trường quốc tế. Các nghiệp vụ Marketing, quảng cáo bán hàng, tìm kiếm thị trường, am hiểu thị trường quốc tế còn rất hạn chế. Ngoài ra, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý cũng là những yếu kém của doanh nghiệp không tính hết được, tìm kiếm được những lợi thế cạnh tranh của mình và nỗ lực hoàn thiện của Việt Nam. Tình hình trên làm cho hàng hoá của ta kém khả năng trên thị trường quốc tế. Vì vậy, khi tham gia vào vào thị trường quốc tế nói chung, vào ASEM nói riêng, Việt Nam khó có thể đạt hiệu quả cao khi chúng ta từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của mình. Thứ tư, thách thức trong việc phối hợp chính sách. Nước ta đang tham gia vào nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế khác nhau. Ngoài ASEAN và các cơ chế hợp tác do ASEAN lập ra như AFTA, AIA, nước ta còn là thành viên của ASEAN+3, ASEAN+1, ASEAN- EU..., nước ta còn là thành viên của APEC và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập AFTA, WTO… Trong khi đó, thể chế chính sách của Việt Nam hiện còn nhiều bất cập so với các nước thành viên ASEM. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống chính sách vừa phù hợp với mục tiêu đường lối phát triển của đất nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, lại không bị chồng chéo nhau, là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Nếu không làm được như vậy, nước ta khó có thể tham gia một cách hiệu quả vào tiến trình ASEM nói chung, vào Quan hệ đối tác kinh tế á-Âu chặt chẽ hơn như đã được đề ra tại Hội nghị cấp cao ASEM-5. III-Dự báo về triển vọng tham gia ASEM của Việt Nam trong những năm sắp tới 218 ở phần trên, chúng tôi đã phân tích về những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam đang đối diện trong quá trình tiếp tục tham gia vào tiến trình ASEM trong những năm sắp tới. Vậy triển vọng tham gia của nước ta vào ASEM sẽ ra sao? Sau đây là một số dự báo của Nhóm công trình chúng tôi. Dự báo 1: Việt Nam sẽ ngày càng tham gia tích cực hơn, hiệu quả hơn vào tiến trình hợp tác á -Âu Dự báo này được đưa ra dựa trên những luận cứ sau : Thứ nhất, Việt Nam là một nước được hưởng lợi nhiều từ ASEM. Tiến trình hợp tác á-Âu càng phát triển, Việt Nam sẽ càng được lợi hơn. Vì những lợi ích to lớn hơn trong tương lai, Việt Nam sẽ ngày càng chủ động và tự giác tham gia vào việc thúc đẩy sự phát triển của ASEM. Thứ hai, là nước đề xuất sáng kiến xây dựng Quan hệ đối tác kinh tế á-Âu chặt chẽ hơn, Việt Nam sẽ tích cực hoạt động hơn để biến sáng kiến của mình thành hiện thực. Việc hiện thực hoá Quan hệ đối tác kinh tế á-Âu chặt chẽ hơn không chỉ là trách nhiệm của Việt Nam đối với ASEM mà còn phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Một khi Quan hệ đối tác trên được xây dựng, hàng hoá Việt Nam sẽ có cơ hội dễ dàng hơn nữa khi tiếp cận các thị trường ASEM. Với những lợi thế so sánh của mình và thông quan các cơ chế hợp tác của Quan hệ đối tác kinh tế á-Âu chặt chẽ hơn, các nguồn vốn đầu tư từ ASEM và cùng với nó là công nghệ, kỹ năng quản lý, sẽ được chuyển giao một cách thuận lợi hơn cho Việt Nam . Thứ ba, hiện nay, đối thoại về văn hoá và văn minh đang được đẩy mạnh trong trụ cột hợp tác văn hoá của ASEM. Cuộc đối thoại đó sẽ giúp cho các bên ASEM, trong đó có Việt Nam, hiểu biết nhiều hơn về các giá trị văn hoá và văn minh của nhau. Tham gia vào đối thoại văn hoá và văn minh, Việt Nam không chỉ hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về các nền văn hoá ASEM mà còn có cơ hội giới thiệu các giá trị văn hoá, văn minh của mình. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong những năm sắp tới . Đối thoại ASEM về văn hoá và văn minh tập trung nhiều vào hợp tác giáo dục, đào tạo. Đây sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tranh thủ các nguồn lực của ASEM trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam. Cuối cùng, càng tham gia tích cực vào ASEM, vị trí và vai trò của Việt Nam càng được nâng cao. Điều này, đến lượt nó, sẽ lại đưa tới cho Việt Nam những lợi ích chính trị và kinh tế nhiều hơn nữa. Dự báo 2: Vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao hơn nữa trong Tiến trình ASEM Nhờ hoàn thành tốt vai trò Điều phối viên châu á của ASEM trong suốt 2 nhiệm kỳ và nhất là tổ chức thành công ASEM- 5, vị thế của Việt Nam trong Tiến trình hợp tác á- Âu đã thay đổi. Từ vị trí là đối tác sáng lập ASEM, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác chèo lái quá trình phát triển của Hợp tác á-Âu. Với với vị trí mới này, trong những năm sắp tới, tiếng nói của Việt Nam sẽ có trọng lượng hơn trong ASEM. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Việt Nam trong Tiến trình hợp tác á - Âu không phải chỉ được quyết định bởi vì Việt Nam đã từng là nước chủ nhà của một Hội nghị cấp 219 cao ASEM và là nước đưa đề xuất sáng kiến Xây dựng quan hệ đối tác knih tế á-Âu chặt chẽ hơn mà là do thế và lực đang tăng lên nhanh chóng của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 7,7 % trong năm 2004, giữ vững ổn định về chính trị ở giữa một khu vực đang được coi là một trong những địa bàn hoạt động chính của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới cao hơn bao giờ hết kể từ sau khi thống nhất đất nước tới nay. Sau 10 năm tham gia vào ASEAN, Việt Nam đã chứng tỏ được với các nước trong khu vực thiện chí và năng lực đóng góp vào sự phát triển của ASEAN. Thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN- 6 tổ chức ở Việt Nam tháng 10/1998 và gần đây nhất là thành công của ASEM- 5, nhất là việc kết nạp Myanma vào ASEM cùng một lúc với 12 thành viên mới khác, đã chứng tỏ Việt Nam có khả năng điều phối và hài hoà các lợi ích, vốn rất đa dạng và phức tạp của các đối tác ASEM. Trong bối cảnh ASEAN đang lâm vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo kéo dài từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đến nay và nhiều nước ASEAN còn phải chật vật đối phó với nạn khủng bố quốc tế, khả năng đó của Việt Nam càng trở nổi bật hơn bao giờ hết. Vì thế, một số người trong và ngoài khu vực đã nói tới khả năng Việt Nam có thể thay thế Inđônêxia trong vai trò lãnh đạo ASEAN. Đương nhiên, để các nước trong khu vực chấp nhận vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong ASEAN là điều không dễ dàng. Nhưng việc một ý tưởng như vậy xuất hiện đã cho thấy vai trò quan trọng của nước ta hiện nay ở Đông Nam á. Vị thế mới của Việt Nam trong ASEAN, nơi tập trung tới 10 trong tổng số 13 đối tác ASEM ở châu á, hiển nhiên sẽ nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trong các đối tác châu á của ASEM nói riêng và trong Tiến trình hợp tác á-Âu nói chung trong những năm sắp tới. Dự báo 3: ở giai đoạn phát triển mới của ASEM, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi hơn để tham gia vào các dự án hợp tác với các đối tác ASEM có cùng mối quan tâm và có chung lợi ích Như đã dự báo ở Chương 6, ở tầm ngắn và trung hạn, ASEM sẽ phát triển thành một thể chế bao trùm (metal – regime), trong đó sẽ hình thành các liên minh tự nguyện giữa một số đối tác có cùng mối quan tâm trong một lĩnh vực, thậm chí một dự án hợp tác nào đó. Trong một ASEM như vậy, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi hơn để lựa chọn tham gia vào các dự án hợp tác phù hợp với lợi ích và với trình độ phát triển của Việt Nam. Một ASEM hoạt động như một thể chế bao trùm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát huy sự chủ động, sáng tạo trong việc đề xuất các sáng kiến hợp tác và lôi cuốn các đối tác khác tham gia vào dự án hợp tác do Việt Nam đề xuất. Dự báo Tổng thể về triển vọng tham gia ASEM của Việt Nam Từ ba dự báo trên, có thể đưa ra một dự báo tổng thể về triển vọng tham gia ASEM như sau: Trong những năm sắp tới, Việt Nam sẽ tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào Tiến trình Hợp tác á-Âu. Vai trò và vị trí của Việt Nam trong ASEM sẽ ngày càng được nâng cao. Cùng với việc tích cực chủ động tham gia vào cả ba trụ cột hợp tác của ASEM, Việt Nam sẽ nỗ lực tìm kiếm và tham gia vào các dự án hợp tác với những đối tác có cùng mối quan tâm. Những khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng sẽ không phải là cản trở lớn đối với sự tham gia ASEM của Việt Nam trong những năm sắp tới. 220 Do trong các đối tác ASEM có trình độ phát triển không đồng đều và trong ASEM sẽ xuất hiện các liên minh tự nguyện giữa các nước thành viên có chung lợi ích, Việt Nam có thể tìm được các đối tác có lợi ích cùng chia sẻ và có trình độ phát triển tương đương để thiết lập các dự án hợp tác chung. Những lợi ích Việt Nam sẽ thu được từ các quan hệ hợp tác đa phương và song phương trong khuôn khổ ASEM sẽ ngày càng lớn hơn. Kết luận Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ của thời kỳ Hậu chiến tranh lạnh, Tiến trình ASEM ra đời là kết quả của những cố gắng liên tục của cả Đông á và EU. ASEM không chỉ đánh dấu một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa châu á và châu âu mà còn hoàn tất một sứ mệnh quan trọng là tạo ra cạnh thứ ba trong tam giác kinh tế Bắc Mỹ- Tây Âu và Đông á. Chính tam giác kinh tế này đang quyết định diện mạo của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Trong những năm qua, thông qua các hoạt động sôi nổi và đa dạng, tiến trình ASEM đã có những đóng góp to lớn vào việc củng cố và tăng cường các quan hệ hợp tác lâu đời giữa châu á và châu Âu . ASEM đang ngày càng khẳng định vai trò của nó với tư cách một nhân tố tích cực đối vối hoà bình, ổn định và phát triển trên thế giới . Dưới tác động của AsEM, các quan hệ hợp tác giữa Liên minh châu Âu với ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có những bước phát triển mới . Quan hệ hợp tác với EU đã trở thành một trong những nhu cầu của hoà bình , ổn định và phát triển ở Đông á. Ngược lại, một quan hệ hợp tác tăng cường với Đông á là nhân tố quan trọng giúp nâng cao vị thế chính trị và kinh tế của Liên minh châu Âu ở châu á , nói riêng và trên thế giới, nói chung. Tuy nhiên , những kết quả mà ASEM thu được chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của cả hai khu vực . Nguyên nhân chính hạn chế các kết quả hoạt động của ASEM là do sự khác biệt về lợi ích, những ưu tiên khác nhau của các đối tác tham gia vào tiến trình này và tính chất phi thể chế hoá của ASEM. Trong những năm sắp tới, nhiều cơ hội hợp tác đang mở ra trước Tiến trình Hợp tác á -Âu. Sau sự kiện 11 tháng 9, một quá trình sắp xếp lại lực lượng đang diễn ra trên thế giới . Những nhân tố chính , quyết định cục diện chính trị thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI vẫn tiếp tục chuyển động và đang tạo cơ hội cho ASEM tác động vào tiến trình hình thành cục diện đó . Những hoạt động ngày càng gia tăng của chủ nghiã khủng bố quốc tế , việc chúng mở rộng địa bàn hoạt động sang Đông Nam á và châu Âu, sự gần gũi trong cách tiếp cận của hai châu lục về cách thức đối phó với các lực lượng khủng bố quốc tế đã làm cho châu á và châu Âu có thêm một động lực nữa để hợp tác chặt chẽ với nhau trong những năm tới. 221 ý chí hợp tác đang tăng lên của các đối tác ASEM , đặc biệt là EU thể hiện qua việc công bố :” Một khuôn khổ chiến lược vì quan hệ đối tác tăng cường vào ngày 4/9/2001 và hàng loạt sáng kiến hợp tác với từng đối tác ở Đông á cũng là những cơ hội phát triển mới của ASEM trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên , những thách thức mà ASEM đang phải đối diện cũng không nhỏ. Sự hạn chế của chính ASEM, tình trạng thiếu hiểu biết lẫn nhau, những khác biệt về chế độ chính trị , văn hoá , tôn giáo và trình độ phát triển giữa các đối tác và sự phân phối không đồng đều những lợi ích của hợp tác liên khu vực . ..vẫn sẽ là những thách thức không dễ vượt qua. Việc mở rộng ASEM, một mặt tạo cơ hội cho sự phát triển của Tiến trình này, mặt khác lại đặt ASEM trước một số vấn đề phức tạp. Khi các thành viên trở nên đông đảo hơn, thì sự khác biệt giữa họ về chế độ chính trị, trình độ phát triển, văn hoá, sắc tộc , tôn giáo... sẽ gia tăng . Vấn đề Myanam, vốn là vấn đề giữa ASEAN và EU, đã trở thành vấn đề của ASEM. Sự bất cân xứng về số lượng đối tác ở hai khu vực và cách thức tham gia ASEM của EU và Đông á cũng là một vấn đề cần có cách khắc phục, nếu muốn ASEM hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc các đối tác ASEM tham gia vào hàng loạt các tổ chức hợp tác khu vực , tiểu khu vực , liên khu vực và các thoả thuận song phương cũng sẽ là các nhân tố hạn chế hiệu quả của hợp tác á -Âu. Cho tới nay, sự có mặt của ASEM chưa gây nên bất kỳ sự đe doạ nào đối với ảnh hưởng và lợi ích của Mỹ ở châu á . Điều này giải thích vì sao Oasinhtơn đã thờ ơ trước sự tồn tại và các hoạt động tích cực của ASEM kể từ khi nó được thành lập tới nay. Nhưng việc Đại sứ Mỹ tại Hà nội bày tỏ mong muốn được tham dự Hội nghị cấp cao ASEM – 5 phải chăng là một động thái cho thấy Hoa kỳ đang thay đổi cách nhìn của họ đối với ASEM? Nếu ASEM tiếp tục hoạt động như trước tháng 10 năm 2004, chính sách của Mỹ đối với ASEM sẽ không có thay đổi đáng kể . Nhưng nếu trong tưong lai ASEM có thể khiến cho ảnh hưởng chính trị và quân sự của Mỹ bị thu hẹp , thị phần của Mỹ ở Đông á giảm, FDI của Mỹ không còn mấy quan trọng đối với Trung quốc, ASEAN và các nước Đông á khác, chính sách của Mỹ đối với ASEM sẽ có sự thay đổi mạnh . Đây là điều các nhà lãnh đạo ASEM phải tính tới khi dẫn dắt tiến trình này trong thế kỷ XXI . Nhằm vượt qua những thách thức trên, trong những năm gần đây , ASEM đã có nhiều cố gắng. Hội nghị cấp cao ASEM-5 tổ chức tại Hà nội tháng 10 năm 2005 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho tiến trình hợp tác á - Âu. Hội nghị đã ghi dấu ấn của mình trong lịch sử ASEM bởi 3 quyết định quan trọng : Thứ nhất, kết nạp thêm 13 thành viên mới , đưa tổng số đối tác ASEM lên 39. Thứ hai, với Tuyên bố Hà nội về Quan hệ đối tác kinh tế á -Âu chặt chẽ hơn và Tuyên bố ASEM về đối thoại văn hoá và văn minh , điểm nhấn của ASEM là hợp tác kinh tế và văn hoá. Thứ ba, theo quyết định của ASEM- 5, Tiến trình hợp tác á- Âu sẽ bước vào một giai đoạn mới về phương diện tổ chức. Mặc dù vẫn là tiến trình phi chính thức, nhưng ASEM sẽ được thể chế hoá . 222 Những quyết định của ASEM- 5 đang tạo tiền đề cho Tiến trình Hợp tác á - Âu trở nên sống động hơn, hiệu quả hơn . Tuy nhiên trong bối cảnh thế giới và khu vực như hiện nay cộng với những thúc bách bên trong mỗi khu vực, ở tầm ngắn và trung hạn , ASEM chưa thể trở thành một diễn đàn hợp tác hiệu quả, hiệu lực giữa châu á và châu Âu. Có nhiều khả năng ASEM sẽ trở thành một thể chế bao trùm , thành bà đỡ cho sự ra đời và của những liên minh tự nguyện giữa các đối tác có chung lợi ích và mối quan tâm trong những lĩnh vực hợp tác cụ thể . * * * * * Là một nước châu á, thành viên của ASEAN , Việt Nam đã tham gia vào tiến trình ASEM ngay từ khi tiến trình này được khai sinh ở Băng cốc . Việc tham gia vào tiến trình hợp tác á -Âu là phù hợp với với khuynh hướng hoà bình và hợp tác để phát triển trên thế giới hiện nay và đường lối hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam. Quá trình tham gia của Việt Nam vào ASEM đã trải qua hai giai đoạn rõ rệt. ở giai đoạn đầu ( 1996- cuối năm 2003 ) mục đích tham gia là để học hỏi , thích ứng và tập dượt cho các hoạt động quan trọng mà Việt nam sẽ tiến hành ở giai đoạn sau . Trong giai đoạn 2 ( từ đầu 2004- tới nay ) sự tham gia của Việt nam đã trở nên chủ động, sáng tạo hơn. Với việc tổ chức thành công ASEM-5 , một hội nghị phức tạp nhất trong lịch sử phát triển của ASEM, Việt nam đã ghi được dấu ấn của mình vào ASEM và bước vào hàng ngũ những đối tác chèo lái tiến trình hợp tác á -Âu trong thế kỷ XXI. Sự đóng góp của Việt nam vào ASEM không chỉ bao gồm những sáng kiến , những dự án hợp tác và tổ chức thành công những hội nghị quan trọng của ASEM , trong đó có ASEM –5 , mà quan trọng hơn là chính bản thân Việt Nam với vị thế chính trị - kinh tế không ngừng tăng lên trên thế giới cùng với một di sản văn hoá phong phú , đa dạng của một dân tộc đã từng tạo nên những kỳ tích trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do , được cả loài người ghi nhận . Việc tham gia ASEM đã đem lại nhiều lợi ích cho Việt nam. Việt Nam trở thành một trong những nước được lợi nhiều từ Tiến trình này. Những lợi ích đó đang khích lệ Việt Nam tham gia ngày càng chủ động hơn , tích cực hơn vào tiến trình Hợp tác á -Âu. Việc có quan hệ tốt với tất cả các đối tác ASEM, những kinh nghiệm thu được thông qua quá trình tham gia vào các hoạt động ở cả ba trụ cột của ASEM và nhất là tổ chức thành công ASEM-5 là những điều kiện thuận lợi cho sự tham gia tích cực và hiệu quả hơn của Việt nam vào Tiến trình Hợp tác á -Âu trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, việc tham gia vào các tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế nói chung, ASEM nói riêng cũng đặt Việt nam trước những thách thức lớn. Sự khác biệt về hệ tư tưởng, chế độ chính trị , văn hoá và trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và phần lớn các nước ASEM; sự hiểu biết chưa đầy đủ của Việt Nam về lịch sử, văn hoá, luật pháp... của các nước đối tác ASEM và ngược lại nằm trong số những thách thức đó . Trong các đối tác hiện nay của ASEM, Việt Nam là nước duy nhất chưa phải là thành 223 viên của WTO. Điều này cũng sẽ tạo ra những trở ngại nhất định đối với sự tham gia của Việt Nam vào trụ cột kinh tế của hợp tác á -Âu . Với đường lối hội nhập khu vực và quốc tế nhất quán , với quyết tâm của cả một dân tộc vươn lên đuổi kịp trình độ phát triển của khu vực và thế giới và những kinh nghiệm quý báu thu được từ quá trình tham gia hội nhập khu vực và quốc tế , với sự ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ trong những năm sắp tới chắc chắn Việt Nam sẽ có những đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn vào việc thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ hợp tác á - Âu, nói chung, quan hệ giữa Việt Nam với ASEM và các đối tác ASEM nói riêng. Bảng chữ cái viết tắt Chữ viết tắt Tiếng Anh tiếng việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu á AEAF Asia - Europe Agricultural Forum Diễn đàn Nông nghiệp á- Âu AEBF Asia - Europe Business Forum Diễn đàn doanh nghiệp á -Âu AECF Asia - Europe Cooperation Framework AEFGC Asia - Euro Forum of Governors of Cities Diễn đàn Thống đốc các thành phố á -Âu AEITTP Asia - Europe Information Technology and Telecommunications Programme Chương trình công nghệ thông tin và viễn thông á - Âu AFTA ASEAN Free Trade Area Khu mậu dịch tự do ASEAN AMM ASEAN Annual Ministerial Meeting Hội nghị Bộ trưởng thường niên ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Hợp tác kinh tế châu á- Thái bình dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia 224 Nations Đông Nam á ASEF Asia - Europe Foundation Quỹ á -Âu ASEM Asia - Europe Meeting Hội nghị á -Âu ASEFBOG Board of Governors Ban Thống đốc Quỹ á - Âu CBMs Confidence Building Measures Các biện pháp xây dựng lòng tin CEFTA Central European Free Trade Agreement Hiệp định Mậu dịch tự do Trung Âu EAEC East Asian Economic Caucus Diễn đàn kinh tế Đông á EC European Commission Uỷ ban châu Âu EMM Economic Ministers Meeting Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế EMU European Economic and Monetary Union Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu EPA Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế EP European Parliament Nghị viện châu Âu ESF European Science Foundation Quỹ Khoa học châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu EURATOM European Atomic Organization Tổ chức hạt nhân châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp của nước ngoài FPDA Five Power Defence Arrangement Hiệp định phòng thủ 5 cường quốc G-7 Gouping of top 7 Industrialized Countries Nhóm 7 nước cong nghiệp hàng đầu GATS General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về Mậu dịch trong dịch vụ GATT General Agreement on Trade and Tariffs Hiệp định chung về Mậu dịch và thuế quan GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân IAEA International Atomic Energy Agency Cơ quan năng lượng hạt nhân quốc tế ICC International Chamber of Commerce Phòng Thương mại quốc 225 tế IEC International Electro-Technical Commission Uỷ ban công nghệ điện tử quốc tế IEG Investment Experts Group Nhóm chuyên gia về đầu tư IIAS International Institute for Asian Studies Viện quốc tế nghiên cứu về châu á IMF International Monetary Fund Quỹ tiến tệ quốc tế IPAP Investment Promotion Action Plan Kế hoạch hành động xúc tiến thương mại KEDO Korean Peninsula Economic Development Organization Tổ chức phát triển kinh tế bán đảo Triều tiên MAI Multilateral Agreement on Investment Hiệp định đa phương về đầu tư MERCOSUR Mercado Comun de Sul (Southern Common Market) Thị trường chung phía Nam MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc NAFTA North American Free Trade Agreement Thoả thuận mậu dịch tự do Bắc Mỹ NATO North Atlantic Treaty Organization NICs Newly Industrialized Countries Các nước công nghiệp hoá mới NIEs Newly Industrializing Economies Các nền kinh tế đang công nghiệp hoá mới NPT Nuclear Non Proliferation Treaty Hiệp ước không phổ biến hạt nhân OECD Organization of Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OSCE Organization of Security and Cooperation in Europe Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu PEARL Programme for Europe - Asia Research Linkages Chương trình liên kết nghiên cứu á -Âu PMC Post - Ministerial Conference Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng PRC People’s Republic of China Cộng hoà nhân dân Trung hoa 226 SAARC Southt Asian Association for Regional Cooperation Hiệp hội Nam á về hợp tác khu vực SLORC State Law and Order Restoration Council Hội đòng tái lập luật pháp và trật tự nhà nước SME Small and Medium S ize Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ SOMTI Senior Officers Meeting on Trade and Investment Hội nghị các quan chức cao cấp về Thương mại và đầu tư TAFTA Transatlantic Free Trade Area Khu mậu dịch tự do xuyên Đại tây dương TFAP Trade Facilitation Action Plan Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại UHDR Universal Declaration of Human Rights Tuyên bố thế giới về quyền con người UN United Nations Liên Hợp Quốc UNDP United Nations Development Programme Chưong trình phát triển của Liên hợp quốc UNESCO United Nations Educational, Scientific and Culture Organization Tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hoá Liên hợp Quốc WIPO World Intellectual Property Organization Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WSSD World Summit on Sustainable Development Hôi nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại quốc tế Phụ lục 227 Phu luc : Chữ viết tắt AEBF: Diễn đàn doanh nghiệp á ASEF: Quỹ á- Âu EFEX: Mạng lwois chuyên gia tài chính châu ÂU IPAP: Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư IPR: Quyền sở hữu trí tuệ S&T:Khoa học và Công nghệ SOM: Hội nghị quan chức cao cấp SOMTI: Hội nghị quan chức cao cấp về Mậu dịch và Đầu tư SPS: Tiêu chuẩn vệ sinh thực vật TFAP: Kế hoạch hành động xúc tiến thương mại Trụ cột chính trị Hội nghị Bộ trưởng lâm thời về KH&CN: Môi trường, dòng di cư Trụ cột kinh tế Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Hội nghị Bộ trưởng kinh tế SOMTI Thứ trưởng Các điều phối viên kinh tế AEBF Nhóm hạt nhân TFAP IPAP Các nhóm công tác Hội nghị cấp cao những người đứng đầu Nhà nước và Chníh phủ Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Bộ trưởng ngoại giao SOM Các Điều phối viên Quản lý tổng thể tiến trình Tổng giám đốc hải quan và Uỷ ban châu Âu Thủ tục Thực thi Quỹ Tín thác ASEM EFEX Uỷ ban xét duyệt Figure 1 Cơ cấu tổ chức Đối thoại chính trị 228

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTiến trình hợp tác á âu ( asem) và những đóng góp cua việt nam.pdf
Tài liệu liên quan