4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính đúng đắn của việc đưa nội dung giáo dục Luật
SHTT vào trong nội dung chương trình dạy học môn GDH ở trường ĐHSP. Kết quả
thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của những nội dung và biện pháp tích hợp nội
dung Luật SHTT vào môn học một cách hợp lí thì một mặt làm phong phú và sinh động
cho nội dung môn GDH, mặt khác đảm bảo cho sinh viên vừa nắm vững kiến thức môn
học, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về Luật SHTT và có ý thức, thói quen thực
hiện quyền SHTT trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.
4.2 Kiến nghị
Nhà trường cần xem xét vấn đề giáo dục SHTT như là một nội dung giáo dục quan
trọng cho sinh viên, đồng thời tạo điều kiện và có cơ chế rõ ràng để đưa nội dung và các
biện pháp giáo dục SHTT cho sinh viên vào chương trình giáo dục, bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm. Bên cạnh đó, cần có sự khuyến khích, định hướng, điều chỉnh, kiểm tra,
đánh giá kịp thời với những giảng viên tích cực đưa vấn đề giáo dục quyền SHTT cho
sinh viên. Thường xuyên tổ chức những khoá tập huấn nhằm cung cấp, bồi dưỡng và
nâng cao kiến thức về SHTT cho đội ngũ giảng viên.
Tổ chuyên môn cần khuyến khích các giảng viên tích hợp nội dung Luật SHTT vào một
số học phần thuộc bộ môn Giáo dục học để cung cấp và nâng cao kiến thức cho sinh
viên về SHTT. Đồng thời, tăng cường giáo dục quyền SHTT cho sinh viên thông qua
các hoạt động ngoại khóa, nghiệp vụ sư phạm. đưa các nội dung giáo dục SHTT vào
sinh hoạt tổ chuyên môn định kì.
Giảng viên nên tích cực trong việc tìm hiểu để nắm vững, hiểu sâu sắc về SHTT và rèn
luyện hành vi thực thi nghiêm túc Luật SHTT trong nghiên cứu, giảng dạy, mặt khác
tích cực tiếp cận nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về SHTT, xây dựng nội
dung, phương pháp và tìm kiếm nhiều biện pháp khả thi để nâng cao hiệu quả giáo dục
về quyền SHTT cho sinh viên.
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp luật sở hữu trí tuệ vào nội dung môn giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế - Phạm Thị Thúy Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 108-116
TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN
GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
PHẠM THỊ THUÝ HẰNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Ngày nay, Sở hữu trí tuệ (SHTT) không còn là “một khái niệm
pháp lý mơ hồ” mà có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa,
xã hội... và thực sự trở thành “một công cụ đắc lực” để phát triển kinh tế.
Các trường Đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai
chính sách của Nhà nước về đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức và nhận
thức của cá nhân và tổ chức trong xã hội về sở hữu trí tuệ. Bài viết trình bày
kết quả nghiên cứu tích hợp Luật SHTT vào nội dung môn Giáo dục học
nhằm giáo dục quyền SHTT cho sinh viên trường ĐHSP, ĐH Huế.
Từ khóa: Tích hợp, Sở hữu trí tuệ, Giáo dục học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học là một trong những cái nôi sinh ra các thành quả sáng tạo cần được bảo
hộ quyền SHTT. Mặt khác đây cũng là nơi sử dụng nhiều đối tượng được bảo hộ quyền
SHTT và cũng là nơi dễ dẫn đến xâm phạm quyền SHTT, vì vậy đây là một trong
những địa chỉ quan trọng cần xây dựng môi trường văn hóa SHTT. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, ở rất nhiều trường Đại học, sự hiểu biết hạn chế về SHTT dường như không
chỉ phổ biến với sinh viên mà với cả những cán bộ, giảng viên. Trong thời gian gần đây
nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả trong các lĩnh vực biên soạn giáo trình, luận
văn, luận án, nghiên cứu đề tài khoa học đã xảy ra ở một số trường đại học gây bức xúc
trong giới khoa học và dư luận xã hội [2].
Vấn đề giáo dục quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề cần thiết, mang tính giáo dục sâu sắc,
mang ý nghĩa xã hội và quốc tế to lớn [4] đòi hỏi những người làm trong công tác giáo
dục phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm kiếm phương hướng phổ biến và nâng cao
nhận thức về quyền SHTT cho sinh viên. Thực tiễn giảng dạy đã giúp chúng tôi nhận
thấy, việc tích hợp Luật SHTT vào nội dung nội dung môn học sẽ góp phần nâng cao
hiểu biết và nhận thức của người học về quyền SHTT, mặt khác làm nội dung môn học
thêm tính thiết thực, gắn với thực tiễn xã hội, hơn nữa góp phần khuyến khích tính sáng
tạo và tích cực hóa người học trong quá trình học tập.
Ở trường Đại học Sư phạm, môn Giáo dục học (GDH) là môn dạy nghề có vai trò hết
sức quan trọng trong việc trang bị cho sinh viên Sư phạm kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu tích hợp Luật SHTT
vào nội dung môn Giáo dục học nhằm giáo dục quyền SHTT cho sinh viên.
TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN GIÁO DỤC HỌC... 109
2. TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN
GIÁO DỤC HỌC
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Dưới góc độ Giáo dục
học, tích hợp (Intergration) được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các
kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất [1].
Tích hợp Luật SHTT vào nội dung chương trình môn GDH nhằm giáo dục quyền SHTT
cho SV. Đây là quá trình tổ chức hoạt động nhằm hình thành cho đối tượng giáo dục
những quan điểm, niềm tin, giá trị, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen phù hợp với
những chuẩn mực, những quy định của Luật SHTT thông qua việc đưa nội dung Luật
SHTT một cách có chọn lọc và khoa học, phù hợp với nội dung bài học môn GDH [3].
2.1. Cơ sở lựa chọn nội dung Luật SHTT tích hợp vào nội dung chương trình
chương trình môn GDH
Căn cứ nội dung và thời lượng chương trình GDH dành cho sinh viên các khoa cơ bản
trường ĐHSP; Căn cứ vào yêu cầu đối với sinh viên Sư phạm cần có những hiểu biết
căn bản nhất về Luật SHTT để bảo vệ sáng tạo trí tuệ của mình và không vi phạm
SHTT của người khác; Căn cứ vào Luật SHTT của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam ; Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy chế và kế hoạch tổ chức đào tạo của
trường ĐHSP; Căn cứ vào đặc điểm của chuyên ngành đào tào: Nội dung Luật SHTT
bao gồm 6 phần, 18 chương, 222 điều. Do đó, phải lựa chọn nội dung phù hợp. Đối với
sinh viên các khoa cơ bản, chúng tôi chỉ lựa chọn những nội dung cơ bản, đơn giản, dễ
hiểu và gắn với yêu cầu nghề nghiệp. Cụ thể, như sau: Phần thứ nhất: Những quy định
chung (Điều 1,2,3,4); Phần thứ hai: Quyền tác giả và Quyền liên quan - Chương II:
Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan – Mục 1, Nội
dung, giới hạn quyền, thời hạn bải hộ quyền tác giả (điều 25,28); Phần thứ năm: Bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ - Chương XVI: Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
(điều 198, 199).
2.2. Nguyên tắc tích hợp Luật SHTT vào nội dung môn học
Nguyên tắc 1: Tích hợp không làm thay đổi đặc trưng của môn học. Các kiến thức
SHTT được tích hợp vào bài học phải có mối liên hệ, liên quan chặt chẽ với các kiến
thức có trong bài học được tích hợp. Theo nguyên tắc này, các kiến thức của bài học
tích hợp được coi là cơ sở cho kiến thức về SHTT.
Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục Luật SHTT có chọn lọc. Theo nguyên tắc
này, các kiến thức SHTT phải có hệ thống được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn
GDH thêm phong phú, sát hợp với thực tiễn, phù hợp với trình độ của người học, không
ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính của người học.
Nguyên tắc 3: Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học. Việc
lồng ghép giáo dục SHTT vào trong bài học GDH phải hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên,
tránh gượng ép, sống sượng, khiên cưỡng áp đặt, đảm bảo cho sinh viên vừa nắm vững
110 PHẠM THỊ THÚY HẰNG
kiến thức môn học, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về Luật SHTT trên cơ sở phát
huy tính độc lập trong nhận thức của sinh viên.
2.3. Các hình thức tích hợp
Có ba hình thức tích hợp: Thứ nhất – Hình thức liên hệ: Ở hình thức này, các kiến thức
về SHTT không được nêu rõ trong giáo trình nhưng dựa vào bài giảng của giáo viên có
thể bổ sung kiến thức bằng cách liên hệ các kiến thức SHTT vào bài giảng cho phù
hợp. Thứ hai – Hình thức lồng ghép: ở hình thức này, một số môn học chính là kiến
thức về nội dung SHTT được đưa vào chương trình theo các mức độ sau: Có thế chiếm
một mục, một đoạn hay một vài câu trong bài giảng; Có thể là một bài đọc thêm hay
một phần tự học, hoạt động ngoài giờ lên lớp sau bài học nhằm bổ sung kiến thức về
SHTT; Thứ ba – Hình thức tích hợp hoàn toàn: với hình thức này, một phần nội dung
môn học chính là vấn đề cần tích hợp. Hình thức này thường thể hiện dưới dạng một
chủ đề hay một bài học trọn vẹn. Đề tài chúng tôi sử dụng hai hình thức tích hợp là hình
thức liên hệ và hình thức lồng ghép trong môn GDH.
2.4. Mục tiêu của tích hợp giáo dục SHTT
Những cơ sở để xác định mục tiêu tích hợp giáo dục SHTT: Mục tiêu đào tạo của
trường ĐHSP; Mục tiêu cụ thể của môn học, của hoạt động ngoại khóa cụ thể; Luật
SHTT; Đặc điểm, trình độ nhận thức của sinh viên.
Mục tiêu tích hợp giáo dục SHTT trong quá trình đào tạo ở trường ĐHSP là giúp sinh
viên có kiến thức cơ bản về SHTT, nhận thức đúng về SHTT, phát triển tình cảm, bồi
dưỡng thái độ đối với hoạt động SHTT và rèn luyện thói quen hành vi thực thi đúng
theo Luật SHTT đồng thời sinh viên biết tuyền truyền, giáo dục, phổ biến đến với cộng
đồng thực thi Luật SHTT.
2.5. Quy trình tích hợp Luật SHTT trong dạy học môn GDH
Bước 1: Lựa chọn nội dung chương trình môn GDH và nội dung Luật SHTT: Tiến
hành rà soát toàn bộ nội dung chương trình GDH ở trường ĐHSP Huế nhằm xác định
những nội dung trong chương trình có thể tích hợp được Luật SHTT, căn cứ vào các
nguyên tắc và mức độ, hình thức tích hợp đã được nêu. Tiếp theo, chúng tôi lựa chọn
nội dung Luật SHTT dựa theo các cơ sở lựa chọn nhất định đã được nêu. Những nội
dung SHTT được lựa chọn mang tính khái quát và phù hợp với việc vận dụng Luật
SHTT trong học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Bước 2: Thiết kế phần nội dung dạy học tích hợp Luật SHT (soạn giáo án tích hợp):
Tích hợp Luật SHTT trong nội dung bài học trên cơ sở những nguyên tắc, mức độ, hình
thức đã trình bày với hai hình thức tích hợp được thực hiện đó là: liên hệ và lồng ghép
Luật SHTT vào nội dung các chương đã được chọn lựa ở bước 1. Chúng tôi đã thực
hiện lồng ghép Luật SHTT vào nội dung môn GDH cụ thể như sau:
Học phần GDH 1: Chương 1 – Giáo dục học là một khoa học (mục 2, phần 6 – Phương
pháp nghiên cứu khoa học giáo dục); Chương 5 – Nội dung giáo dục (mục 1 – Giáo dục
thế giới quan, đạo đức, chính trị, tư tưởng).
TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN GIÁO DỤC HỌC... 111
Học phần GDH 2: Chương 2 – Người giáo viên Trung học phổ thông (mục 3 – Những
yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT); Chương 3 – Người giáo
viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT (mục 2 – Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT, phần Tổ chức hoạt động nhằm giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật
cho HS lớp chủ nhiệm).
Chúng tôi tiến hành thiết kế và thử nghiệm giáo án tích hợp. Giáo án thử nghiệm được
thiết kế cho nội dung: Chương 2 – Người giáo viên Trung học phổ thông, phần 3 –
Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT, học phần GDH2.
3. THỬ NGHIỆM VẬN DỤNG TÍCH HỢP LUẬT SHTT VÀO NỘI DUNG BÀI LÊN
LỚP MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
3.1. Giả thuyết thử nghiệm
Nếu trong quá trình dạy học, giảng viên tích hợp các nội dung Luật SHTT một cách
khoa học, có hệ thống trên cơ sở tiến hành các bước lên lớp hợp lí thì sẽ làm cho kiến
thức môn GDH thêm phong phú, sát hợp thực tiễn, đảm bảo cho sinh viên vừa nắm
vững kiến thức môn học, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về Luật SHTT.
3.2. Nội dung thử nghiệm
Thử nghiệm giáo án tích hợp Luật SHTT vào nội dung bài học môn GDH để tổ chức
dạy học bài lên lớp. Cụ thể, nội dung tích hợp như sau:
Nội dung môn
GDH
Nội dung Luật SHTT cần tích hợp
Chương 2 – Người
giáo viên PTTH
+ Những yêu cầu
về phẩm chất và
năng lực đối với
người giáo viên PT
+ Khái quát chung về Luật SHTT (6 phần, 18 chương, 222 điều)
+ Phần thứ nhất: Những quy định chung (Đối tượng áp dụng; Đối
tượng quyền SHTT; Giải thích từ ngữ)
+ Phần thứ hai: Quyền tác giả và quyền liên quan (Các trường hợp sử
dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền
nhuận bút, thù lao; Hành vi xâm phạm quyền tác giả; Biện pháp xử lí
hành vi xâm phạm quyền SHTT)
3.3. Đối tượng và thời gian thử nghiệm
Chúng tôi tổ chức thử nghiệm sư phạm trong học kì II năm học 2013- 2014. Đồng thời,
cũng trong thời gian này, chúng tôi thực hiện hoạt động giảng dạy môn GDH theo
những phương pháp thường dùng đối với sinh viên năm thứ hai từ các khoa cơ bản ở
trường ĐHSP Huế. Chúng tôi đã chọn hai nhóm: TL001042_7 với tổng số sinh viên là
101 làm lớp Thử nghiệm và nhóm TL001042_12 với tổng số sinh viên là 102 làm lớp
Đối chứng trong nghiên cứu thử nghiệm của đề tài.
3.4. Quy trình thử nghiệm:Quy trình thử nghiệm được thực hiện qua các giai đoạn.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thử nghiệm, bao gồm: 1. Biên soạn tài liệu thử nghiệm; 2. Xây
dựng thang chuẩn đánh giá; 3. Xác định điều kiện thử nghiệm.
112 PHẠM THỊ THÚY HẰNG
Giai đoạn 2: Mô tả thử nghiệm, công việc cụ thể: 1. Tiến hành thử nghiệm: tổ chức
quá trình dạy học, triển khai bài giảng và hướng dẫn sinh viên học tập theo giáo án tích
hợp Luật SHTT vào nội dung bài học đã được thiết kế; 2. Đánh giá kết quả thử nghiệm.
Giai đoạn 3: Xử lí kết quả thử nghiệm về mặt định lượng và mặt định tính.
Việc lựa chọn lớp Thử nghiệm và Đối chứng được tuân theo nguyên tắc: có số lượng
sinh viên tương đối bằng nhau và kết quả kiểm tra xác định trình độ ban đầu không có
sự chênh lệch đáng kể. Kết quả điểm số của bài kiểm tra như sau:
Bảng 1. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng trước thử nghiệm
Nhóm Số Sinh viên
Điểm số Xi
t(202) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 101 0 0 0 0 15 20 28 33 5 0 6,93
0,004
ĐC 102 0 0 0 0 14 21 31 30 6 0 6,90
Kết quả bảng thống kê điểm bài kiểm tra của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng trước
thử nghiệm đã tạo cơ sở để xây dựng biểu đồ phân phối tỉ lệ phần trăm loại điểm số bài
kiểm tra theo mức độ đánh giá.
0
10
20
30
40
50
60
Giỏi Khá T.bình Yếu
kém
TN
ĐC
Hình 1. Biểu đồ phân phối tỉ lệ phần trăm loại điểm số theo mức độ đánh giá
Kết quả kiểm định t-test ở bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa
điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng. Sự chệnh lệch không
đáng kể giữa 2 nhóm được thể hiện rõ qua biểu đồ phân phối tỉ lệ phần trăm loại điểm
số bài kiểm tra theo mức độ đánh giá. Như vậy, về mặt nhận thức, trước thử nghiệm, hai
nhóm Thử nghiệm và Đối chứng có sự tương đương nhau.
3.5. Kết quả thử nghiệm
! Về mặt định lượng
Bài kiểm tra sau thử nghiệm trên cả 2 lớp Thử nghiệm và Đối chứng. Dựa trên các tiêu
chí đã được xây dựng trong chuẩn thang đánh giá, các kết quả kiểm tra được đánh giá
theo thang điểm 10. Điểm kiểm tra của 2 nhóm được phản ánh ở các bảng thống kê sau:
TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN GIÁO DỤC HỌC... 113
Bảng 2. Bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng
Nhóm Số SV
Điểm số Xi
t(202) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 101 0 0 0 0 6 22 24 38 10 1 7,2
2,531*
ĐC 102 0 0 1 3 10 28 26 25 8 1 6,8
Kết quả trên đã tạo cơ sở để chúng tôi xây dựng bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra
của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng và bảng thống ké tần suất tích lũy của nhóm Thử
nghiệm và Đối chứng làm cơ sở so sánh kết quả thu được bằng đồ thị phân phối tần suất
tích lũy của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng.
0
20
40
60
80
100
120
3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 2. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng
Từ kết quả thu được ta có thể nhận xét:
+ Điểm trung bình của nhóm Thử nghiệm cao hơn nhóm Đối chứng (TN= 7,2, ĐC= 6,8).
+ Đường tích lũy ứng với nhóm Thử nghiệm nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy
ứng với nhóm Đối chứng. Điều đó chứng tỏ tỉ lệ điểm khá, giỏi của các lớp Thử nghiệm
cao hơn các lớp Đối chứng và cũng có nghĩa là kết quả tổng hợp bài kiểm tra Thử
nghiệm cũng như chất lượng nắm kiến thức của sinh viên các lớp Thử nghiệm đều cao
hơn lớp Đối chứng. Kết quả kiểm định t-test ở bảng 2 cũng chỉ ra rằng kết quả học tập
của nhóm Thử nghiệm cao hơn kết quả học tập của nhóm Đối chứng.
Kết quả kiểm định t-test trước thử nghiệm và sau thử nghiệm cũng cho thấy kết quả học
tập của nhóm Thử nghiệm sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm (t(100) = 7,124, p
< 0,001). Như vậy, kết quả học tập của nhóm Thử nghiệm sau thử nghiệm cao hơn so
với trước thử nghiệm. Điều đó chứng tỏ, thử nghiệm tích hợp Luật SHTT vào nội dung
bài giảng môn GDH bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định.
! Về mặt định tính
Sau khi dạy thử nghiệm, chúng tôi tiến hành điều tra để thu thập ý kiến tự đánh giá của
sinh viên về hiệu quả của việc tích hợp Luật SHTT vào nội dung bài học đồng thời cũng
tiến hành điều tra tự đánh giá mức độ hứng thú, mức độ tiếp thu bài của sinh viên.
114 PHẠM THỊ THÚY HẰNG
+ Mức độ hứng thú đối với bài học: Câu hỏi trưng cầu ý kiến được đặt ra: “Em thấy
thế nào khi giảng viên lồng ghép, liên hệ nội dung Luật SHTT trong bài lên lớp?”. Kết
quả thu được cho thấy sinh viên hứng thú với giờ học có lồng ghép, liên hệ với nội dung
Luật SHTT được tích hợp trong bài lên lớp. Cụ thể: 49% số sinh viên cảm thấy rất hứng
thú, 40,5% sinh viên hứng thú. Ngoài ra, những suy nghĩ trao đổi của sinh viên cho
thấy sự thống nhất kết quả chúng tôi quan sát được trong tiến trình dạy học: sự háo
hức, hào hứng tham gia đóng góp ý kiến, giải quyết vấn đề, không khí sôi nổi của
lớp Thử nghiệm.
+ Mức độ lĩnh hội bài học: Chúng tôi tiếp tục đo hiệu quả giờ học Thử nghiệm bằng
cách tìm hiểu sự tự đánh giá của sinh viên về mức độ lĩnh hội tri thức với câu hỏi: “Mức
độ nắm tri thức của em trong các tiết học GDH có tích hợp Luật SHTT như thế nào?”,
cụ thể có 72% sinh viên lựa chọn phương án rất hiểu bài, 40,8% sinh viên lựa chọn
phương án hiểu bài, điều này chứng tỏ việc tích hợp Luật SHTT vào nội dung bài học
vừa cung cấp những kiến thức liên quan về thực thi Luật SHTT, vừa giáo dục được cho
sinh viên về quyền SHTT nhưng vẫn đảm bảo kiến thức trọng tâm và tính hiệu quả của
giờ học thử nghiệm. Vẫn còn 1,98% sinh viên thấy nắm tri thức ở mức bình thường.
Điều này cho thấy vẫn còn những tồn tại từ giờ học thử nghiệm để có hướng điều chỉnh
phù hợp nhằm kích thích hứng thú, tích cực hóa quá trình học tập và mang lại hiệu quả
cao trong việc giáo dục quyền SHTT.
+ Nhu cầu tìm hiểu và giáo dục quyền SHTT: Hầu hết sinh viên mong muốn được
giáo dục quyền SHTT là kết quả chúng tôi thu được thông qua câu hỏi phỏng vấn: “Em
có mong muốn tiếp tục được học những giờ học có tích hợp Luật SHTT?”. Đây là một
dấu hiệu tích cực để người nghiên cứu có được định hướng cho việc phát huy những
điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế của các giờ học thử nghiệm, đồng thời có
những đề xuất thiết thực trong vận dụng tích hợp Luật SHTT vào dạy học GDH.
Trước nhu cầu tìm hiểu và được giáo dục quyền SHTT, chúng tôi tiếp tục lấy ý kiến
nhằm hiểu rõ về nguyện vọng của sinh viên để có sự đáp ứng phù hợp. Câu hỏi đặt ra:
“Em mong muốn GV lồng ghép, liên hệ Luật SHTT trong nội dung bài học như thế nào
để em tiếp thu bài hiệu quả nhất?”, sinh viên đã đưa nhiều ý kiến rất thiết thực, gắn với
thực tế học tập, nghiên cứu hiện tại và trong công tác giảng dạy, giáo dục sau này mà
giảng viên khi tích hợp Luật SHTT trong dạy học cần có sự xem xét và điều chỉnh, bổ
sung ý kiến để cho việc tích hợp mang tính thực tiễn và hiệu quả.
! Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
Dù đã cố gắng thực hiện theo đúng nguyên tắc, hình thức, quy trình tích hợp nhưng thử
nghiệm vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu như sau: 1. Cách thức để có thể đảm
bảo được chương trình giảng dạy và kiến thức về Luật SHTT trong thời gian cho phép.
2. Sự phù hợp giữa nội dung Luật SHTT với nội dung dạy học. Những điều trình bày
trên đây đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo và thành thạo trong kĩ năng nghiệp vụ, trình độ tri
thức chuyên môn vững vàng, kĩ năng điều khiển, khuyến khích sinh viên, nắm vững và
TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN GIÁO DỤC HỌC... 115
am hiểu sâu sắc về Luật SHTT, vận dụng Luật SHTT vào giải quyết những tình huống
thực tiễn một cách phù hợp.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính đúng đắn của việc đưa nội dung giáo dục Luật
SHTT vào trong nội dung chương trình dạy học môn GDH ở trường ĐHSP. Kết quả
thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của những nội dung và biện pháp tích hợp nội
dung Luật SHTT vào môn học một cách hợp lí thì một mặt làm phong phú và sinh động
cho nội dung môn GDH, mặt khác đảm bảo cho sinh viên vừa nắm vững kiến thức môn
học, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về Luật SHTT và có ý thức, thói quen thực
hiện quyền SHTT trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.
4.2 Kiến nghị
Nhà trường cần xem xét vấn đề giáo dục SHTT như là một nội dung giáo dục quan
trọng cho sinh viên, đồng thời tạo điều kiện và có cơ chế rõ ràng để đưa nội dung và các
biện pháp giáo dục SHTT cho sinh viên vào chương trình giáo dục, bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm. Bên cạnh đó, cần có sự khuyến khích, định hướng, điều chỉnh, kiểm tra,
đánh giá kịp thời với những giảng viên tích cực đưa vấn đề giáo dục quyền SHTT cho
sinh viên. Thường xuyên tổ chức những khoá tập huấn nhằm cung cấp, bồi dưỡng và
nâng cao kiến thức về SHTT cho đội ngũ giảng viên.
Tổ chuyên môn cần khuyến khích các giảng viên tích hợp nội dung Luật SHTT vào một
số học phần thuộc bộ môn Giáo dục học để cung cấp và nâng cao kiến thức cho sinh
viên về SHTT. Đồng thời, tăng cường giáo dục quyền SHTT cho sinh viên thông qua
các hoạt động ngoại khóa, nghiệp vụ sư phạm... đưa các nội dung giáo dục SHTT vào
sinh hoạt tổ chuyên môn định kì.
Giảng viên nên tích cực trong việc tìm hiểu để nắm vững, hiểu sâu sắc về SHTT và rèn
luyện hành vi thực thi nghiêm túc Luật SHTT trong nghiên cứu, giảng dạy, mặt khác
tích cực tiếp cận nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về SHTT, xây dựng nội
dung, phương pháp và tìm kiếm nhiều biện pháp khả thi để nâng cao hiệu quả giáo dục
về quyền SHTT cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Hường (2012), Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực
hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và
phương pháp dạy học Ngữ văn,Trường ĐH Quốc gia Hà nội.
[2] Trần Lê Hồng (2006), Bảo hộ quyền SHTT trong hoạt động của trường Đại học, Tài
liệu hội thảo về hoạt động SHTT trong các trường ĐH, Trường ĐH Bách khoa Hà
Nội.
[3] Trần Văn Trung (2011), Tích hợp SHTT vào nội dung chương trình môn Phương
pháp nghiên cứu khoa học, Tạp chí giáo dục số 264, Hà Nội.
116 PHẠM THỊ THÚY HẰNG
[4] Trần Văn Trung (2012), Giáo dục sở hữu trí tuệ cho sinh viên Đại học Sư phạm, Luận
án Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà nội.
Title: INTEGRATING INTELLECTUAL PROPERTY LAW WITH CONTENTS OF
PEDAGOGY IN HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION
Abstract: Nowadays, Intellectual Property is no longer "a vague legal concepts". It has deeply
affected all aspects of the society and has actually become "a effective tool" for economic
development. Universities play a particularly important role in the implementation of the State
policy on training, dissemination, and enhance knowledge and awareness of individuals and
organizations about intellectual property. This paper presents results of a study on integrating
the content of the Law on Intellectual Property with contents of Pedagogy in order to educate
Intellectual Property rights for students of Hue University’s College of Education.
Keywords: Integrating, Intellectual Property, Contents of Pedagogy
ThS. PHẠM THỊ THUÝ HẰNG
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_362_phamthithuyhng_16_pham_thi_thuy_hang_2272_2020425.pdf