Thương mại quốc tế

Áp dụng các qui định bất lợi hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, Ví dụ: Hoặc giành cho các nhà cung cấp dịch vụ địa phương ưu tiên, đặc quyền, đặc lợi, trợ cấp. Ví dụ: - Vận tải hàng không: quyền sử dụng sân bay, thời gian bay, cung cấp các dịch vụ bay - Trong vận tải đường biển: thời gian ra vào cảng, xếp dỡ hàng hoá, phí cầu cảng - Trong cung cấp dịch vụ viễn thông, tin học: quyền kết nối với các nhà cung cấp nội địa

ppt57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4.1 THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ 4.2 THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ 4.1 THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ 4.1. 1 Đặc điểm chung: Qui mô của thương mại hàng hóa quốc tế gia tăng nhanh, vượt trội so với tăng trưởng sản xuất hàng hoá thế giới (GDP). Nguyên nhân: Tự do hoá thương mại diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt trong WTO: Sự ra đời và phát triển của các khối liên kết kinh tế khu vực: EU, NAFTA, AFTA, … Sự ra đời nhiều các hiệp định thương mại song phương Sự tương đồng hơn giữa tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế và GDP thế giới (Từ những năm 1990): Sự phụ thuộc và ảnh hưởng qua lại giữa sản xuất và thương mại quốc tế chặt chẽ hơn, khăng khít hơn Gia tăng sự phụ thuộc của các quốc gia vào thương mại quốc tế: Tỷ lệ giữa kim ngạch ngoại thương và tổng sản phẩm quốc nội tăng lên đáng kể và đạt mức khá cao, tuỳ thuộc vào từng quốc gia. Gia tăng thương mại trong khuôn khổ các liên kết kinh tế quốc tế, hiệp định tự do thương mại song phương WTO, EU, NAFTA, MERCOSUR, AFTA, APEC…, hàng trăm hiệp định tự do thương mại song phương Trong thương mại quốc tế luôn luôn tồn tại và phát sinh mâu thuẫn gay gắt Đối chọi giữa hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch, Trong giải quyết vấn đề thâm thủng mậu dịch giữa các quốc gia, Vấn đề bán phá và trợ cấp. Mở cửa thị trường dịch vụ Trong vấn đề rào cản phi thuế quan (Rào cản kỹ thuật …. ) Giá hàng hoá thế giới gần đây biến động theo xu hướng có lợi hơn cho các nước đang phát triển (ĐPT) Trước đây: bất lợi cho các nước ĐPT Xem thay đổi điều kiện mậu dịch Về cơ cấu hàng hóa: Tỷ trọng nhóm hàng nông sản; khoáng sản (không kể nhiên liệu) tiếp tục xu hướng giảm dài hạn, hiện ở mức hơn 8%; Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu dao động mạnh trong giới hạn 10 - 15%; Tỷ trọng nhóm hàng công ngiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn Tỷ trọng nhóm này sau thời gian dài tăng, hiện dao động ở mức 70% Những năm 1950: tỷ trọng nhóm này 35% Nhóm hàng chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất (theo khối lượng giao dịch) Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng cao Tăng trưởng xuất khẩu và GDP thế giới (%) XK: Xuất khẩu NS: Xuất khẩu nông sản KS: Xuất khẩu khoáng sản CB: Xuất khẩu hàng chế biến SX HH – Sản xuất hàng hóa Nguồn: International Trade Statistics 2004, 2008 Biểu đồ tăng trưởng xuất khẩu và GDP thế giới (%) Tỷ trọng Xuất khẩu/GDP thế giới (%) Nguồn: Unctad Handbook of Statistics 2008 Thay đổi Điều kiện mậu dịch (Terms of trade) - trung bình năm (%) Cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế - % (theo xuất khẩu) Tăng trưởng khối lượng thương mại theo nhóm hàng (%) 4.1.2 Thương mại quốc tế của các nước phát triển Các nước phát triển tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong thương mại quốc tế Trong xuất khẩu 2007: 58,6% Trong nhập khẩu 2007: 63,7% Tỷ trọng các nước phát triển có xu hướng giảm Thương mại nội bộ chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại giữa các nước phát triển. Tỷ trọng thương mại nội bộ chiếm tới 75% kim ngạch thương mại của các nước phát triển. Nguyên nhân: Các nước phát triển là thị trường tiêu thụ lớn: GDP của các nước phát triển chiếm 55,1% GDP (PPP) của thế giới (IMF 2008) Tại các nước phát triển có sự chuyên môn hoá cao trong sản xuất Các nước phát triển là thị trường tiêu thụ lớn các nhóm sản phẩm: nông sản, khoáng sản, hàng chế biến Tỷ trọng của các nước phát triển trong nhập khẩu thế giới theo các nhóm hàng hoá chiếm từ 50 đến trên 70%, ngoại trừ nguyên liệu có nguồn gốc nông sản (gần 40%). Thay đổi trong cơ cấu hàng hóa: Trong xuất khẩu: Tăng tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao: (điện tử, thiết bị viễn thông, máy tính, robot công nghiệp, ….), Giảm tỷ trọng các sản phẩm thâm dụng vốn truyền thống: (luyện kim, đóng tàu, phương tiện vận tải…) Trong nhập khẩu: Cơ cấu nhập khẩu rất đa dạng: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (dệt may, giày dép, …), máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, điện tử… Xu hướng tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, s/p điện tử, thiết bị viễn thông, tin học… TIẾP TỤC Cơ cấu xuất khẩu thế giới theo các nền kinh tế (%) Cơ cấu nhập khẩu thế giới theo các nền kinh tế (%) 4.1.3 Thương mại quốc tế các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi Vai trò của các nước ĐPT và kinh tế chuyển đổi ngày càng được mở rộng và củng cố Tỷ trọng trong xuất khẩu thế giới: 1980 – 33,6%; 2007 – 41,4% Tỷ trọng trong nhập khẩu thế giới: 1980 – 27,8%; 2007 – 36,3% Vai trò nổi trội của Châu Á và 1 số quốc gia: - Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Brazil, Nga, Mê hi cô - Trung Quốc năm 2007, 2008 đứng thứ 2 về xuất khẩu: 2008 – 1428 tỷ USD; 2009 sẽ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của các nước ĐPT có sự thay đổi tích cực: Giảm tỷ trọng hàng hoá nguyên liệu và sơ chế, và gia tăng tỷ trọng hàng chế biến. 1970-2001: tỷ trọng nhóm hàng hoá nguyên liệu và sơ chế trong xuất khẩu của các nước ĐPT giảm từ 80% xuống 29%. Diễn biến tích cực này không diễn ra đồng đều ở tất cả các nước ĐPT. Thay đổi mạnh mẽ nhất ở Châu Á, sau đó là Châu Mỹ La Tinh. Châu Phi và Trung Đông thay đổi chậm Cơ cấu xuất khẩu của các nước đang phát triển rất đa dạng: Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ: Xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm công nghiệp nguồn gốc dầu mỏ chiếm tỷ trọng cao Một số quốc gia tỷ trọng lớn trong xuất khẩu là sản phẩm nông sản và khoáng sản Một số quốc gia có tỷ trọng các sản phẩm chế biến cao: Dệt may, gia dày, luyện kim, sản phẩm kim loại, các sản phẩm điện tử lắp ráp, đóng tàu, các sản phẩm công nghệ cao… Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao còn thấp, tập trung vào 1 số ít quốc gia Tăng trưởng xuất khẩu của 1 số quốc gia Tỷ trọng các khu vực trong TMQT (%) Các quốc gia trong thương mại quốc tế 4.2 THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ 4.2.1 Phân loại: Vận tải: Khái niệm: “Dịch vụ vận tải quốc tế” (Thương mại dịch vụ vận tải quốc tế) – là dịch vụ tất cả các loại hình vận tải do Người cư trú (Pháp nhân và Thể nhân) của một quốc gia cung cấp cho Người cư trú của một quốc gia khác Ví dụ: Các loại hình vận tải: Vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường ống dẫn, hàng không và vũ trụ Phân biệt: vận tải hành khách; vận tải hàng hoá; thuê phương tiện vận tải với kíp lái; các dịch vụ trợ giúp và phụ trợ khác. Du lịch quốc tế Khái niệm: Du lịch quốc tế từ giác độ thống kê là giá trị hàng hoá và dịch vụ mà khách du lịch mua và tiêu thụ ở nước ngoài trong thời gian du lịch (dưới 1 năm và khách du lịch không được cho là người cư trú tại quốc gia mà họ du lịch) Phân biệt 2 dạng: Du lịch quốc tế gồm du lịch với mục đích kinh doanh và du lịch cá nhân. Dịch vụ viễn thông liên lạc Xây dựng; Bảo hiểm Dịch vụ tài chính; Dịch vụ tin học và công nghệ thông tin; Phí bản quyền và giấy phép (bằng sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại, bí quyết công nghệ, nhượng quyền) Các loại dịch vụ kinh doanh khác: Dịch vụ liên quan tới thương mại, cho thuê, dịch vụ kỹ thuật, … như: kế toán, kiểm toán; quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu phát triển; nghiên cứu thị trường, dịch vụ marketing….; Dịch vụ cá nhân, văn hoá và giải trí. Thương mại dịch vụ không gồm dịch vụ của các chính phủ và các tổ chức quốc tế!!! 4.2.2 Hình thức cung cấp dịch vụ: 4 Cung cấp dịch vụ qua biên giới (cross-border): dịch vụ di chuyển, không có sự di chuyển của con người. Ví dụ … Tiêu thụ ở nước ngoài (consumption abroad): cư dân của A tới B và sử dụng dịch vụ tại B. Ví dụ…. Hiện diện thương mại tại nước tiêu thụ (Commercial presence in the consuming country): Ví dụ: thông qua chi nhánh, văn phòng đại diện, liên doanh… Sự hiện diện của thể nhân (presence of natural person). Ví dụ: các nhà quản lý, chuyên gia…. 4.2.3 Đặc trưng của thương mại dịch vụ: (Khác biệt so với thương mại hàng hoá): Thương mại dịch vụ không quản lý và kiểm soát tại biên giới thuế quan như đối với thương mại hàng hoá, mà thường bằng những luật lệ và qui định có tính chất nội bộ trong phạm vi một quốc gia. Dịch vụ thường thể bảo quản hay lưu kho. Dịch vụ thường tạo ra và sử dụng đồng thời, vì vậy hầu hết dịch vụ trao đổi trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và ngưòi mua. Sản xuất và tiêu thụ dịch vụ được bảo hộ chặt chẽ hơn so với thương mại hàng hoá. . Thương mại dịch vụ quốc tế liên quan qua lại chặt chẽ với thương mại hàng hoá quốc tế và tác động mạnh mẽ lên sự phát triển của thương mại hàng hoá. Ví dụ: bảo hành và bảo trì, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, … Rất nhiều dạng dịch vụ, không thể trao đổi hoặc trao đổi không đáng kể trong thương mại dịch vụ quốc tế. Đó là hầu hết các dạng dịch vụ cá nhân, nhiều loại dịch vụ công cộng… ví dụ: giáo dục, y tế, giao thông công cộng… 4.2.4 Qui mô thương mại dịch vụ: Thương mại dịch vụ quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế: 2008: XK dịch vụ 3730 tỷ USD hay tương đương 23,6% kim ngạch XK hàng hóa Qui mô thương mại dịch vụ quốc tế so với hàng hoá thay đổi không đáng kể Tốc độ tăng trưởng của thương mại dịch vụ và hàng hoá quốc tế có xu hướng tương đồng, không có sự khác biệt đáng kể Giá trị thống kê của thương mại dịch vụ quốc tế được cho là thấp hơn so với thực tế: Nguyên nhân: Chi tiêu của khách du lịch, tiền lương của công nhân nước ngoài thường khó tính chính xác và bị hạ thấp. Thống kê không đầy đủ do dịch vụ thường trao đổi đồng thời, trọn gói với hàng hoá, Ví dụ: dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực. Đặc biệt cung cấp máy móc, thiết bị trong các lĩnh vực công nghệ cao thì tỷ lệ dịch vụ trong giá thành là rất đáng kể. Khó thống kê đầy đủ thương mại dịch vụ của các công ty xuyên quốc gia (không thống kê cung cấp dịch vụ bởi đại diện thương mại) Giá trị thống kê có thể bị hạ thấp 40 - 50% Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ/xuất khẩu hàng hóa Tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ và hàng hóa Thương mại dịch vụ thông thường và qua đại diện thương mại 4.2.5 Cơ cấu theo lãnh vực: 3 nhóm lớn: Vận tải; Du lịch; Các dịch vụ thương mại khác Dịch vụ vận tải: 2007: 759 tỷ USD (22,8%) Có xu hướng giảm tỷ trọng do tăng trưởng trung bình thấp hơn so dịch vụ nói chung Nguyên nhân: - Giảm chi phí trung bình của dịch vụ vận tải; - Thay đổi cơ cấu thương mại hàng hoá Cơ cấu: -Vận tải đường biển: tỷ trọng tăng: 2006 - 43% -Vận tải hàng không: tỷ trọng giảm: 2006 - 33% -Các dạng khác: tỷ trọng ổn định: 2006 - 24% Dịch vụ du lịch quốc tế: 2007: 855 tỷ USD (26%) sau thời kỳ tăng trưởng mạnh 1980 -1990, từ giữa những năm 1990 tốc độ tăng trưởng giảm, do đó tỷ trọng cũng giảm Nguyên nhân phát triển mạnh vào 1980-90: Tăng thu nhập và giảm giá tour du lịch (tour trọn gói) Thời gian gần đây du lịch liên quan tới giáo dục tăng trưởng nhanh Australia: thu từ du lịch liên quan tới giáo dục là hơn 10 tỷ USD (46% doanh thu du lịch) Nhóm các dịch vụ thương mại khác Có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng có xu hướng gia tăng Dịch vụ Xây dựng (Construction): 2007 khoảng 60 tỷ USD (4% xuất khẩu Các dịch vụ khác) Tăng trưởng trung bình năm từ 2000: 11% Nga, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao Số liệu không tính giá trị xây dựng thực hiện ở nước ngoài bởi các chi nhánh TNCs. Phí bản quyền và giấy phép (royalties and licence fees): 2006: 155 tỷ USD (11%), tập trung chủ yếu tại các nước phát triển Tăng trưởng từ 2000: trung bình năm 10% Dịch vụ kinh doanh: Hỗ trợ, tư vấn pháp lý, quản lý, kiến trúc, quảng cáo, kế toán, dịch vụ liên quan tới thương mại, tư vấn kỹ thuật… 2006: 680 tỷ USD Tăng trưởng: 2000-06: 14% Những năm gần đây: tăng trưởng cao Viễn thông: 2006: 70 tỷ USD 2000-2006: tăng trưởng: 13% năm Tăng trưởng hiện nay không cao, thấp hơn tăng trưởng chung của thương mại dịch vụ (2000-07: 14%) Bảo hiểm: 2006: 60 tỷ USD Tăng trưởng 2000-06: 16% Dịch vụ tài chính: 2006:215 tỷ Tăng trưởng: 200-06: 14% Dịch vụ máy tính và thông tin: 2006: 125 tỷ USD Tăng trưởng 2000-06: 17% Dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí 2006: 35 tỷ Tỷ trọng lớn là dịch vụ nghe nhìn Tăng trưởng thấp: 00-06: 7% Cơ cấu thương mại dịch vụ theo ngành (2000-2007) Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế theo ngành (%) Cơ cấu dịch vụ vận tải Thương mại dịch vụ xây dựng Thu phí bản quyền và giấy phép 4.2.6 Cơ cấu địa lý thương mại dịch vụ Các nước phát triển chiếm vai trò nổi trội trong thương mại dịch vụ quốc tế, cả xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm Xuất khẩu: 2007 – 71,9% Nhập khẩu: 2007 – 67,1% Trong số 15 quốc gia xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới thì có 13 quốc gia phát triển, chỉ có 2 quốc gia ĐPT. Tương tự với 15 quốc gia nhập khẩu dịch vụ lớn nhất. Vai trò các nước ĐPT dù gia tăng nhưng còn khiêm tốn Trong tốp 15 quốc gia xuất khẩu cũng như nhập khẩu dịch vụ lớn nhất gồm 2 quốc gia: Trung Quốc và Ấn Độ Trong nhóm các nước đang phát triển trong xuất khẩu dịch vụ nổi lên khu vực Châu Á 4.2.6 Chính sách thương mại dịch vụ quốc tế Các dạng dịch vụ đi kèm với hàng hoá trong thương mại chịu sự chi phối, điều tiết của các hình thức bảo hộ mậu dịch áp dụng cho hàng hoá. Hầu hết các quốc gia tính thuế nhập khẩu theo giá CIF, nên vận tải và bảo hiểm luôn chịu thuế quan nhập khẩu như hàng hoá. Thương mại dịch vụ quốc tế là đối tượng chịu sự điều tiết nghiêm ngặt, chặt chẽ của các công cụ mang tính chất phi thuế quan, bao gồm 2 nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, Điều tiết quyền tiếp cận thị trường: Hạn chế quyền cung cấp dịch vụ: thường là những qui định pháp lý không cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động trong những lĩnh vực nhất định. Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu dịch vụ: một số lĩnh vực đặc thù, ví dụ: hạn ngạch số lượng phim nước ngoài được mua hoặc chiếu trên các kênh truyền hình địa phương, Hạn chế sự thành lập trong thị trường nội địa chi nhánh của các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Hạn chế sự đi lại của các chuyên gia cung cấp dịch vụ. Thường sử dụng các thủ tục hành chính như: kiểm tra, sát hạch, cấp phép, qui định về trình độ tay nghề của các chuyên gia cung cấp dịch vụ (chỉ cho phép khi các nhà cung cấp nội địa không đủ trình độ). Giới hạn sự đi lại của người tiêu thụ dịch vụ Thứ hai, Hạn chế thừa hưởng nguyên tắc “Ngang bằng dân tộc” và “Đối xử quốc gia” Sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài trên thị trường nội địa theo chiều hướng bất lợi cho các công ty nước ngoài: Áp dụng các qui định bất lợi hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, Ví dụ: … Hoặc giành cho các nhà cung cấp dịch vụ địa phương ưu tiên, đặc quyền, đặc lợi, trợ cấp... Ví dụ: - Vận tải hàng không: quyền sử dụng sân bay, thời gian bay, cung cấp các dịch vụ bay… - Trong vận tải đường biển: thời gian ra vào cảng, xếp dỡ hàng hoá, phí cầu cảng… - Trong cung cấp dịch vụ viễn thông, tin học: quyền kết nối với các nhà cung cấp nội địa… - …………………. HẾT Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ theo nhóm quốc gia (%) Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ theo nhóm quốc gia (%) Các quốc gia lớn trong thương mại dịch vụ quốc tế Tăng trưởng thương mại dịch vụ (%) Thị phần các khu vực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptThương mại quốc tế.ppt
Tài liệu liên quan