Ở thực vật bậc thấp, lạp lục thường có hình dạng rất đa dạng: hình bản (ở tảo lục đơn bào - Chlamydomonas), hình dạng dải xoắn (tảo xoắn- Spirogyra), hình sao (tảo sao- Zygnema) hình mạng lưới (tảo không đốt - Vaucheria) . các dạng lục lạp đó gọi là các thể màu; trên những thể màu đó có những hạch tạo bột là nơi tích luỹ tinh bột.
Ở thực vật bậc cao, lạp lục thường có dạng hình cầu, trông nghiêng thường có dạng hình bầu dục hoặc hình thấu kính. Kích thước trung bình của hạt lạp lục ở thực vật bậc cao là 4 - 10cm��cm và trong mỗi tế bào có khoảng vài trăm hạt lạp lục. Nhờ có kính hiển vi điện tử người ta đã quan sát được cấu tạo phức tạp của hạt lạp lục: bên ngoài lạp lục được bao bằng một lớp màng kép gồm 2 lớp màng mỏng, bên trong là chất đệm gồm những tấm mỏng xếp song song và những hạt nhỏ, dẹp (kích thước 0,3 - 1,7m), xếp chồng lên nhau thành từng cọc, còn những tấm mỏng nằm ở giữa liên kết chúng lại với nhau.
Các tấm mỏng và các hạt nhỏ nằm chung trong một khối chất cơ bản bằng lipoprotein.
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực vật : Lục lạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lục lạp
Ở thực vật bậc thấp, lạp lục thường có hình dạng rất
đa dạng: hình bản (ở tảo
lục đơn bào - Chlamydomonas), hình dạng dải xoắn
(tảo xoắn- Spirogyra), hình sao
(tảo sao- Zygnema) hình mạng lưới (tảo không đốt -
Vaucheria)... các dạng lục lạp
đó gọi là các thể màu; trên những thể màu đó có
những hạch tạo bột là nơi tích luỹ
tinh bột.
Ở thực vật bậc cao, lạp lục thường có dạng hình cầu,
trông nghiêng thường có
dạng hình bầu dục hoặc hình thấu kính.
Kích thước trung bình của hạt lạp lục ở thực vật bậc
cao là 4 - 10 m và trong
mỗi tế bào có khoảng vài trăm hạt lạp lục. Nhờ có
kính hiển vi điện tử người ta đã
quan sát được cấu tạo phức tạp của hạt lạp lục: bên
ngoài lạp lục được bao bằng
một lớp màng kép gồm 2 lớp màng mỏng, bên trong
là chất đệm gồm những tấm
mỏng xếp song song và những hạt nhỏ, dẹp (kích
thước 0,3 - 1,7 m), xếp chồng lên
nhau thành từng cọc, còn những tấm mỏng nằm ở
giữa liên kết chúng lại với nhau.
Các tấm mỏng và các hạt nhỏ nằm chung trong một
khối chất cơ bản bằng
lipoprotein.
+ Thành phần hoá học của lục lạp
Protein: 35-55%; lipid: 20 - 30%; chất diệp lục: 9%;
carotinoid: 4-5%; axit
nucleic :2 - 4%; số lượng glucid thì không cố định,
ngoài ra lục lạp còn có 1 ít chất
khoáng (theo N.X. Kixeleva). Chất diệp lục ở trong
cây thường có các loại: a, b, c, d, e.
Ở thực vật bậc cao thường xuyên có 2 loại diệp lục a
và b:
Diệp lục a: C55H72O5 N4 Mg (thường có màu lam)
Diệp lục b: C55H70O6 N4 Mg (thường có màu vàng
lục)
Tỷ lệ giữa diệp lục a: diệp lục b = 3: 1
+ Chức năng sinh lý của lạp lục
Hình 1.2. Thể màu ở tảo
A. Tảo sao (Zygnema sp.); B. Tảo sinh đốt
(Oedogonium sp.); C.Tảo xoắn (Spirogyra sp.);
D. Dranarpandia sp.
Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo
của lạp lục
1.Chất nền; 2. Hạt; 3. Phiến.
12
Lạp lục có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của cây, đó
là trung tâm của quá
trình quang hợp. Nhờ có diệp lục mà năng lượng của
ánh sáng mặt trời được sử
dụng để phân giải nước, khử CO2 thành các hợp chất
gluxit theo phương trình tổng
quát sau:
H2 O + CO2 C6H12O6 + O2
Những sản phẩm đầu tiên của quá trình quang hợp
(đường, tinh bột) được
chứa trong cơ chất của lục lạp rồi sau đó chuyển đến
tế bào để cây xanh hoạt động.
Nhóm sắc tố carotinoid trong lá cây thường bị màu
của diệp lục át đi, cho nên
thường chỉ thấy lá cây có màu lục, nhưng đến khi lá
cây già, hàm lượng diệp lục
của lá cây bị giảm đi thì những sắc tố này mới được
thể hiện rõ, làm cho lá cây có
màu vàng, đỏ....
b. Lạp màu (Chromoplast)
Lạp màu là loại lạp thể có các màu sắc như vàng,
cam, đỏ... do có chứa các sắc
tố thuộc nhóm carotinoid... Nhờ có lạp màu mà cánh
hoa, một số lá, vỏ qủa, vỏ hạt
và một số củ... có màu sắc.
Trong lạp màu không có chứa diệp lục, mà có các
chất màu như xanthophin
(C40H56O2) thường có màu vàng; carotin
(C40H56): màu da cam, lycopin (C40H56) có
màu đỏ... những chất này quyết định màu sắc của lá,
hoa, quả, hạt...
Trong một số cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá) cũng
có các loại lạp màu
nhưng vai trò của chúng ở đây chưa được xác định
rõ.
Hình dạng của lạp màu rất đa dạng: hình cầu, kim,
que, hình khối nhiều mặt...
hình dạng phụ thuộc vào trạng thái của các sắc tố
chứa bên trong sắc lạp.
Lạp màu có ý nghĩa làm cho hoa, quả có màu sắc để
thu hút côn trùng trong
quá trình thụ phấn chéo và giúp cho sự truyền giống
nhờ động vật. Ngoài ra, các ý
nghĩa khác của lạp màu trong quá trình trao đổi chất
còn ít được nghiên cứu.
So với lạp lục thì lạp màu có cấu tạo đơn giản hơn,
chúng không có cấu tạo
phiến, trong thành phần hoá học của chúng ngoài các
chất màu (chiếm khoảng 20-
50%) cũng gồm protein, lipid, và cả một ít ARN.
c. Lạp không màu (Leucoplaste)
Lạp không màu là những lạp thể không chứa sắc tố
và liên quan đến việc hình
thành các chất dinh dưỡng dự trữ.
Lạp không màu thường có trong các tế bào trưởng
thành của các cơ quan, ít
chịu tác dụng của ánh sáng - phần ruột của thân và rễ,
hạt, củ... và cũng có trong
những tế bào bị chiếu sáng nhiều - các tế bào biểu bì.
Lạp không màu thường tập
trung xung quanh nhân, bao lấy nhân về mọi phía, có
hình dạng rất đa dạng, thường
có dạng hình cầu, hình trứng, hình que, hình thoi...
13
Lạp không màu là nội bào quan có liên quan tới sự
dự trữ các chất dinh
dưỡng. Tuỳ theo những chất mà lạp không màu tích
luỹ được mà người ta chia ra
các loại lạp không màu sau đây: lạp bột, thể dầu và
thể protein.
+ Lạp bột: là loại lạp không màu tích luỹ tinh bột
dưới dạng hạt. Cấu tạo của
lạp bột và cơ chế hình thành tinh bột, hiện nay chưa
được nghiên cứu đầy đủ, bề
ngoài của lạp bột thường được bao bởi một lớp màng
kép, bên trong chứa đầy chất
nền dạng hạt.
Lạp bột có nguồn gốc từ thể trước lạp, cho nên trong
những điều kiện nhất
định, lạp bột có thể biến đổi thành các dạng khác như
lạp lục và lạp màu.
+ Thể dầu: là những lạp không màu chủ yếu tích luỹ
dầu và thường ít gặp hơn
lạp bột (thường gặp trong các tế bào lá của thực vật 1
lá mầm). Thể dầu thường là
những sản phẩm của lạp lục khi lạp này mất chất diệp
lục và trong chất nền của lạp
xuất hiện những thể mỡ hình cầu rất nhỏ sau đó màng
lạp bị phân huỷ và nội chất
của những lạp gần nhau dính lại với nhau thành
những giọt dầu lớn, đôi khi trong
những loại lạp đó đồng thời tích luỹ tinh bột.
+ Thể protein: là loại lạp không màu chuyên hoá với
chức phận tích luỹ
protein, các chất protein tồn tại dưới dạng tinh thể và
hạt, loại này '74hường có nhiều
trong hạy của một số cây (hạt Thầu dầu, Lạc...), thể
protit có nguồn gốc từ thể
trước lạp.
* Nguồn gốc của các loại lạp: các dạng lạp thể có thể
chuyển hóa lẫn nhau
và có chung một nguồn gốc từ thể trước lạp - đó là
những tổ chức nhỏ, không màu
được cấu tạo bởi chất nguyên sinh, có hình dạng hơi
giống các ty thể. Thể trước lạp
hình thành trực tiếp nên lạp lục và lạp không màu và
từ 2 loại này có thể biến đổi
thành lạp màu, mặt khác lạp không màu có thể biến
đổi trực tiếp thành lục lạp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực vật - Lục lạp.pdf