Thực trạng xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên năm thứ nhất, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế - Nguyễn Văn Bắc

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Xu hướng với nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, kết quả hoạt động nghề nghiệp cao hay thấp chịu sự tác động của xu hương nghề. Qua xu hướng nghề, chúng ta biết được sự định hướng và mục đích trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân. Kết quả nghiên cứu xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên cho thấy lý do chọn nghề của sinh viên chưa thực sự tốt, các em chọn nghề sư phạm chủ yếu do gia định định hướng, do không phải đóng học phí, chưa gắn với hứng thú sở thích của các em đối với nghề nghiệp. Sau quá trình học tập trong trường sư phạm một thời gian, số lượng sinh viên nhận thấy nghề sư phạm là đúng đắn, phù hợp với mong muốn nguyện vọng của cá nhân chiếm tỷ lệ thấp; trong khi đó, số lượng sinh viên muốn thi lại ngành khác lại chiếm tỉ lệ không nhỏ. Kết quả trắc nghiệm cho thấy xu hướng nghề sư phạm ở sinh viên chỉ mới đạt mức độ trung bình. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng yếu tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong xu hướng nghề ở sinh viên. Kết quả trên cho thấy cần có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa xu hướng nghề ở sinh viên để các em có sự định hướng tốt hơn nữa trong học tập và rèn luyện nghề. Dựa trên kết quả nghiên cứu chúng tôi có những đề xuất sau: Thứ nhất, về chính sách: Nhà nước cần quy hoạch lại các trường sư phạm đạt chuẩn, giảm bớt các cơ sở đào tạo sư phạm cho cân đối với ngành nghề và có chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với sinh viên ngành sư phạm đặc biệt là sinh viên có kết quả học tập tốt. Thứ hai, về nhận thức: trường sư phạm cần nâng cao nhận thức tốt hơn cho sinh viên về nghề sư phạm và giá trị của nghề sư phạm để các em có sự định hướng tốt hơn khi học tập, rèn luyện ở trường sư phạm. Thứ ba, giáo viên cần tích cực hơn trong đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, phù hợp với tâm lý sinh viên, tạo cho sinh viên hứng thú trong học tập. Tăng cường các hoạt động thực hành như nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý trường học, kỹ năng thiết kế bài giảng cho sinh viên, tạo sự thích thú cho sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường cần đầu tư kinh phí hơn nữa để phát triển sự sáng tạo ở sinh viên như khuyến khích sinh viên tham gia thiết kế đồ dùng dạy học, phần mềm dạy học. Thứ tư, Nhà trường nên xây dựng môi trường sư phạm thành môi trường của trí tuệ, sáng tạo, thẩm mỹ, thể thao. để sinh viên tự hào và yêu quý hơn đối với ngành mình học tập.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên năm thứ nhất, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế - Nguyễn Văn Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 62-69 Ngày nhận bài: 31/8/2016; Hoàn thành phản biện: 06/9/2016; Ngày nhận đăng: 13/3/2017 THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN VĂN BẮC 1 - TRẦN VĂN TÍN 2 1 Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Email: nguyenv_bac@yahoo.com 2 Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Xu hướng nghề có vai trò quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp. Nắm bắt được xu hướng với nghề giúp sinh viên có định hướng phù hợp trong học tập và rèn luyện nghề. Xu hướng với nghề sư phạm là khuynh hướng hoạt động sư phạm và khát vọng thực hiện hoạt động này cũng như nhu cầu về nghề đã chọn ở sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều sinh viên chọn ngành sư phạm để thi tuyển nhưng chưa hẳn là xác định xu hướng nghề nghiệp rõ ràng. Nghiên cứu này khảo sát xu hướng nghề ở sinh viên sư phạm thông qua số liệu điều tra và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên ở mức độ trung bình, do đó có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động học tập và rèn luyện nghề ở sinh viên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng nghề, trong đó, yếu tố tâm lý như hứng thú, mong muốn, sở thích của cá nhân sinh viên chi phối mạnh hơn yếu tố xã hội. Qua kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao xu hướng với nghề sư phạm ở sinh viên, đồng thời giúp sinh viên có định hướng học tập, rèn luyện tốt hơn và qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường. Từ khóa: Xu hướng, nghề sư phạm, sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đạt kết quả cao trong hoạt động nghề nghiệp, mỗi người phải có sự say mê, hứng thú với nghề. Sinh viên sư phạm trong quá trình học tập tại trường sư phạm cần phải có xu hướng với nghề, tức là có sự định hướng rõ ràng trong học tập và rèn luyện. Xu hướng với nghề sư phạm là khuynh hướng hoạt động sư phạm và khát vọng thực hiện hoạt động này cũng như nhu cầu về nghề đã chọn [1]. Theo các nhà sư phạm, xu hướng nghề sư phạm của sinh viên được thể hiện ở nhu cầu, hứng thú về nghề, động cơ lựa chọn nghề và có khuynh hướng trong học tập, rèn luyện với nghề [2], [3]. Theo E. I. Rogov và những nhà nghiên cứu khác, xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên được thể hiện ở 5 nội dung cơ bản, đó là: 1) Tính tổ chức trong hoạt động nghề: như sự tự tin về bản thân, có khả năng trong hoạt động, làm việc khoa học, ngăn nắp, luôn có quyết định dứt khoát trong công việc, luôn đóng góp xây dựng tập thể, mong muốn làm công việc liên quan tới hoạt động- quản lý, muốn người khác lắng nghe và làm việc theo yêu cầu. 64 NGUYỄN VĂN BẮC – TRẦN VĂN TÍN 2) Hướng hoạt động của bản thân tới môn học: như nắm chắc kiến thức về môn học, dành nhiều thời gian đọc sách về môn sẽ dạy, luôn tích lũy kiến thức cho bản thân khi đọc sách, luôn quan tâm đến các khoa học lân cận, ngưỡng mộ nhà khoa học trong lĩnh vực bản thân sẽ hướng tới, ngưỡng mộ giáo viên vững về chuyên môn, cảm thấy buồn khi phải nghỉ buổi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. 3) Giao tiếp: luôn muốn tiếp xúc với mọi người, thích trao đổi với mọi người về những hiểu biết của bản thân, khuyến khích mọi người bày tỏ ý kiến, thích gần gũi và làm cho mọi người vui, luôn có thiện chí khi giao tiếp với mọi người. 4) Động cơ được thừa nhận: như nghiên cứu kỹ và nắm chắc kiến thức, luôn chú ý về ăn mặc, khi mắc lỗi luôn sẵng sàng nhận lỗi, mong muốn được giúp đỡ người khác, lo lắng và chuẩn bị kỹ các điều kiện cho công việc, luôn nỗ lực cố gắng vươn lên trong công việc. 5) Trí tuệ: như luôn quan tâm nhiều về đạo đức và lối sống ứng xử, có khả năng phân tích đánh giá hành vi của bản thân, luôn đánh giá phân tích hành vi của người khác, cân nhắc mọi việc làm của bản thân, thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo trong mọi hoạt động. Lý luận trên cho thấy, xu hướng với nghề của sinh viên sư phạm biểu hiện ở nhiều mặt hoạt động nghề của sinh viên. Nghiên cứu xu hướng nghề sư phạm của sinh viên cần phải được xem xét trên nhiều mặt thì mới có sự nhận định chính xác và đề ra những biện pháp tác động phù hợp nhằm góp phần định hướng cho sinh viên học tập rèn luyện nghề tốt hơn. Như vậy, việc nghiên cứu xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên có ý nghĩa lớn đối với học tập, rèn luyện nghề ở sinh viên và công tác đào tạo ở nhà trường. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Để tìm hiểu xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát 217 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm – Đại học Huế, gồm 114 sinh viên khối xã hội và 103 sinh viên khối tự nhiên. Trong đó, có 92 sinh viên nam và 125 sinh viên nữ. Thời điểm khảo sát giữa học kỳ 2 năm thứ nhất khi hầu hết sinh viên đã phần nào quen với môi trường sư phạm và đều biết được kết quả học tập học kỳ 1 của bản thân. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên năm thứ nhất trên 5 nội dung cơ bản: nhận thức về nghề sư phạm, động cơ lựa chọn nghề sư phạm và xu hướng với nghề sư phạm, các biểu hiện xu hướng nghề và các yếu tố tác động tới xu hướng nghề ở sinh viên. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm phương pháp điều tra, phương pháp trắc nghiệm (với trắc nghiệm xu hướng nghề sư phạm của E. I. Rogov), phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn. Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Chỉ số Cronbach’s Alpha của bảng hỏi là 0,751 và của trắc nghiệm là 0,692. Chỉ số này cho thấy bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu có độ tin cậy khá tốt, đảm bảo độ chính xác của kết quả khảo sát. THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT... 65 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Lý do chọn nghề của sinh viên sư phạm Xu hướng với nghề sư phạm thể hiện ở nhiều mặt trong hoạt động nghề nghiệp. Yếu tố đầu tiên liên quan tới xu hướng nghề nghiệp của sinh viên là động cơ chọn nghề của sinh viên; và qua động cơ chọn nghề này, chúng ta có cơ sở nhận định ban đầu về hứng thú, sở thích của sinh viên đối với nghề sư phạm. Bảng 1. Lý do chọn nghề sư phạm của sinh viên sư phạm STT Lý do chọn nghề sư phạm SL % ThB 1 Bản thân chọn nghề sư phạm vì nghề sư phạm được xã hội đánh giá cao 159 73,3 1 1 Bản thân chọn nghề sư phạm là do gia đình định hướng 151 69,6 2 3 Bản thân chọn nghề sư phạm vì không phải đóng học phí 130 59,9 3 4 Bản thân chọn nghề sư phạm là muốn có thời gian cho gia đình 97 44,7 4 5 Bản thân chọn nghề sư phạm là vì nghề này phù hợp vơi sức khỏe của bản thân 90 41,5 5 6 Bản thân chọn nghề sư phạm là vì có lòng yêu với học sinh, muốn đem lại tri thức cho các em 86 39,7 6 7 Bản thân chọn nghề sư phạm vì không còn trường nào hơn. 83 38,2 7 8 Bản thân chọn nghề sư phạm là do bạn bè động viên 82 37,8 8 9 Bản thân chọn nghề sư phạm vì nghề này nhìn chung dễ xin việc 74 34,1 9 10 Bản thân chọn nghề sư phạm vì thấy có năng khiếu về dạy học 72 33,2 10 11 Bản thân chọn nghề sư phạm sau này dễ dàng học cao hơn 70 32,3 11 12 Bản thân chọn đại để có nghề nghiệp 62 28,6 12 Kết quả khảo sát về động cơ chọn nghề ở Bảng 1 cho thấy sinh viên chọn nghề sư phạm với nhiều lý do khác nhau. Đa số sinh viên được khảo sát đều xác nhận là chọn nghề sư phạm là nghề được xã hội đánh giá cao, do gia đình định hướng và do nghề này khi học các em không phải đóng học phí. Sự nhận thức trên cho thấy, các lý do chọn nghề của sinh viên liên quan đến kinh tế của gia đình do cha mẹ định hướng chứ bản thân sinh viên chưa thực sự yêu thích nghề dạy học. Qua trao đổi với em NTH sinh viên ngành Địa lý, chúng tôi biết được rằngem học ngành sư phạm chủ yếu là không phải đóng học phí vì gia đình em làm ruộng, rất khó khăn. Kết quả khảo sát còn cho thấy, phương án “chọn nghề sư phạm do có hứng thú với nghề dạy học, có năng khiếu với nghề hoặc lòng yêu học sinh” cũng được sinh viên lựa chọn nhưng không xếp ở mục ưu tiên. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập, và rèn luyện về nghề sư phạm của sinh viên. Nhiều nhà giáo dục lo lắng rằng sinh viên sư phạm không yêu thích nghề mà vẫn theo học, các em hại chính bản thân thì ít vì lựa chọn sai ngành nghề, nhưng lớn hơn là các em hại cả một thế hệ”(Nguyễn Kim Hồng, 2016) vì nếu chọn nghề sư phạm, các em phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ, yêu học sinh. Thực tiễn cho thấy, một số sinh viên trong quá trình học tập ở trường sư phạm mới nhận ra nghề dạy học chưa thực sự phù hợp với các em. Kết quả khảo sát này cho thấy cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục về nghề để định hướng 66 NGUYỄN VĂN BẮC – TRẦN VĂN TÍN sinh viên tích cực hơn, hứng thú hơn với nghề dạy học, để các em xác định nghề đúng đắn, phù hợp với hứng thú, sở thích và năng lực của bản thân. 3.2. Nhận thức của sinh viên về mức độ phù hợp với nghề sư phạm Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về mức độ phù hợp với nghề sư phạm STT Nội dung Đúng Thỉnh thoảng đúng Không đúng SL % SL % SL % 1 Qua quá trình học, bản thân thấy học nghề sư phạm là đúng đắn 61 28,1 144 66,4 12 5,5 2 Quá trình học, bản thân thấy thực sự yêu thích nghề sư phạm 64 29,5 120 55,3 33 15,2 3 Nghề sư phạm phù hợp với khả năng và sức khỏe của bản thân 123 56,7 76 35,0 18 8,3 4 Quá trình học, bản thân thấy ngành sư phạm không hợp với tính cách của bản thân 38 17,5 104 47,9 75 34,6 5 Quá trình học, bản thân thấy muốn thi lại ngành khác 57 26,3 55 25,3 105 48,4 6 Bản thân đang phân vân không biết nên học tiếp hay thi lại ngành khác 73 33,6 40 18,4 104 47,9 Kết quả khảo sát về nhận thức mức độ phù hợp của bản thân sinh viên với nghề cho thấy số lượng sinh viên khẳng định sự lựa chọn nghề sư phạm là đúng đắn, có lòng yêu nghề, phù hợp với khả năng và sức khỏe của bản thân ở mức độ tương đối thấp, số lượng ý kiến “thỉnh thoảng mới cảm nhận được” vẫn chiếm tỉ lệ cao. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số sinh viên cho rằng sau quá trình học tập hơn một học kỳ tại trường sư phạm thì thấy ngành này không phù hợp với tính cách của bản thân và có suy nghĩ muốn thi lại ngành khác chiếm tỷ lệ không nhỏ, cụ thể có 38 ý kiến (17,5%) cho rằng nghề sư phạm không hợp với tính cách của mình và có 57 ý kiến chiếm 26,3% cho rằng muốn thi lại ngành khác. Như vậy, sinh viên có nhận định nghề sư phạm không thực sự phù hợp với bản thân, muồn thi lại ngành khác hoặc số sinh viên đang phân vân với nghề sư phạm chiếm tỉ tệ không nhỏ, điều này cho thấy xu hướng với nghề của sinh viên sư phạm là thấp và ảnh hưởng lớn tới định hướng học tập, rèn luyện nghề ở sinh viên. 3.3. Xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 3 cho thấy xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm Huế ở mức độ trung bình, với điểm TBC là 5,54/10 điểm. Như vậy, sinh viên chưa thực sự định hướng trong học tập, rèn luyện với nghề sư phạm; theo đó, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo, bởi lẽ có sinh viên xu hướng với nghề thấp thì thường thiếu tính tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện về nghề. Tuy nhiên, trong các nội dung của xu hướng nghề sư phạm, mức độ xu hướng có sự khác biệt, cụ thể nội dung giao tiếp trong hoạt động nghề sư phạm (muốn tiếp xúc với mọi người, thích trao đổi với mọi người về những hiểu biết của bản thân, khuyến THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT... 67 khích mọi người bày tỏ ý kiến, thích gần gũi và làm cho mọi người vui, luôn có thiện chí khi giao tiếp với mọi người) đạt ở mức độ tốt nhất với ĐTBC của nhóm là 6,33/10 điểm, so với chuẩn chỉ đạt mức độ khá. Động cơ được thừa nhận trong hoạt động với nghề sư phạm (tích cực nghiên cứu kỹ và nắm chắc kiến thức, luôn chú ý về ăn mặc, khi mắc lỗi luôn sẵng sàng nhận lỗi, mong muốn được giúp đỡ người khác, lo lắng và chuẩn bị kỹ các điều kiện cho công việc, luôn nỗ lực cố gắng vươn lên trong công việc) ở mức độ thấp hơn, với ĐTBC của nhóm là 5,78/10 điểm. Thành phần về trí tuệ trong hoạt động nghề (luôn quan tâm nhiều về đạo đức và lối sống ứng xử, có khả năng phân tích đánh giá hành vi của bản thân, luôn đánh giá phân tích hành vi của người khác, cân nhắc mọi việc làm của thân, thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo trong mọi hoạt động) ở mức độ thứ 3 với ĐTBC nhóm là 5,71/10 điểm. Nội dung hướng hoạt động của bản thân tới môn học (nắm chắc kiến thức về môn học, ngưỡng mộ nhà khoa học trong lĩnh vực môn học cho nghề nghiệp, dành nhiều thới gian đọc sách về môn sẽ dạy, ngưỡng mộ giáo viên vững về chuyên môn, luôn tích lũy kiến thức cho bản thân khi đọc sách, luôn quan tâm đến khoa học, cảm thấy buồn khi phải nghỉ buổi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn) đạt 5,0/10 điểm. Thấp nhất là Tính tổ chức trong hoạt động nghề (sự tự tin về bản thân, có khả năng trong hoạt động, làm việc khoa học, ngăn lắp, luôn có quyết định dứt khoát trong công việc, luôn đóng góp xây dựng tập thể, mong muốn làm công việc liên quan tới hoạt động- quản lý, muốn người khác lắng nghe và làm việc theo yêu cầu của tổ chức) với ĐTBC nhóm là 4,88/10. Kết quả này cho thấy cần có biện pháp để kích thích, tăng cường hơn nữa xu hướng với nghề sư phạm ở sinh viên. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra một số sự khác biệt về xu hướng với nghề sư phạm ở một số tiêu chí. Cụ thể ở góc độ giới tính nhìn vào ĐTB, nữ sinh viên có xu hướng nghề sư phạm cao hơn nam sinh viên (ĐTB của nhóm nữ là 5,64 và ĐTB của nhóm nam là 5,40 tuy nhiên kết quả kiểm định với t- test cho thấy chỉ số p = 0,134 > 0,05 thì không có sự khác biệt xu hướng nghề giữa nam sinh viên và nữ sinh viên. Ở góc độ khối ngành học, xu hướng với nghề sư phạm cũng không có sự khác biệt, với kết quả kiểm định t- test cho thấy chỉ số p= 0,054>0,05; tuy nhiên nhìn vào ĐTB thì sinh viên ngành xã hội có xu hướng nghề tốt hơn khối tự nhiên (ĐTB lần lượt là 5,68 và 5,38). Xét về kết quả học tập cũng có khác biệt cụ thể sinh viên có kết quả loại C có xu hướng nghề cao nhất với ĐTB là 6,03, tiếp đến là sinh viên có học lực loại A có xu hướng nghề ở mức 5,72 và thấp hơn là sinh viên có học lực loại B và D với ĐTB là 5,41 và 5,28 với F= 6,98 và p<0,05. Như vậy, có thể thấy xu hướng đối với nghề sư phạm của sinh viên ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên, đa phần sinh viên có xu hướng với nghể sư phạm, một bộ phận không nhỏ sinh viên có xu hướng với nghề ở mức độ thấp. Như vậy, cần có những biện pháp để kích thích, nâng cao xu hướng với nghề ở sinh viên. Những sinh viên có kết quả học tập giỏi cần có những chính sách đặc biệt để các em an tâm, say mê trong học tập và rèn luyện. 68 NGUYỄN VĂN BẮC – TRẦN VĂN TÍN Bảng 3. Xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên STT Nội dung xu hướng nghề sư phạm ĐTB ĐLC 1 Tính tổ chức trong hoạt động nghề sư phạm 4,88 1,53 2 Hướng hoạt động tới môn học cho nghề 5,00 1,87 3 Giao tiếp trong nghề sư phạm 6,33 1,75 4 Động cơ thừa nhận trong nghề sư phạm 5,78 1,71 5 Mong muốn thể hiện trí tuệ 5,71 2,31 Tổng 5,54 Ghi chú: 4 - 5 điểm xu hướng với nghề sư phạm ở mức độ yếu 5 - 6 điểm xu hướng với nghề sư phạm ở mức độ trung bình 7 - 8 điểm xu hướng với nghề sư phạm ở mức độ khá 9 - 10 điểm xu hướng với nghề sư phạm ở mức độ tốt 3.4. Các yếu tố tác động tới xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên Bảng 4. Các yếu tố tác động tới xu hướng nghề sư phạm ở sinh viên STT Các yêu tố ĐTB ĐLC 1 Yếu tố chủ quan 2,63 0,3805 2 Yếu tố khách quan 1,92 0,5282 Kết quả hiển thị ở Bảng 4 cho thấy có nhiều yếu tố tác động tới xu hướng nghề của sinh viên sư phạm; trong đó, các yếu tố chủ quan có tác động mạnh hơn tới xu hướng với nghề của sinh viên so với yếu tố khách quan, với ĐTB là của yếu tố chủ quan là 2,63 và yếu tố khách quan là 1,92. Tuy nhiên, xét trong từng nhóm yếu tố tác động, có sự khác biệt, cụ thể ở yếu tố chủ quan như có hứng thú với nghề dạy học, mong muốn trở thành giáo viên giỏi có ĐTB là 2,77, mong muốn mang tri thức hiểu biết tới học sinh có tác động mạnh tới xu hướng nghề, với ĐTB 2,74, mong muốn được cống hiến cho xã hội cũng có tác động tích cực tới xu hướng nghề, với ĐTB là 2,72. Bên cạnh các yếu tố tác động tích cực đến xu hướng nghề của sinh viên, cũng còn một số yếu tố tác động tiêu cực, hạn chế xu hướng nghề ở sinh viên như thị trường lao động nghề nghiệp chiếm 2,20; sự hấp dẫn của kiến thức, phương pháp giảng dạy chưa tạo ra hứng thú ở người học cũng được sinh viên đánh giá có tác động tới xu hướng nghề của các em. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Xu hướng với nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, kết quả hoạt động nghề nghiệp cao hay thấp chịu sự tác động của xu hương nghề. Qua xu hướng nghề, chúng ta biết được sự định hướng và mục đích trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân. Kết quả nghiên cứu xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên cho thấy lý do chọn nghề của sinh viên chưa thực sự tốt, các em chọn nghề sư phạm chủ yếu do gia định định hướng, do không phải đóng học phí, chưa gắn với hứng thú sở thích của các em đối với nghề nghiệp. Sau quá trình học tập trong trường sư phạm một thời gian, số lượng sinh viên nhận thấy nghề sư phạm là đúng đắn, phù hợp với mong muốn nguyện THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT... 69 vọng của cá nhân chiếm tỷ lệ thấp; trong khi đó, số lượng sinh viên muốn thi lại ngành khác lại chiếm tỉ lệ không nhỏ. Kết quả trắc nghiệm cho thấy xu hướng nghề sư phạm ở sinh viên chỉ mới đạt mức độ trung bình. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng yếu tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong xu hướng nghề ở sinh viên. Kết quả trên cho thấy cần có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa xu hướng nghề ở sinh viên để các em có sự định hướng tốt hơn nữa trong học tập và rèn luyện nghề. Dựa trên kết quả nghiên cứu chúng tôi có những đề xuất sau: Thứ nhất, về chính sách: Nhà nước cần quy hoạch lại các trường sư phạm đạt chuẩn, giảm bớt các cơ sở đào tạo sư phạm cho cân đối với ngành nghề và có chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với sinh viên ngành sư phạm đặc biệt là sinh viên có kết quả học tập tốt. Thứ hai, về nhận thức: trường sư phạm cần nâng cao nhận thức tốt hơn cho sinh viên về nghề sư phạm và giá trị của nghề sư phạm để các em có sự định hướng tốt hơn khi học tập, rèn luyện ở trường sư phạm. Thứ ba, giáo viên cần tích cực hơn trong đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, phù hợp với tâm lý sinh viên, tạo cho sinh viên hứng thú trong học tập. Tăng cường các hoạt động thực hành như nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý trường học, kỹ năng thiết kế bài giảng cho sinh viên, tạo sự thích thú cho sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường cần đầu tư kinh phí hơn nữa để phát triển sự sáng tạo ở sinh viên như khuyến khích sinh viên tham gia thiết kế đồ dùng dạy học, phần mềm dạy học... Thứ tư, Nhà trường nên xây dựng môi trường sư phạm thành môi trường của trí tuệ, sáng tạo, thẩm mỹ, thể thao... để sinh viên tự hào và yêu quý hơn đối với ngành mình học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] V.A Cruchetxki (1980). Những cơ sở của tâm lý học sư phạm. NXB Giáo dục. [2] Lê Văn Hồng (1995). Tâm lý học sư phạm. NXB ĐHSP Hà Nội. [3] Nguyễn Thạc - Phạm Thành Nghị (2007). Tâm lý học sư phạm Đại học, NXB Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Kim Hồng (2016). Hiệu trưởng trường sư phạm “rất sợ thí sinh không yêu nghề” - dẫn theo Title: THE TRENDY REALITY TOWARD TEACHING CAREER OF FRESHMEN AT UNIVERSITY OF EDUCATION, HUE UNIVERSITY Abstract: Carrer orientation plays a very important role in career performance. Grasping the orientation towards career helps students have suitable directions for learning and performing the career. Orientation towards teaching career is the trend of pedagogical practices and the desire to perform these practices. However, it is observed that many students choose pedagogy major but their orientation toward this carrer is not clear. This study investigates the orientation towards career of pedagogy students through statictics and in-depth interview data. The findings 70 NGUYỄN VĂN BẮC – TRẦN VĂN TÍN have shown that their orientation towards teaching career remains at the average level, so affect badly to studying and practising career of students. There are many factors affecting to career orientation, psychological one such as interest, desire, personal hobby control social factors. Through the result of the survey, the group of researchers propose some solutions to improve orientation towards teaching career of students, and help students have study orientation, practise more and contribute to improving the training quality of school. Keywords: orientation, teaching career, students

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf36_562_nguyenvanbac_tranvantin_11_nguyen_van_bac_5142_2020265.pdf
Tài liệu liên quan