Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang theo hướng xây dựng nông thôn mới

Huyện Yên Thế có 210 ĐDC, phân bố trong 21 xã/thị trấn. Trung bình mỗi xã có 10 ĐDC và mỗi ĐDC có 518 người, 134 hộ. Cơ cấu sử dụng các loại đất trong khu dân cư chưa hợp lý so với định mức sử dụng đất của Bộ TN&MT. Huyện có 210 ĐDC (18 ĐDC loại 1,79 ĐDC loại 2 và 113 ĐDC loại 3), các ĐDC phát triển theo 4 vùng: Trung tâm, Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc. Định hướng đến năm 2020, huyện sẽ có 210 ĐDC, trong đó có 48 ĐDC loại 1, 97 ĐDC loại 2,65 ĐDC loại 3. Diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư tăng lên 354,33 ha (đất ở tăng lên 136,6 ha: đất ở đô thị tăng 58,58 ha, đất ở nông thôn tăng 78,02 ha). Để phát triển hệ thống ĐDC thống nhất và nâng cao chất lượng cuộc sống, chính quyền địa phương cần phải xây dựng hoàn chỉnh các loại quy hoạch và có các chính sách huy động nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nhân dân.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang theo hướng xây dựng nông thôn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112 105 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Đỗ Thị Tám1*, Nguyễn Ngọc Toàn2, Phan Đình Binh3 1Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2 UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 3Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu phân tích thực trạng hệ thống điểm dân cư (ĐDC) huyện Yên Thế trong bối cảnh cả nước đang thực hiện chính sách “Tam Nông”. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện có 108.805 người, 28.096 hộ, với tổng diện tích tự nhiên là 30.308,61 ha. Đất khu dân cư là 2.242,82 ha (trong đất khu dân cư, đất ở là 1.179,10 ha, chiếm 52,57%). Huyện gồm 21 xã, thị trấn với 210 điểm dân cư. Trung bình mỗi xã có 10 điểm dân cư. Mỗi điểm dân cư trung bình có 518 người và 134 hộ. Việc phân loại điểm dân cư dựa trên một số tiêu chí của tiêu chuẩn Việt Nam số 4418 năm 1987 và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủ. Kết quả phân loại 210 điểm dân cư có 18 điểm dân cư loại 1; 79 điểm dân cư loại 2 và 113 điểm dân cư loại 3. Đến năm 2020, hệ thống dân cư phát triển theo 4 vùng của huyện theo đặc điểm phát triển của từng vùng với 48 điểm dân cư loại 1; 97 điểm dân cư loại 2 và 65 điểm điểm dân cư loại 3. Từ khóa: Đất khu dân cư, Yên Thế, nông thôn mới, chính sách tam nông ĐẶT VẤN ĐỀ* Đất khu dân cư có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Đó là nơi ăn ở, sinh sống, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi phục hồi sức lao động của con người [6]. Tổ chức hợp lý mạng lưới khu dân cư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu tổ chức và phát triển sản xuất của các ngành kinh tế, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của nhân dân, tạo sự đa dạng cảnh quan và bảo vệ môi trường. Năm 2009, Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [2]. Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá và quy hoạch hệ thống ĐDC một cách khoa học, hợp lý nhằm phát triển vùng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Huyện Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên 30.308,61 ha, dân số 108.805 người, phân bố trong 21 xã, thị trấn (trong đó có 5 xã vùng cao) [4]. Hiện nay, sự phân bố mạng lưới dân cư trên địa bàn huyện còn một số vấn đề tồn * Tel: 0986739960; Email:dttam@hua.edu.vn tại như: hệ thống đô thị phát triển chưa ổn định, cơ sở hạ tầng ở nhiều ĐDC nông thôn còn thiếu, các công trình công cộng còn chưa đảm bảo. Vì vậy, đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống ĐDC một cách khoa học trên cơ sở đảm bảo có đủ quỹ đất để phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện là rất cần thiết. Bài viết phân tích thực trạng việc tổ chức sử dụng đất trong các ĐDC huyện Yên Thế, làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển hệ thống ĐDC hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan Nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện. Nguồn số liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp từ 210 ĐDC thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn và điều tra bổ sung từ thực địa. Các tiêu chí điều tra từ các ĐDC gồm: thông tin chung về ĐDC; thực trạng sử Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112 106 dụng các loại đất trong ĐDC; cơ sở hạ tầng trong ĐDC; kinh tế, xã hội và môi trường trong ĐDC. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đất đai được xử lý bằng phần mềm EXCEL để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện và thống kê mô tả (tính số trung bình, tần suất, phần trăm, độ lệch) để mô tả đặc điểm của các ĐDC. Phương pháp thống kê: dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phân nhóm các số liệu điều tra để xử lý và tìm ra xu thế biến động đất đai. Phương pháp phân loại hệ thống ĐDC: căn cứ vào một số tiêu chí của tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 4418 năm 1987 và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [2] gồm 5 nhóm tiêu chí là: quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa-xã hội - môi trường, và hệ thống chính trị. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của huyện, các tiêu chí trên được tổng hợp thành 9 nhóm. Mỗi nhóm tiêu chí được phân thành 4 cấp, tương ứng với 4 điểm (bảng 3). Điểm số của mỗi ĐDC được tính bằng cách cộng điểm của 9 nhóm tiêu chí trên. Phân loại ĐDC được xác định căn cứ vào điểm số của mỗi ĐDC: ĐDC loại 1: có điểm số trên 25 điểm; ĐDC loại 2: có điểm số từ 20-25 điểm; ĐDC loại 3: có điểm số dưới 20 điểm. Định hướng sử dụng đất khu dân cư trong tương lai được tính toán dựa trên định mức sử dụng đất cấp huyện của Bộ TN&MT, với các loại đất chính là đất ở, đất giao thông và đất xây dựng các công trình công cộng. Trong quá trình nghiên cứu có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan và quy hoạch. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng phát triển hệ thống ĐDC huyện Yên Thế Thực trạng phân bố các khu dân cư Huyện có 2.242,82 ha đất khu dân cư, trong đó đất ở là 1.179,10 ha, chiếm 52,57%. Đất khu dân cư gồm 2 loại chính: đất khu dân cư đô thị có 133,81 ha (diện tích đất ở đô thị là 60,11 ha, đất xây dựng công trình công cộng là 14,33 ha, đất giao thông là 40,76 ha, đất cây xanh là 6,22 ha) và đất khu dân cư nông thôn có 2109,01 ha (diện tích đất ở là 1118,99 ha, đất xây dựng công trình công cộng là 116,79 ha, đất giao thông là 646,42 ha, đất cây xanh là 140.07 ha). Tổng số ĐDC toàn huyện là 210 ĐDC, phân bố trong 21 xã và thị trấn. Bình quân số ĐDC trên xã là 10 điểm. Tổng dân số toàn huyện là 108.805 người và 28.096 hộ. Bình quân trên một ĐDC có 518 người và 134 hộ. Mức độ tập trung dân cư thấp hơn nhiều so với huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương với bình quân 1377 khẩu/ĐDC và 410 hộ/ĐDC [5], huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bình quân mỗi ĐDC có 677 người và 166 hộ [1]. Hệ thống ĐDC phát triển theo 4 vùng: - Vùng trung tâm gồm 6 xã với 47 ĐDC. Bình quân số ĐDC/xã là 7,8; số người/ĐDC là 568 và số hộ/ĐDC là 138, lớn hơn so với bình quân chung toàn huyện và với vùng khác trong huyện. - Vùng Tây Bắc gồm 5 xã với 62 ĐDC, bình quân mỗi xã có 12,4 ĐDC. - Vùng Đông Nam gồm 7 xã với 71 ĐDC, bình quân mỗi xã có 10,1 ĐDC. Vùng này dân cư sống tập trung thành ĐDC lớn, bình quân dân số/ĐDC và số hộ/ĐDC cao hơn so với mức bình quân chung của huyện. - Vùng Tây Nam gồm 3 xã với 30 ĐDC. Bình quân ĐDC/xã là 10, số người/xã là 522 người và số hộ/xã là 143 hộ. Thực trạng sử dụng đất khu dân cư Trong đất khu dân cư, đất ở có 1.179,10 ha chiếm 52,57%. Xét về cơ cấu đất ở trong khu dân cư, tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương với 82,14% [6], huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa với 76,95% [1]; và cao hơn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với 50,38% [3] và chỉ bằng 0,60- 0,78 lần so với định mức của Bộ TN&MT. Bình quân đất ở trên đầu người là 108,37 m2, cao hơn từ 1,20 - 1,55 lần so với định mức. Trong đó, vùng Trung tâm có diện tích đất ở bình quân cao nhất là 118,4m2 và cao hơn định mức từ 1,32-1,69 lần. Thấp nhất là vùng Tây Bắc với diện tích đất ở bình quân là 103,03 m2, cao hơn định mức từ 1,14 - 1,47 lần. Vì vậy, trong tương lai cần hạn chế mở mới các ĐDC, tăng khả năng tự giãn trên đất vườn. Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112 107 Bảng 1. Hiện trạng hệ thống điểm dân cư huyện Yên Thế Tiêu chí Vùng Trung tâm Vùng Tây Bắc Vùng Đông Nam Vùng Tây Nam Toàn huyện 1. Số điểm dân cư (điểm) 47 62 71 30 210 2. Số nhân khẩu (người) 26.708 28.445 38.002 15.650 108.805 3. Số hộ (hộ) 6.495 7.426 9.882 4.293 28.096 4. Số khẩu/ ĐDC (người) 568 459 535 522 518 5. Số hộ/ ĐDC (người) 138 120 139 143 134 6. Diện tích khu DC (ha) 543,05 589,35 832,36 278,06 2242,82 - Đất ở (ha) 316,21 293,07 407,46 162,36 1179,10 - Đất XD CTCC (ha) 40,29 20,25 56,1 14,48 131,12 - Đất giao thông (ha) 135,69 248,18 244,67 58,64 687,18 - Đất cây xanh (ha) 33,72 21,9 55,1 35,57 146,29 - Đất TTCN (ha) 7,51 2,74 55,29 1,37 66,91 - Đất khác 9,63 3,21 13,74 5,64 32,22 Bảng 2. So sánh thực trạng sử dụng đất trong khu dân cư của huyện Yên Thế với định mức sử dụng đất cấp huyện của bộ Tài nguyên & Môi trường* Loại đất trong khu dân cư Vùng Trung Tâm Vùng Tây Bắc Vùng Đông Nam Vùng Tây Nam Bình quân huyện Định mức So sánh với định mức của Bộ (lần) Đất ở Cơ cấu (%) 58,23 49,73 48,95 58,39 52,57 67 - 87 0,60 - 0,78 Diện tích (m2/người) 118,40 103,03 107,22 103,74 108,37 70 - 90 1,20 - 1,55 Đất XD CTCC Cơ cấu (%) 7,42 3,44 6,74 5,21 5,85 2 - 3 1,95 - 2,93 Diện tích (m2/người) 15,09 7,12 14,76 9,25 12,05 2 - 3 4,02 - 6,03 Đất giao thông Cơ cấu (%) 24,99 42,11 29,39 21,09 30,64 9 - 10 3,06 - 3,40 Diện tích (m2/người) 50,81 87,25 64,38 37,47 63,16 9 - 10 6,32 - 7,02 Đất cây xanh Cơ cấu (%) 6,21 3,72 6,62 12,79 6,52 2 - 3 2,17 - 3,26 Diện tích (m2/người) 12,63 7,70 14,50 22,73 13,45 2 - 3 4,48 - 6,73 Đất TTCN Cơ cấu (%) 1,38 0,46 6,64 0,49 2,98 8- 11 0,27 - 0,37 Diện tích (m2/người) 2,81 0,96 14,55 0,88 6,15 8 - 11 0,56 - 0,77 *Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài Nguyên & Môi trường Đất xây dựng công trình công cộng có diện tích là 131,12 ha, chiếm 5,85% đất khu dân cư. Xét về cơ cấu cao gấp từ 1,95-2,93 lần so với định mức. Diện tích bình quân trên đầu người là 12,05 m2, cao hơn so với định mức từ 4,02-6,03 lần. Vùng Tây Bắc có diện tích bình quân thấp nhất trong huyện là 7,12 m2/người, cao hơn định mức là 2,37-3,56 lần. Trong tương lai cần có giải pháp sử dụng hợp lý quỹ đất này, giảm việc mở rộng các công trình nhằm tránh lãng phí đất. Đất giao thông trong khu dân cư có 687,18 ha, chiếm 30,64%. Xét về cơ cấu cao hơn nhiều so với định mức (gấp từ 3,06-3,40 lần). Bình quân trên đầu người là 63,16 m2, so với định mức cao hơn 6,32-7,02 lần. Vùng có diện tích bình quân đất giao thông cao nhất là vùng Tây Bắc với diện tích 87,25 m2/người và cao hơn định mức là 8,73-9,69 lần. Thấp nhất là vùng Tây Nam với bình quân 37,47 m2/người, cao hơn định mức là 3,75-4,16 lần. Trong tương lai, để tiết kiệm quỹ đất cho các Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112 108 mục đích sử dụng khác, cần hoàn thiện hệ thống giao thông hiện có thay vì việc mở rộng hoặc mở mới các tuyến giao thông. Đất cây xanh có 146,29 ha, chiếm 6,52% đất khu dân cư. Xét về cơ cấu cao hơn so với định mức từ 2,17 - 3,26 lần. Diện tích bình quân trên đầu người là 13,45 m2, cao hơn 4,48-6,73 lần so với định mức. Bảng 3. Kết quả phân cấp một số tiêu chí đánh giá điểm dân cư Chỉ tiêu Thang điểm Kết quả đánh giá Số lượng (%) Nhóm A 210 100,00 A1: ĐDC có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của huyện và trở lên 4 5 2,38 A2: ĐDC có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến quá trình phát triển của Thị trấn, các trung tâm cụm xã 3 31 14,76 A3: ĐDC có ý nghĩa về kinh tế, xã hội tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xã 2 66 31,43 A4: Các ĐDC còn lại 1 108 51,43 Nhóm B 210 100,00 B1: ĐDC có diện tích > 25 ha 4 1 0,48 B2: ĐDC có diện tích từ 15 - 25ha 3 25 11,90 B3: ĐDC có diện tích từ 10 - 15ha 2 85 40,48 B4: ĐDC có diện tích < 10ha 1 99 47,14 Nhóm C 210 100,00 C1: ĐDC có dân số > 900 dân 4 6 2,86 C2: ĐDC có dân số từ 600 - 900 dân 3 45 21,43 C3: ĐDC có dân số từ 300 - 600 dân 2 147 70,00 C4: ĐDC có dân số < 300 dân 1 12 5,71 Nhóm D 210 124,76 D1: ĐDC có các đường trục cứng hóa > 80% và đường ngõ xóm không lầy lội 4 52 24,76 D2: ĐDC có các đường trục cứng hóa từ 60 - 80% và đường ngõ xóm không lầy lội > 90% 3 26 12,38 D3: ĐDC có các đường trục cứng hóa nhỏ hơn 60% và đường ngõ xóm không lầy lội > 90% 2 56 26,67 D4: ĐDC có các đường trục cứng hóa < 60% và đường ngõ xóm lầy lội 1 128 60,95 Nhóm E 210 100,00 E1: ĐDC có tỷ lệ nhà kiên cố > 80% và không có nhà tạm 4 17 8,10 E2: ĐDC có tỷ lệ nhà kiên cố từ 50 - 80% và tỷ lệ nhà tạm<5% 3 79 37,62 E3: ĐDC có tỷ lệ nhà kiên cố < 50 % và tỷ lệ nhà tạm < 10% 2 80 38,10 E4: ĐDC có tỷ lệ nhà tạm > 10% 1 34 16,19 Nhóm F 210 100,00 F1: ĐDC có tỷ lệ hộ dùng điện > 95%, tỷ lệ hộ dùng điện thoại > 70% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh > 85% 4 102 48,57 F2: ĐDC có tỷ lệ hộ dùng điện từ 65% - 95%, tỷ lệ hộ dùng điện thoại từ 50 - 70% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh từ 60 - 85% 3 58 27,62 F3: ĐDC có tỷ lệ hộ dùng điện từ 45% - 65%, tỷ lệ hộ dùng điện thoại từ 30 - 50% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh từ 40 - 60% 2 34 16,19 F4: ĐDC có tỷ lệ hộ dùng điện < 45%, tỷ lệ hộ dùng điện thoại < 30% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh < 40% 1 16 7,62 Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112 109 Nhóm G 210 100,00 G1: ĐDC có tỷ lệ lao động qua đào tạo > 35% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề > 85% 4 25 11,90 G2: ĐDC có tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25% - 35% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề từ 65% - 85% 3 122 58,10 G3: ĐDC có tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15% - 25% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề từ 50% - 65% 2 47 22,38 G4: ĐDC có tỷ lệ lao động qua đào tạo < 15% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề < 50% 1 16 7,62 Nhóm H 210 100,00 H1: ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp < 35% 4 7 3,33 H2: ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 35% - 50% 3 1 0,48 H3: ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 50% - 65% 2 11 5,24 H4: ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp > 65% 1 191 90,95 Nhóm I 210 100,00 I1: ĐDC có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa > 70% 4 78 37,14 I2: ĐDC có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa từ 65% - 70% 3 21 10,00 I3: ĐDC có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa từ 50% - 65% 2 66 31,43 I4: ĐDC có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa < 50% 1 45 21,43 Bảng 4. Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Yên Thế Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2020 Tổng số 1 2 3 Tổng số 1 2 3 1. Tổng dân số Người 108.805 13.672 41.808 53.325 120.400 33.194 54.016 33.190 2. Tổng số hộ Hộ 28.096 3.484 10.601 14.011 30.995 8.357 13.890 8.748 3. Quy mô hộ Người/Hộ 11,67 3,90 3,90 3,80 3,88 3,97 3,89 3,79 4. Diện tích đất Khu dân cư Ha 2.242,81 288,53 860,16 1.094,12 2.597,14 931,54 1.045,25 620,35 5. Diện tích đất ở Ha 1.179,10 144,73 459,79 574,57 1.316,68 416,62 558,48 341,58 6. Tổng số ĐDC Điểm 210 18 79 113 210 48 97 65 7. Một số chỉ tiêu bình quân - Diện tích đất khu dân cư/ một ĐDC Ha 10,68 16,03 10,89 9,68 12,37 19,41 10,78 9,54 - Số dân/ĐDC Người 518 759 529 471 573 691 556 510 - Số hộ/một ĐDC Hộ 133 193 134 123 147 174 143 134 - Diện tích đất khu dân cư/hộ m2 798,27 828,16 811,40 780,90 837,93 1.114,74 752,52 709,11 - Diện tích đất ở/hộ m2 419,67 415,42 433,73 410,09 424,81 498,55 402,08 390,45 - Diện tích đất khu dân cư/người m2 206,13 211,04 205,74 205,18 215,71 280,63 193,51 186,91 - Diện tích đất ở/người m2 108,37 105,86 109,98 107,75 109,36 125,51 103,39 102,92 Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112 110 Đất tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư có 66,91 ha, chiếm 2,98%. Xét về cơ cấu chỉ bằng từ 0,27-0,37 lần so với định mức. Diện tích bình quân toàn huyện là 6,15 m2/người, thấp hơn 0,56-0,77 lần so với định mức. Tập trung ở cụm công nghiệp Phồn Xương; Bố Hạ và khu khai thác than Đông Sơn - Đồng Hưu; và các khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở Bố Hạ, Hương Vỹ, Đông Sơn. Diện tích đất khác có 32,22ha, đó là các di tích trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế và các khu tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn huyện. Phân loại hệ thống điểm dân cư Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Yên Thế có 210 ĐDC trong đó có 18 ĐDC loại 1; 79 ĐDC loại 2 và 113 ĐDC loại 3. Huyện có 9 ĐDC đô thị (đều là ĐDC loại 1) và 201 ĐDC nông thôn. Trong đó có 47,14% tổng số ĐDC có quy mô diện tích nhỏ hơn 10 ha, cho thấy quy mô đất đai của các ĐDC huyện Yên Thế không cao. Nhóm ĐDC có diện tích từ 10 – 15 ha chiếm 40,48%. Các ĐDC có quy mô lớn hơn chỉ chiếm 0,48% tổng số ĐDC. Các ĐDC trong huyện có quy mô dân số ở mức trung bình, trong đó chiếm khoảng 70% tổng số ĐDC. Các ĐDC có quy mô dân số dưới 300 dân chỉ chiếm 5,71% tổng số ĐDC. Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, và hệ thống đường giao thông vẫn còn một lượng lớn ĐDC đường ngõ xóm còn trong tình trạng lầy lội, chiếm tới 60,95% tổng số ĐDC. Tình trạng nhà tạm vẫn còn khá nhiều ở các ĐDC, chỉ có 17 ĐDC chiếm 8,10 % có tỷ lệ nhà kiên cố lớn hơn 80% và không có nhà tạm. Hạ tầng xã hội ở các ĐDC ở mức trung bình. Toàn huyện vẫn còn đến 90,95% ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp trên 65%. Hiện nay, có 37,14% số ĐDC có hộ đạt gia đình văn hóa trên 70%. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Yên Thế đến năm 2020 Căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các ngành và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Thế; căn cứ kết quả phân loại hệ thống ĐDC huyện Yên Thế năm 2013, dự báo đến năm 2020 dân số của huyện là 120.400 người và 30.995 hộ. Định hướng phát triển hệ thống ĐDC phát triển theo 4 vùng như sau: * Vùng Trung tâm: Thị trấn Cầu Gồ đóng vai trò là đô thị trung tâm của huyện với vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Cụm công nghiệp Phồn Xương được quy hoạch gần với các ĐDC xã Phồn Xương dọc đường TL398 và gần với khu đô thị mới của thị trấn Cầu Gồ. Định hướng đến năm 2020 cần mở rộng thị trấn lên 250 - 300 ha và xây dựng một khu đô thị mới kết hợp với việc phát triển các khu dịch vụ chất lượng cao với diện tích 15,08 ha tại phố Hoàng Hoa Thám. * Vùng Tây Bắc: khu vực ngã ba Mỏ Trạng giữ vai trò phát triển kinh tế cho xã Tam Tiến và là nơi tập trung đầu tư để xây dựng thành trung tâm cụm xã của các xã vùng cao của huyện. Đến năm 2020 vùng này sẽ quy hoạch mở rộng khu vực Mỏ Trạng xã Tam Tiến thành Thị trấn Mỏ Trạng với quy mô 260 ha vai trò là trung tâm kinh tế xã hội, dịch vụ thương mại, du lịch nghỉ dưỡng, tiểu thủ công nghiệp của tiểu vùng phía Bắc huyện Yên Thế. * Vùng Đông Nam: Với việc hình thành cụm công nghiệp mới trong khu vực thị trấn và Nhà máy xi măng mới nằm phía Tây và đặc biệt là tác động của trục hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, trục vành đai 5 của Vùng Thủ đô Hà Nội thì thị trấn Bố Hạ sẽ là một đô thị dịch vụ - công nghiệp, dự kiến có quy mô dân số trong khoảng 10.000 - 12000 người, diện tích cần được mở rộng lên khoảng 250 - 300 ha để đáp ứng nhu cầu phát triển mới. * Vùng Tây Nam: Đến năm 2020, huyện Yên Thế sẽ tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, phát triển quy mô đất đai khu vực đồi Bia xã An Thượng để đưa khu vực này trở thành trung tâm cụm xã của vùng Tây Nam và phấn đấu trở thành thị tứ. Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112 111 Giải pháp phát triển hệ thống ĐDC Giải pháp về chính sách: cần phải hoàn thiện các chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng; tổ chức việc đấu thầu đất ở; khuyến khích sử dụng đất theo nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường; ưu tiên trong đầu tư cơ sở hạ tầng; ưu tiên với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi cao; khuyến khích sự tham gia của của nhân dân trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Giải pháp về quy hoạch: Việc sử dụng các loại đất trong khu dân cư của huyện chưa hợp lý so với định mức sử dụng đất trong khu dân cư của Bộ TN&MT. Để các ĐDC phát triển theo hệ thống, đảm bảo chất lượng, huyện Yên Thế cần xây dựng đồng bộ và thống nhất các loại quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có và Quy hoạch nông thôn mới tất cả các xã. Giải pháp về huy động nguồn vốn: Để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong các ĐDC đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Do vậy cần phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; đổi mới cơ chế tài chính, phát huy nội lực. KẾT LUẬN Huyện Yên Thế có 210 ĐDC, phân bố trong 21 xã/thị trấn. Trung bình mỗi xã có 10 ĐDC và mỗi ĐDC có 518 người, 134 hộ. Cơ cấu sử dụng các loại đất trong khu dân cư chưa hợp lý so với định mức sử dụng đất của Bộ TN&MT. Huyện có 210 ĐDC (18 ĐDC loại 1,79 ĐDC loại 2 và 113 ĐDC loại 3), các ĐDC phát triển theo 4 vùng: Trung tâm, Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc. Định hướng đến năm 2020, huyện sẽ có 210 ĐDC, trong đó có 48 ĐDC loại 1, 97 ĐDC loại 2,65 ĐDC loại 3. Diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư tăng lên 354,33 ha (đất ở tăng lên 136,6 ha: đất ở đô thị tăng 58,58 ha, đất ở nông thôn tăng 78,02 ha). Để phát triển hệ thống ĐDC thống nhất và nâng cao chất lượng cuộc sống, chính quyền địa phương cần phải xây dựng hoàn chỉnh các loại quy hoạch và có các chính sách huy động nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nhân dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [. Hà Thế Anh, Đỗ Thị Tám (2012), “Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 10, số 7/2012. Trang 1014-1023. 2. Chính phủ (2009) Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009 của Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 3. Vũ Văn Nam (2012), Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Phòng Thống kê huyện Yên Thế (2012), Niên Giám thống kê. 5. Vũ Văn Trọng (2012), Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Đỗ Đức Viêm (2005), Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn, Nxb Xây dựng, Hà Nội. Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112 112 SUMMARY CURRENT STATE AND ORIENTATION OF SYSTEM OF RESIDENTIAL AREAS IN YEN THE DISTRICT, BAC GIANG PROVINCE TOWARDS RURAL INNOVATION Do Thi Tam1*, Nguyen Ngoc Toan2, Phan Dinh Binh3 1Hanoi University of Agriculture 2 People’s Committee Yen The district, Bac Giang province 3College of Agriculture and Forestry - TNU The study aims at analyzing the nature of residential areas of Yen The district in response to “Tam nong” policy. The results show that the district has a population of 108805 people, 28096 households, and a total area of 30308.61 hectares. In which, the land for residential areas is 2242.82 hectares, including 1179.10 hectares for housing (52.57%). It consists of 21 communes with 210 residential areas. In average, each commune had 10 residential areas. Each residential area includes 518 people and 134 households. Based on some criteria of Vietamese standards No. 4418 in 1987 and the criteria to build new rural areas, according to A Set of National Criteria for Renewing Rural Areas in Decision No. 491/QD-TTg. Based on that, 210 residential areas of Yen The were classified into 3 levels: level 1 with 18; level 2 with 79; and level 3 with 113 residential areas. By 2020, the system of residential areas will develop in to 4 regions according to regional advantages includings level 1 with 38; level 2 with 97; and level 3 with 65 residential areas. Key words: Residential areas, Yen The, Rural innovation, “Tam nong” plolicy. Ngày nhận bài:08/4/2014; ngày phản biện:24/4/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 Phản biện khoa học: PGS.TS. Đàm Xuân Vận – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0986739960; Email:dttam@hua.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_dinh_huong_phat_trien_he_thong_diem_dan_cu_huy.pdf
Tài liệu liên quan