Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng Thái Nguyên

Management of teaching activities have always been the most important activity, is crucial to the work of improving the quality of and effective teaching in each institution and training. So increase the efficiency and innovation management coursework teaching activities in education, defense and security in National Defense Education Center Resource becomes necessary in the current development trends. The article has focused on clarifying the situation teaching activities as well as the status management of teaching activities. Through survey data has made the assessment of the situation given the advantages, disadvantages, strengths, weaknesses of management teaching activities in National Defense Education Center. Based on the study of reasoning and practices survey, proposed the 6 specific measures to manage teaching activities education, defense and security in National Defense Education Center. Each measure has its interaction, contact and support each other.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92 87 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG THÁI NGUYÊN Trần Hoàng Tinh* Trung tâm Giáo dục quốc phòng - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Quản lý hoạt động dạy học luôn là hoạt động quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nâng cao hiệu quả và đổi mới quản lý hoạt động dạy học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên trở nên cần thiết trong xu hướng phát triển hiện nay. Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng hoạt động dạy học cũng như quản lý hoạt động dạy học. Qua số liệu khảo sát đã có đánh giá thực tế, đưa ra được những thuận lợi, khó khăn, của công tác quản lí hoạt động dạy học tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể để quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Ở mỗi biện pháp đều có mối tương tác, liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau. Từ khóa: Giáo dục quốc phòng, trung tâm, quản lý, hoạt động dạy học. ĐẶT VẤN ĐỀ* Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học [2]. Trong đó nâng cao hiệu quả và đổi mới quản lý giáo dục là nhiệm vụ có tính cấp bách của nền giáo dục nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là giải pháp có tính chiến lược được Đảng và Nhà nước cùng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân quan tâm. Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP, AN) cho sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học là môn học chính khóa. Bảo đảm cho sinh viên có kiến thức cơ bản về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự [4]. * Tel: 0988114316 Tuy nhiên, công tác dạy học GDQP, AN ở các trường Đại học khá đặc thù, vừa phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phải theo quy định của Bộ Quốc phòng. Giảng viên giảng dạy cơ bản là các sĩ quan biệt phái, còn sinh viên thường chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học này. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) môn học GDQP, AN ở các trường đại học khá phức tạp và còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Trung tâm Giáo dục quốc phòng (GDQP) Thái Nguyên đã thực hiện giảng dạy môn học GDQP, AN với bề dày lịch sử trên 20 năm. Tuy nhiên, HĐDH vẫn còn là một bài toán chưa có đáp số cụ thể. Vì thế, việc đánh giá đúng thực trạng HĐDH và đưa ra những biện pháp quản lý HĐDH môn học GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên là việc làm hết sức cấp thiết. THỰC TRẠNG HĐDH VÀ QUẢN LÝ HĐDH MÔN HỌC GDQP, AN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Thực trạng hoạt động dạy môn GDQP, AN của đội ngũ giảng viên - Về hoạt động giảng dạy Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92 88 Khi hỏi ý kiến của đội ngũ giảng viên bằng hình thức hỏi trực tiếp về hoạt động giảng dạy, có được kết quả sau: Đa số giảng viên đã chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp. Tuy nhiên có đến 50% số giảng viên không thường xuyên và chưa cập nhật thông tin mở rộng bài giảng cho sinh viên. Ngoài ra nhiều giảng viên mới chỉ đơn thuần lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức mà chưa quan tâm đến làm thế nào cho sinh viên cảm thấy hứng thú học tập, không sử dụng phương tiện dạy học tích cực, không trao đổi với sinh viên về phương pháp học tập tích cực để đạt hiệu quả cao. Chỉ có 20% giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học tích cực và 25% giảng viên thay đổi phương pháp dạy học khi sinh viên không hứng thú học. Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên sau khi kết thúc môn học và tìm hiểu những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình học tập không được thực hiện ở đa số giảng viên, mà chỉ được ở cấp Trung tâm. Có đến 40% giảng viên chưa bao giờ tìm hiểu những khó khăn của sinh viên gặp phải trong quá trình học tập. Việc làm này chỉ được làm thường xuyên ở 10% giảng viên và đôi khi ở 50% giảng viên. Đa số giảng viên đều nhận rõ tầm quan trọng của môn học nên việc kiểm tra, thi được thực hiện nghiêm túc để đánh giá đúng kết quả học tập của sinh viên. - Về phương pháp dạy học Qua kết quả khảo sát ta thấy phương pháp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp là phương pháp giảng viên áp dụng thường xuyên nhất (90%). Những phương pháp dạy học tích cực như làm việc cặp, thảo luận nhóm, đóng vai theo tình huống rất ít khi được giảng viên sử dụng (thường xuyên 20%). - Về phương tiện dạy học Thực tế hiện nay có 60% giảng viên đã thường xuyên sử dụng máy chiếu và bài giảng điện tử để cho bài giảng sôi động hơn, hấp dẫn hơn. Nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng tranh ảnh, sa bàn, vật thực trong giảng dạy còn hạn chế chỉ khoảng 20% giảng viên là sử dụng thường xuyên. Việc sử dụng mô hình vật thật trong giảng dạy của giảng viên cũng hạn chế, mới chỉ có 40% giảng viên là thường xuyên. Thực trạng hoạt động học môn GDQP, AN của sinh viên Khi hỏi ý kiến của 200 sinh viên K22-KD1 (Khóa học GDQP, AN thứ 22 của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên) và 200 sinh viên K22-SP2 (Khóa học GDQP, AN thứ 22 của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên) bằng hình thức hỏi trực tiếp, có được kết quả sau: GDQP, AN là môn học được nhiều sinh viên coi là môn học khó, khô khan. Tuy nhiên có đến 85,00% sinh viên thấy được tầm quan trọng của môn học và 82,00% sinh viên học vì là môn học bắt buộc. Chính vì vậy, thời gian dành cho hoạt động tự học và hoạt động ngoại khóa môn học GDQP, AN của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu chung hiện nay. Có đến 58,40% sinh viên không chuẩn bị bài trước, không đặt câu hỏi cho giảng viên, không tham khảo tài liệu và không ghi lại bài giảng theo cách học riêng. Người học vẫn mang nguyên phương pháp học ở bậc phổ thông là thụ động và ỉ lại vào giảng viên khi đã lên bậc học cao hơn. Thực trạng quản lý HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên Thực trạng quản lý trình, kế hoạch giảng dạy môn học - Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của giảng viên Để giám sát việc thực hiện chương trình giảng dạy của giảng viên, Ban giám đốc đã thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua kế hoạch của từng khóa. Nhưng việc đánh giá tiến trình giảng dạy qua sổ đầu bài mới chỉ làm tốt ở mức 65%. Việc kiểm tra việc thực hiện tiến trình giảng dạy qua việc dự giờ đột xuất ở trên lớp của Ban giám đốc được đánh giá ở mức độ 53%. Điều này cho thấy thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy ở Trung tâm là khá tốt. - Quản lý việc lập kế hoạch công tác giảng dạy của giảng viên Đa số giảng viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch giảng dạy và đã thực hiện tương đối tốt việc cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và xây dựng những chỉ tiêu, quy Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92 89 định cụ thể về kế hoạch cá nhân. Tuy nhiên, khi yêu cầu giảng viên lập kế hoạch cá nhân thì nội dung kiểm tra nhiệm vụ lập kế hoạch công tác giảng dạy của giảng viên và nội dung sử dụng kết quả kiểm tra có giai đoạn đạt thấp. Khoảng 60% ý kiến đánh giá tập trung ở mức trung bình. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên - Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên Thực tế cho thấy các cán bộ quản lý và giảng viên đã rất coi trọng những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên (69% cho là tốt đối với cán bộ quản lý, 80% đối với giảng viên). Tuy nhiên, việc bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp có khóa học vẫn chưa được chú trọng (có đến 50% giảng viên cho rằng việc làm này chưa tốt). Công tác kiểm tra việc sử dụng tài liệu tham khảo có giai đoạn chưa tốt. - Quản lý nề nếp lên lớp giảng dạy và việc vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học của giảng viên Trung tâm đã lập kế hoạch quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp, xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của giảng viên, tổ chức dạy thay, dạy bù ở mức tốt và rất tốt. Việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học đã được các nhà quản lý và giảng viên thực hiện tốt (được đánh giá ở mức hơn 90%). Nhưng việc bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại lại chưa tốt. Đó là vì các giảng viên GDQP, AN chỉ được bồi dưỡng phương pháp dạy học một cách lý thuyết. Còn việc bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại thì chủ yếu là các giảng viên tự học. Trong khi đó, việc kiểm tra thường xuyên việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại cũng chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức. - Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên Việc thực hiện quy chế thi, ra đề và chấm thi được phần lớn đánh giá là thực hiện tốt và rất tốt. Việc thành lập ngân hàng câu hỏi giúp cho người quản lý lựa chọn đề thi một cách khách quan, giảm thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra. Công tác kiểm tra việc vào điểm của giảng viên cũng thuận lợi hơn khi giảng viên trực tiếp vào điểm trên phần mềm của Trung tâm, từ đó Ban Giám đốc và các cấp quản lý có thể kiểm tra định kỳ hàng tháng để biết từng giảng viên có sổ điểm dựa theo yêu cầu của kế hoạch giảng dạy hay không. Tuy nhiên, hoạt động phân tích kết quả học tập định kỳ của sinh viên chưa được đánh giá tốt. - Quản lý việc tự trau dồi, tự bồi dưỡng của giảng viên Việc định hướng tự bồi dưỡng của giảng viên được thực hiện khá tốt. Nhưng công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng, công tác kiểm tra hồ sơ tự bồi dưỡng và việc tổ chức giảng viên báo cáo kết quả tự bồi dưỡng lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên Việc xác định động cơ học tập cho sinh viên có hơn một nửa số phiếu điều tra đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt. Việc hướng dẫn phương pháp học tập phù hợp cho sinh viên cũng vậy dẫn đến có khóa chất lượng học GDQP, AN của sinh viên chưa đạt kết quả như mong muốn. Việc xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của sinh viên lại được đánh giá cao, nhưng nề nếp tự học của sinh viên lại được đánh giá là chưa tốt. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐDH MÔN GDQP, AN CỦA TRUNG TÂM Những kết quả đạt được về quản lý HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm GDQP – ĐH Thái Nguyên - Công tác quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy môn học được thực hiện nghiêm túc theo các nội dung chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, có sự sáng tạo, chủ động với nhiều biện pháp quản lý hiệu quả. - Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên: Trung tâm đã xây dựng được đội Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92 90 ngũ cán bộ, giảng viên tận tụy, tâm huyết với nghề, sẵn sàng nhận và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt kế hoạch trong việc cử cán bộ giảng viên đi học, bồi dưỡng về phương pháp dạy học đại học, nhất là đối với đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ. Nhận thức đúng đắn mục đích, yêu cầu và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc hoạt động coi thi, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Vì vậy, đại đa số sinh viên đã nhận thức đúng vị trí, vai trò, mục đích, yêu cầu về nội dung chương trình của môn học. Bên cạnh đó, Trung tâm đã thực hiện quản lý và sử dụng, bảo quản, giữ gìn có hiệu quả các loại vũ khí, trang bị, phương tiện đảm bảo cho dạy học, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong cải tiến mô hình học cụ, vũ khí trang bị, phương tiện đảm bảo cho HĐDH có hiệu quả. Hạn chế và nguyên nhân về quản lý HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm GDQP - ĐH Thái Nguyên * Hạn chế - Công tác quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy môn học: Chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên và trí tuệ tập thể trong quản lý và thực hiện nội dung chương trình dạy học cho các đối tượng. - Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên: Trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên chưa cao, chưa thực sự năng động, sáng tạo; Chưa có kế hoạch trong việc đánh giá, rà soát, đánh giá và phân loại trình độ phương pháp dạy học cho các cán bộ giảng viên để đề xuất đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm; Chưa điều chỉnh kịp thời về nội dung câu hỏi thi, đề cương đáp án đánh giá kết quả phù hợp với tính chất, yêu cầu của từng đối tượng, nhất là đối với đối tượng liên kết đào tạo GDQP, AN. Việc nhận xét, trả bài thi, kiểm tra đánh giá kết quả của các đối tượng chưa kịp thời và hiệu quả. - Công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên: Đa số sinh viên chưa thích nghi nhanh chóng với môi trường học tập mang tính quân sự, kỷ luật của Trung tâm, chưa xác định đúng về ý nghĩa, vị trí, mục đích yêu cầu của môn học nên có thái độ học tập và rèn luyện chưa tốt. - Công tác quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho HĐDH: Quản lý bảo đảm về số lượng các loại vũ khí, trang bị, phương tiện day học còn thiếu so với qui mô, nhiệm vụ đào tạo, việc quản lý còn thiếu tính kế hoạch, chưa thực sự chủ động. * Nguyên nhân: - Khách quan: Do lịch sử để lại liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên; Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có một qui chế rõ ràng và hiệu quả trong việc chỉ đạo phân luồng các trường học GDQP, AN tại Trung tâm, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa có tính chủ động; mặt khác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Quốc phòng chưa có cơ chế liên thông phối hợp một cách cụ thể đối với việc đào tạo cán bộ và giảng viên; chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ giảng viên GDQP, AN còn thấp. - Chủ quan: Nhận thức chưa đồng bộ, tích cực; chưa có sự phối hợp một cách chủ động và hiệu quả trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho các đối tượng giữa Trung tâm và các Nhà trường; chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; chưa chỉ đạo và thực hiện tốt công tác giáo dục động viên cho sinh viên một cách kịp thời về việc chấp hành các nội qui, qui định, các chế độ học tập và rèn luyện; việc duy trì các chế độ, qui tắc, nội qui trong học tập, luyện tập của đội ngũ cán bộ giảng viên chưa thường xuyên và chưa đồng đều. Như vậy, thực trạng công tác quản lý HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên trong những năm qua cho thấy: đã phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong cả quản lý và thực hiện nội dung dạy học để đạt được những hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên hiệu quả của công tác quản lý với những tồn tại của nó cho thấy cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực quản lý và đề ra các biện pháp quản lý có hiệu quả hơn nhằm tổ chức thực hiện HĐDH của Trung tâm trong thời gian tới đạt được kết quả cao Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92 91 hơn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn học GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên cần phải đề ra những biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình của HĐDH và tính chất đặc thù của nhiệm vụ GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐDH MÔN HỌC GDQP, AN TẠI TRUNG TÂM GDQP THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Định hướng đổi mới công tác quản lý HĐDH môn GDQP, AN - Quá trình đổi mới quản lý HĐDH môn GDQP, AN cho sinh viên phải đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong tình hình mới và đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay; - Nắm vững quan điểm hệ thống, đồng bộ trong đổi mới quản lý HĐDH môn GDQP, AN; - Đổi mới quản lý HĐDH môn GDQP, AN phải trên cơ sở nắm vững quan điểm kế thừa và phát triển; - Tiến hành đổi mới HĐDH phải bảo đảm đúng mục tiêu GDQP, AN cho sinh viên trong bối cảnh mới theo định hướng của Đảng. Một số biện pháp quản lý HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay Biện pháp 1, Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn học GDQP, AN cho mọi đối tượng trong Trung tâm. Nhận thức, tư tưởng là yếu tố quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động. Qua đó để nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý HĐDH từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên. Biện pháp 2, Tăng cường quản lý công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học. Nhằm quản lý chặt chẽ và tổ chức chỉ đạo thực hiện mọi kế hoạch, chương trình dạy học cho sinh viên một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu yêu cầu đào tạo đã đề ra cho sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên. Biện pháp 3, Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của người học. Bao gồm chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học của sinh viên; tăng cường quản lý nề nếp học tập trên lớp của sinh viên; tăng cường hoạt động tự học của sinh viên. Biện pháp 4, Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý. Nhằm xây dựng đạt chuẩn đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên theo Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP, AN nói riêng, chất lượng của công tác GDQP, AN nói chung ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên. Biện pháp 5, Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên. Bao gồm: Quản lý chặt chẽ hoạt động giảng dạy và đổi mới, nâng cao phương pháp, chất lượng dạy học của đội ngũ giảng viên; Tăng cường quản lý hoạt động thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Biện pháp 6, Tăng cường quản lý đảm bảo về số lượng, chất lượng các loại vật chất, vũ khí trang bị, phương tiện dạy học. Đảm bảo có đầy đủ công cụ lao động để người dạy truyền đạt kiến thức, xây dựng và hình thành kỹ năng kỹ xảo cho người học. Các biện pháp tuy độc lập nhưng lại có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp có vị trí, vai trò khác nhau trong việc quản lý nâng cao chất lượng trên mỗi mặt công tác của HĐDH. KẾT LUẬN 1. Quản lý HĐDH luôn là hoạt động quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở mỗi cơ sở giáo dục đào tạo. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả và đổi mới quản lý HĐDH môn học GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên rất được quan tâm. 2. Bài viết đã tập trung vào làm rõ thực trạng HĐDH cũng như thực trạng quản lý HĐDH. Qua số liệu khảo sát đã có những đánh giá thực trạng đưa ra được những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý HĐDH tại Trung tâm GDQP Thái Nguyên. 3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể để quản lý HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92 92 GDQP Thái Nguyên. Ở mỗi biện pháp đều có mối tương tác, liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau. 4. Qua kiểm chứng, cả 6 biện pháp đề xuất đều được cán bộ làm công tác quản lý đánh giá là cần thiết và có tính khả thi. Nếu công tác tổ chức tốt, đồng bộ các biện pháp nêu trên và có được sự đồng thuận cao của các tổ chức trong đơn vị, sẽ giúp nâng cao chất lượng quản lý HĐDH môn học GDQP, AN tại Trung tâm./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị số 12-CT/TW (ngày 03 tháng 5 năm 2007), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới”. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI. 3. Kế hoạch số 129/KH HDDGDQPANTWW ngày 01/12/2011, “Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh giai đoạn 2012-2016”. 4. Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh, ngày 19 tháng 6 năm 2013. 5. Nguyễn Thiện Minh (2013), Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên trong tình hình mới, Tạp chí quốc phòng toàn dân. 6. Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc “Quy hoạch Hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên giai đoạn 2011 - 2015”. 7. Hoàng Văn Tòng (2013), “Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới”, Luận án tiến sỹ. SUMMARY REALITY AND SOLUTION MANAGEMENT COURSEWORK TEACHING ACTIVITIES IN EDUCATION, DEFENSE AND SECURITY OF THAI NGUYEN CENTER FOR NATIONAL DEFENSE EDUCATION Tran Hoang Tinh* Center for National Defense Education - TNU Management of teaching activities have always been the most important activity, is crucial to the work of improving the quality of and effective teaching in each institution and training. So increase the efficiency and innovation management coursework teaching activities in education, defense and security in National Defense Education Center Resource becomes necessary in the current development trends. The article has focused on clarifying the situation teaching activities as well as the status management of teaching activities. Through survey data has made the assessment of the situation given the advantages, disadvantages, strengths, weaknesses of management teaching activities in National Defense Education Center. Based on the study of reasoning and practices survey, proposed the 6 specific measures to manage teaching activities education, defense and security in National Defense Education Center. Each measure has its interaction, contact and support each other. Key words: Defense education, centre, management, teaching activities Ngày nhận bài:05/3/2014; ngày phản biện:18/3/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 Phản biện khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Quang – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0988114316

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48546_52459_16920159353515_2571_2046628.pdf
Tài liệu liên quan