Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình ở một huyện đồng bằng sông Cửu Long

Với một thực trạng sản xuất nông nghiệp của dân cư trong huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng như trên, rõ ràng để có một định hướng quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương để bảo đảm sự phát triển bền vững, chúng ta không thể nóng vội, chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước mắt. Một định hướng phát triển bền vững phải phù hợp với trình độ của mọi gia đình để tạo điều kiện cho tất cả có cơ hội tham gia ngang bằng nhau. Chỉ trên cách nhìn đó, sự phát triển mới không tạo ra sự phân hóa giầu nghèo quá lớn, hoặc ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

pdf11 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình ở một huyện đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (74), 2001 31 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình ở một huyện đồng bằng sông Cửu Long Tôn Thiện Chiếu Trong định h−ớng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một địa ph−ơng, chúng ta không thể thiếu đ−ợc thông tin về thực trạng tình hình sản xuất của dân c− trong vùng. Thực trạng sản xuất của dân c− là cơ sở của quy hoạch bảo đảm sự phát triển bền vững của địa ph−ơng. Bài viết này rút ra một phần từ kết quả cuộc điều tra xã hội học vào tháng 3 năm 2000, về vấn đề nói trên phục vụ cho dự án: "Định h−ớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng". I. Đặc điểm địa lý tự nhiên - xã hội 1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên. Huyện Vĩnh Châu nằm ở phía Nam và Đông Nam của tỉnh Sóc Trăng, một huyện đồng bằng ven biển, có hơn 43 km bờ biển ở phía Nam và sông Mỹ Thanh bao bọc phía Bắc, phía Đông đã tạo cho huyện nh− là một bán đảo ba mặt đều n−ớc mặn. Chính những đặc điểm này đã làm cho huyện có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi nh−ng cũng là yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế của huyện. Huyện có diện tích đất canh tác t−ơng đối lớn: 36.740 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 24.606 ha, nh−ng hàng năm chỉ trồng đ−ợc một vụ mùa nhờ n−ớc m−a khoảng 21.500 ha. Ngoài mùa m−a, ng−ời nông dân trong huyện muốn canh tác các loại cây trồng khác đều phải nhờ vào hệ thống n−ớc ngầm. Bờ biển của huyện tuy dài song do nằm gần cửa sông nên trở thành bãi bồi, bùn lắng đọng nhiều và biển nông. Điều này không thuận lợi cho dân c− sống gần bờ phát triển nghề đánh bắt cá hoặc khai thác tiềm năng biển nh− làm muối hoặc du lịch. Do cấu tạo địa hình, địa chất đã tạo ra trong huyện hai vùng đất: vùng tiếp giáp đất ven biển (nam trục lộ 38) là đất cát pha, ngoài trồng lúa còn có khả năng trồng hoa mầu, rau đậu và cây ăn trái cho năng suất cao. Trên vùng đất này nếu có đủ n−ớc t−ới quanh năm nhân dân có thể luân canh gối vụ lúa, rau, hành. Vùng phía bắc trục lộ 38 là đất chuyên trồng lúa có khả năng cho năng suất cao. Khi có hệ thống thủy lợi dẫn n−ớc ngọt vùng này có thể trồng 3 vụ lúa hoặc hai lúa một rau, mầu. Do có hệ thống sông, kênh, rạch đan xen và thông ra sông Mỹ Thanh đã làm cho hệ thống giao thông đ−ờng thủy phát triển đi đến hầu hết các xã. Chính hệ thống kênh rạch nhiều cũng đã ảnh h−ởng đến sự phát triển của giao thông đ−ờng bộ. Chỉ trong mấy năm gần đây đ−ợc sự đầu t− của tỉnh và trung −ơng, hệ thống giao thông Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình... 32 đ−ờng bộ mới phát triển. Hai trục đ−ờng 38 và 11 chạy dọc và ngang huyện đã phá bớt sự cô lập của huyện với các huyện khác trong tỉnh và các xã trong huyện với nhau. Mạng l−ới giao thông đ−ờng bộ nội huyện (đ−ờng liên thôn, liên xã) chủ yếu là đ−ờng cấp phối và đ−ờng đất, mặt đ−ờng hẹp, tải trọng thấp, hệ thống cầu tải trọng nhẹ chỉ đáp ứng đ−ợc cho các ph−ơng tiện thô sơ hoặc cơ giới nhỏ l−u thông. Hơn thế nữa mạng l−ới giao thông này phân bố ch−a thật hợp lý, có khi hai xã nằm sát nhau nh−ng muốn liên hệ trao đổi hàng hóa phải đi đ−ờng vòng. Hệ thống điện l−ới đã về đến tận các xã, song do mức sống của nhân dân còn thấp, ch−a đủ khả năng để đ−a điện vào sinh hoạt, dẫn đến còn một tỷ lệ rất lớn các hộ dân ch−a sử dụng điện vào sản xuất và sinh hoạt. Tỷ lệ hộ có sử dụng điện ở một số xã nh− sau: xã Vĩnh Châu: 23,6%; xã Vĩnh Hải: 9,1%; xã Lai Hòa: 20,9%; xã Hòa Đông: 9,2%; xã Khánh Hòa: 6,5%. Nh− vậy, tính −u việt của điện năng: cải thiện điều kiện sản xuất nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần (trong đó có thông tin khoa học sản xuất nông nghiệp, thông tin thị tr−ờng cho nhân dân) ch−a đến đ−ợc với đại đa số nhân dân trong huyện. 1.2. đặc điểm xã hội của dân c−. Ngoài những đặc điểm địa lý tự nhiên kể trên ảnh h−ởng đến sự phát triển sản xuất của huyện, thì đặc điểm xã hội cũng tác động đến quá trình sản xuất mà không thể không nói đến: sự tập trung nhiều dân tộc với nhiều tập quán và truyền thống sản xuất, văn hóa khác nhau cùng chung sống trên địa bàn huyện. Hiện tại huyện có ba dân tộc: Kh'mer, Việt và Hoa cùng chung sống. Trong ba dân tộc đó, đồng bào Kh'mer chiếm tỷ lệ đông nhất: 51,8%, tiếp đó là đồng bào Kinh chiếm 26,7% và đồng bào Hoa chiếm 22,5%. Đồng bào dân tộc Kh'mer hiện nay sống khắp trong các đơn vị hành chính của huyện. Hầu nh− 100% đồng bào Kh'mer theo đạo Phật. Hiện tại trên địa bàn huyện có 10 đơn vị hành chính thì có tới 16 chùa của đồng bào Kh'mer và nhiều đền điện khác. Hàng năm đồng bào Kh'mer có đến hàng chục ngày lễ khác nhau diễn ra và thu hút hầu hết đồng bào Kh'mer tham gia. Họ không chỉ tham gia các nghi lễ này ở chính tại địa ph−ơng mình mà còn tham gia các nghi lễ ở địa ph−ơng khác. Các ngày lễ của của đồng bào Kh'me không chỉ diễn ra một ngày mà có khi kéo dài vài ba ngày đến hàng tuần. Có những lễ đúng vào thời vụ sản xuất nh−ng họ vẫn tạm gác thời vụ để tham gia. Mỗi lần tham gia các ngày lễ dân tộc, đồng bào dân tộc Kh'mer còn tiêu tốn một khoản tiền cho việc ph−ớc, việc thiện trong khi cuộc sống của họ còn nghèo đói, ch−a đủ tài chính để đầu t− cho sản xuất và cuộc sống hàng ngày, thậm chí nhiều gia đình còn đi vay để có tiền tham gia các ngày lễ. Một đặc tính khác của đồng bào Kh'mer đó là sự tự chịu đựng nghèo khổ, ít trăn trở, suy nghĩ tìm h−ớng phát triển sản xuất lâu dài. Chỉ báo quan trọng để chứng minh nhận định này chính là tỷ lệ hộ ng−ời Kh'mer sang cầm đất nhiều nhất (12,6%) và số gia đình có ng−ời đi làm thuê nhiều nhất. Chính vì vậy trong 3 dân tộc cùng chung sống trong một huyện thì đồng bào Kh'mer có tỷ lệ hộ nghèo, đói nhiều nhất. Tính cố kết cộng đồng dân tộc chặt chẽ mạnh mẽ hơn tính cộng đồng xã, ấp. Bà Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tôn Thiện Chiếu 33 con trong cùng dân tộc có truyền thống giúp nhau trong cuộc sống, truyền bá kinh nghiệm sản xuất, dù ở khác địa ph−ơng hơn là ng−ời khác dân tộc trong cùng xã, ấp. Chính điều này đã dẫn đến cùng một xã, ấp song có sự chênh lệch về trình độ, kinh nghiệm sản xuất giữa các dân tộc. Nhìn chung đồng bào dân tộc Hoa và Việt có nhiều kinh nghiệm, kiến thức sản xuất, kinh doanh hơn đồng bào dân tộc Kh'mer. Chính đặc điểm địa lý tự nhiên nh− vậy, cộng với sự phát triển chậm của hệ thống cơ sở hạ tầng (đ−ờng giao thông, điện) đã ảnh h−ởng rất mạnh đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện, làm cho một huyện có tiềm năng song ch−a phát triển đ−ợc kinh tế. Những đặc điểm này đã để lại trong cơ cấu nghề nghiệp, cũng nh− đời sống văn hóa tinh thần và các phong tục của các hộ gia đình những dấu ấn đặc thù. II. Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình Là một huyện nông nghiệp, xa các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp nên cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình chủ yếu vẫn là nông, ng− nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các hộ ở đây chỉ làm nông nghiệp, ng− nghiệp mà không có các hoạt động kinh tế khác. Xét theo nghề nghiệp của ng−ời dân tự khai, nếu chúng ta gộp cả những ng−ời đánh cá, nuôi trồng thủy sản vào hộ làm nông, lâm nghiệp thì hiện nay trong huyện có đến 62,3% gia đình nông nghiệp. Số hộ làm nghề phi nông nghiệp (buôn bán, dịch vụ và thợ thủ công) chỉ chiếm 11,5%. Điều đáng l−u ý ở đây là các hộ nhận nghề nghiệp chính của mình là đi làm thuê chiếm một tỷ trọng khá lớn trong số các gia đình đ−ợc điều tra (23,5%). Thậm chí một số xã, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ ở thị trấn Vĩnh Châu lên đến 32,4%; ở xã Lai Hòa tỷ lệ này cũng là 30,0%. Xã có tỷ lệ hộ nhận làm thuê nh− là nghề chính ít nhất là xã Vĩnh Châu (14,2%). Qua số liệu khảo sát cho thấy nhiều khi nghề chính (nghề gia đình kê khai) không phải là nghề mang lại thu nhập nhiều nhất cho gia đình. Bên cạnh đó, theo cách này, chúng ta không thể tính toán đ−ợc có bao nhiêu hộ làm các nghề. Để có bức tranh toàn cảnh hơn về cơ cấu nghề nghiệp gia đình, chúng tôi phân chia nghề nghiệp của hộ gia đình theo các nguồn thu nhập của họ. Theo cách phân loại nghề nghiệp này, chúng ta có các nghề nh− sau. - Hộ thuần nông, lâm, ng− nghiệp: Hộ gia đình chỉ có thu nhập thuần túy từ các hoạt động nông nghiệp (bao gồm thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, kể cả đánh bắt nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâm nghiệp, cây ăn trái). - Hộ thuần sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: buôn bán, dịch vụ, thợ thủ công. - Hộ thuần làm thuê: Những hộ này ngoài thu nhập từ đi làm thuê không còn một loại thu nhập từ hoạt động sản xuất nào khác. - Hộ thuần cán bộ công nhân: Chỉ có thu nhập từ l−ơng hàng tháng. - Hộ kết hợp: Có thu nhập tối thiểu của hai hoạt động nghề nghiệp kể trên: nông nghiệp và buôn bán; nông nghiệp và làm thuê hay buôn bán, dịch vụ và làm thuê... - Hộ già yếu neo đơn là các hộ chỉ thuần túy sống dựa vào sự trợ giúp của ng−ời khác hoặc các nguồn mà không phải từ sản xuất, kinh doanh. Với cách phân Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình... 34 loại nghề nghiệp nh− vậy chúng ta có bảng nghề nghiệp của các hộ gia đình nh− sau. Bảng 1: Nghề nghiệp của hộ gia đình theo các nguồn thu nhập (% trên từng xã) Nghề nghiệp Chung Thị trấn Vĩnh Châu Xã Vĩnh Châu Xã Vĩnh Hải Xã Vĩnh Ph−ớc Xã Lai Hòa Thuần nông, lâm 30,3 17,8 36,7 39,1 29,8 25,0 Buôn bán, dịch vụ thủ công 5,5 17,8 1,3 4,4 5,7 2,4 Thuần làm thuê 20,3 31,6 12,5 19,8 19,3 21,1 Cán bộ, công nhân 0,7 1,6 0,6 0,2 0,5 0,7 Kết hợp nông nghiệp, buôn bán 7,5 6,9 9,3 5,9 8,1 7,4 Kết hợp nông nghiệp, làm thuê 21,5 6,1 28,6 22,7 20,3 25,2 Kết hợp buôn bán, làm thuê 3,5 4,3 1,9 1,5 4,3 5,0 Kết hợp khác 9,1 11,3 7,7 5,4 9,1 12,5 Già cả, mất sức 1,5 2,0 1,3 1,0 2,9 0,5 Theo kết quả điều tra hiện nay trên địa bàn của huyện có khoảng 68,4% gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp. Hoạt động buôn bán dịch vụ hoặc thủ công có 25,6% gia đình tham gia. Sự phân tích còn cho ta thấy có tới 1/5 gia đình trong huyện chỉ sống bằng công việc đi làm thuê. Còn nếu tính cả các gia đình đã có công việc khác nh−ng vẫn tranh thủ lúc nông nhàn hay ng−ời trong gia đình không việc đi làm thuê, thì tỷ lệ hộ gia đình có tham gia vào việc làm thuê chiếm đến khoảng 47,8%. Cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình dù tính theo cách nào vẫn có những nét đặc thù riêng của từng xã. Những xã nào gần các trung tâm đô thị hay thuận tiện giao thông, tập trung nhiều ng−ời qua lại thì tỷ lệ hộ gia đình có tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh, nh−ng đồng thời số gia đình chỉ sống vào công việc làm thuê cũng tăng lên. Điển hình cho nhận định mà chúng tôi nêu lên ở trên là thị trấn Vĩnh Châu và xã Vĩnh Hải. Bảng 2. Nghề nghiệp của hộ gia đình theo nguồn thu nhập (% trên từng dân tộc) Nghề nghiệp Kh'mer Hoa Việt Thuần nông, lâm 30,7 31,4 28,1 Buôn bán, dịch vụ thủ công 2,0 11,3 7,7 Thuần làm thuê 22,4 17,0 19,0 Cán bộ, công nhân 0,1 0,0 1,1 Kết hợp nông nghiệp, buôn bán 6,8 9,3 6,9 Kết hợp nông nghiệp, làm thuê 26,5 14,6 19,3 Kết hợp buôn bán, làm thuê 2,6 4,4 4,7 Kết hợp khác 0,9 8,7 12,1 Già cả, mất sức 0,8 3,0 1,1 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tôn Thiện Chiếu 35 Nghề nghiệp của hộ còn thụ thuộc vào sự năng động, của các hộ gia đình. Một phần nào đó các yếu tố văn hóa dân tộc của hộ gia đình cũng ảnh h−ởng đến sự năng động, nhanh nhậy của họ và tác động đến việc phát triển nghề nghiệp của gia đình. Bảng 2 cho ta thấy nghề nghiệp hộ gia đình của các dân tộc khác nhau (phân loại nghề nghiệp theo nguồn thu nhập). Qua bảng này chúng ta thấy hộ gia đình đồng bào Kh'mer có tỷ lệ ng−ời đi làm thuê đông nhất (50%), và tham gia vào hoạt động kinh doanh, dịch vụ thấp nhất trong ba dân tộc cùng chung sống trên địa bàn huyện. Để đánh giá đúng tình hình sản xuất của huyện trong tình hình hiện nay, chúng tôi xin phân tích trên từng hoạt động sản xuất của hộ gia đình. Trên cơ sở phân tích từng hoạt động này chúng ta sẽ thấy đ−ợc bức tranh toàn cảnh về sản xuất, kinh tế của huyện Vĩnh Châu. 3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình Hoạt động nông, lâm, ng− nghiệp: Hoạt động sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt l−ơng thực, thực phẩm: lúa, rau, hoa mầu, hành, trồng cây ăn trái, cây lâm nghiệp và chăn nuôi: gia súc và thủy sản) là hoạt động chính và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các hộ gia đình trong huyện. Hiện tại, tỷ lệ hộ có tham gia hoạt động nông, lâm, ng− nghiệp ở từng địa bàn nh− sau: - Thị trấn Vĩnh Châu: 45,1% - Xã Vĩnh Châu: 80,3% - Xã Vĩnh Hải: 73,1% - Xã Vĩnh Ph−ớc: 66,4% - Xã Lai Hòa: 70,1% Trồng trọt: Nh− đã nói ở phần trên, nằm ở một vùng ven biển, có địa hình t−ơng đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp lớn, t−ơng đối mầu mỡ có khả năng vừa trồng lúa vừa trồng các loại cây hoa mầu, rau đậu và cây ăn trái, đã tạo cho huyện một tiềm năng trồng trọt rất lớn. Song lại do bị bao bọc bởi 3 phía là n−ớc mặn, không có nguồn n−ớc ngọt th−ờng xuyên nên sản xuất trồng trọt ở đây hầu nh− phụ thuộc vào thời tiết (n−ớc m−a) nên đã hạn chế tiềm năng đó dẫn đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp tăng rất chậm. - Lúa: Lúa là cây trồng chủ yếu của nông dân mà mỗi năm chỉ trồng đ−ợc một vụ với diện tích gieo trồng không tăng mấy và sản l−ợng tăng không ổn định. Theo số liệu của Cục thống kê Tỉnh, về diện tích: năm 1996 là 21.500 ha, năm 1997 là 21.500 ha, năm 1999 là 22.000 ha; còn sản l−ợng: năm 1996 là 73.460 tấn, năm 1997 là 84.948 tấn và năm 1999 là 83.000 tấn Theo số liệu của cuộc khảo sát, hiện nay có 49,9% gia đình trong huyện có thu nhập từ cây lúa, nếu chỉ tính tiêng cho các hộ có làm nông nghiệp thì cũng chỉ chiếm tỷ lệ là 72,8%. Đây là một điều ngạc nhiên đối với một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhiều hộ có đất canh tác cũng không trồng lúa; 24,8% gia đình có đất canh tác không tham gia trồng lúa. Vì sao lại có tình trạng nh− vậy? Điều này chỉ có thể lý giải bằng hiệu quả của trồng lúa không cao, nên nhân dân không tham gia sản xuất lúa. Số liệu thu đ−ợc cho thấy trung bình mỗi gia đình tham gia trồng lúa mỗi năm gieo xạ khoảng gần 9 công và tổng thu nhập từ cây lúa chỉ đạt khoảng 4 triệu Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình... 36 đồng (ch−a trừ các khoản chi phí cho sản xuất: phân bón, giống, công lao động). Nếu làm bài toán hoạch toán kinh tế thì rõ ràng sau khi trừ đi chi phí sản xuất thì trồng một công lúa chẳng thu hoạch đ−ợc bao nhiêu. Chỉ tính riêng các khoản phải đầu t− (phân bón, giống...) cho một đơn vị diện tích (công) lúa đã lên đến gần 400 ngàn đồng, nếu tính cả công gieo xạ, vận chuyển, dọn đất thì chi phí càng cao hơn nhiều. Nh− vậy, khi trồng lúa năng suất một công phải đạt trên 400 kg thóc thì mới có lãi, còn thấp hơn thì không có thu hoạch. Một đặc thù của nông dân ở vùng này khác với nông dân ở miền Bắc và miền Trung là hầu nh− rất ít gia đình có các công cụ sản xuất nh−: cày, bừa phục vụ cho làm đất. Chính vì vậy khi làm đất hầu nh− họ đều phải thuê, thậm chí vì không có cả công cụ vận chuyển nên họ còn thuê cả công vận chuyển. Điều này đã làm cho chí phí đầu vào khi sản xuất lúa tăng lên làm hạn chế hiệu quả của trồng lúa. Một nét đặc thù khác trong sản xuất nữa là ng−ời nông dân ở đây hầu nh− không có thói quen sử dụng phân chuồng để chăm sóc cây lúa mà chỉ sử dụng phân hóa học. Chính việc sử dụng nhiều phân hóa học ngoài việc tăng chi phí còn làm cho khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng kém đi, kéo theo phải tăng chi phí phòng chống sâu bệnh. Thu nhập bình quân từ trồng 1 công lúa nh− đã nói ở trên khoảng trên 500 ngàn đồng, song không phải mọi gia đình đều đạt đ−ợc nh− vậy. Số liệu thu đ−ợc cho thấy còn tùy chất đất ở mỗi xã, tùy theo điều kiện đầu t− và kinh nghiệm sản xuất của gia đình nông dân. Những hộ gia đình ở xã Lai Hòa có thu nhập cao nhất trên 1 công đất gieo xạ lúa, còn hộ gia đình trồng lúa ở thị trấn có thu nhập thấp nhất. Những hộ tự đánh giá mức sống khá giả có năng suất lúa cao hơn hộ nghèo. Hộ gia đình có mức sống khá giả bình quân thu hoạch đ−ợc 530 ngàn đồng trên một công đất, còn hộ đói chỉ thu đ−ợc 350 ngàn đồng. Nh− vậy vấn đề vốn đầu t− và cả kinh nghiệm sản xuất rất cần thiết cho trồng lúa. Với diện tích và năng suất nh− vậy thì đối với huyện Vĩnh Châu ch−a có nhiều lúa hàng hóa để trao đổi các mặt hàng khác. Tuy bình quân l−ơng thực đạt trên 500 kg đầu ng−ời, song trong số các gia đình trồng lúa chỉ có 43,1% gia đình có d− thừa lúa để bán. Nh− vậy, đối với sản xuất cây lúa một vụ, các hộ gia đình khó có thể thoát nghèo nếu họ không có những công việc làm khác trong mùa khô, nhất là các gia đình nghèo, đói. - Hoa mầu: Trồng hoa mầu là một cách bổ sung nguồn l−ơng thực và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, nh−ng do điều kiện thời tiết cho nên diện tích trồng hoa mầu của các hộ dân cũng không nhiều, đồng thời số hộ tham gia trồng mầu cũng rất ít. Theo số liệu điều tra chỉ có 15,4% gia đình trong huyện, tức là 22,5% gia đình nông nghiệp tham gia trồng mầu. Diện tích trồng mầu của các hộ này cũng ít, bình quân mỗi hộ trồng khoảng gần 3 công, tập trung chủ yếu nhân dân các xã nằm ven bờ biển, còn ở các xã khác tỷ lệ hộ trồng mầu rất thấp. Ví dụ: ở Vĩnh Châu có 30,9% gia đình trong xã trồng mầu; Vĩnh Hải: 20%; Vĩnh Ph−ớc: 11,7% và Lai Hòa: 9,1%. Tuy nhiên, một điều đáng nói ở đây là các hộ gia đình thuộc diện nghèo, đói lại rất ít tham gia trồng hoa mầu. Chỉ có 10,1% hộ đói và 14,4% hộ nghèo Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tôn Thiện Chiếu 37 trồng hoa mầu, trong khi đó số hộ khá giả tham gia trồng hoa mầu là 23,4%. - Hành: cây trồng chủ yếu trong cơ cấu cây trồng sau lúa của nhân dân huyện Vĩnh Châu, đồng thời là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Do yêu cầu chất đất của cây hành nên chỉ một số xã mới trồng đ−ợc hành, mặt khác nguồn n−ớc ngọt nổi tự nhiên không có nên trong mùa khô cũng hạn chế số gia đình tham gia trồng hành. Chính vì vậy, tuy là cây có giá trị kinh tế cao, cho lợi nhuận nhiều nh−ng trong huyện hiện nay chỉ có 15,6% gia đình trồng hành (bằng 22,9% gia đình làm nông nghiệp). Diện tích trồng hành trung bình của mỗi hộ khoảng 3,2 công. Trồng hành tuy mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn nh−ng chi phí đầu t− cho một công hành không phải là nhỏ, nên không phải bất cứ hộ nào cũng có thể tham gia, hơn thế nữa để đem lại năng suất cao, ng−ời trồng hành còn phải có kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, có những hộ trồng hành năng suất cao 2,3 tấn/công vụ, song cũng có hộ trồng chỉ đạt năng suất 1,5 tấn/công vụ. Trong thu nhập, những hộ gia đình có trồng hành, hoa mầu đã đem lại thêm một khoản thu nhập trung bình trên 7 triệu đồng năm. Nếu trừ chi phí sản xuất và chỉ lấy thời giá trung bình (4 ngàn đồng/kg) thì trồng một công hành ng−ời sản xuất thu lại gần 1 triệu đồng. Đối với các gia đình có khả năng trồng đ−ợc hành giống thì tổng thu rất cao, bởi vì giá trị một kg hành giống lớn hơn gấp 5 lần cây hành th−ờng. Để phát triển đ−ợc diện tích cây hành, cũng nh− cây màu ở địa ph−ơng thì vấn đề quan trọng nhất chính là tạo nguồn n−ớc ngọt. - Cây ăn trái: ở khu vực giải đất pha cát sát ven biển của một số xã nh−: Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Ph−ớc và Vĩnh Châu còn có khả năng trồng cây ăn quả lâu ngày. Tuy nhiên, khi trồng cây ăn trái, các hộ gia đình phải đầu t− khá lớn lại chậm cho thu hoạch nên tỷ lệ hộ trồng cây ăn trái còn thấp. Theo số liệu điều tra hiện nay chỉ có khoảng 4% gia đình trong huyện là có trồng cây ăn trái. Thu nhập hàng năm từ cây ăn trái của mỗi một gia đình là khá cao, khoảng trên 5 triệu đồng một hộ. Cũng có những hộ có thu nhập rất cao từ nguồn này, ví dụ có gia đình ở xã Vĩnh Châu thu nhập trên 30 triệu đồng một năm từ cây ăn trái. Ngoài các loại cây chủ yếu kể trên, các hộ gia đình trong huyện còn trồng một số loại cây khác. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng và sản l−ợng thấp nh− cây mía,... hoặc vừa trồng vừa khai thác tự nhiên nh− cây thuốc cá, nên chúng tôi không đề cập đến trong phần này. Qua những phân tích trên cho thấy: hoạt động trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình ở huyện hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên. Thiên nhiên đã tạo cho huyện nhiều nguồn lợi, song cũng chính thiên nhiên đã hạn chế các nguồn lợi đó. Sự hạn chế của thiên nhiên đối với sản xuất trồng trọt của huyện chính là thiếu n−ớc ngọt bề mặt phục vụ sản xuất. Một yếu tố nữa làm cho sản xuất trồng trọt của nhân dân địa ph−ơng ch−a mang lại hiệu quả kinh tế cao đó chính là tập quán sản xuất của nhân dân địa ph−ơng: ch−a tận dụng đ−ợc sức lao động và điều kiện sẵn có, nhất là thiếu kinh nghiệm sản xuất nên làm tăng chi phí sản xuất lên cao. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình... 38 Chăn nuôi: Chăn nuôi là một trong hai hoạt động sản xuất quan trọng của nông nghiệp. Nó không chỉ mang lại thu nhập cho ng−ời nông dân mà còn là nguồn bổ sung thêm vật t− cho ngành trồng trọt: phân bón hữu cơ, cũng nh− sức kéo. + Gia súc: Do ít tự làm đất mà chủ yếu thuê máy làm nên các hộ gia đình không chú trọng đến việc chăn nuôi trâu bò làm sức kéo. Tỷ lệ hộ chăn nuôi trâu bò thấp, chỉ d−ới 1% gia đình trong huyện tham gia, chủ yếu tập trung tại một vài xã. Tỷ lệ hộ chăn nuôi cao nhất ở xã Vĩnh Châu là 2,5% và xã Vĩnh Hải là 1,7%. Nghề chăn nuôi heo cũng không phát triển, tỷ lệ hộ tham gia chăn nuôi heo rất thấp. Toàn huyện có 11,2% gia đình chăn nuôi heo, tỷ lệ này không đồng đều nhau ở các xã. Xã có tỷ lệ hộ gia đình nuôi heo nhiều nhất là Vĩnh Ph−ớc: 18,7% và thấp nhất là ở Vĩnh Hải: 4,5%. Nh− chúng ta đã biết, chăn nuôi gia súc, mà cụ thể nuôi heo là góp phần nâng cao thu nhập của gia đình, song do hoàn cảnh khách quan hay do những khó khăn về đời sống, hoặc có thể không nhận thức đ−ợc cho nên đã dẫn đến một thực tế: hộ gia đình có đời sống khá giả thì chăn nuôi heo nhiều hơn các hộ nghèo và đói: khá giả: 23,4%; đủ ăn: 16,2%; nghèo: 8,4%; đói: 2,5%. Bình quân thu nhập một năm từ nuôi heo là 2,3 triệu đồng (ch−a trừ chi phí). Nếu trừ chi phí cho giống, thức ăn thì mỗi năm các gia đình này cũng có thêm khoảng 1 triệu đồng. Hiệu quả của việc chăn nuôi heo cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng đầu t−. Nếu nh− các hộ khá giả và đủ ăn mỗi năm nuôi đ−ợc vài tạ, thu hoạch khoảng trên 2,5 triệu đồng/năm từ nuôi heo, thì các gia đình nghèo chỉ nuôi đ−ợc 1,5 tạ một gia đình, thu đ−ợc 1,8 triệu đồng, còn gia đình đói chỉ nuôi đ−ợc 50kg mỗi gia đình và thu nhập chỉ khoảng 800 ngàn đồng. Nh− vậy, các hộ nghèo và đói ở huyện chăn nuôi heo không mang lại lợi nhuận và có khi còn lỗ vốn, nhất là các gia đình đói. Cũng chăn nuôi heo nh−ng các gia đình ng−ời Hoa có thu nhập cao nhất, trung bình 3,4 triệu đồng 1 hộ 1 năm, ng−ời Kinh là 2,8 triệu đồng, trong khi đó ng−ời Kh'mer chỉ thu đ−ợc 1,8 triệu đồng. + Gia cầm: nếu nh− chăn nuôi gia súc cần có những điều kiện nhất định (chuồng trại) và chi phí đầu t− cho vốn và thức ăn khá tốn, thì chăn nuôi gia cầm, nhất là gà lại không cần có cơ sở vật chất lắm, nhà nào cũng có khả năng chăn nuôi. Tuy đầu t− ban đầu không cao nh−ng tỷ lệ hộ có thu nhập từ chăn nuôi gia cầm lại rất thấp. Tỷ lệ hộ có thu nhập từ gia cầm thấp hơn cả tỷ lệ hộ có thu nhập từ chăn nuôi heo. + Nuôi thủy sản: Nằm ở một địa bàn ven biển có điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, nên tr−ớc những năm 90 đã có một số hộ nuôi, nh−ng mãi đến những năm gần đây các hộ gia đình trong huyện mới dấy lên phong trào nuôi thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm sú. Có hai hình thức nuôi tôm sú ở huyện: nuôi tự nhiên (các đầm ven biển) và nuôi nhân tạo (cải tạo ruộng lúa đ−a n−ớc mặn vào để nuôi). Nếu nh− nuôi tự nhiên đ−ợc thực hiện tr−ớc những năm 1995, thì việc nuôi nhân tạo mới đ−ợc hình thành trong vài năm qua. Sự phát triển nuôi tôm trong những năm gần đây chính là do đòi hỏi cấp bách của kinh tế gia đình: do điều kiện chỉ trồng đ−ợc 1 vụ lúa trong mùa m−a, mùa khô bỏ không nh−ng đồng thời cũng do lợi nhuận cao của con tôm. Hiện tại có 9,8% Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tôn Thiện Chiếu 39 gia đình trong huyện (tức là 14,5% gia đình làm nông nghiệp) tham gia nuôi tôm. Không chỉ có các gia đình làm nông nghiệp mới nuôi tôm sú, có cả các gia đình cán bộ công chức nhà n−ớc, gia đình làm buôn bán, dịch vụ cũng tham gia nuôi sú, không chỉ nằm trong phạm vi vùng quy hoạch của huyện mà cả ở những xã không nằm trong quy hoạch. Bảng 3. Thời điểm nuôi tôm của các hộ gia đình (% trên từng xã). Nuôi tôm sú Chung Thị trấn Vĩnh Châu Xã Vĩnh Châu Xã Vĩnh Hải Xã Vĩnh Ph−ớc Xã Lai Hòa Năm 80-90 7,9 5,9 7,4 21,7 5,2 - Năm 91-94 25,8 17,6 47,1 26,1 8,6 - Năm 95-96 11,2 11,9 11,8 13,0 8,6 16,7 Năm 97-98 18,5 23,5 22,1 26,1 8,6 25,0 Năm 99-2000 36,5 41,2 11,8 13,0 69,0 58,0 Theo quy hoạch thì hai xã Vĩnh Ph−ớc và Lai Hòa không nằm trong vùng nuôi tôm nh−ng vẫn có gia đình nuôi tôm, mà số l−ợng gia đình nuôi không phải nhỏ. Xã Vĩnh Ph−ớc có 12,8% và Lai Hòa có 2,8% gia đình nuôi tôm sú. Hiệu quả kinh tế cao của việc nuôi tôm sú đã lôi kéo không chỉ gia đình khá giả nuôi, mà cả những gia đình hiện nay thuộc diện đói cũng tham gia. Có 21,3% gia đình có mức sống thuộc loại khá giả tham gia nuôi tôm sú, đủ ăn 11,3% ; nghèo 8,4% và đói là 10,0%. Không chỉ có đồng bào Kinh hay Hoa tiến hành mà có cả đồng bào Kh'mer tham gia. Hiện tại tỷ lệ hộ đồng bào ở các dân tộc đang nuôi tôm sú nh− sau: Kh'mer có 7,2%; Hoa có 11,6% và Kinh 15,8%. Nuôi tôm sú là một công việc đòi hỏi ng−ời tham gia phải hiểu biết kiến thức và đầu t− chi phí ban đầu không nhỏ, dù là nuôi tự nhiên hay nuôi nhân tạo. Kiến thức ở đây bao gồm từ việc làm ruộng, chọn giống đến mật độ nuôi, cách cho ăn, phát hiện và chữa bệnh cho tôm, hay cách vệ sinh ruộng tôm. Chỉ cần không hiểu đầy đủ một trong các yếu tố trên có thể dẫn đến những tác hại có khi mất trắng công sức và tiền của đầu t− vào ruộng tôm. Chỉ có 35,9% các gia đình nuôi tôm trả lời trong nhà có ng−ời đ−ợc phổ biến cách nuôi tôm. Nh− vậy, còn 64% gia đình nuôi tôm sú hiện nay ở huyện là không qua đào tạo. Điều này rất nguy hiểm, bởi vì chỉ cần một ruộng tôm bị bệnh mà ng−ời nuôi không biết, thải n−ớc kênh ra rồi ng−ời khác lại bơm vào ruộng tôm của mình sẽ khiến tình trạng các ruộng tôm bị lây bệnh. Nếu so sánh thu nhập của 1 công diện tích nuôi tôm chúng ta thấy, tuy rằng thu nhập của nuôi tôm có cao hơn, nhất là các gia đình có vốn đầu t−, nh−ng sự rủi ro trong quá trình sản xuất sú lại cao hơn (thiên tai, dịch bệnh). Theo số liệu điều tra, trong mẫu có 178 hộ nuôi tôm từ năm 1999 về tr−ớc, nh−ng thu nhập từ tôm sú năm 1999 thì chỉ có 155 hộ, nghĩa là có 24 hộ mất thu nhập từ nguồn nuôi tôm, chiếm tỷ lệ 13,4%. Trong các khoản thu nhập trung bình một năm của gia đình thì thu nhập từ nghề nuôi tôm là lớn nhất: trên 9,6 triệu đồng một hộ có nuôi tôm. Nghĩa là trên 1 triệu một công diện Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình... 40 tích trong một vụ nuôi sú. Một điều đáng nói ở đây là không phải hộ nào cũng có thu nhập nh− nhau trên 1 công ruộng nuôi tôm, mà tùy theo cách đầu t− và kinh nghiệm mà các gia đình có thu nhập khác nhau. Đồng bào Kh'mer có thu nhập thấp nhất, khoảng 700 ngàn đồng, còn ng−ời Việt và ng−ời Hoa có thu nhập hơn 1,5 triệu đồng trên 1 công ruộng nuôi tôm. Những gia đình thuộc diện đói tuy rằng có diện tích nuôi tôm khá lớn, bằng với các gia đình có mức sống khá hơn, song lại thu nhập rất thấp. Số liệu sau đây cho ta thấy thu nhập bình quân trên 1 công ruộng nuôi tôm sú của các hộ phân loại mức sống khác nhau (không kể những gia đình mất trắng): khá giả: 3,5 triệu đồng; đủ ăn: 1,5 triệu đồng; nghèo: 600 ngàn đồng; đói: 400 ngàn đồng. - Hoạt động đánh bắt cá: Do nằm ở sát biển lại có hệ thống kênh rạch nhiều, cho nên trong huyện có một số hộ gia đình sống bằng nghề đánh bắt cá. 5 trên 10 đơn vị hành chính trong huyện có bờ biển và sông hoặc kênh rạch thông ra biển, song do bãi biển ở đây nông và bùn cho nên hoạt động đánh bắt cá trên biển không phát triển. Chỉ có một số ít hộ dân tham gia vào hoạt động này. Ngoài hoạt động đánh bắt cá trên biển, một số hộ dân ở gần các kênh rạch cũng sống dựa vào nguồn lợi này. Việc đánh bắt cá trên các kênh, rạch chủ yếu dựa vào nguồn lợi tự nhiên, họ th−ờng giăng l−ới dọc sông chờ n−ớc triều lên xuống, cá theo dòng chảy chui vào rồi thu hoạch. Hiệu quả kinh tế của công việc này không cao. Nằm trên bãi biển bồi, bùn cát lắng đọng nhiều cho nên huyện còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Mấy năm tr−ớc đây do cuộc sống khó khăn và do ng−ời dân không nhận thức đ−ợc tầm quan trọng của nó trong việc phòng hộ đã chặt cây làm củi đem bán nên diện tích đã thu hẹp. Đồng thời do cách khai thác hải sản không chú ý đến bảo tồn sự sinh sản của chúng (nh− đánh xịp) nên các nguồn lợi thiên nhiên do rừng ngập mặn tạo nên (tôm tự nhiên, sò, ngao) đã bị cạn kiệt. Những hộ dân tr−ớc đây sống chủ yếu vào công việc khai thác nguồn lợi này phải tìm công việc khác để kiếm sống, mà chủ yếu là đi làm thuê. Hiện nay đ−ợc sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB) diện tích rừng ngập mặn này đ−ợc khôi phục sẽ thu hút một l−ợng lao động vào làm việc và tạo ra một nguồn lợi lớn về lâm, ng− nghiệp cho địa ph−ơng nếu biết cách khai thác cũng nh− bảo vệ chúng. Để kết thúc phần các hoạt động sản xuất nông, lâm, ng− nghiệp, chúng tôi chỉ đ−a ra một vài con số để có thể hình dung ra đ−ợc thực tế các hoạt động này ở địa ph−ơng. Trong số những gia đình có tham gia sản xuất nông, lâm, ng− nghiệp thì không phải hộ nào cũng có sản phẩm d− thừa để bán. Chỉ có 74,6% gia đình hoạt động sản xuất nông, lâm, ng− nghiệp có sản phẩm đem bán. ở địa ph−ơng nào sản xuất nông nghiệp không có điều kiện trồng rau mầu, cây ăn trái, hay chăn nuôi mà chỉ tập trung vào vào cây lúa thì tỷ lệ hộ có sản phẩm d− thừa đem bán ít nhất. Xã nào biết khai thác cả hai h−ớng trồng trọt và chăn nuôi, không trông chờ vào cây lúa thì xã đó ít hộ gia đình thuộc diện nghèo đói. Xã Vĩnh Ph−ớc - xã duy nhất không thuộc diện xã nghèo ở huyện, cho nên có tỷ lệ hộ nông nghiệp có sản phẩm d− thừa đem bán nhiều nhất vì xã đó biết đi trên cả hai chân của sản xuất nông nghiệp. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Tôn Thiện Chiếu 41 Tiếp cận thị tr−ờng - một yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sản xuất đối với bất kỳ một nhà sản xuất nào, trong đó có cả ng−ời nông dân. Chỉ có tiếp cận với thị tr−ờng ng−ời sản xuất mới biết đ−ợc thông tin: hiện nay xã hội đang yêu cầu mặt hàng nào, chất l−ợng mặt hàng đó nh− thế nào. Chỉ trên cơ sở đó sản xuất mới đem lại lợi nhuận cao nhất đối với mình. Không tiếp cận với thị tr−ờng dẫn đến thiếu thông tin, ng−ời nông dân không biết lựa chọn cây, con nào vào sản xuất để sinh lợi nhiều mà chỉ sản xuất các mặt hàng truyền thống sẵn có, trong khi xã hội không còn yêu cầu, dẫn đến giá trị sản xuất không cao. Một yếu tố khác đem lại nguồn thông tin về khoa học sản xuất và thị tr−ờng cho ng−ời nông dân là hệ thống phát thanh, truyền hình. Nh−ng do tỷ lệ hộ đ−ợc sử dụng điện còn thấp, ít gia đình có đài, ti vi nên nguồn thông tin này cũng ít đến đ−ợc với bà con. Tiếp cận thị tr−ờng kém đã làm mất đi tính năng động, mạnh dạn trong sản xuất của bà con nông dân. Điều này đ−ợc thể hiện ở bình diện các gia đình có trang bị đầy đủ các công cụ sản xuất hay không. Rất ít hộ nông nghiệp có công cụ sản xuất cần thiết nh−: cày, trâu bò kéo, ph−ơng tiện vận chuyển thô sơ. Không có các công cụ này, nghĩa là khi vào thời vụ sản xuất họ lại đi thuê ng−ời khác làm dẫn đến có thể không kịp thời vụ hoặc bị ép giá, vừa tăng chi phí vừa năng suất thấp. Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể nhận định: hoạt động sản xuất nông, lâm, ng− nghiệp ở đây phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên rất nhiều, và một phần nào đó ch−a trở thành sản xuất hàng hóa. Trình độ sản xuất của bà con nông dân vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có, việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất mới chỉ ở những b−ớc đầu. Công cụ sản xuất còn thiếu và kiến thức thị tr−ờng của bà con nông dân còn thấp, ch−a có sự nhanh nhạy với thị tr−ờng đã hạn chế tiềm năng phát triển kinh tế trong thời gian qua của vùng đất nhiều tiềm năng này. Với một thực trạng sản xuất nông nghiệp của dân c− trong huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng nh− trên, rõ ràng để có một định h−ớng quy hoạch kinh tế xã hội của địa ph−ơng để bảo đảm sự phát triển bền vững, chúng ta không thể nóng vội, chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế tr−ớc mắt. Một định h−ớng phát triển bền vững phải phù hợp với trình độ của mọi gia đình để tạo điều kiện cho tất cả có cơ hội tham gia ngang bằng nhau. Chỉ trên cách nhìn đó, sự phát triển mới không tạo ra sự phân hóa giầu nghèo quá lớn, hoặc ảnh h−ởng đến môi tr−ờng sinh thái. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_san_xuat_nong_nghiep_cua_cac_ho_gia_dinh_o_mot_hu.pdf
Tài liệu liên quan