Thực trạng, những mặt tích cực và hạn chế trong pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh trang ở Việt Nam

THỰC TRẠNG, NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANG Ở VIỆT NAM. THANH MAI (Tổng hợp) Đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại, nên đã có không ít đối thủ cạnh tranh thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại đến các đối tượng SHCN để thu lợi bất chính trong kinh doanh. Điều 39 Luật Cạnh tranh xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là sở hữu công nghiệp; bao gồm: - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ; - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ - Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu việc sử dụng của người đại diện hoặc đại lý đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng - Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục địch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. Có thể thấy, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được mở rộng và làm rõ hơn so với khái niệm “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” (một trong các dạng biểu hiện cụ thể của hành vi cạnh tranh không lành liên quan đến sở hữu trí tuệ) mà Luật Cạnh tranh đã đưa ra trước đây. Đồng thời, để bảo vệ chủ thể bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định để cho các chủ thể này có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự cũng như biện pháp hành chính theo pháp luật về cạnh tranh. Trong lĩnh vực SHCN, pháp luật cạnh tranh thể hiện những mặt tích cực sau đây: Thứ nhất, các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN khá rõ ràng về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đạt độ tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước, cụ thể Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN được quy định dựa trên tiêu chí của Điều 10bis Công ước Paris (1883) và kinh nghiệm lập pháp của các nước. Nghị định số 54/200/NĐ – CP ngày 3/10/2000 (gọi tắt là NĐ 54) quy định trực tiếp về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN (điều 25). Điều 24 NĐ 54 liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: ‘’1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích: a, Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh của mình; b, Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh khác của mình; c, Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh 2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép’’ Thứ hai, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN đã chủ động tạo môi trường pháp luật để hạn chế tối đa hậu quả của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khuyến khích các nhà kinh doanh đầu tư vào khoa học – công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh Thứ ba, pháp luật về kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền SHCN đã tích cực bảo vệ môi trường cạnh tranh không lành mạnh, chống lại sự lạm dụng quyền SHCN Việc bảo hộ quyền SHCN nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu có vị trí độc quyền về sử dụng đối tượng SHCN, để bồi hoàn công sức của họ và thu lợi nhuận. Như vậy, xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là độc quyền cá nhân và một bên là nguyên tắc tự do cạnh tranh; nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng đối tượng SHCN cho phát triển. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật phải giải quyết mâu thuẫn nói trên, nhất là khi chủ sở hữu lạm dụng độc quyền của mình để cản trở thương mại. Trong lĩnh vực chuyển giao quyền SHCN, pháp luật về kiểm soát độc quyền nhằm vào mục tiêu chống lại sự lạm dụng ưu thế công nghệ của bên giao để áp đặt các điều kiện hạn chế thương mại bất hợp lý, đẩy bên nhận công nghệ vào thế cạnh tranh bất lợi. Pháp luật Việt Nam cấm ghi hàng loạt các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHCN, chẳng hạn: điều khoản hạn chế quyền tự do của người được chuyển giao trong việc mua vật tư, thiết bị, hoặc tuyển dụng lao động giản đơn; điều khoản ép buộc người được chuyển giao chấp nhận một số hạn mức nhất định về quy mô sản xuất và số lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, chỉ định đại lý tiêu thụ sản phẩm cho người được chuyển giao, cơ chế hoạt động và quan hệ giữa người được chuyển giao và các đại lý này; (Điều 13 khoản 1 – 7 NĐ 45/1998/NĐ – CP ngày 1/7/1998). Để hạn chế một cách hữu hiệu các hợp đồng license độc quyền, một số nước trong đó có Việt Nam đưa ra quy định về license bắt buộc.Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với đối tác Hoa Kỳ, Việt Nam cam kết không được cho phép license không tự nguyện đối với nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp (Điều 6 khoản 12 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ). Một số vấn đề tiếp theo trong pháp luật về kiểm soát độc quyền của Việt Nam – pháp luật Việt Nam không có quy định về cấm nhập khẩu song song. Trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đã yêu cầu đưa vấn đề ‘‘quyền chống nhập khẩu song song’‘ vào Hiệp định. Phía Việt Nam đã từ chối yêu cầu này Theo Hiệp định của WTO về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), không một quốc gia nào có nghĩa vụ phải cho phép hoặc ngăn cấm nhập khẩu song song. Mỗi nước có thể đưa ra các quy tắc khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn ở Ôxtrâylia, hầu hết các sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hoá có thể được nhập khẩu song song, ngược lại sản phẩm được giữ bản quyền không được nhập khẩu song song, trừ các sản phẩm ghi âm Bất đồng về vấn đề nhập khẩu song song đã được hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ giải quyết bằng cách thoả hiệp việc diễn giải nội dung vấn đề này theo quan niệm luật quốc gia của mỗi bên. Tại Việt Nam, hành vi nhập khẩu song song không bị coi là xâm phạm độc quyền nhập khẩu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng tại Hoa Kỳ thì ngược lại. Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền SHCN còn thể hiện những mặt hạn chế sau đây: Thứ nhất, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền SHCN đ­ược ghi nhận trong một vài văn bản pháp luật một cách rời rạc, mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, tính thực thi không cao, do đó chưa ngăn cản và xử lý có hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng trong lĩnh vực SHCN Qua nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật cũng như­ thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN cho thấy: những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày một nhiều hơn với những thủ đoạn tinh vi hơn. Một trong những nguyên nhân của vấn đề nêu trên là: hầu hết các quy định pháp luật về cạnh tranh đều là các quy phạm nội dung, và trong hệ thống pháp luật còn thiếu những quy phạm thủ tục, do đó không tạo ra một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo thi hành pháp luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, những chế tài dường như chưa đủ nghiêm khắc để làm tăng tính giáo dục, răn đe đối với những hành vi phạm loại này Thứ hai, trong các quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN, còn thiếu các quy định điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh Gần đây, các cơ quan có thẩm quyền mới ban hành một số văn bản liên quan tới hoạt động kinh doanh xe máy, chẳng hạn: QĐ 147/2002/QĐ – TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng, giai đoạn 2002 – 2005, và Quyết định 01/2003/QĐ – BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các quy định cụ thể về việc quản lý chất lượng và SHCN áp dụng cho xe máy, động cơ và phụ tùng xe máy được sản xuất, láp ráp trong nước và nhập khẩu. Đây là cơ sở pháp lý để đấu tranh với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền SHCN trong các hoạt động nhập khẩu, lắp ráp, sản xuất xe máy. Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, còn thiếu vắng những quy định pháp luật theo kiểu này.

doc6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng, những mặt tích cực và hạn chế trong pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh trang ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG, NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANG Ở VIỆT NAM. THANH MAI (Tổng hợp) Đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại, nên đã có không ít đối thủ cạnh tranh thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại đến các đối tượng SHCN để thu lợi bất chính trong kinh doanh. Điều 39 Luật Cạnh tranh xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là sở hữu công nghiệp; bao gồm: - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ; - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ - Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu việc sử dụng của người đại diện hoặc đại lý đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng - Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục địch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. Có thể thấy, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được mở rộng và làm rõ hơn so với khái niệm “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” (một trong các dạng biểu hiện cụ thể của hành vi cạnh tranh không lành liên quan đến sở hữu trí tuệ) mà Luật Cạnh tranh đã đưa ra trước đây. Đồng thời, để bảo vệ chủ thể bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định để cho các chủ thể này có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự cũng như biện pháp hành chính theo pháp luật về cạnh tranh. Trong lĩnh vực SHCN, pháp luật cạnh tranh thể hiện những mặt tích cực sau đây: Thứ nhất, các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN khá rõ ràng về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đạt độ tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước, cụ thể Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN được quy định dựa trên tiêu chí của Điều 10bis Công ước Paris (1883) và kinh nghiệm lập pháp của các nước. Nghị định số 54/200/NĐ – CP ngày 3/10/2000 (gọi tắt là NĐ 54) quy định trực tiếp về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN (điều 25). Điều 24 NĐ 54 liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: ‘’1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích: a, Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh của mình; b, Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh khác của mình; c, Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ… cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh 2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép’’ Thứ hai, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN đã chủ động tạo môi trường pháp luật để hạn chế tối đa hậu quả của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khuyến khích các nhà kinh doanh đầu tư vào khoa học – công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh Thứ ba, pháp luật về kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền SHCN đã tích cực bảo vệ môi trường cạnh tranh không lành mạnh, chống lại sự lạm dụng quyền SHCN Việc bảo hộ quyền SHCN nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu có vị trí độc quyền về sử dụng đối tượng SHCN, để bồi hoàn công sức của họ và thu lợi nhuận. Như vậy, xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là độc quyền cá nhân và một bên là nguyên tắc tự do cạnh tranh; nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng đối tượng SHCN cho phát triển. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật phải giải quyết mâu thuẫn nói trên, nhất là khi chủ sở hữu lạm dụng độc quyền của mình để cản trở thương mại. Trong lĩnh vực chuyển giao quyền SHCN, pháp luật về kiểm soát độc quyền nhằm vào mục tiêu chống lại sự lạm dụng ưu thế công nghệ của bên giao để áp đặt các điều kiện hạn chế thương mại bất hợp lý, đẩy bên nhận công nghệ vào thế cạnh tranh bất lợi. Pháp luật Việt Nam cấm ghi hàng loạt các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHCN, chẳng hạn: điều khoản hạn chế quyền tự do của người được chuyển giao trong việc mua vật tư, thiết bị, hoặc tuyển dụng lao động giản đơn; điều khoản ép buộc người được chuyển giao chấp nhận một số hạn mức nhất định về quy mô sản xuất và số lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, chỉ định đại lý tiêu thụ sản phẩm cho người được chuyển giao, cơ chế hoạt động và quan hệ giữa người được chuyển giao và các đại lý này; … (Điều 13 khoản 1 – 7 NĐ 45/1998/NĐ – CP ngày 1/7/1998). Để hạn chế một cách hữu hiệu các hợp đồng license độc quyền, một số nước trong đó có Việt Nam đưa ra quy định về license bắt buộc.Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với đối tác Hoa Kỳ, Việt Nam cam kết không được cho phép license không tự nguyện đối với nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp (Điều 6 khoản 12 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ). Một số vấn đề tiếp theo trong pháp luật về kiểm soát độc quyền của Việt Nam – pháp luật Việt Nam không có quy định về cấm nhập khẩu song song. Trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đã yêu cầu đưa vấn đề ‘‘quyền chống nhập khẩu song song’‘ vào Hiệp định. Phía Việt Nam đã từ chối yêu cầu này Theo Hiệp định của WTO về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), không một quốc gia nào có nghĩa vụ phải cho phép hoặc ngăn cấm nhập khẩu song song. Mỗi nước có thể đưa ra các quy tắc khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn ở Ôxtrâylia, hầu hết các sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hoá có thể được nhập khẩu song song, ngược lại sản phẩm được giữ bản quyền không được nhập khẩu song song, trừ các sản phẩm ghi âm Bất đồng về vấn đề nhập khẩu song song đã được hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ giải quyết bằng cách thoả hiệp việc diễn giải nội dung vấn đề này theo quan niệm luật quốc gia của mỗi bên. Tại Việt Nam, hành vi nhập khẩu song song không bị coi là xâm phạm độc quyền nhập khẩu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng tại Hoa Kỳ thì ngược lại. Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền SHCN còn thể hiện những mặt hạn chế sau đây: Thứ nhất, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền SHCN được ghi nhận trong một vài văn bản pháp luật một cách rời rạc, mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, tính thực thi không cao, do đó chưa ngăn cản và xử lý có hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng trong lĩnh vực SHCN Qua nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật cũng như thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN cho thấy: những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày một nhiều hơn với những thủ đoạn tinh vi hơn. Một trong những nguyên nhân của vấn đề nêu trên là: hầu hết các quy định pháp luật về cạnh tranh đều là các quy phạm nội dung, và trong hệ thống pháp luật còn thiếu những quy phạm thủ tục, do đó không tạo ra một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo thi hành pháp luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, những chế tài dường như chưa đủ nghiêm khắc để làm tăng tính giáo dục, răn đe đối với những hành vi phạm loại này Thứ hai, trong các quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN, còn thiếu các quy định điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh Gần đây, các cơ quan có thẩm quyền mới ban hành một số văn bản liên quan tới hoạt động kinh doanh xe máy, chẳng hạn: QĐ 147/2002/QĐ – TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng, giai đoạn 2002 – 2005, và Quyết định 01/2003/QĐ – BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các quy định cụ thể về việc quản lý chất lượng và SHCN áp dụng cho xe máy, động cơ và phụ tùng xe máy được sản xuất, láp ráp trong nước và nhập khẩu. Đây là cơ sở pháp lý để đấu tranh với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền SHCN trong các hoạt động nhập khẩu, lắp ráp, sản xuất xe máy. Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, còn thiếu vắng những quy định pháp luật theo kiểu này. Thứ ba, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN chưa bao quát hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra trong thực tế Ở các nước phát triển, hành vi sản xuất hàng hoá ‘‘thị trường xám’‘ bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chẳng hạn, trong trường hợp chủ thể quyền đặt hàng sản xuất với một số lượng hàng hoá xác định, và nhà sản xuất cố ý làm ra hàng hoá với số lượng nhiều hơn so với đặt hàng, rồi bán lượng hàng hoá dôi dư đó trên thị trường, thì hành vi này được gọi là hành vi sản xuất hàng hoá ‘‘thị trường xám’‘. Hành vi này gây thiệt hại cho chủ thể quyền, và thiệt hại sẽ trở nên nghiêm trọng nếu nhà sản xuất ở nước ngoài, sau đó lại bán hàng hoá ‘‘thị trường xám’‘, hàng hoá có chứa đựng quyền SHCN, ở nước ngoài hoặc xuất khẩu ngược trở lại thị trường của chủ thể quyền. Hành vi nêu trên là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN. Nếu hành vi này xảy ra ở Việt Nam, thì các cơ quan thực thi khó có thể tìm thấy cơ sở pháp luật để bảo vệ cho chủ thể quyền. Thứ tư,sự điều tiết quá rộng của Nhà nước trong vấn đề cạnh tranh liên quan tới hợp đồng chuyển giao quyền SHCN có thể bị coi là mâu thuẫn với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, ý kiến của cơ quan quản lý cho rằng, những điều khoản mà pháp luật Việt Nam quy định không được đưa vào hợp đồng chuyển giao công nghệ hoàn toàn phù hợp với những quy định của hợp đồng chuyển giao công nghệ mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), tương tự như pháp luật của các nước khác Có thể nói mối quan hệ giữa chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một mối quan hệ độc lập nhưng lại khăng khít, không thể tách rời; nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà xu thế kinh tế thế giới tập trung vào các giá trị trí tuệ và tài sản vô hình. Bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ để tránh cạnh tranh không lành mạnh; kiên quyết chống cạnh tranh không lành mạnh để tạo điều kiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và kích thích sáng tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng, những mặt tích cực và hạn chế trong pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh trang ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan