3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường trung
học phổ thông Đặng Trần Côn, thành phố Huế
Từ kết quả rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường trung học phổ
thông Đặng Trần Côn, thành phố Huế, chúng tôi đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao
hiệu quả rèn luyện kỹ năng này cho các em:
1. Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của công tác giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều hình thức: tuyên truyền, vận động, khuyến
cáo, cảnh báo. để nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình giáo dục.
2. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động: ”Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo”. Mỗi giáo viên không chỉ dạy dỗ học sinh bằng trách nhiệm mà bằng cả
lương tâm và tình yêu thương. Sự gần gũi, quan tân, động viên chia sẻ của các thầy cô
giáo sẽ là giải pháp tuyệt diệu cho những áp lực và căng thẳng mà học sinh đang đối
diện trong cuốc sống hàng ngày. Hiểu tâm lý học sinh, hiểu nhu cầu và nguyện vọng
của các em để đưa ra những yêu cầu hợp lý và vừa sức.
3. Tổ chức triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường bằng nhiều hình
thức: thông qua bài dạy của giáo viên; tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục kỹ năng
sống, giá trị sống; lồng ghép vào các chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp. Đưa tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào đánh giá chất
lượng hoạt động của các tổ chức và chất lượng dạy học và giáo dục của giáo viên.
4. Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép trường được mở Trung tâm tham vấn
Tâm lý cho học sinh. Cử những giáo viên có uy tín và có kinh nghiệm giáo dục phụ
trách để thường xuyên và chủ động hỗ trợ học sinh khi các em có khó khăn về tâm lý.
5. Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ Đoàn,
giáo viên và học sinh nòng cốt thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các Hội thảo, tọa
đàm. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, quần chúng của học sinh trong nhà
trường trong giáo dục kỹ năng sống cho các em.
6. Thống nhất giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội đảm bảo hiệu quả cho quá trình rèn
luyện kỹ năng sống của học sinh. Tuyên truyền, giáo dục làm cho phụ huynh có hiểu
biết chính xác về đặc điểm tâm lý lứa tuổi và nhu cầu chính đáng của con em; biết đưa
ra những đòi hòi hợp lý và vừa sức; không kỳ vọng cũng không áp lực thái quá.
7. Phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình giáo dục, biến quá trình giáo dục
thành quá trình tự giáo dục. Trang bị thêm cho các em có hiểu biết đúng đắn và đầy đủ
về các kỹ năng sống cơ bản cơ bản, làm cơ sở cho quá trình tự rèn luyện.
8. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và những điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt
động giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường THPT Đặng Trần Côn, thành phố Huế - Trương Thanh Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(38)/2016: tr. 43-49
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THPT ĐẶNG TRẦN CÔN, THÀNH PHỐ HUẾ
TRƯƠNG THANH THÚY
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân, trong đó có kỹ năng giải
quyết mâu thuẫn, có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh vượt qua
những khó khăn của cuộc sống. Học sinh trường trung học phổ thông Đặng
Trần Côn, thành phố Huế đã có những nỗ lực nhất định trong rèn luyện kỹ
năng này nhưng kết quả chưa được như mong đợi. Nhà trường cần có những
biện pháp hữu hiệu để giúp các em rèn luyện tốt hơn.
Từ khóa: kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, học sinh trung học
phổ thông.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thay đổi của thời đại trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và lối
sống đã và đang làm nảy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định đối
với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Nếu không có năng lực ứng phó để vượt qua
những thách thức mà hành động theo cảm tính, thiếu cân nhắc thì con người sẽ gặp rất
nhiều rủi ro. Hệ thống những kỹ năng sống đã được hình thành chính là những nhịp cầu
giúp thế hệ trẻ chuyển tải những điều đã biết để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với những
nguy cơ và thách thức trong quá trình toàn cầu hóa, góp phần nâng cao chất lượng con
người và chất lượng cuộc sống [2].
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trở thành một trong các mục tiêu quan trọng trong
đảm bảo chất lượng giáo dục ở mỗi quốc gia. Hội nghị giáo dục thế giới họp tại
Senegan tháng 4/2000 đã thông qua kế hoạch giáo dục cho mọi người gồm 6 mục tiêu
lớn. Trong đó mục tiêu 3 xác định: “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả thế hệ trẻ và
người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và
chương trình kỹ năng sống thích hợp” [3]. Giáo dục phải mang lại cho con người
không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ năng sống để sống trong xã hội dựa vào năng lực.
Trong đó, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn được các nhà giáo dục đánh giá là một trong
những kỹ năng cơ bản mà mỗi học sinh cần rèn luyện.
Bài viết trình bày về thực trạng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường trung
học phổ thông Đặng Trần Côn, thành phố Huế, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao
mức độ phát triển kỹ năng này cho học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh
trường Trung học Phổ thông Đặng Trần Côn nói riêng.
Để nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường trung học
phổ thông Đặng Trần Côn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 160 học sinh các khối
10, 11 và 12 (trong đó có 85 em nam và 75 em nữ) và 18 giáo viên của trường. Ngoài
44 TRƯƠNG THANH THÚY
ra, để đảm bảo tính khách quan của thông tin thu được chúng tôi cũng đồng thời sử
dụng phối hợp với các phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lý luận, phỏng vấn sâu,
quan sát và phương pháp thống kê toán học.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn/căng thẳng của học sinh
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, học sinh không còn là trẻ em nhưng cũng chưa thực sự
trở thành người lớn. Ở lứa tuổi này, nếu nhận được sự quan tâm, giáo dục, giúp đỡ của
cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và người thân, cuộc sống của các em sẽ trôi qua êm đềm
hơn, yên ổn hơn; các em sẽ không gặp phải những bức xúc, thách thức, cạm bẫy. Tuy
nhiên, cần thừa nhận rằng, những thách thức, áp lực đã và đang gây ra cho học sinh
không chỉ đến từ những áp lực của việc học tập đang ngày càng cao hơn, những phức
tạp, cám dỗ của đời sống xã hội, mà còn đến từ ngay những người hàng ngày các em
vẫn gần gũi, tiếp xúc. Với học sinh trường trung học phổ thông Đặng Trần Côn cũng
vậy. Công việc học tập, quan hệ với bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo đều có thể gây cho
học sinh những áp lực, bức xúc khác nhau, buộc các em phải đối phó.
Nguyên nhân gia đình: chủ yếu là do cha mẹ không hiểu tâm lý của con cái, (60%
đồng ý cho rằng cha mẹ đã không hiểu đặc điểm tâm lý của con mình, X =2,21) nên
các em hay bị cha mẹ trách mắng mình một cách vô cớ (43,7%; X = 2,44). Sự trách
mắng vô cớ này không chỉ đến từ cha mẹ mà còn đến cả từ giáo viên nên các em cảm
thấy bức xúc hơn, khó khăn hơn trong giải tỏa tâm lý. Sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ
đối với con cái cũng là một áp lực gây ra căng thẳng tâm lý cho học sinh (46,9% học
sinh luôn chịu những áp lực này; X = 2,53).
Nguyên nhân từ thầy cô giáo: 25% học sinh ( X =2,83) cho rằng giáo viên thường
xuyên đưa ra yêu cầu cao và 41,2% ( X =2,58) cho rằng thầy cô giao bài tập về nhà
quá nhiều. Trong những trường hợp nếu học sinh không thực hiện được yêu cầu, các em
cũng thường bị các thầy, cô trách mắng vô cớ. Đặc biệt trong những nguyên nhân dẫn
đến mâu thuẫn, các em cho rằng bị phân biệt đối xử hay sự đối xử không công bằng của
thầy cô cũng là gây cho các em căng thẳng và ức chế tâm lý.
Về phía bạn bè: Trong đời sống quan hệ, giao tiếp, sự hiểu nhầm, hay những đố kỵ,
ganh đua giữa bạn bè là không thể tránh khỏi. Điều này để lại những dấu ấn xấu trong
tâm lý các em. Có 52,5% ( X =2,32) cho rằng sự hiểu nhầm giữa bạn bè thường xuyên
là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng hay ức chế cho các em. Từ đây dẫn đến mâu
thuẫn, xích mích; hậu quả là cãi vã, không nhìn mặt hay thậm chí là gây lộn, đánh nhau.
Đối với học sinh trường trung học phổ thông Đặng Trần Côn, mâu thuẫn do ”bị ngăn
cản trong tình yêu” hay giao lưu, quan hệ với bạn khác giới là hầu như không xảy ra.
80,6% học sinh ( X =3,15) cho rằng chẳng khi nào hay hiếm khi gặp trường hợp này.
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUÃN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT 45
Như vậy, theo ý kiến của học sinh có nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn hay ức chế
đối với các em. Các nguyên nhân này đến từ sự hiểu nhầm, áp lực của cha mẹ và giáo
viên trong quá trình học tập, rèn luyện và sinh hoạt của các em.
Thống nhất với ý kiến của học sinh, các thầy cô giáo của trường cũng cho rằng, lý do cơ
bản nhất dẫn đến những mâu thuẫn của học sinh là do bạn bè: 18/18 giáo viên nhận
định sở dĩ có mâu thuẫn là do các em hiểu nhầm nhau, dẫn đến căng thẳng, xích mích
giữa các cá nhân hay nhóm bạn. Sự cạnh tranh ganh đua trong học tập, quan hệ hay
thậm chí trong giành giật bạn bè... cũng là các nguyên nhân.
Theo các thầy cô giáo, những kỳ vọng quá cao của gia đình, cha mẹ đối với con cái
(16/18 giáo viên đồng ý), sự không hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý con trẻ cũng là
nguyên nhân quan trọng gây ra áp lực cho học sinh (18/18 đồng ý). Tuy nhiên các giáo
viên khẳng định họ không gây áp lực cho học sinh, không đặt học sinh trước những yêu
cầu cao; (12/18 giáo viên cho rằng mình không ra bài tập nhiều; 13/18 giáo viên thỉnh
thoảng mới trách mắng học sinh một cách vô cớ). Giáo viên cũng cho biết, họ hầu như
không đối xử bất bình đẳng đối với học sinh (18/18); và không trách mắng nếu như
không có lý do chính đáng (13/18) và không phân biệt đối xử giữa các học sinh.
Tóm lại: giữa giáo viên và học sinh có sự đánh giá chung về các nguyên nhân dẫn đến
mâu thuẫn của học sinh. Tuy nhiên lại vẫn chưa có sự thống nhất giữa giáo viên và học
sinh trong đánh giá một số nguyên nhân cụ thể, nhất là những nguyên nhân thuộc về
giáo viên. Mặc dù không cho rằng giáo viên là nguyên nhân chính gây ra áp lực cho
mình, nhưng các học sinh đều cho rằng chính những yêu cầu và đòi hỏi của giáo viên đã
và đang gây ra áp lực, căng thẳng cho các em. Điều này thể hiện trong nguyện vọng của
các em đề xuất với thầy cô giáo của mình: không nên ra bài tập về nhà nhiều quá, và
cũng đừng gây ra áp lực cho học sinh.
2.2. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường trung học phổ thông Đặng
Trần Côn, thành phố Huế
Để giải quyết mâu thuẫn, các em đã có nhiều cách giải quyết khác nhau, trong đó có cả
những cách tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên đa số học sinh đã tỏ ra là những thanh niên
biết suy nghĩ, biết kiềm chế và có khả năng giải quyết vấn đề một cách tích cực.
Khi mâu thuẫn xảy ra, 76,3% học sinh ( X = 1,96) cho rằng, các em sẽ suy xét cẩn thận
xem nguyên nhân mâu thuẫn là do đâu, sau đó suy nghĩ về bản chất của mâu thuẫn rồi
mới đưa ra các phương án giải quyết. Để giải quyết những mâu thuẫn gặp phải, có
79,4% học sinh ( X = 1,85) sẽ kiềm chế để lắng nghe giải thích của người đối diện,
70,7% ( X = 2,03) sẽ nói chuyện vào lúc cả hai bên đều đã lấy lại được bình tĩnh. Có
em còn trả lời rằng em sẽ chủ động gặp gỡ người có mâu thuẫn với mình để giải thích,
tìm sự cảm thông (56,9%; X = 2,35) hoặc là bỏ đi chỗ khác để kiềm chế cảm xúc tiêu
cực của cả hai bên (38,8%; X = 2,67).
46 TRƯƠNG THANH THÚY
Cùng với việc tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, học sinh còn cố gắng
để tránh các tình huống tiêu cực có thể sảy ra. Để giải quyết, theo các em, các em rất ít
khi để sảy ra tình trạng cãi lộn hay đánh nhau (cố gắng để không xảy ra cãi nhau: 85%;
không đánh nhau: 90%). Chỉ có 8,8% học sinh ( X = 3,53) cho rằng các em hay trút
giận sang người khác, hay để bụng chịu ấm ức một mình (28,1%; X =2,9). Tuy nhiên,
khi gặp mâu thuẫn, các em chưa biết cách tìm một người có uy tín hơn, hiểu biết hơn để
giúp mình tháo gỡ khó khăn (chỉ có 33,7%; X =3,6). Chính vì vậy, trong một số trường
hợp, vẫn còn những học sinh giải quyết mâu thuẫn theo hướng tiêu cực (Bảng 1).
Bảng 1. Cách thức giải quyết mâu thuẫn của học sinh
STT Các biện pháp giải quyết mâu thuẫn Đánh giá (%)
X 1 2 3 4
1 Xem xét nguyên nhân mâu thuẫn là do đâu 32,5 43,8 19,3 4,4 1,96
2 Suy nghĩ về bản chất của mâu thuẫn 10,6 46,9 33,1 9,4 2,41
3 Bực tức, nổi giận và cãi nhau 3,1 11,9 46,9 38,1 3,20
4 Bực tức, nổi giận và đánh nhau 1,9 8,1 30,6 59,4 3,48
5 Giận dỗi, không thèm nhìn mặt 4,4 5,0 53,1 37,5 3,24
6 Trút giận sang người khác 0,0 8,8 29,4 61,8 3,53
7 Lầm lì, không nói gì 9,4 14,4 45,0 31,2 2,98
8 Chủ động tìm gặp để thông cảm và hiểu nhau 18,8 38,1 32,5 10,6 2,35
9 Bỏ đi chỗ khác để tránh đụng độ 9,4 29,4 46,2 15,0 2,67
10 Để bụng, chịu tức một mình 13,8 14,3 40,0 31,9 2,90
11 Nói chuyện vào lúc khác, khi cả hai bớt giận 33,8 36,9 21,9 7,4 2,03
12 Lắng nghe giải thích của người đối diện 39,4 40,0 16,9 3,8 1,85
13 Nhờ người có uy tín giải quyết 13,1 20,6 35,6 30,7 2,84
14 Giải quyết theo kiếu băng nhóm 1,2 9,4 17,5 71,9 3,60
15 Mặc kệ, muốn ra sao thì ra 8,1 13,2 41,2 37,5 3,08
Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 4
Tuy nhiên, đánh giá của các giáo viên nhà trường về cách giải quyết mâu thuẫn của học
sinh lại không thống nhất với tự đánh giá của học sinh. Nếu đa số học sinh cho rằng các
em đã có nhiều nỗ lực và cố gắng giải quyết các mâu thuẫn xảy ra theo hướng tích cực
thì các đánh giá của giáo viên lại ngược lại. Các thầy cô cũng đồng ý rằng, khi gặp mâu
thuẫn, học sinh cũng thường hay cố gắng lắng nghe sự giải thích của người khác (18/18
giáo viên đồng ý với phương án này), song cách hành xử của các em thường là theo
hướng tiêu cực. Khi có mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫn với bạn bè, cách giải quyết chủ
yếu mà các em thường làm là bực tức rồi đi đến cãi nhau: 11/18 giáo viên (55,6%) cho
rằng học sinh rất thường xuyên và 9/18 giáo viên (44,4%) cho rằng học sinh thường
xuyên chọn cách này; thậm chí là đánh nhau (7/18 rất thường xuyên, 11/18 thường
xuyên). Khi có mâu thuẫn, nhiều em cũng thường hay "giận cá chém thớt", trút giận
sang người khác. Các thầy cô giáo cũng cho rằng, rất ít khi học sinh chịu chủ động gặp
gỡ những người có mâu thuẫn với mình để trao đổi, trò chuyện để rồi thông cảm, hiểu
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUÃN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT 47
biết nhau, hay bỏ đi để tránh đụng độ. Thậm chí, nhiều khi học sinh của trường còn giải
quyết mâu thuẫn giữa bạn bè với nhau theo kiểu băng nhóm.
Trước các ý kiến đánh giá trái chiều về vấn đề này, chúng tôi cũng đã cố gắng tìm cách để
giải thích. Theo chúng tôi, lý do chủ yếu là do có sự bất đồng giữa các thầy cô giáo và học
sinh trong quan điểm đánh giá về học sinh: giáo viên thường yêu cầu cao đối với học sinh
và buộc các em phải theo đúng chuẩn mực trong toàn bộ thái độ và hành vi của mình. Mỗi
biểu hiện tiêu cực của học sinh, dù nhỏ, cũng là khó có thể chấp nhận. Trong khi đó, các
em lại nhìn vấn đề đơn giản hơn, và cũng có thể là những cách ứng xử chưa hay thường
được các em gặp trong cuộc sống hàng ngày nên các em không cho là quan trọng. Chất
lượng đầu vào của học sinh thấp cũng là lý do giải thích cho hiện tượng này. Ở đây cũng
có lý do, mà theo học sinh, đó là do các thầy cô giáo quá khắt khe trong đối xử, nhìn nhận
và đánh giá các em. Em T., học sinh lớp 11 cho rằng, sở dĩ các em hay gặp bức xúc là do
các thầy cô quá khắt khe với học sinh, chưa thông cảm và chưa thực sự hiểu biết về tâm
lý, nhu cầu và nguyện vọng của các em. Hay trong ý kiến của nhiều học sinh, chính các
giáo viên cũng thường hay gây áp lực, thậm chí bạo lực đối với học sinh, vì vậy trong một
số trường hợp, những cách giải quyết tiêu cực trong ứng xử của các em với nhau cũng
được học sinh chấp nhận.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Học sinh trường trung học phổ thông Đặng Trần Côn, thành phố Huế thường hay gặp
những mâu thuẫn, thách thức trong cuộc sống. Mâu thuẫn này thường xảy ra với bạn bè,
cha mẹ, và người thân. Ít thấy mâu thuẫn xảy ra với các thầy cô giáo trong trường.
Học sinh của nhà trường đã biết tìm ra những phương án khác nhau để giải quyết các mâu
thuẫn gặp phải. Theo đánh giá của học sinh, các em đã biết cách giải quyết các mâu thuẫn
của mình theo hướng tích cực. Tuy nhiên, các thầy cô giáo trong trường lại cho rằng, do
thiếu kinh nghiệm, cũng có thể do thiếu khả năng kiềm chế, một số em còn giải quyết
mâu thuẫn theo chiều hướng tiêu cực: trốn chạy, thậm chí dùng vũ lực, đánh nhau. Thực
trạng này cho thấy một mặt phải cải tạo lại quan hệ giữa giáo viên và học sinh, để các
thầy cô hiểu học sinh hơn; mặt khác cũng cần trang bị cho học sinh hệ thống chuẩn tri
thức kỹ năng cần thiết, vừa làm cơ sở, định hướng cho việc rèn luyện, vừa làm chuẩn để
các em đánh giá hành vi của mình và bạn bè. Dựa trên ý kiến của đa số giáo viên, nhà
trường cần rèn luyện thêm kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh. Đây cũng chính là
nhu cầu và nguyện vọng của học sinh trong các ý kiến đề xuất của mình.
3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho học sinh trường trung
học phổ thông Đặng Trần Côn, thành phố Huế
Từ kết quả rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh trường trung học phổ
thông Đặng Trần Côn, thành phố Huế, chúng tôi đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao
hiệu quả rèn luyện kỹ năng này cho các em:
48 TRƯƠNG THANH THÚY
1. Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của công tác giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều hình thức: tuyên truyền, vận động, khuyến
cáo, cảnh báo... để nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình giáo dục.
2. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động: ”Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo”. Mỗi giáo viên không chỉ dạy dỗ học sinh bằng trách nhiệm mà bằng cả
lương tâm và tình yêu thương. Sự gần gũi, quan tân, động viên chia sẻ của các thầy cô
giáo sẽ là giải pháp tuyệt diệu cho những áp lực và căng thẳng mà học sinh đang đối
diện trong cuốc sống hàng ngày. Hiểu tâm lý học sinh, hiểu nhu cầu và nguyện vọng
của các em để đưa ra những yêu cầu hợp lý và vừa sức.
3. Tổ chức triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường bằng nhiều hình
thức: thông qua bài dạy của giáo viên; tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục kỹ năng
sống, giá trị sống; lồng ghép vào các chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp... Đưa tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào đánh giá chất
lượng hoạt động của các tổ chức và chất lượng dạy học và giáo dục của giáo viên.
4. Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép trường được mở Trung tâm tham vấn
Tâm lý cho học sinh. Cử những giáo viên có uy tín và có kinh nghiệm giáo dục phụ
trách để thường xuyên và chủ động hỗ trợ học sinh khi các em có khó khăn về tâm lý.
5. Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ Đoàn,
giáo viên và học sinh nòng cốt thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các Hội thảo, tọa
đàm... Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, quần chúng của học sinh trong nhà
trường trong giáo dục kỹ năng sống cho các em.
6. Thống nhất giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội đảm bảo hiệu quả cho quá trình rèn
luyện kỹ năng sống của học sinh. Tuyên truyền, giáo dục làm cho phụ huynh có hiểu
biết chính xác về đặc điểm tâm lý lứa tuổi và nhu cầu chính đáng của con em; biết đưa
ra những đòi hòi hợp lý và vừa sức; không kỳ vọng cũng không áp lực thái quá.
7. Phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình giáo dục, biến quá trình giáo dục
thành quá trình tự giáo dục. Trang bị thêm cho các em có hiểu biết đúng đắn và đầy đủ
về các kỹ năng sống cơ bản cơ bản, làm cơ sở cho quá trình tự rèn luyện.
8. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và những điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt
động giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình (2009). Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, NXB Sư
phạm, Hà Nội.
[2] Nguyễn Thanh Hùng (2012). Sinh viên sư phạm và nhu cầu được trang bị kỹ năng
sống, Kỷ yếu hội thảo giáo dục GTS, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà nội.
[3] Dakar Framework for Action (2000), World Educotion Forum, Senegan.
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUÃN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT 49
Title: REAL SITUATIONS OF CONFLICT-SOLVING SKILL OF STUDENTS FROM
DANG TRAN CON HIGH SCHOOL, HUE CITY
Abstract: Learning and trainning life skills, especially conflict-solving skill, is very important
for students to overcome the problems arising in daily activities. Students from Dang Tran Con
High school, Hue City, have made considerable effort in training this skill, however the result
has not reached the expectations yet. School should come up with more effective methods to
help the students execute it better.
Keywords: life skills, problem-solving skills, high school students
ThS. TRƯƠNG THANH THÚY
Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
(Ngày nhận bài: 10/5/2016; Hoàn thành phản biện: 16/6/2016; Ngày nhận đăng: 30/6/2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32_495_truongthanhthuy_08_truong_thanh_thuy_9845_2020311.pdf