Thực trạng học thêm của học sinh lớp 10 các trường THPT TP. Huế - Văn thị Thanh Nhung

4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC HỌC THÊM NGOÀI GIỜ CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HUẾ VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Đánh giá chung Phần lớn HS đều nhận thức được tác dụng của học thêm đối với nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng giao tiếp, giúp học bài trên lớp chính khoá tốt hơn, học tự tin hơn. Học sinh thường học thêm tập trung vào các môn khó hoặc những môn học các em yêu thích. Đó là những xu hướng rất tích cực của việc học thêm. Một số HS ngay từ lớp 10 đã có xu hướng học thêm vì mục đích đạt điểm cao trong các kì thi, kiểm tra, đặc biệt nhằm mục đích xa hơn là thi vào đại học. Điều này có thể làm cho HS học lệch trong học thêm, chỉ chú trọng vào các môn học phục vụ cho các kì thi mà ít quan tâm đến việc học thêm để hoàn thiện kiến thức và kĩ năng cho bản thân. Học sinh học thêm chủ yếu là các môn tự nhiên (nhất là Toán, Lí, Hoá) và ngoại ngữ (chủ yếu là Tiếng Anh); các môn xã hội rất ít được chọn học thêm, chỉ có một số ít học thêm môn Văn. Thời lượng học thêm của HS tương đối nhiều, trung bình từ 5 - 6 buổi/tuần, mỗi buổi từ 90 - 120 phút. Cách thức học thêm rất đa dạng, nhưng chủ yếu là ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học, giải các bài tập, câu hỏi và đề thi. Về cơ bản, cách dạy thêm như vậy đáp ứng nhu cầu tích cực của người học. Tuy nhiên, vẫn còn có một số lớp học trước các kiến thức sẽ được học trong bài sắp tới, hoặc học lại kiến thức đã học trên lớp chưa được học kĩ. Có thể đây là một trong những mầm mống tiêu cực của việc học thêm. Cách dạy của GV trong các lớp học thêm nặng về việc giao bài tập cho HS, trả lời câu hỏi, giải các đề thi, cá biệt còn có cả những trường hợp đọc chép. Địa điểm học thêm chủ yếu là ngoài trường, ở các phòng học tự tạo trong các khu dân cư. Tuy nhiên, các điều kiện về vệ sinh, môi trường, an ninh đều được đảm bảo, không gây nguy hại cho HS. Có thể thấy rằng, học thêm có tác dụng tích cực nhiều mặt đối với HS. Nhờ học thêm, nhiều em đã có kết quả học tập tốt hơn rõ rệt, rèn luyện được nhiều kiến thức và kĩ năng hơn. Do vậy, nguyện vọng của hầu hết HS là được học thêm, nhất là những môn khó hoặc môn yêu thích. Đồng thời số nguyện vọng học thêm do các giáo viên tổ chức tại lớp riêng chiếm tỉ lệ cao hơn là học thêm ở các lớp do nhà trường tổ chức. 4.2. Kiến nghị Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy việc học thêm rõ ràng có nhiều lợi ích nếu được tổ chức tốt và phù hợp với nhu cầu của người học. Trong điều kiện học chính khoá còn nặng nề hiện nay và kĩ năng tự học của HS còn yếu, việc học thêm vẫn còn rất cần thiết, chưa thể bỏ đi được. Liên quan đến việc dạy thêm - học thêm, Bộ và các Sở GD&ĐT cần có những quy định cụ thể về mục đích, nhiệm vụ, nội dung, cách dạy, thời gian, địa điểm, trình độ giáo viên Trên cơ sở đó, có giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử phạt kịp thời để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT hiện nay

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng học thêm của học sinh lớp 10 các trường THPT TP. Huế - Văn thị Thanh Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 127-135 THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ VĂN THỊ THANH NHUNG - NGUYỄN THỊ HIỂN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGUYỄN GIANG CHÂU - LÊ THỊ THANH PHƯƠNG Trường THPT chuyên Quốc Học Huế Tóm tắt: Học thêm là hiện tượng học sinh (HS) học ngoài giờ phổ biến hiện nay cần được khảo sát để đánh giá đúng bản chất, từ đó có các đề xuất hợp lí nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Trên cơ sở phân tích kết quả của 289 phiếu điều tra HS lớp 10 ở 7 trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Huế (TP. Huế), đề tài khẳng định sự tất yếu của việc học thêm và kiến nghị cần có các quy định chặt chẽ để quản lý tình trạng học thêm của HS hiện nay. Từ khóa: học thêm, học sinh lớp 10, hiện trạng, nhu cầu, kiến nghị 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) có chủ trương cấm dạy thêm, học thêm tràn lan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân đặc biệt là nhu cầu học thêm của học sinh vẫn còn cao, nên việc học thêm vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều cấp học. Để có thể quản lí hiệu quả tình trạng học thêm hiện nay cần biết được mục đích và mức độ học thêm của HS, những tích cực và hạn chế của việc học thêm, những môn học thêm chủ yếu, thái độ và nhu cầu của HS đối với học thêm... Từ đó, đề xuất những giải pháp hợp lý để tổ chức dạy thêm và học thêm có hiệu quả. 2. QUAN NIỆM VỀ HỌC THÊM 2.1. Học thêm và các hình thức học thêm Theo chương trình phổ thông, HS học chính khoá các môn học ở trường theo quy định do sự tổ chức của nhà trường. Ngoài học tập chính khoá, HS có thể tham gia học tập bằng các hình thức khác nhau như tự học ở nhà, học ngoại khoá, học thêm Theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, dạy - học thêm được hiểu “là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”[1]. Thông tư này cũng quy định học thêm bao gồm các hình thức sau: Học thêm trong nhà trường: Là hình thức học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học) tổ chức. Với hình thức này, học thêm bao gồm các loại hình: dạy thêm cho những HS có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức; ôn thi tuyển sinh THPT cho HS lớp 9; ôn thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại 128 VĂN THỊ THANH NHUNG và cs. học, cao đẳng cho HS lớp 12. Học thêm ngoài nhà trường: Là hình thức học thêm do các tổ chức khác ngoài nhà trường hoặc cá nhân thực hiện, bao gồm các hình thức sau: bồi dưỡng kiến thức; ôn, luyện thi các cấp. Một số tổ chức, cá nhân ngoài những cơ sở trên, có thể mở các trang web phục vụ cho việc quảng bá, thực hiện việc tổ chức dạy thêm như Thực tế hiện nay, HS thường học thêm theo các hình thức khác nhau: Phụ đạo (một giáo viên kèm một HS, thường còn gọi là gia sư); học thêm theo các nhóm quy mô lớn, nhỏ và trung bình; học thêm trong các trung tâm, các phòng học lớn; học thêm qua Internet. 2.2. Các nhân tố tác động đến việc học thêm của học sinh Nguyên nhân khách quan Chương trình và SGK hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, quá tải dẫn đến tình trạng nhiều HS không theo kịp chương trình học chính khoá, phải học thêm ngoài luồng [2]. Bên cạnh đó, phương pháp kiểm tra và đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới. Các hình thức kiểm tra, đánh giá chủ yếu chú trọng vào nội dung kiến thức lý thuyết mà thiếu đi các phần thực hành và kĩ năng. Ngoài ra, nhận thức về học thêm của HS và phụ huynh cũng là một yếu tố quan trọng làm gia tăng tình trạng học thêm. Nhiều HS cho rằng học thêm có thể giúp các em đạt kết quả tốt trong các bài kiểm tra trên lớp và thi đậu vào các trường học có uy tín trong kì thi đại học - cao đẳng để sau này có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bệnh thành tích trong giáo dục cũng là một nguyên nhân làm tăng nạn học thêm. Hàng năm, các trường THPT thường đặt ra những chỉ tiêu cao về số phần trăm HS khá giỏi, HS thi đậu tốt nghiệp và đại học – cao đẳng. Để đạt được điều này, nhiều trường đã tìm cách nâng điểm, chấp nhận cho HS ngồi nhầm lớp, gây áp lực cho giáo viên (GV) và HS dẫn đến việc HS không tiếp thu kịp chương trình chính khoá và tất yếu dẫn đến việc học phụ đạo, học thêm. Nguyên nhân chủ quan Nhiều HS mong muốn học thêm để nâng cao năng lực nhận thức, học hỏi những tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong xu thế phát triển chung của giáo dục [2]. Bên cạnh đó, năng lực tự học của HS chưa cao, khó giải quyết các nội dung kiến thức trên lớp và bài tập về nhà nên cần phải học thêm. Một nguyên nhân khác làm tăng tình trạng học thêm là khả năng lây lan tâm lý học thêm giữa các HS. Khi có một nhóm HS đi học thêm, các HS khác sẽ nảy sinh cảm giác sợ thua kém hoặc muốn đi học thêm cho bằng bạn bè cho đến khi tất cả HS đều đi học thêm. 2.3. Khái quát chung về thực trạng học thêm của học sinh nước ta hiện nay Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm, trong đó đều có quy định không được ép HS học trên 6 buổi/tuần dưới bất kỳ hình thức THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ 129 nào [1]. Tuy nhiên, Bộ chưa quy định rõ số buổi từng môn học được dạy thêm và không dạy trước chương trình đào tạo chính khóa. Dạy thêm, học thêm là vấn đề được cả ngành giáo dục và xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng đến một thế hệ trẻ - là tương lai của gia đình và đất nước. Ý kiến chung tổng hợp từ báo chí và dư luận xã hội cho rằng: - Thực tế dạy thêm, học thêm sinh ra là từ nhu cầu thực tế của người học, bởi đó cũng là một nhân tố để nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh áp lực thi cử khá lớn, khả năng tiếp thu của HS lại có phần hạn chế. Nhiều lớp học thêm đóng vai trò cầu nối để cho nhiều HS vào đại học. Một số HS yếu kém cũng vươn lên khá giỏi nhờ các thầy cô dạy phụ đạo. - Một số trường học và phụ huynh quá chú trọng kết quả (bệnh thành tích) nên đã thúc ép HS học mọi lúc, mọi nơi nhất là ở các thành phố. - Học thêm là nhu cầu thực tế, nhưng dường như bị biến tướng và có phần lệch lạc. Có tình trạng thầy dạy chưa hết mình trong giờ chính khóa để có thể tăng cường ở các lớp học thêm. Một số giáo viên kiến thức chuyên môn chưa vững cũng dạy thêm. Có nhiều nơi HS chưa được hướng dẫn cách học tích cực mà thụ động chạy theo lớp học thêm vừa tốn tiền, vừa không đạt kết quả mong muốn. - Ðối với một số GV, dạy thêm là công việc để tăng thu nhập một cách chính đáng trong điều kiện lương chưa đủ sống. Ðiều quan trọng hơn là dạy thêm tạo thêm động lực để giáo viên trau dồi chuyên môn. Ở nhiều nước trên thế giới nhất là ở một số nước ở phương Đông, mặc dù nền giáo dục phát triển cao vẫn chủ động tổ chức dạy thêm, học thêm; đặc biệt là mở nhiều lớp học bồi dưỡng tài năng trẻ. Có thể thấy nguyên nhân chung nhất của việc dạy thêm và học thêm là do thu nhập không đủ để các thầy cô giáo trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình. Mặt khác, phụ huynh và HS luôn luôn cảm thấy không yên tâm với kiến thức tiếp nhận trong giờ chính khóa. Chưa kể một số trường hợp phụ huynh cho con đi học thêm để tránh bị tác động, ảnh hưởng của những tiêu cực ngoài xã hội. 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP. HUẾ 3.1. Phương pháp Thực trạng học thêm được khảo sát thông qua phiếu điều tra được thiết kế dựa trên các tiêu chí đánh giá (phương pháp anket) và phỏng vấn trực tiếp HS các trường THPT trên địa bàn TP. Huế (phương pháp phỏng vấn) [3]. Phiếu điều tra được soạn thảo bám sát mục tiêu nghiên cứu và có tính thực tiễn. Quá trình tổ chức điều được thực hiện từ tháng 9 - 12/2013 ở 07 trường THPT trên địa bàn TP. Huế, đại diện cho các kiểu trường THPT khác nhau ( có trường chất lượng cao, trường bình thường, trường có đầu vào điểm thấp). Các trường THPT được khảo sát điều tra bao gồm: chuyên Quốc Học, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Gia Hội, Nguyễn 130 VĂN THỊ THANH NHUNG và cs. Trường Tộ, Đặng Trần Côn, Bùi Thị Xuân. Trong mỗi trường, chúng tôi chọn 30 - 50 HS khối 10 đại diện (giỏi, khá, trung bình, yếu) để điền các thông tin vào phiếu cho sẵn. Số phiếu thu được sau khi phát ra là: 289 (Trường THPT chuyên Quốc Học: 28 phiếu; Trường THPT Hai Bà Trưng: 49 phiếu; Trường THPT Nguyễn Huệ: 48 phiếu; Trường THPT Gia Hội: 42 phiếu; Trường THPT Nguyễn Trường Tộ: 31 phiếu; Trường THPT Đặng Trần Côn: 49 phiếu; Trường THPT Bùi Thị Xuân: 42 phiếu). 3.2. Kết quả điều tra tổng hợp ở 7 trường THPT tại TP. Huế 3.2.1. Nhận thức về ý nghĩa của việc học thêm đối với bản thân học sinh Đa số HS đều nhận thức rằng học thêm là nhu cầu của bản thân để có thêm kiến thức, kĩ năng, hiểu sâu thêm bài học trên lớp và để làm bài thi và kiểm tra đạt kết quả cao cũng như để thi đậu đại học. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều HS học thêm là do các yếu tố bên ngoài tác động như do nhà trường tổ chức phụ đạo, bị bố mẹ bắt buộc, đi học theo gợi ý của thầy cô, đi học do sợ thầy cô có thành kiến và đi học thêm theo bạn bè. Kết quả nhận thức của HS về ý nghĩa của việc học thêm được thể hiện cụ thể qua bảng 1. Bảng 1. Nhận thức về ý nghĩa của việc học thêm đối với bản thân học sinh Nhận thức ý nghĩa của học thêm TS Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SL % SL % SL % SL % 1 Học thêm để có thêm kiến thức, kĩ năng, hiểu sâu bài học trên lớp 289 158 54,7 120 41,5 5 1,7 3 1,0 2 Học thêm là do bắt buộc của bố mẹ 289 6 2,1 24 8,3 169 58,5 82 28,4 3 Học thêm là do bạn rủ cùng đi cho vui 289 6 2,1 35 12,1 158 54,7 85 29,4 4 Học thêm để thi và kiểm tra có kết quả cao 289 66 22,8 147 50,9 47 16,3 23 8,0 5 Nếu không đi học thêm thì sợ Thầy, Cô có thành kiến cá nhân 289 7 2,4 33 11,4 118 40,8 123 42,6 6 Học thêm là do Thầy, Cô dạy bộ môn yêu cầu, gợi ý 289 11 3,8 60 20,8 145 50,2 67 23,2 7 Học thêm là do Nhà trường tổ chức học bồi dưỡng, phụ đạo 289 16 5,5 111 38,4 122 42,2 34 11,8 8 Lấy cớ đi học thêm để đi chơi 289 2 0,7 8 2,8 99 34,3 173 59,9 9 Lấy cớ học thêm để xin tiền bố mẹ đi ăn quà 289 3 1,0 6 2,1 95 32,9 177 61,2 10 Học thêm để thi đại học đạt nguyện vọng 289 149 51,6 110 38,1 16 5,5 6 2,1 (Ghi chú: Mức 1: Hoàn toàn đồng ý; Mức 2: Đồng ý; Mức 3: Không đồng ý; Mức 4: Phản đối) 3.2.2. Cách thức học thêm Hầu hết tất cả các HS tham gia khảo sát điều tra đều tham gia các lớp học thêm khác nhau với tổng số buổi học thêm là 1556 buổi trong 1 tuần, trung bình mỗi HS học thêm 5,5 buổi/tuần. Mặc dù có sự khác nhau dựa các HS, nhưng điều này chứng tỏ số lượng HS tham gia học thêm là rất lớn. Số liệu thống kê thể hiện qua bảng 2. THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ 131 Bảng 2. Môn học, thời gian và quy mô các lớp học thêm Môn học thêm TiếngAnh Toán Lí Hoá Sinh Văn Sử Địa Môn khác Số buổi học thêm mỗi môn 529 302 314 266 23 43 0 0 19 Thời gian học mỗi buổi Dao động từ 45 - 180 phút nhưng chủ yếu là từ 90 - 120 phút Số học sinh trong một lớp học thêm Lớp < 10 HS: 233 lớp; Lớp 10 - 30 HS: 205 lớp; Lớp 30 - 100 HS: 95 lớp; Lớp > 100 HS: 16 lớp Chủ yếu HS tham gia học thêm các môn tự nhiên và ngoại ngữ, vì đây là những môn học có thể giúp các em thi nhiều trường và nhiều ngành ở đại học, mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai cho HS. Trong đó môn có số lượng HS học thêm nhiều nhất là môn Tiếng Anh, sau đó là các môn Toán, Lý, Hóa. Trong khi đó, các môn xã hội lại ít được chú trọng, riêng môn Lịch sử và Địa lí hầu như không có HS nào học thêm.(bảng 2) Thời gian học thêm có sự khác nhau giữa các lớp và các môn học. Khoảng thời gian mỗi buổi học thêm dao động từ 45 phút đến 180 phút, trong đó khoảng thời gian phổ biến nhất là là từ 90 phút đến 120 phút/buổi. Đây là khoảng thời gian hợp lý cho mỗi buổi học thêm. Số lượng HS trong các lớp học thêm có sự khác nhau. Dựa vào quy mô các lớp học thêm trong các phiếu điều tra, có thể thấy rằng HS chủ yếu tham gia những lớp học thêm có quy mô nhỏ và trung bình ( 438 lớp < 30 người). Các lớp học thêm có quy mô lớn, HS ít tham gia hơn. Có thể thấy rằng ở các lớp nhỏ và trung bình, HS có thể tiếp thu bài học dễ hơn và có không gian học tập hiệu quả hơn. Nội dung chủ yếu mà giáo viên dạy ở các lớp học thêm là ôn lại các kiến thức đã học và mở rộng, bổ sung kiến thức, ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức đã học để thi, giải các đề thi và kiểm tra. Bên cạnh đó, các lớp học thêm cũng tăng cường rèn luyện và cho HS làm các đề thi đại học, nhiều lớp học thêm còn cho HS học trước bài ngày hôm sau học trên lớp. Nội dung học thêm được thống kê cụ thể qua bảng 3. Bảng 3. Nội dung học ở các lớp học thêm Các nội dung học thêm TS Đồng ý Không đồng ý Không hợp lệ SL % SL % SL % Học trước bài ngày hôm sau học trên lớp 289 173 59,9 97 33,6 19 6,6 Ôn lại bài hôm trước đã học và mở rộng, bổ sung kiến thức 289 266 92,0 10 3,5 13 4,5 Học nâng cao 289 212 73,4 61 21,1 16 5,5 Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài học để thi 289 268 92,7 7 2,4 14 4,8 Giải các đề thi và kiểm tra 289 252 87,2 23 8,0 14 4,8 Học sinh làm các đề thi đại học 289 155 53,6 113 39,1 21 7,3 Nội dung khác: 132 VĂN THỊ THANH NHUNG và cs. Ngoài ra, theo ý kiến của một số HS ở các trường Nguyễn Trường Tộ và Đặng Trần Côn, đi học thêm sẽ giúp các em có trước đề kiểm tra của môn học, từ đó các em sẽ được làm trước đề và đạt điểm cao hơn không đi học thêm. Các số liệu điều tra cho thấy: Nội dung dạy học ở các lớp học thêm có sự phong phú về các dạng kiến thức và kĩ năng (kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, kiến thức nâng cao trong sách nâng cao và sách tham khảo, kĩ năng làm các bài tập, trả lời các câu hỏi trong sách, do GV tự soạn...). Sự phong phú đó phù hợp với nhu cầu của HS, đặc điểm từng môn học... Giáo viên trong lớp học thêm chủ yếu dạy theo cách: cho các câu hỏi, bài tập để HS thực hiện sau đó GV sẽ sửa bài; GV giảng giải và HS ghi bài. Hầu hết GV dạy thêm theo nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Một số GV khác dạy theo các câu hỏi tự soạn và các đề thi, đề kiểm tra. Ở nhiều lớp học thêm, GV còn tăng cường thêm các kiến thức từ các sách tham khảo, sách bài tập. Ý kiến của HS về cách dạy của GV ở các lớp học thêm được thể hiện qua bảng 4. Bảng 4. Cách dạy của giáo viên trong các lớp học thêm Cách dạy của Thầy Cô TS Đồng ý Không đồng ý Không hợp lệ SL % SL % SL % GV đọc chép, HS ghi bài 289 54 18,7 222 76,8 13 4,5 GV giảng giải, HS ghi bài 289 223 77,2 58 20,1 8 2,8 GV cho câu hỏi, bài tập; HS trả lời câu hỏi, giải bài tập, Sau đó, GV chữa bài. 289 264 91,3 16 5,5 9 3,1 GV dạy theo sách giáo khoa 289 179 61,9 97 33,6 13 4,5 GV dạy theo các đề thi, đề kiểm tra 289 182 63,0 96 33,2 11 3,8 GV dạy theo các câu hỏi tự soạn 289 154 53,3 120 41,5 15 5,2 GV dạy theo sách tham khảo, sách bài tập 289 148 51,2 123 42,6 18 6,2 Đa số HS được điều tra cho biết các địa điểm mà các em tham gia học thêm đảm bảo các yếu tố về vệ sinh và an ninh như: rộng rãi thoáng mát , có môi trường tốt (không bị ô nhiếm không khí và tiếng ồn, không mất vệ sinh, đủ ánh sáng, mùa hè có quạt mát, mùa đông ấm) và đảm bảo an toàn cho HS. Chỉ có một số ít HS đánh giá điều kiện ở các lớp học thêm còn có nhiều hạn chế và chưa đảm bảo các yếu tố như trên. Kết quả cụ thể thể hiện qua bảng 5. Bảng 5. Địa điểm học thêm Địa điểm học thêm TS Đồng ý Không đồng ý Không hợp lệ SL % SL % SL % Địa điểm rộng rãi, chỗ ngồi thoải mái 289 261 90,3 17 5,9 11 3,8 Địa điểm chật chội,chỗ ngồi không thoải mái 289 30 10,4 241 83,4 18 6,2 THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ 133 Địa điểm học thêm có môi trường tốt 289 251 86,9 24 8,3 14 4,8 Địa điểm học thêm có môi trường không tốt 289 54 18,7 219 75,8 16 5,5 An ninh khu vực học thêm tốt 289 202 69,9 14 4,8 73 25,3 An ninh khu vực học thêm không cần tốt 289 13 4,5 183 63,3 93 32,2 3.2.3. Tác động của việc học thêm với học sinh Nhiều ý kiến cho rằng việc học thêm làm cho kiến thức, kĩ năng của HS được nâng cao nhiều hơn; giúp học bài trên lớp nhanh và nắm bài chắc hơn. Đồng thời học thêm sẽ giúp HS tự tin trong học tập và thi cử. Một bộ phận HS khẳng định việc học thêm làm cho bài kiểm tra đạt hiệu quả cao hơn. Các ý kiến cũng cho rằng học thêm không chỉ có lợi cho riêng một đối tượng HS có học lực nào cả mà có lợi chung cho tất cả các HS tham gia. (bảng 6) Bảng 6. Tác động của việc học thêm đối với học sinh Tác động của việc học thêm TS Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Kh.g hợp lệ % SL % SL % SL % SL % 1 Kiến thức, kĩ năng của bạn được nâng cao nhiều hơn 289 159 55,0 104 36,0 7 2,4 1 0,3 6,2 2 Bạn học trên lớp hiểu bài nhanh hơn, nắm bài chắc hơn 289 109 37,7 135 46,7 24 8,3 2 0,7 6,6 3 Bài thi và kiểm tra của bạn có điểm cao hơn trước khi đi học thêm 289 53 18,3 124 42,9 74 25,6 13 4,5 8,7 4 Bạn tự tin hơn trong việc học tập và thi 289 91 31,5 149 51,6 22 7,6 3 1,0 8,3 5 Bạn yêu thích môn học hơn 289 78 27,0 132 45,7 46 15,9 6 2,1 9,3 6 Bạn thấy việc học thêm chỉ mất thời gian và tiền bạc, không có tác dụng gì đối với bạn cả 289 11 3,8 15 5,2 122 42,2 110 38,1 10,7 7 Bạn thấy việc học thêm chỉ có lợi cho các bạn học yếu 289 4 1,4 9 3,1 88 30,4 76 26,3 38,8 8 Bạn thấy việc học thêm chỉ có lợi cho các bạn học trung bình 289 10 3,5 24 8,3 146 50,5 82 28,4 9,3 9 Bạn thấy việc học thêm chỉ có lợi cho các bạn học giỏi 289 14 4,8 23 8,0 146 50,5 79 27,3 9,3 10 Bạn thấy việc học thêm là nặng nề 289 13 4,5 37 12,8 126 43,6 84 29,1 10,0 11 Ý kiến khác (Ghi chú: Mức 1: Hoàn toàn đồng ý; Mức 2: Đồng ý; Mức 3: Không đồng ý; Mức 4: Phản đối) Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng học thêm là vấn đề nặng nề đối với HS. Một HS còn phát biểu rằng các em muốn học nhưng không thể tiếp thu thêm được kiến thức từ lớp học thêm vì đã rất vất vả để chuẩn bị kiến thức cho các buổi học chính khóa trên lớp. 134 VĂN THỊ THANH NHUNG và cs. 3.2.4. Nguyện vọng học thêm của học sinh Đa số những HS được điều tra, phỏng vấn đều mong muốn tham gia các lớp học thêm để có thêm kiến thức, kĩ năng và hiểu sâu thêm bài học trên lớp. Đồng thời, các em cũng mong muốn học thêm để đạt kết quả cao trong kiểm tra và thi cử. Bảng 7. Nguyện vọng học thêm của học sinh Nguyện vọng học thêm TS Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Kh.g hợp lệ % SL % SL % SL % SL % 1 Học thêm để có thêm kiến thức, kĩ năng, hiểu sâu thêm bài học trên lớp 289 166 57,4 86 29,8 6 2,1 4 1,4 9,3 2 Học thêm để thi, kiểm tra có kết quả cao 289 96 33,2 133 46,0 23 8,0 6 2,1 10,7 3 Học thêm do nhà trường tổ chức 289 31 10,7 109 37,7 92 31,8 17 5,9 13,8 4 Học thêm những môn còn yếu 289 90 31,1 129 44,6 27 9,3 6 2,1 12,8 5 Học thêm những môn yêu thích 289 65 22,5 135 46,7 40 13,8 8 2,8 14,2 6 Học thêm ở lớp nhỏ (từ 10 - 20 HS) 289 58 20,1 154 53,3 27 9,3 9 3,1 14,2 7 Học thêm ở lớp lớn (trên 40 HS) 289 16 5,5 40 13,8 156 54,0 36 12,5 14,2 8 Chỉ học thêm những môn thi đại học 289 32 11,1 66 22,8 107 37,0 40 13,8 15,2 9 Học thêm một số môn khó 289 44 15,2 137 47,4 64 22,1 5 1,7 13,5 10 Học thêm ở các Thầy (Cô) có mở lớp dạy ở nhà 289 33 11,4 110 38,1 67 23,2 23 8,0 19,4 11 Ý kiến khác: - (Ghi chú: Mức 1: Hoàn toàn đồng ý; Mức 2: Đồng ý; Mức 3: Không đồng ý; Mức 4: Phản đối) Nhu cầu học thêm của HS được thể hiện trên các khía cạnh: - Quy mô lớp học thêm: Phần lớn HS mong muốn được tham gia vào những lớp học thêm có quy mô nhỏ (10 - 20 HS). Bởi vì ở các lớp học thêm quy mô nhỏ, giáo viên sẽ dễ dàng biết được học lực của từng HS và có điều kiện, thời gian để dạy kèm từng đối tượng HS. - Môn học thêm: Nhu cầu học thêm các môn học của từng HS khác nhau. Nhìn chung các em đều muốn học thêm những môn còn yếu, học thêm những môn yêu thích để giỏi hơn, học thêm những môn khó. Chỉ có 3,9% HS cho rằng chỉ học các môn thi đại học. Điều đó chứng tỏ, việc học thêm đối với HS đã trở thành nhu cầu để hoàn thiện kiến thức cho bản thân chứ không phải là để đối phó với các kì thi. - Địa điểm học thêm: Nhiều HS mong muốn học thêm ở những lớp có thầy cô dạy ở nhà và một số khác muốn tham gia các lớp học thêm do trường tổ chức. THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ 135 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC HỌC THÊM NGOÀI GIỜ CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HUẾ VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Đánh giá chung Phần lớn HS đều nhận thức được tác dụng của học thêm đối với nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng giao tiếp, giúp học bài trên lớp chính khoá tốt hơn, học tự tin hơn. Học sinh thường học thêm tập trung vào các môn khó hoặc những môn học các em yêu thích. Đó là những xu hướng rất tích cực của việc học thêm. Một số HS ngay từ lớp 10 đã có xu hướng học thêm vì mục đích đạt điểm cao trong các kì thi, kiểm tra, đặc biệt nhằm mục đích xa hơn là thi vào đại học. Điều này có thể làm cho HS học lệch trong học thêm, chỉ chú trọng vào các môn học phục vụ cho các kì thi mà ít quan tâm đến việc học thêm để hoàn thiện kiến thức và kĩ năng cho bản thân. Học sinh học thêm chủ yếu là các môn tự nhiên (nhất là Toán, Lí, Hoá) và ngoại ngữ (chủ yếu là Tiếng Anh); các môn xã hội rất ít được chọn học thêm, chỉ có một số ít học thêm môn Văn. Thời lượng học thêm của HS tương đối nhiều, trung bình từ 5 - 6 buổi/tuần, mỗi buổi từ 90 - 120 phút. Cách thức học thêm rất đa dạng, nhưng chủ yếu là ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học, giải các bài tập, câu hỏi và đề thi. Về cơ bản, cách dạy thêm như vậy đáp ứng nhu cầu tích cực của người học. Tuy nhiên, vẫn còn có một số lớp học trước các kiến thức sẽ được học trong bài sắp tới, hoặc học lại kiến thức đã học trên lớp chưa được học kĩ. Có thể đây là một trong những mầm mống tiêu cực của việc học thêm. Cách dạy của GV trong các lớp học thêm nặng về việc giao bài tập cho HS, trả lời câu hỏi, giải các đề thi, cá biệt còn có cả những trường hợp đọc chép. Địa điểm học thêm chủ yếu là ngoài trường, ở các phòng học tự tạo trong các khu dân cư. Tuy nhiên, các điều kiện về vệ sinh, môi trường, an ninh đều được đảm bảo, không gây nguy hại cho HS. Có thể thấy rằng, học thêm có tác dụng tích cực nhiều mặt đối với HS. Nhờ học thêm, nhiều em đã có kết quả học tập tốt hơn rõ rệt, rèn luyện được nhiều kiến thức và kĩ năng hơn. Do vậy, nguyện vọng của hầu hết HS là được học thêm, nhất là những môn khó hoặc môn yêu thích. Đồng thời số nguyện vọng học thêm do các giáo viên tổ chức tại lớp riêng chiếm tỉ lệ cao hơn là học thêm ở các lớp do nhà trường tổ chức. 4.2. Kiến nghị Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy việc học thêm rõ ràng có nhiều lợi ích nếu được tổ chức tốt và phù hợp với nhu cầu của người học. Trong điều kiện học chính khoá còn nặng nề hiện nay và kĩ năng tự học của HS còn yếu, việc học thêm vẫn còn rất cần thiết, chưa thể bỏ đi được. Liên quan đến việc dạy thêm - học thêm, Bộ và các Sở GD&ĐT cần có những quy định cụ thể về mục đích, nhiệm vụ, nội dung, cách dạy, thời gian, địa điểm, trình độ giáo viênTrên cơ sở đó, có giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử phạt kịp thời để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT hiện nay. 136 VĂN THỊ THANH NHUNG và cs. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 quy định về việc dạy thêm, học thêm. [2] Mark Bray và Chad Lykins (2012), Giáo dục ngoài luồng - Học thêm và ý nghĩa của nó đối với các nhà hoạch định Châu Á, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, Philipin. [3] Nguyễn Đức Vũ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong Địa lí, NXB Giáo dục. Title: SURVEYING THE NEED AND THE CURRENT STATE OF OVERTIME EXTRA COURSE OF GRADE 10 STUDENT AT HIGH SHOOLS IN HUE CITY, PROPOSALS AND PETITIONS TO MEET EXTRA COURSE NEEDS OF STUDENT Abstract: To survey the current state of extra course and the needs of learners, this study surveyed on 289 students of 10th graders at 7 high schools in Hue city by using anket. Main contents included: Recognizing the significance of extra course, the ways of extra course, the impact of extra course to students and extra course aspirations of students. Based on the analysis of the survey results, combined with the policy and regulations of the Ministry of Education and Training, the study has confirmed the necessity of extra course and petitions should have strict regulations about extra course, Keywords: extra course, 10th graders, the current state of extra course, the needs of learners, petitions TS. VĂN THỊ THANH NHUNG Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0543 823277, Email: vanthithanhnhung@dhsphue.edu.vn ThS. NGUYỄN THỊ HIỂN Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0979 298 022, Email: bichhien85@gmail.com NGUYỄN GIANG CHÂU LÊ THỊ THANH PHƯƠNG Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_364_vanthithanhnhung_nguyenthihien_nguyengiangchau_lethithanhphuong_18_nguyen_thi_hien_611_202042.pdf
Tài liệu liên quan