Thực trạng hoạt động đào tạo sau đại học của trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2011

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo SĐH tại Trường ĐHSP TPHCM có thể chứng minh trường là một cơ sở đào tạo có uy tín, có chất lượng trong khối ngành sư phạm nói riêng và trong xã hội nói chung. Trường ĐHSP TPHCM đã thực hiện hoạt độngđào tạo SĐH một cách hệ thống, hợp lí và chặt chẽ theo các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, trong những năm qua, trường đã cung cấp cho ngành giáo dục và cho xã hội một lực lượng lao động chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nhân cách.

pdf10 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động đào tạo sau đại học của trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 48 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 ĐỖ NAM THANH* TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo sau đại học (SĐH) của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) giai đoạn 2005 – 2011, gồm những nội dung: công tác tuyển sinh; thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo; sử dụng phương pháp dạy học, phương tiện dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; hướng dẫn, tổ chức và bảo vệ luận văn, luận án của học viên SĐH . Từ khóa: hoạt động đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. ABSTRACT The reality of postgraduate training of Ho Chi Minh City University of Education from 2005 to 2011 The article presents survey results of the reality of postgraduate training of Ho Chi Minh University of Education from 2005-2011 including: admission; implementing plans; training programmes; teaching methodology; equipment; application of informatic technology in teaching; testing and assessments; and instructing, organizing and defending thesis, postgraduate theses. Keywords: postgraduate training, Ho Chi Minh City University of Education. 1. Đặt vấn đề Luật Giáo dục năm 2005 quy định đào tạo SĐH bao gồm đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. “Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lí thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo”; “Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lí thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề mới về khoa học, công * ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn” [5]. Trường ĐHSP TPHCM là trung tâm đào tạo đại học và SĐH chuẩn mực, chất lượng cao, trước hết là đào tạo “giáo viên và những nhà giáo dục” có phẩm chất của người thầy, nắm vững tri thức chuyên môn, có khả năng hoạt động giáo dục, giảng dạy, quản lí và học tập suốt đời. SĐH là bậc đào tạo cao nhất với mục tiêu trang bị những kiến thức SĐH và nâng cao kĩ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lí giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của sự Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Nam Thanh _____________________________________________________________________________________________________________ 49 nghiệp phát triển giáo dục, xã hội, khoa học, kinh tế của đất nước nói chung và của khu vực phía Nam nói riêng. Hơn 25 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo SĐH, Trường ĐHSP TPHCM luôn xác định đây chính là nhiệm vụ có tính định hướng cho quá trình phát triển của trường và có ý nghĩa chiến lược đối với một trường sư phạm trọng điểm quốc gia trên địa bàn phía Nam. Hoạt động đào tạo SĐH hiện nay là một minh chứng thuyết phục về sự phát triển, quy mô, tầm vóc, uy tín và chất lượng đào tạo của Trường ĐHSP TPHCM. Hoạt động này đã thu hút, tập trung, phát huy được sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực trong và ngoài trường, trong và ngoài nước; từ đó đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực mới, có trình độ cao, có năng lực và phẩm chất tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của người học và yêu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội, Trường ĐHSP TPHCM càng phải nâng cao năng lực đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng, đổi mới, hoàn chỉnh các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đổi mới công tác tổ chức tuyển sinh, đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo. Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo SĐH tại Trường ĐHSP TPHCM trong thời gian qua nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu hệ thống biện pháp phát triển đào tạo SĐH hiện tại và tương lai. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Mẫu nghiên cứu và cách thức xử lí số liệu khảo sát Để tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo SĐH của Trường ĐHSP TPHCM, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với các phương pháp quan sát, phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm, xin ý kiến chuyên gia. Đối tượng khảo sát gồm 46 cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng liên quan hoạt động đào tạo SĐH, Ban Chủ nhiệm các khoa, Trưởng bộ môn có đào tạo SĐH); 102 giảng viên giảng dạy SĐH; 352 học viên cao học và nghiên cứu sinh (HV&NCS). Để xử lí, đánh giá các nội dung khảo sát trong phiếu hỏi, chúng tôi sử dụng thang định khoảng: 4 khoảng tương ứng với 4 mức độ và cho điểm theo thang điểm từ 1 - 4: - Rất thường xuyên (RTX)/Tốt (T): Tương ứng với mức 4 - điểm 4; - Thường xuyên (TX)/Khá (K): Tương ứng với mức 3 - điểm 3; - Ít thường xuyên (ITX)/Trung bình (TB): Tương ứng với mức 2 - điểm 2; - Không thực hiện (KTH)/Yếu (Y): Tương ứng với mức 1 - điểm 1. Điểm trung bình (ĐTB) được quy định theo biên liên tục như sau: - ĐTB từ 1,0 - < 1,5: Không thực hiện/Yếu; - ĐTB từ 1,5 - < 2,5: Ít thường xuyên/Trung bình; - ĐTB từ 2,5 - < 3,5: Thường xuyên/Khá; - ĐTB từ 3,5 – 4,0: Rất thường xuyên/Tốt. 2.2. Một số kết quả nghiên cứu 2.2.1. Về công tác tuyển sinh SĐH Công tác tuyển sinh SĐH vừa mang tính chiến lược để xây dựng đội ngũ chất Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 50 lượng cao, vừa mang tính cấp bách vì nhà trường phải thực hiện những yêu cầu của năm học và những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao hiệu suất đào tạo, như: đổi mới tuyển sinh, đổi mới quản lí tuyển sinh; vì vậy, phải coi trọng công tác tuyển sinh SĐH. Để khảo sát thực trạng công tác tuyển sinh SĐH tại trường, chúng tôi đưa ra 5 nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh SĐH và tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tượng: GV&CBQL, HV&NCS. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1 sau đây: Bảng 1. Kết quả khảo sát về công tác tuyển sinh SĐH Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Stt Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Tổ chức ôn tập tạo nguồn 3,50 0,9 1 3,13 0,3 1 2 Thực hiện quy trình tuyển sinh rõ ràng, minh bạch 3,20 0,4 3 2,88 0,7 5 3 Thực hiện công bố kết quả tuyển sinh 3,00 0,6 5 3,01 1,2 4 4 Thực hiện tuyển chọn đầu vào 3,10 0,3 4 3,07 1,0 3 5 Độ tin cậy và công bằng trong tuyển sinh 3,30 0,8 2 3,08 0,5 2 Bảng 1 cho thấy, GV&CBQL, HV&NCS đánh giá về mức độ, kết quả thực hiện công tác tuyển sinh SĐH của trường thường xuyên và khá tốt, thể hiện qua ĐTB mức thường xuyên từ 3,00 – 3,50 và mức hiệu quả từ 2,88 – 3,13; cụ thể: Công tác tổ chức ôn tập tạo nguồn (ĐTB = 3,50 và 3,13); thực hiện quy trình tuyển sinh rõ ràng, minh bạch (ĐTB = 3,20 và 2,88); kết quả tuyển sinh (ĐTB = 3,00 và 3,01); thực hiện tuyển chọn đầu vào (ĐTB = 3,10 và 3,07); độ tin cậy và công bằng trong tuyển sinh SĐH (ĐTB = 3,30 và 3,08). Như vậy, đa số GV&CBQL, HV&NCS đều có đánh giá thống nhất và toàn diện về công tác tuyển sinh SĐH. Trong đó, 100% người được khảo sát cho rằng công tác tổ chức ôn tập tạo nguồn bài bản, nghiêm túc và có chất lượng; thực hiện quy trình tuyển sinh rõ ràng, minh bạch; kết quả tuyển sinh được công bố đầy đủ kịp thời và chính xác; thực hiện tuyển chọn đầu vào minh bạch và công bằng, có chất lượng cao. Điều này chứng tỏ độ tin cậy và công bằng trong tuyển sinh SĐH của trường được đánh giá tốt. Tuy có sự khác biệt về thứ tự ưu tiên thể hiện ở giá trị trung bình từ mục 1 đến mục 5, nhưng đều nhận định công tác tuyển sinh SĐH đạt khá tốt. Thực tế cũng đã chứng minh Trường ĐHSP TPHCM là một trong 14 trường đại học trọng điểm quốc gia và là một trong hai trường ĐHSP trọng điểm của cả nước, đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn về đào tạo các ngành sư phạm ở khu vực phía Nam, vì vậy công tác tuyển sinh SĐH được đánh giá là có sự Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Nam Thanh _____________________________________________________________________________________________________________ 51 phân hóa đầu vào rất cao so với các trường khác có cùng ngành tuyển sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít GV&CBQL, HV&NCS chưa nhận thức và chưa tiếp cận hết những quy định tổng thể về công tác tuyển sinh SĐH của trường mà chỉ quan tâm đến những khía cạnh liên quan đến bản thân nên có những nhận định mang tính cá nhân. Khi GV&CBQL, HV&NCS chưa nhận thức và tiếp cận hết những quy định tổng thể về công tác tuyển sinh SĐH của trường sẽ hạn chế phần nào hiệu quả của hoạt động tuyển sinh. Cũng như đối với nhà quản lí, khi không xác định rõ mục tiêu và nội dung của công tác tuyển sinh thì sẽ không có được những giải pháp đầu tư và sự quan tâm đúng mức để giúp cho việc quản lí công tác này đạt hiệu quả cao. 2.2.2. Về thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo SĐH Chương trình đào tạo là nội dung quyết định chất lượng và kết quả đào tạo. Chương trình có sự bao quát cao sẽ giúp cho người học có cái nhìn toàn điện về lĩnh vực mình nghiên cứu. Chương trình sát với thực tế sẽ trang bị cho học viên những công cụ hữu ích trong công việc. Kết quả khảo sát việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo SĐH của Trường ĐHSP TPHCM được thể hiện ở bảng 2 sau đây: Bảng 2. Kết quả khảo sát việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo SĐH Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Stt Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Có kế hoạch đào tạo SĐH theo từng thời gian cụ thể 3,07 1,0 4 2,96 0,9 5 2 Đảm bảo hoạt động đào tạo đúng và đủ theo chương trình quy định 3,08 1,0 3 3,07 0,9 3 3 Hoạt động đào tạo bám sát mục tiêu đào tạo 3,18 1,0 1 3,21 0,6 2 4 Đảm bảo nội dung tri thức, kĩ năng trọng tâm, cơ bản của chương trình đào tạo 2,60 0,9 6 2,74 0,9 7 5 Đảm bảo tính hệ thống của nội dung chương trình đào tạo 2,92 0,9 5 3,00 0,7 4 6 Cập nhật những thành tựu mới trong nội dung các chuyên ngành đào tạo 2,50 0,6 7 2,88 0,7 6 7 Đảm bảo nội dung tự học và nghiên cứu khoa học trong chương trình đào tạo 3,12 0,9 2 3,25 0,6 1 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 52 Bảng 2 cho thấy cả 7 nội dung khảo sát đều được GV&CBQL, HV&NCS xác định đúng và đánh giá phù hợp với việc thực hiện kế hoạch và chương trình đào tạo SĐH tại trường (ĐTB dao động từ 2,50 đến 3,25). Điều này chứng tỏ GV&CBQL, HV&NCS đã được giới thiệu đầy đủ và chi tiết về kế hoạch và chương trình đào tạo SĐH. GV&CBQL, HV&NCS đánh giá 100% những nội dung có mức độ thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên, đó là: Hoạt động đào tạo bám sát mục tiêu đào tạo (ĐTB = 3,18), xếp hạng 1; đảm bảo nội dung tự học và nghiên cứu khoa học trong chương trình đào tạo (ĐTB = 3,12), xếp hạng 2; đảm bảo hoạt động đào tạo đúng và đủ theo chương trình quy định (ĐTB = 3,08), xếp hạng 3; có kế hoạch đào tạo SĐH theo từng thời gian cụ thể (ĐTB = 3,07), xếp hạng 4; đảm bảo tính hệ thống của nội dung chương trình đào tạo (ĐTB = 2,92), xếp hạng 5; đảm bảo nội dung tri thức, kĩ năng trọng tâm, cơ bản của chương trình đào tạo (ĐTB = 2,60), xếp hạng 6; cập nhật những thành tựu mới trong nội dung các chuyên ngành đào tạo (ĐTB = 2,50), xếp hạng 7. Như vậy, các ý kiến khảo sát chủ yếu xoay quanh nhận định kết quả thực hiện các nội dung trên ở mức cao là “tốt” và “khá”. Trên thực tế, các nội dung đưa vào đào tạo hiện nay của trường so với các chuyên ngành đào tạo của các trường tương đương thì vẫn tốt hơn và đảm bảo được các chỉ tiêu, mục đích đào tạo SĐH với chất lượng cao. Sự phát triển của các ngành khoa học cơ bản cùng với sự toàn cầu hóa về hàng hóa và tri thức thì kiến thức của nhân loại nói chung và của từng ngành khoa học nói riêng có tốc độ phát triển nhanh chóng. Nếu các chương trình đào tạo kịp thời cập nhật những kiến thức chuyên ngành thì kết quả đào tạo và chất lượng đào tạo sẽ cao. Kết quả khảo sát này phần nào cũng phản ánh đúng thực tế các chương trình đào tạo hiện nay của trường là rất phong phú, đa dạng và cập nhật thường xuyên với kết quả khá tốt. 2.2.3. Việc sử dụng phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học SĐH Phương pháp dạy học (PPDH) quyết định quá trình chuyển tải nội dung, phương tiện dạy học (PTDH) là công cụ hỗ trợ cho tiến trình chuyển tải và tiếp nhận tri thức mà công nghệ thông tin (CNTT) giữ vai trò quan trọng trong tiến trình này. Kết quả khảo sát “việc sử dụng PPDH, PTDH và ứng dụng CNTT trong dạy học SĐH” về mức độ và kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 3 sau đây: Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Nam Thanh _____________________________________________________________________________________________________________ 53 Bảng 3. Kết quả khảo sát việc sử dụng PPDH, PTDH và ứng dụng CNTT trong dạy học SĐH Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Stt Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Sử dụng phối hợp các PPDH truyền thống 3,16 0,2 1 3,25 0,6 1 2 Vận dụng các PPDH tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên và nghiên cứu sinh 3,09 0,1 2 3,00 0,4 2 3 Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học 2,93 0,3 3 2,80 0,2 4 4 Trang bị cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, tài liệu học tập 2,88 0,7 4 2,81 0,1 3 Bảng 3 cho thấy GV&CBQL, HV&NCS đánh giá “việc sử dụng PPDH, PTDH và ứng dụng CNTT trong dạy học SĐH” có mức độ thực hiện “rất thường xuyên” và “thường xuyên”, kết quả thực hiện ở mức “khá” và “ khá tốt”. Cụ thể như sau: - Về mức độ thực hiện thì 100% GV&CBQL, HV&NCS đánh giá “thường xuyên” và “rất thường xuyên” sử dụng PPDH, PTDH và ứng dụng CNTT trong dạy học SĐH theo thứ tự từ thấp lên cao. Đó là trang bị cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, tài liệu học tập (ĐTB = 2,88), xếp hạng 4; sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học (ĐTB = 2,93), xếp hạng 3; vận dụng các PPDH tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên và nghiên cứu sinh (ĐTB = 3,09), xếp hạng 2; sử dụng phối hợp các PPDH truyền thống (ĐTB = 3,16), xếp hạng 1. Được đánh giá cao nhất là mục “sử dụng phối hợp các PPDH truyền thống”. Nhìn chung, “sử dụng phối hợp các PPDH truyền thống” vẫn được GV thực hiện khá tốt trong đào tạo. Bên cạnh đó, GV cũng “Vận dụng các PPDH tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên”. Nội dung này được đánh giá “khá thường xuyên” đến “rất thường xuyên” với kết quả thực hiện “khá”. Hiện nay, CNTT phát triển mạnh mẽ theo nhiều cấp độ khác nhau, vừa hỗ trợ cho công tác giáo dục vừa giúp cho người học có thêm nhiều kênh khác nhau để tiếp cận tri thức. Đội ngũ GV SĐH đã sử dụng PPDH, PTDH và ứng dụng CNTT trong dạy học SĐH “khá thường xuyên” thông qua các hoạt động dạy học Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 54 tại trường và đã đáp ứng được sự mong đợi của HV. Tuy nhiên việc trang bị cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, tài liệu học tập và sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học SĐH vẫn chưa được đánh giá ở mức tốt. 2.2.4. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên SĐH Để lượng giá được kết quả đào tạo thì hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV SĐH đóng vai trò hết sức quan trọng. Kết quả khảo sát về công tác này thể hiện ở bảng 4 dưới đây: Bảng 4. Kết quả khảo sát thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên SĐH Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Stt Nội dung ĐTB Độ lệch chuẩn Xếp hạng ĐTB Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm theo quy định 3,07 1,0 2 3,02 0,9 1 2 Chấm và trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung và rút kinh nghiệm cho HV 2,55 1,1 5 2,70 1,2 5 3 Vận dụng đúng tiêu chí và thang điểm 3,18 1,0 1 3,01 1,1 2 4 Lên điểm thi và kiểm tra theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và lưu trữ kết quả trên máy tính của trường 2,56 0,9 4 2,92 0,3 4 5 Việc kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan, công bằng theo hướng phát triển các năng lực của HV 2,92 0,7 3 2,98 1,1 3 Bảng 4 cho thấy GV&CBQL, HV&NCS đánh giá hoạt động “kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV SĐH” được thực hiện “thường xuyên” và kết quả thực hiện có ĐTB ở mức “khá”. Những nội dung được đánh giá “thường xuyên” là: Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm theo quy định (ĐTB = 3,07), xếp hạng 2; vận dụng đúng tiêu chí và thang điểm (ĐTB = 3,18), xếp hạng 1; việc kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan, công bằng theo hướng phát triển các năng lực của học viên (ĐTB = 2,92), xếp hạng 3; lên điểm thi và kiểm tra theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và lưu trữ kết quả trên máy tính của trường (ĐTB = 2,56), xếp hạng 4; chấm và trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung và rút kinh nghiệm cho học viên (ĐTB = 2,55), xếp hạng 5. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Nam Thanh _____________________________________________________________________________________________________________ 55 Tóm lại, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập, luận văn/luận án của HV&NCS được đánh giá ở mức “khá thường xuyên”. Tuy nhiên, thực tế còn có một số ít GV chấm, trả bài thi không đúng hạn, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí bài và điểm thi. 2.2.5. Về công tác hướng dẫn, tổ chức và bảo vệ luận văn, luận án Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng dẫn, tổ chức và bảo vệ luận văn, luận án trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở đào tạo SĐH ban hành quy định và quy trình tổ chức chặt chẽ công tác này. Tuy nhiên, quan sát thực tế công tác hướng dẫn, tổ chức và bảo vệ luận văn, luận án cũng như tham khảo ý kiến các CBQL và GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện công tác này còn chưa thống nhất giữa các cơ sở đào tạo. Để tìm hiểu thực trạng công tác hướng dẫn, tổ chức và bảo vệ luận văn, luận án của Trường ĐHSP TPHCM, chúng tôi đưa ra 5 nội dung và tiến hành khảo sát trên cả 2 nhóm đối tượng. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 5 dưới đây: Bảng 5. Kết quả khảo sát về công tác hướng dẫn, tổ chức và bảo vệ luận văn, luận án Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Stt Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Phân công giảng viên hướng dẫn 2,74 0,9 3 3,07 1,0 3 2 Tổ chức xét duyệt đề cương nghiên cứu cho HV&NCS 3,13 0,3 1 3,08 1,0 2 3 Tổ chức các buổi seminar khoa học báo cáo kết quả nghiên cứu của HV&NCS 2,88 0,3 2 3,18 1,0 1 4 Tổ chức bảo vệ luận văn/luận án 2,65 1,4 5 2,56 0,9 5 5 Giải quyết các trường hợp vi phạm 2,70 1,2 4 2,92 0,9 4 Bảng 5 cho thấy hai nhóm đối tượng đều cho rằng “công tác hướng dẫn, tổ chức và bảo vệ luận văn, luận án” hiện nay thực hiện “khá thường xuyên” với ĐTB chung của mức độ thực hiện (2,82) và kết quả thực hiện mức khá (2,92). - Về mức độ thực hiện, cả hai nhóm đối tượng đánh giá “thường xuyên và rất thường xuyên” cho tất cả các nội dung, Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 56 bao gồm: Tổ chức xét duyệt đề cương nghiên cứu cho HV&NCS (ĐTB = 3,13), xếp hạng 1; tổ chức các buổi seminar khoa học báo cáo kết quả nghiên cứu của HV&NCS (ĐTB = 2,88), xếp hạng 2; phân công giảng viên hướng dẫn (ĐTB = 2,74), xếp hạng 3; giải quyết các trường hợp vi phạm (ĐTB = 2,70), xếp hạng 4; tổ chức bảo vệ luận văn/luận án (ĐTB = 2,65), xếp hạng 5. - Về kết quả thực hiện, cả hai nhóm đối tượng đánh giá “khá” và “tốt” cho tất cả các nội dung, bao gồm: Tổ chức xét duyệt đề cương nghiên cứu cho HV&NCS (ĐTB = 3,08), xếp hạng 2; tổ chức các buổi seminar khoa học báo cáo kết quả nghiên cứu của HV&NCS (ĐTB = 3,18), xếp hạng 1; phân công giảng viên hướng dẫn (ĐTB = 3,07), xếp hạng 3; giải quyết các trường hợp vi phạm (ĐTB = 2,92), xếp hạng 4; tổ chức bảo vệ luận văn/luận án (ĐTB = 2,56), xếp hạng 5. Vấn đề cần quan tâm là việc tổ chức bảo vệ luận văn/luận án có ĐTB mức độ thực hiện là 2,65 và kết quả thực hiện là 2,56; đây là vấn đề cần xem xét vì khâu tổ chức bảo vệ luận văn và luận án là khâu quan trọng nhất trong tiến trình đào tạo. Nếu công tác này được tổ chức tốt hơn nữa thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của cả quá trình. Đánh giá chung về công tác hướng dẫn, tổ chức và bảo vệ luận văn, luận án là “khá thường xuyên”. Theo khảo sát thì một số nội dung cần quan tâm cải thiện nhiều hơn là: Tổ chức bảo vệ luận văn, luận án, giải quyết các trường hợp vi phạm 3. Kết luận Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo SĐH tại Trường ĐHSP TPHCM có thể chứng minh trường là một cơ sở đào tạo có uy tín, có chất lượng trong khối ngành sư phạm nói riêng và trong xã hội nói chung. Trường ĐHSP TPHCM đã thực hiện hoạt động đào tạo SĐH một cách hệ thống, hợp lí và chặt chẽ theo các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, trong những năm qua, trường đã cung cấp cho ngành giáo dục và cho xã hội một lực lượng lao động chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nhân cách. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi của học viên của trường cũng như của toàn xã hội. Những hạn chế trong hoạt động đào tạo SĐH của Trường ĐHSP TPHCM do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản như thiếu cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ giảng viên đào tạo SĐH (trình độ tiến sĩ), kinh phí chi trả cho đào tạo SĐH còn thấp và thiếu sự đầu tư chiều sâu trong việc cải tiến và hoàn thiện tổ chức đào tạo SĐH Trong thời gian tới, trường cần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo SĐH, bao gồm các mặt: tuyển sinh; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo; năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí đào tạo; phương pháp đào tạo; các điều kiện đảm bảo đào tạo; hoạt động phối hợp trong đào tạo SĐH. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Nam Thanh _____________________________________________________________________________________________________________ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo sau đại học phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác đào tạo sau đại học, Đà Nẵng. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT về việc ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, Hà Nội. 4. Chính phủ (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội. 5. Chính phủ (2010), Điều lệ trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22-09-2010 của Thủ tướng Chính phủ) 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Học viện Quản lí giáo dục (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, công chức nhà nước về giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 8. Trường Đại học Sư phạm TPHCM (2007), Đề án quy hoạch phát triển tổng thể Trường Đại học Sư phạm trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. 9. Trường Đại học Sư phạm TPHCM (2011), Kỉ yếu Hội nghị tổng kết đào tạo sau đại học giai đoạn 2001-2011. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 08-9-2012; ngày phản biện đánh giá: 25-9-2012; ngày chấp nhận đăng: 09-10-2012)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf06_do_nam_thanh_875.pdf