Through the surveys at 8 member universities and departments of Thai Nguyen University on 400
students in the second year upwards, the article analyses and shows the real state of Thai Nguyen
University students’ democracy nowadays in these basic aspects : Evaluating students’ knowledge
of the regulation of practising democracy at the university; evaluating students’ scope of taking
part in the field of university activities; students’ evaluation on the practice of democracy
regulation in the university, university units, youth organizations and associations.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng dân chủ trong sinh viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hữu Toàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 167 - 172
167
THỰC TRẠNG DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN
Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Nguyễn Hữu Toàn, Đồng Văn Quân*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua khảo sát tại 8 trường thành viên và khoa trực thuộc của Đại học Thái Nguyên với 400 đối
tượng là sinh viên từ năm thứ hai trở lên, bài báo phân tích, làm rõ thực trạng vấn đề dân chủ trong
sinh viên của Đại học Thái Nguyên hiện nay trên các lĩnh vực cơ bản như: đánh giá nhận thức của
sinh viên về Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường; đánh giá mức độ tham gia của sinh viên
vào các lĩnh vực hoạt động của nhà trường; sự đánh giá từ phía sinh viên về thực hiện quy chế dân
chủ của nhà trường, của các đơn vị trực thuộc trường và các tổ chức đoàn, hội
Từ khóa: khảo sát, thực trạng, dân chủ, sinh viên, đại học.
Đại học Thái Nguyên là một trong ba đại học
vùng, được tổ chức theo mô hình 4 cấp là Đại
học, Trường (khoa) trực thuộc, khoa (bộ môn)
trực thuộc trường, bộ môn thuộc khoa. Cơ cấu
thành viên của Đại học Thái Nguyên hiện nay
gồm: 07 trường đại học, 01 trường cao đẳng,
02 khoa trực thuộc, 03 viện nghiên cứu, 01
bệnh viện, 05 trung tâm và 01 Nhà Xuất bản.
Cơ cấu tổ chức của Đại học Thái Nguyên bao
gồm: Hội đồng Đại học, Ban Giám đốc, Hội
đồng Khoa học và Đào tạo ĐH, Các ban chức
năng, Các đơn vị trực thuộc ĐH, Các đơn vị
trực thuộc trường, các bộ môn trực thuộc khoa.*
Về đào tạo, Đại học Thái nguyên có các bậc
đào tạo là sau đại học, đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và trung
học phổ thông.
Đào tạo sau đại học: hiện nay, Đại học Thái
Nguyên có 41 ngành đào tạo cao học, 19
ngành đào tạo nghiên cứu sinh với quy mô trên
4500 nghiên cứu sinh và học viên cao học.
Đào tạo đại học: Có 93 ngành đào tạo với 133
chương trình đạo tạo; hình thức đào tạo bao
gồm các hệ chính quy tập trung, vừa làm vừa
học, chuyên tu, đại học liên thông, đại học
bằng 2... với quy mô trên 10 vạn sinh viên các
loại. Ngoài ra còn có các chương trình liên
kết đào tạo đại học và sau đại học với các
nước Mỹ, Anh, Australia, Hà Lan, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Philipin...
Đào tạo trình độ dưới đại học: Có 17 ngành
đào tạo cao đẳng với 18 chương trình đào tạo,
*
Tel: 0912 021314, Email: quandongvan@gmail.com
05 chương trình đào tạo nghề trình độ cao
đẳng, 09 chương trình đào tạo nghề trình độ
trung cấp, chương trình giáo dục trung học
phổ thông (thuộc Trường Đại học Sư phạm).
Đội ngũ cán bộ, viên chức của Đại học thái
nguyên, tính đến tháng 12/2011, có gần 3600
người, trong đó: gần 2400 giảng viên và
nghiên cứu viên, 106 giáo sư và phó giáo sư,
320 tiến sỹ, 1.135 thạc sỹ, 472 người đang
làm nghiên cứu sinh, 636 người đang học cao
học; tỷ lệ GS và PGS là 4%, tỷ lệ tiến sỹ là
11,3%, tỷ lệ thạc sỹ là 62,32%.\
Sinh viên là lực lượng đông đảo nhất, là lý do
tồn tại của các trường đại học nói chung và
của Đại học Thái Nguyên nói riêng. Tỷ lệ
bình quân hiện nay ở Đại học Thái Nguyên là
trên 20 sinh viên chính quy/1 giảng viên.
Ngoài ra còn có sinh viên hệ vừa làm vừa học
và nhiều loại hình đào tạo khác. Với phương
châm đào tạo là lấy người học làm trung tâm
thì dân chủ trong sinh viên là một trong
những nội dung rất quan trọng của việc thực
hiện dân chủ trong nhà trường. Để phục vụ đề
tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sinh
viên tại 8 trường đại học thành viên và khoa
trực thuộc (gọi chung là trường) của Đại học
Thái Nguyên. Đối tượng khảo sát của đề tài là
sinh viên chính quy, những người học tập
trung tại trường từ bốn đến sáu năm, tuỳ
thuộc vào chương trình đào tạo của từng
trường. Những đối tượng được khảo sát này
gồm 400 sinh viên (mỗi trường khảo sát 50
sinh viên), học từ năm thứ hai trở lên, đã có
một số năm học tập tại trường, đã có sự hiểu
Nguyễn Hữu Toàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 167 - 172
168
biết nhất định về trường, về đời sống sinh
viên. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng
dân chủ trong khối sinh viên nước ta ở tất cả
các lĩnh vực như nhận thức dân chủ, tham gia
làm chủ, đánh giá về mức độ thực hiện dân
chủ của nhà trường ...
Sinh viên là đội ngũ thanh niên có trình độ
học vấn cao, là lứa tuổi nhạy cảm, ham tìm
hiểu cái mới nên họ nắm bắt thông tin rất
nhanh nhạy. Hiện nay có rất nhiều nguồn
cung cấp thông tin đa chiều tác động đến sinh
viên nên dễ gây ra những biến động trong tâm
lý, tư tưởng của sinh viên. Vì vậy, các nhà
trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác
giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống để định
hướng cho sự hình thành, phát triển nhân cách
toàn diện cho sinh viên. Để cung cấp những
thông tin chính thống, hàng năm các trường
đại học thành viên và khoa trực thuộc của Đại
học Thái Nguyên tổ chức Tuần sinh hoạt công
dân học sinh sinh viên đầu năm, đầu khoá,
cuối khoá, các buổi nói chuyện chuyên đề, hội
thảo... Thông qua những hội nghị, hội thảo
này sinh viên được học tập, phổ biến các quy
chế, quy định của ngành và nhà trường, các
chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, qua đó nắm bắt được quyền và
nghĩa vụ của mình. Ngoài ra các đơn vị còn
cung cấp cho sinh viên các tài liệu liên quan
dưới dạng "Sổ tay sinh viên" để họ tự nghiên
cứu. Nếu sinh viên tham dự đầy đủ các hoạt
động trên thì nhận thức chính trị của họ là
tương đối toàn diện. Trả lời cho câu hỏi: Bạn
có được học tập đầy đủ các quy chế, quy định
về chế độ, chính sách đối với sinh viên hay
không? 357/400 sinh viên được hỏi khẳng
định là có, chiếm tỷ lệ 89,25%; 10,25% cho
rằng họ không được học tập. Thực ra câu trả
lời này chỉ nói lên mức độ quan tâm của sinh
viên đối với các quy định có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của họ chứ không nói lên
rằng có trường đại học nào đó lại không phổ
biến cho sinh viên các quy định trên. Tương
ứng với cách nhìn nhận như trên, khi trả lời
câu hỏi: Các chế độ, chính sách đối với sinh
viên có được công khai hay không? Có
334/400 sinh viên được hỏi trả lời là có,
chiếm tỷ lệ 83,5%; 16,5% trả lời là ít công
khai hoặc không công khai.
Thông qua các loại hình sinh hoạt chính trị
này nhiều sinh viên đã được biết hoặc được
nghe nói (mặc dù chưa đầy đủ) về "Quy chế
thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường" do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
năm 2000. Khi trả lời câu hỏi: Bạn có biết về
"Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
nhà trường" hay không? Có 359/400 sinh viên
được hỏi trả lời là có được biết, chiếm
89,75%; chỉ có 10,25% cho là không biết
hoặc không trả lời.
Trên cơ sở hiểu biết về quyền dân chủ của
mình, các sinh viên đã có nhiều cố gắng tham
gia làm chủ quá trình học tập, làm chủ nhà
trường và làm chủ bản thân. Khi đánh giá về
mức độ tham gia làm chủ của mình 165/400
sinh viên được hỏi cho rằng họ thực hiện tốt,
chiếm tỷ lệ 41,25%; 222/400 sinh viên được
hỏi cho rằng họ tham gia làm chủ ở mức độ
bình thường, chiếm tỷ lệ 55,5%; chỉ có 3,25%
cho rằng họ không quan tâm đến vấn đề này.
Đây là một chỉ số đáng khích lệ vì đại đa số sinh
viên được hỏi quan tâm đến vấn đề dân chủ, đến
quyền làm chủ của mình trong trường.
Dân chủ trong sinh viên phụ thuộc chủ yếu
vào quá trình thực hiện dân chủ của khoa chủ
quản, của nhà trường đại học. Truyền thống
tôn sư trọng đạo của dân tộc luôn đề cao vị
thế của người thầy trong xã hội, với sự thừa
nhận của cộng đồng như: "Không thầy đố
mày làm nên", "Nhất tự vi sư, bán tự vi
sư"Tuy nhiên nếu truyền thống này bị hiểu
sai lệch, bị lạm dụng có thể dẫn đến hạn chế
quyền tự chủ và khả năng sáng tạo của sinh
viên. Quá trình thực hiện dân chủ trong nhà
trường thời gian qua đã phần nào xoá đi rào
cản này, làm cho quan hệ thầy - trò trở nên
bình đẳng hơn, sinh viên được độc lập, tự chủ
hơn cả trong học tập và sinh hoạt. Đánh giá
về mức độ dân chủ trong quan hệ thầy - trò ở
các trường thành viên Đại học Thái Nguyên,
182/225 cán bộ, giảng viên được hỏi cho rằng
quan hệ này đã rất bình đẳng, dân chủ, chiếm
tỷ lệ 80,89%; chỉ có 4,89 % cho rằng thiếu
dân chủ và một bộ phận cho rằng dân chủ một
cách quá trớn (14,22%).
Về phía sinh viên, khi đánh giá về mức độ
dân chủ ở khoa, trường chủ quản 301/400
Nguyễn Hữu Toàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 167 - 172
169
sinh viên được hỏi cho rằng khoa, trường của
họ đã thực hiện tốt và khá tốt quyền làm chủ
của sinh viên, chiếm tỷ lệ 75,25%; 19% đánh
giá mức độ bình thường; chỉ có 5,75% cho là
mất dân chủ. Sự đánh giá này nói lên rằng
sinh viên ở Đại học Thái Nguyên ủng hộ quá
trình thực hiện dân chủ trong hoạt động của
nhà trường, mong muốn được thực hiện
quyền làm chủ của mình và đồng tình với
những việc mà khoa, trường đã làm được
trong thời gian qua.
Tập thể lớp - chi đoàn là địa bàn, nơi sinh
viên trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của
mình, cho nên phải triệt để thực hiện dân chủ
trong hoạt động của loại hình cơ sở này. Với
quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ, khi mà
biên chế lớp học truyền thống bị phá vỡ, thì
cần thiết phải tổ chức lại phương thức sinh
hoạt của sinh viên. Hiện nay, các trường
thành viên của Đại học Thái Nguyên tổ chức
và quản lý các lớp sinh viên theo mô hình
khác nhau. Ở những trường có quy mô tuyển
sinh theo ngành ít, lớp học phần trùng với lớp
sinh hoạt nên việc quản lý sinh viên dễ ràng
hơn; cố vấn học tập kiêm giáo viên chủ
nhiệm. Ở những trường có quy mô tuyển sinh
theo ngành lớn, tính chất liên thông nhiều thì
lớp học phần không trùng với lớp sinh hoạt,
do đó tồn tại hai hệ thống lớp khác nhau, việc
quản lý phức tạp hơn. Hệ thống lớp sinh hoạt
của các khoa do trợ lý sinh viên điều hành, cố
vấn học tập không kiêm chức năng chủ nhiệm
lớp, hệ thống lớp học phần do giảng viên
đứng lớp điều hành. Ở những trường này, cố
vấn học tập và trợ lý sinh viên khoa thực hiện
chức năng riêng. Như vậy việc quản lý các
lớp sinh hoạt trước hết thuộc trách nhiệm của
khoa chủ quản mà đại diện là trợ lý sinh viên.
Dưới sự cố vấn của trợ lý sinh viên, các lớp
thực hiện chế độ tự quản trong các hoạt động
của mình, qua đó phát huy tối đa quyền dân
chủ, tính năng động, sáng tạo của mình. Để
điều hành các hoạt động thường nhật, các lớp
cử ra ban cán sự gồm lớp trưởng và các lớp
phó. Việc lựa chọn ban đại diện lớp được
thực hiện theo nguyên tắc bầu cử dân chủ
dưới sự định hướng của khoa chủ quản.
282/400 sinh viên được hỏi cho rằng việc lựa
chọn cán bộ lớp, chi đoàn đã đảm bảo công
khai, dân chủ, chiếm tỷ lệ 70,5%; 24% cho
rằng dân chủ trong lựa chọn cán bộ lớp, chi
đoàn còn mang tính hình thức, tức là còn có
sự can thiệp từ phía trợ lý sinh viên và khoa;
5,5% cho rằng mất dân chủ.
Bên cạnh việc tạo điều kiện cho sinh viên
được tham gia làm chủ tập thể, làm chủ nhà
trường, các trường đại học đồng thời cũng
nghiêm túc và kịp thời thực hiện các quy định
về khen thưởng, kỷ luật trong sinh viên nhằm
giáo dục những sinh viên chậm tiến, động
viên những sinh viên tích cực trong học tập và
rèn luyện. Việc thực hiện chế độ khen thưởng,
kỷ luật có 65% sinh viên được hỏi đánh giá là
tốt; 26,5% đánh giá là bình thường; 8,5% cho
là chưa tốt.
Việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm
tra cũng được các nhà trường đại học quan
tâm thực hiện. Đây là một trong những điều
kiện nâng cao chất lượng đào tạo, đem lại sự
công bằng trong đào tạo cho mỗi sinh viên.
Các trường đang cố gắng đổi mới phương
pháp đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo
theo hướng khách quan, công bằng, chính xác
nhằm kích thích năng lực sáng tạo, tự giác
của sinh viên. Điều đó được thể hiện thông
qua sự đánh giá của chính sinh viên về chế độ
thi và kiểm tra của nhà trường. 261/400 sinh
viên được hỏi cho rằng việc thực hiện quy chế
thi, kiểm tra được thực hiện tốt, chiếm tỷ lệ
65,25%; 32,25% cho là bình thường và có
2,5% cho là chưa tốt.
Ngoài ra, các trường còn tìm nhiều nguồn đầu
tư để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ học
tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt cho
sinh viên như giảng đường, phòng thí nghiệm,
thư viện, ký túc xá... Trong bối cảnh nguồn
kinh phí nhà nước đầu tư còn hạn chế thì các
nguồn kinh phí ngoài ngân sách như dự án, tài
trợ, đào tạo ngoài ngân sách.... là rất quan
trọng. Các trường đã rất chủ động trong việc
thu hút các nguồn vốn trên vào việc xây dựng
cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo, cải
thiện đáng kể điều kiện học tập, sinh hoạt của
sinh viên. Tuy chưa thật sự đáp ứng được yêu
cầu nhưng những cố gắng này đã được sinh
viên đánh giá cao. 131/400 những sinh viên
được hỏi cho rằng điều kiện sinh hoạt, học tập
Nguyễn Hữu Toàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 167 - 172
170
trong trường là tốt, chiếm tỷ lệ 32,75%;
217/400 những sinh viên được hỏi cho rằng
họ đã được trang bị điều kiện học tập, sinh
hoạt ở mức bình thường, chấp nhận được
(54,25%); chỉ có 12,25% cho rằng điều kiện
này là không tốt.
Với những điều kiện tương đối thuận lợi mà
các trường đã tạo ra được thì vấn đề thực hiện
dân chủ trong sinh viên ở Đại học Thái
Nguyên phụ thuộc chủ yếu vào thái độ và tính
chủ động của sinh viên. Bên cạnh tính năng
động, sáng tạo, tự giác của đa số sinh viên
hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ
sinh viên của Đại học Thái Nguyên tỏ ra thụ
động, chây lười trong học tập, buông thả
trong sinh hoạt. Nhiều bậc phụ huynh phản
ánh về con, em mình: Khi học phổ thông thì
rất chăm chỉ học tập, còn từ khi vào đại học
lại không thấy tự học như trước. Đây một
phần do lỗi của công tác quản lý đào tạo, quy
trình đào tạo, phương pháp đào tạo của nhà
trường, một phần do bị hạn chế bởi những
quan hệ truyền thống làm cho những sinh
viên này e dè, ngại tham gia vào những mối
quan hệ tế nhị như quan hệ thầy - trò, quan hệ
sinh viên - khoa - nhà trường. Cho nên kết
quả khảo sát cho thấy quá trình thực hiện dân
chủ trong cán bộ, giảng viên của Đại học Thái
Nguyên được thực hiện tương đối tốt, còn
trong sinh viên chưa thật sự tương xứng với
những điều kiện đã được tạo ra. Tuy vậy,
bước đầu sinh viên cũng đã ý thức được vai
trò làm chủ của mình và thực hiện vai trò đó ở
chừng mực nhất định. Trả lời câu hỏi: Bạn có
tham gia đóng góp ý kiến xây dựng khoa,
trường hay không? Có 40,75% những sinh
viên được hỏi trả lời là có tham gia với những
mức độ khác nhau; 59,25% trả lời là họ
không tham gia.
Như vậy có thể thấy sinh viên còn ngại ngùng
trong quan hệ với khoa, trường. Hoạt động
của họ chủ yếu được thực hiện trong khuôn
khổ lớp học. Điều đó được thể hiện rõ qua kết
quả trả lời câu hỏi: Khi có ý kiến, vướng mắc
bạn thường đề đạt ở đâu? Có 66,25% sinh
viên được hỏi cho rằng họ phản ánh thông
qua ban cán sự lớp; 16% trả lời là họ phản
ánh với giáo viên chủ nhiệm; 16,5% đề đạt ý
kiến này đến ban chủ nhiệm khoa; rất ít sinh
viên được hỏi đề đạt trực tiếp nguyện vọng, ý
kiến của mình với phòng chức năng (4,75%)
và ban giám hiệu nhà trường (4,75%).
Các đề xuất của sinh viên, dù là trực tiếp hay
gián tiếp, đều được các cấp quản lý quan tâm
nghiên cứu, giải quyết phù hợp với chế độ,
chính sách và các quy định, quy chế chuyên
môn. Tuy không thể thoả mãn được mọi
nguyện vọng của sinh viên, bởi trên thực tế,
không phải tất cả những đề xuất đó đều là hợp
lý, nhưng nhìn chung cách giải quyết của các
cấp quản lý đã được sinh viên đồng tình, chấp
nhận. 52,5% sinh viên được hỏi cho rằng các
đề xuất của họ được giải quyết thoả đáng;
38% cho rằng các đề xuất của học đã được
giải quyết một phần; chỉ có 9,5% cho rằng đề
xuất của họ không được giải quyết.
Công tác Đoàn Thanh niên, công tác Hội Sinh
viên là một trong những nội dung hoạt động
quan trọng và hữu ích của sinh viên trong các
trường đại học thành viên của Đại học Thái
Nguyên hiện nay. Tất cả các trường đều có tổ
chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và Hội Sinh viên Việt Nam. Đoàn và
Hội đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương
pháp hoạt động để tập hợp sinh viên nhằm
giáo dục, tuyên truyền và tổ chức các hoạt
động có ý nghĩa thiết thực. Đây thực sự đã trở
thành diễn đàn quan trọng, nơi sinh viên thể
hiện được quan điểm và vai trò xã hội của
mình. Các phong trào lớn do Đoàn, Hội các
nhà trường tổ chức như: Sinh viên tình
nguyện, Mùa hè xanh, Nhịp sống sinh viên,
Sáng tạo sinh viên, các hoạt động từ thiện
khác... đã lôi cuốn được đông đảo sinh viên
tham gia và đem lại lợi ích thiết thực cho bản
thân sinh viên và cho cộng đồng. Tham gia
các hoạt động đoàn, hội đã góp phần làm cho
sinh viên thể hiện được vai trò làm chủ của
mình, rèn luyện được năng lực độc lập, tự chủ
trong sinh hoạt, tính tự giác và tính kỷ luật
trong hoạt động, có tinh thần trách nhiệm đối
với bản thân và cộng đồng. Những cố gắng
của tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội Sinh
viên nhà trường được sinh viên ghi nhận,
đánh giá cao. 88,25% sinh viên được hỏi cho
Nguyễn Hữu Toàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 167 - 172
171
rằng công tác Đoàn, Hội trong trường đạt
mức độ tốt hoặc trung bình, chấp nhận được.
Chỉ có 11,75% cho rằng hoạt động Đoàn, Hội
còn có những yếu kém, cần khắc phục.
Công tác phát triển Đảng trong sinh viên là
một nhiệm vụ luôn được coi trọng ở Đại học
Thái Nguyên hiện nay. Sinh viên không chỉ
được đào tạo về chuyên môn, rèn luyện về
phẩm chất đạo đức mà còn được bồi dưỡng về
phẩm chất chính trị để trở thành người cán bộ
cách mạng có năng lực và sức chiến đấu, trở
thành người cộng sản thực thụ. Đảng bộ các
nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục
nhận thức về Đảng, bồi dưỡng đối tượng
Đảng, kết nạp Đảng trong sinh viên. Mỗi
năm Đại học Thái Nguyên đều mở lớp bồi
dưỡng kết nạp Đảng với hàng nghìn sinh viên
tham gia và được cấp giấy chứng nhận, hàng
trăm sinh viên được kết nạp. Những sinh viên
được kết nạp Đảng, sau khi ra trường đã phát
huy tốt vai trò của người cán bộ - đảng viên
trên các cương vị công tác của mình.
Tuy vậy, công tác Đảng trong sinh viên vẫn
chưa thực sự tương xứng với yêu cầu và tiềm
năng vốn có. Nhiều sinh viên chưa đặt mục
tiêu trở thành đảng viên ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Tỷ lệ sinh viên được kết
nạp vào Đảng hàng năm còn rất khiêm tốn.
Sinh viên còn ngại tham góp ý kiến đối với tổ
chức Đảng các cấp. Khi trả lời câu hỏi: Bạn
có tham gia ý kiến xây dựng Đảng hay
không? Chỉ có 20,25% sinh viên được hỏi cho
rằng họ có đóng góp ý kiến xây dựng; 35,5%
cho rằng họ ít khi tham gia ý kiến; 45,5% cho
rằng họ không tham gia ý kiến. Kết quả khảo
sát nói lên rằng, công tác giáo dục và phát
triển Đảng trong sinh viên còn chưa thường
xuyên và đều khắp. Nhận thức về Đảng trong
sinh viên còn chưa đầy đủ. Tổ chức Đảng còn
khá xa vời đối với nhiều sinh viên.
Thực hiện dân chủ trong quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học của sinh viên là một vấn
đề được các trường rất quan tâm thực hiện.
Với phương châm đào tạo "Lấy người học
làm trung tâm" Đại học Thái Nguyên đang
tiến hành đổi mới nội dung, chương trình và
quy trình đào tạo nhằm tăng khả năng chủ
động, sáng tạo, kích thích năng lực tự học,
độc lập nghiên cứu của sinh viên. Những đổi
mới này có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch
dạy học của giảng viên và việc học tập,
nghiên cứu khoa học của sinh viên nên cần có
sự chuẩn bị chu đáo, chắc chắn, nếu không,
sẽ gây nên tình trạng lộn xộn, hụt hẫng
trong nhà trường.
Thực hiện dân chủ đã đem lại những biến đổi
quan trọng đối với quá trình quản lý và quá
trình đào tạo trong các trường thành viên của
Đại học Thái Nguyên. Các nguyên tắc cơ bản
của dân chủ dần dần được xác lập và được
vận dụng một cách đa dạng, từmg bước phù
hợp với đặc thù của các nhà trường vào
những thời điểm nhất định. Các cấp bộ đảng,
chính quyền, đoàn thể quần chúng ngày càng
quan tâm hơn đến quyền làm chủ của nhân
dân. Cán bộ, giảng viên, sinh viên trong
trường ngày càng nhận thức đầy đủ hơn
quyền và nghĩa vụ của mình, tham gia tích
cực vào quá trình quản lý và đào tạo của nhà
trường. Hình thức dân chủ trực tiếp ngày càng
được mở rộng và hiệu quả ngày càng cao.
Dân chủ đại diện được cải thiện và phát huy
tốt hơn vai trò của mình. Các thành quả thực
hiện dân chủ trong nhà trường, một mặt góp
phần nâng cao vị thế của mỗi cán bộ, giảng
viên, sinh viên trong trường, mặt khác tham
gia tích cực vào sự phát triển chung của nhà
trường. Tuy vậy, quá trình thực hiện dân chủ
ở một số trường vẫn còn không ít những
hạn chế cần được nghiên cứu kỹ để tìm ra
nguyên nhân, đề xuất phương hướng, giải
pháp khắc phục./.
Nguyễn Hữu Toàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 167 - 172
172
SUMMARY
THE REAL STATE OF STUDENTS’ DEMOCRACY
AT THAI NGUYEN UNIVERSITY
Nguyen Huu Toan, Dong Van Quan*
College of Education – TNU
Through the surveys at 8 member universities and departments of Thai Nguyen University on 400
students in the second year upwards, the article analyses and shows the real state of Thai Nguyen
University students’ democracy nowadays in these basic aspects : Evaluating students’ knowledge
of the regulation of practising democracy at the university; evaluating students’ scope of taking
part in the field of university activities; students’ evaluation on the practice of democracy
regulation in the university, university units, youth organizations and associations.
Key words: through, real state, democracy, students, university
Ngày nhận bài: 03/10/2012, ngày phản biện: 12/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012
*
Tel: 0912 021314, Email: quandongvan@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_36387_39980_42201392412167_7744_2052143.pdf