Thực trạng cung cấp thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội

Thúc đẩy cầu về thông tin của đại biểu Quốc hội; Phát triển hệ thống dịch vụ nghiên cứu và cung cấp thông tin dựa trên cầu về thông tin của đại biểu; Phát triển đồng bộ thông tin nghiên cứu và thông tin công chúng để phục vụ đại biểu Quốc hội kết hợp hài hòa của 2 yếu tố: quyết đúng về khoa học và quyết hợp lòng dân.

ppt17 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng cung cấp thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG CUNG CẤP THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘITs. Nguyễn Sĩ DũngQuy định của pháp luật hiện hànhVề quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệuVề trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ đại biểu Quốc hội1. Quyền Hiến địnhQuyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu của đại biểu Quốc hội là quyền Hiến định:“Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm” (Điều 98 – Hiến pháp 1992)2. Cụ thể quy định của Hiến phápQuyền Hiến định được cụ thể trong các văn bản về tổ chức và hoạt động của Quốc hội:Luật các hoạt động giám sát của Quốc hội (Điều 43) “Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan”Quy chế hoạt động của ĐBQH & Đoàn ĐBQH (Điều 16) “Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân để được cung cấp thông tin về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm”3. Nghĩa vụ Hiến định“Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết mà đại biểu yêu cầu “ (Điều 100 – Hiến pháp 1992)4. Cụ thể quy định của Hiến phápTrong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết, tổ chức phục vụ Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện các hoạt động giám sát (Điều 47 – Luật các hoạt động giám sát của QH)Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có chức năng tổ chức thông tin khoa học để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. (Nghị quyết số: 614/2008/UBTVQH1 về thành lập Viện NCLP)Thực trạngSử dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tinTổ chức cung cấp thông tin5. Việc sử dụng quyền yêu cầu1) Cách thức sử dụng quyền trong thời gian qua: - Đại biểu gửi văn bản yêu cầu trực tiếp tới các cơ quan, tổ chức ngoài Quốc hội; - Đại biểu gửi văn bản yêu cầu về Viện NCLP và VPQH đề nghị tổ chức nghiên cứu, thu thập và cung cấp thông tin; - Đại biểu điền thông tin yêu cầu theo mẫu đối với các tài liệu trong danh mục ngay tại bàn cung cấp thông tin kỳ họp.5. Việc sử dụng quyền yêu cầu2) Việc yêu cầu cung cấp thông tin tại kỳ họp thứ 7:Tổng số phiếu yêu cầu: 1.890 phiếuTổng số câu hỏi: 3.741 câu tương ứng với từng hoại hình thông tin cụ thể như sau: - Biên bản hội trường: 59 yêu cầu - Sách: 1.536 yêu cầu - Số liệu, tư liệu: 29 yêu cầu - Tài liệu tham khảo: 1.264 yêu cầu - Thông tin chuyên đề: 730 yêu cầu - Thông tin tổng hợp: 15 yêu cầu - Tin hình, ảnh tư liệu: 78 yêu cầu - Văn bản pháp quy: 33 yêu cầu - Chất vấn và trả lời chất vấn: 2 yêu cầu6. Chủ thể cung cấp thông tinCác cơ quan, tổ chức ngoài Quốc hộiCác cơ quan của Quốc hộiCác cơ quan chuyên cung cấp thông tin: + Viện nghiên cứu lập pháp: cung cấp thông tin khoa học, nghiên cứu khoa học + Văn phòng Quốc hội (Trung tâm Thông tin, Thư viện và NCKH): cung cấp thông tin công chúng và thông tin thư viện4) Thương lượng - Thương thuyết - Đàm phán7. Tình hình cung cấp thông tin phục vụ kỳ họp thứ 7 Viện NCLP tiếp nhận 3.741 câu hỏi, trong đó nguồn cung cấp tin như sau:- Trung tâm Nghiên cứu Khoa học: 196 câu hỏi- Trung tâm Thông tin Khoa học: 2.888 câu hỏi- Các cơ quan của Văn phòng Quốc hội: 32 câu hỏi- Các cơ quan của Chính phủ: 11 câu hỏiVăn phòng Quốc hội cung cấp báo cáo tổng hợp ý kiến công chúng về 8 dự án được xem xét tại kỳ họp cho 493 đại biểu Quốc hội; trả lời 7 yêu cầu nghiên cứu của 3 ủy ban chuyên môn của Quốc hội8. Một số nhận xét chungVề việc sử dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin:Đại biểu chủ yếu yêu cầu cung cấp thông tin trong kỳ họp Quốc hội;Một số đại biểu đã sử dụng hiệu quả quyền yêu cầu cung cấp thông tin;Các yêu cầu cung cấp số liệu còn hạn chế: 29 yêu cầu tại kỳ họp thứ 7. Trong khi đó, số đại biểu đã yêu cầu cung cấp sách lên tới 1.536 yêu cầu;Đây là một quyền quan trọng nhưng việc sử dụng của đại biểu có lẽ là chưa tối đa;Việc sử dụng quyền của đại biểu là cơ sở cho sự phát triển hệ thống thông tin nghiên cứu của Quốc hội8. Một số nhận xét chung2) Về trách nhiệm cung cấp thông tin:Trách nhiệm cung cấp thông tin là vấn đề quan trọng và ở tầm hiến định;Dịch vụ thông tin nghiên cứu của Quốc hội Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể sau 18 năm xây dựng song cần được tiếp tục đổi mới;Việc thành lập Viện NCLP là một trong những nỗ lực để thúc đẩy công tác thông tin nghiên cứu phục vụ Quốc hội.8. Một số nhận xét chung2) Về trách nhiệm cung cấp thông tin (tiếp):Tổ chức cung cấp thông tin cho đại biểu vẫn chủ yếu được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội, giữa hai kỳ họp chưa thật sự được chú trọng;Về thông tin tham khảo chuyên sâu, vẫn chủ yếu phục vụ đại biểu Quốc hội theo Danh mục chuyên đề đã chuẩn bị sẵn và do cơ quan thông tin xây dựng nên;Dung lượng các tài liệu gửi cho đại biểu Quốc hội còn khá lớn, từ 20 – 30 trang/chuyên đề;Một số nghiên cứu gửi cho đại biểu vẫn còn nặng về tư biện;9. Kiến nghị bước đầuHoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về quyền yêu cầu cung cấp thông tin và nghĩa vụ cung cấp thông tin để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ;Tiếp tục đổi mới hệ thống cơ quan nghiên cứu của Quốc hội theo hướng minh định rõ giữa nghiên cứu về thiết chế Quốc hội và dịch vụ thông tin cho đại biểu Quốc hội;9. Kiến nghị bước đầu (tiếp)Thúc đẩy cầu về thông tin của đại biểu Quốc hội;Phát triển hệ thống dịch vụ nghiên cứu và cung cấp thông tin dựa trên cầu về thông tin của đại biểu;Phát triển đồng bộ thông tin nghiên cứu và thông tin công chúng để phục vụ đại biểu Quốc hội kết hợp hài hòa của 2 yếu tố: quyết đúng về khoa học và quyết hợp lòng dân.Xin trân trọng cảm ơn sự theo dõi của Quý vị !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt4_cctt_cho_db_6616.ppt
Tài liệu liên quan