PNĐT là một trong những nhóm phụ nữ yếu
thế. Gia đình phụ nữ đơn thân là một gia đình
khuyết thiếu, có những đặc thù riêng trong
đời sống gia đình: thiếu người đàn ông với tư
cách là chồng, là cha đứa trẻ, thiếu nguồn
nhân lực lao động nên phần lớn đời sống kinh
tế của những họ đều rơi vào tình trạng khó
khăn, thiếu thốn. Để giải quyết vấn đề khó
khăn về kinh tế cho các hộ gia đình PNĐT,
cần nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của
cộng đồng trong việc hỗ trợ nhóm đối tượng
này. Bởi các nguồn lực từ cộng đồng sẽ giúp
các hộ gia đình phụ nữ đơn thân phát triển
kinh tế gia đình một cách hiệu quả, bền vững
nhất.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác hỗ trợ phụ nữ đơn thân phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chu Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 91 - 97
91
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHỤ NỮ ĐƠN THÂN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ BÁ XUYÊN,
THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chu Thị Thu Trang*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua khảo sát, tìm hiểu cuộc sống của phụ nữ đơn thân (PNĐT) tại xã Bá Xuyên, thị xã Sông
Công, tỉnh Thái Nguyên cho thấy PNĐT là một trong những nhóm phụ nữ yếu thế, gặp rất nhiều
vấn đề khó khăn. Vấn đề nổi bật mà các hộ gia đình PNĐT ở đây gặp phải là những khó khăn về
kinh tế. Mặc dù chính quyền địa phương đã có rất nhiều nỗ lực trong hoạt động hỗ trợ phát triển
kinh tế cho phụ nữ nói chung và phụ nữ đơn thân trên địa bàn xã nói riêng, nhưng tỷ lệ nghèo và
cận nghèo trong nhóm PNĐT năm 2012 vẫn chiếm trên 40%. Để giúp họ thoát khỏi tình trạng
nghèo đói, đòi hỏi phải có sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng, xã hội. Các nguồn lực hỗ trợ từ
phía cộng đồng sẽ tạo cơ hội và điều kiện để họ nâng cao năng lực phát triển kinh tế, phát huy vai
trò của mình trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc dù đó là một gia đình khuyết thiếu.
Từ khóa: Phụ nữ đơn thân; phụ nữ; phát triển kinh tế, hộ gia đình, hỗ trợ.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Từ xa xưa, xã hội Việt Nam truyền thống đã
khẳng định gia đình là tế bào của xã hội, có
vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi
con người. Người phụ nữ ở thời đại nào cũng
đều mong muốn có một mái ấm gia đình hạnh
phúc, muốn được thực hiện đầy đủ các thiên
chức cao cả của mình. Nhưng cái hạnh phúc
tưởng chừng nhỏ nhoi ấy, không phải người
phụ nữ nào cũng may mắn nhận được. Và
trong số đó phải kể đến những người phụ nữ
đơn thân (PNĐT), họ là những người phải
gánh chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống:
“Tròng trành như nón không quai
Như thuyền không lái, như ai không chồng”.
Có thể nói trong các nhóm phụ nữ yếu thế ở
Việt Nam hiện nay, có lẽ nhóm PNĐT ít nhận
được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng,
xã hội. Trong các nghiên cứu khoa học xã
hội, vấn đề PNĐT cũng ít được bàn tới. Vấn
đề này chỉ được đề cập đan xen trong các
công trình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn,
các nghiên cứu về ly hôn và các công trình
nghiên cứu về nhóm phụ nữ nghèo. [3]
Xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên là một xã trung du miền núi với hơn
*
ĐT: 0985073746; Email: thutrang_ctxh@yahoo.com.vn
4000 nhân khẩu, trong đó số PNĐT từ 18 đến
59 tuổi là 106 người (tính đến tháng 5/2013)
chiếm 10,2% tổng dân số của xã. Là một xã
thuần nông, đời sống kinh tế của bà con nơi
đây còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế công tác
hỗ trợ PNĐT chưa được chú trọng quan tâm
một cách đúng mức. Đặc biệt là công tác hỗ
trợ PNĐT phát triển kinh tế hộ gia đình, cải
thiện chất lượng cuộc sống chưa đạt hiệu quả
nên hầu hết những PNĐT vẫn phải sống trong
cảnh nghèo khó, túng bấn.
Từ những vấn đề trên cho thấy những khó
khăn của người PNĐT cần phải được quan
tâm, nghiên cứu, đánh giá một cách khoa
học và hệ thống, làm cơ sở đưa ra các giải
pháp hỗ trợ hiệu quả, mang tính bền vững.
Với tất cả lý do trên, tác giả mạnh dạn tìm
hiểu: “Thực trạng công tác hỗ trợ phụ nữ
đơn thân phát triển kinh tế hộ gia đình tại
xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên”. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong
việc hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình
cho PNĐT. Nghiên cứu được thực hiện từ
tháng 2 đến tháng 5/2013. Đề tài sử dụng
phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng
hỏi tự ghi (Anket); tiến hành phỏng vấn sâu
10 đối tượng PNĐT và các đối tượng liên
quan; thảo luận 2 nhóm PNĐT (mỗi nhóm
từ 6 – 9 người).
Chu Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 91 - 97
92
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỜI SỐNG CỦA
PNĐT Ở XÃ BÁ XUYÊN – SÔNG CÔNG –
THÁI NGUYÊN
Phụ nữ đơn thân được đề cập trong đề tài này
được hiểu là những người phụ nữ chưa lấy
chồng hoặc không muốn lấy chồng, những
người phụ nữ góa bụa, ly hôn, ly thân, hoặc bị
chồng ruồng bỏ. Họ có thể có con (hay con
nuôi) hoặc không có con. Họ có thể sống một
mình hay sống cùng con cái, gia đình, họ
hàng. [5], [6]
Bá Xuyên là một xã thuần nông và là một
trong 2 xã có kinh tế khó khăn hơn so với các
xã/ phường khác trong khu vực thị xã Sông
Công. Trong 106 PNĐT thì có 102 hộ do phụ
nữ đơn thân làm chủ hộ và 4 phụ nữ đơn thân
không làm chủ hộ (vẫn ở chung với cha mẹ
hoặc anh /chị em ruột, chưa tách thành hộ
độc lập).
Có nhiều hoàn cảnh khiến những người phụ
nữ này phải một mình nuôi con, sống thiếu
vắng người đàn ông. Tạm thời phân loại
PNĐT tại xã Bá Xuyên như sau:
Bảng 1. Phân loại các loại hình PNĐT
ở xã Bá Xuyên
Loại hình đơn thân Số PNĐT (ĐV:người)
Tỷ lệ
(%)
Góa bụa 56 52,8
PN ly hôn 16 15,1
PN không có chồng,
không có con 11 10,4
P\N không có chồng
nhưng có con 21 19,8
PN bị chồng ruồng bỏ 2 1,9
Qua khảo sát, tìm hiểu cuộc sống của PNĐT
xã Bá Xuyên, tác giả nhận thấy PNĐT gặp rất
nhiều vấn đề khó khăn như: đời sống vật chất
nghèo nàn; gánh nặng kinh tế, áp lực tâm lý,
khó khăn trong việc hòa nhập xã hội (đặc biệt
đối với nhóm phụ nữ không có chồng nhưng
có con). Những trở ngại trong việc nuôi con
luôn đè nặng lên vai họ. Họ phải gồng mình
lên để làm việc, để nuôi dạy con cái, chăm lo
cho gia đình khi thiếu vắng người đàn ông
bên cạnh. Vì vậy, PNĐT có rất ít thời gian để
nghỉ ngơi, để hưởng thụ nên đời sống văn
hóa, tinh thần của họ cũng rất thiếu thốn; ít có
điều kiện để chăm lo cho sức khỏe bản thân.
Tuy nhiên, vấn đề nổi bật mà các hộ gia đình
PNĐT ở đây gặp phải là vấn đề về kinh tế.
Hầu hết các hộ PNĐT đều có đời sống vật
chất thiếu thốn, nghèo nàn. Xã Bá xuyên có
102 hộ phụ nữ đơn thân thì có đến 35 hộ
thuộc diện hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 34,3%) và
10 hộ thuộc diện cận nghèo (chiếm tỷ lệ
9,8%). [2]
Khi đến gia đình cô Đ.T.L (hộ gia đình phụ nữ
nghèo đơn thân nuôi con nhỏ) sống tại xóm Chúc,
xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi đã cảm nhận được sự khốn khó của gia
đình người phụ nữ đơn thân này. Cô L năm nay 45
tuổi, bị chồng ruồng bỏ cách đây khoảng 12 năm.
Năm nay con gái cô đã học lớp 7. Hai mẹ con cô L
sống trong căn nhà nhỏ hai gian mới xây dựng
năm 2009 bằng số tiền dành dụm trong nhiều năm
qua cùng với sự hỗ trợ của anh em, họ hàng.
Nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ dựa vào
một mảnh vườn nhỏ và 2 sào ruộng. Ruộng vườn
ít, không có công việc ổn định khiến kinh tế gia
đình ngày càng trở nên chật vật, khốn khó.
Phần đông các hộ gia đình PNĐT đều rơi vào
hoàn cảnh túng bấn, nghèo khó. Là bởi một
gia đình không đầy đủ, hay nói cách khác
“một chèo, một lái” tất sẽ dẫn đến những khó
khăn về kinh tế. Họ là lao động chính, đảm
nhận tất cả các công việc năng nhọc như làm
kinh tế, nội trợ, nuôi dạy con cái PNĐT ở
khu vực thành thị, hay những nơi kinh tế phát
triển thường không gặp nhiều khó khăn [7].
Nhưng với những PNĐT ở khu vực nông
thôn, khi mà có đến 87,9% số hộ làm nông
nghiệp, nghề chính là làm ruộng thì việc sản
xuất đối với họ là vô cùng khó khăn. Không
có người đàn ông, họ phải làm những công
việc đồng áng nặng nhọc như cày, bừa... Hơn
nữa, sức khỏe của phụ nữ hạn chế hơn nam
giới. Chính vì vậy, dù có đảm đang đến đâu
thì họ cũng phải chịu nhiều vất vả hơn, lao
động bị phân tán, thu nhập thấp hơn, không
đảm bảo được các khoản chi tiêu trong gia
đình, nhất là việc đầu tư cho giáo dục. Do vậy
việc thoát nghèo, cải thiện kinh tế gia đình trở
thành bài toán nan giải.
Chu Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 91 - 97
93
Những hộ gia đình phụ nữ khuyết tật đơn
thân, đời sống kinh tế của họ còn khó khăn
gấp bội. Có nhiều loại hình khuyết tật nhưng
nhìn chung dù là loại hình khuyết tật nào đi
chăng nữa thì người khuyết tật cũng gặp
những khó khăn nhất định trong sinh hoạt và
lao động. Hơn nữa họ lại là những người đơn
thân, không có ai hỗ trợ, không có người đàn
ông bên cạnh để nương tựa. Do đó, đời sống
kinh tế của họ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.
Tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của những
người PNĐT, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2. Các nhu cầu, nguyện vọng
của PNĐT xã Bá Xuyên
Các nhu cầu Tỷ lệ (%)
Vay vốn để phát triển kinh tế 86%
Trang bị khoa học kỹ thuật 72%
Chăm sóc sức khỏe 47%
Nâng cao đời sống tinh thần 23%
Các nhu cầu khác 9%
Qua bảng số liệu trên, ta thấy, vay vốn phát
triển kinh tế là nhu cầu có tầm quan trọng đặc
biệt đối với tất các các hộ gia đình PNĐT. Đa
số các chị đều khẳng định vốn là yếu tố đầu
tiên và quan trọng nhất đối với phát triển sản
xuất, mở mang ngành nghề.
Bên cạnh nhu cầu về vốn, họ rất cần được
trang bị kiến thức khoa học, kỹ thuật, giúp họ
sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất.
Đây không chỉ là nhu cầu mà còn là điều kiện
để người phụ nữ nghèo mạnh dạn vay vốn
nhằm phát triển sản xuất. Việc thiếu thông tin
kiến thức về khoa học kỹ thuật khiến nhiều
chị em lúng túng và thụ động. Đơn cử như
trong chăn nuôi gà, đa phần các hộ chăn thả
tự do, không tiêm thuốc phòng bệnh, khi gà
mắc bệnh, các chị không biết đó là loại bệnh
gì và phải dùng loại thuốc nào để chữa trị.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ
PNĐT PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA
ĐÌNH TẠI XÃ BÁ XUYÊN – SÔNG CÔNG
– THÁI NGUYÊN
Quan điểm của chính quyền địa phương:
Trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ
(LHPN) xã Bá Xuyên phối hợp với các ban
ngành đã triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ
nữ phát triển kinh tế hộ gia đình dưới sự chỉ
đạo của Hội LHPN thị xã Sông Công và sự
chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính
quyền xã Bá Xuyên. Hàng năm Hội LHPN xã
đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn các chi hội
tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời
sống; phát động phong trào như: “Phụ nữ
giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, phong
trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” và phong trào
“giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”. Đồng thời
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội LHPN thị xã
Sông Công phối hợp với Ngân hàng Chính
sách xã hội, hội LHPN xã Bá Xuyên tiến hành
thành lập các tổ vay vốn để chị em hội viên
tham gia vay vốn nhằm mục đích phát triển
kinh tế gia đình. Đặc biệt là giúp hộ nghèo do
phụ nữ làm chủ hộ để động viên phụ nữ thực
hiện xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu
chính đáng.
Các chương trình hỗ trợ PNĐT phát triển
kinh tế hộ gia đình đang được triển khai:
Thứ nhất là chương trình “vay vốn làm nhà ở”
và “vay vốn phát triển kinh tế”, có nguồn vốn
từ Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội
LHPN thị xã Sông Công thực hiện với lãi suất
ưu đãi.
Thứ hai, các chi hội phụ nữ xóm xây dựng
“Quỹ hội ngày tiết kiệm”. Chương trình này
do Hội LHPN xã phát động với mục đích hỗ
trợ các hội viên phụ nữ gặp khó khăn, tạo nên
sự đoàn kết trong chi hội.
Thứ ba là chương trình tập huấn phát triển
kinh tế cho hội viên do hội LHPN xã với mục
đích giúp chị em phụ nữ tiếp cận với cây, con
giống, vốn, kĩ thuật làm kinh tế điển hình là
lớp tập huấn trồng, chăm sóc và chế biến chè
cho các hộ tham gia dự án “chè cành”
Các dự án đang được triển khai tại địa
phương (góp phần cải thiện đời sống kinh tế
gia đình của hộ gia đình PNĐT) như:
Dự án “Mái nhà ấm tình thương” đã được
triển khai từ năm 2008 dành cho các hộ phụ
nữ có hoàn cảnh đặc biệt. [1]
Dự án “Thí điểm trồng giống chè cành
LDP1” (triển khai từ năm 2001) và “Ứng
Chu Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 91 - 97
94
dụng Khoa học- công nghệ nhân rộng mô
hình sản xuất cây bí đao trên địa bàn xã Bá
Xuyên” của Sở khoa học và công nghệ tỉnh
Thái Nguyên được triển khai tháng 11/2011;
dự án “thí điểm mô hình trồng chuối tiêu
hồng”[2]. Đối với các dự án này, các hộ
muốn tham gia vào dự án phải có diện tích đất
lớn, có nguồn lao động. Vì vậy, chỉ có khoảng
20% số hộ PNĐT đủ điều kiện tham gia.
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ PNĐT
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI
XÃ BÁ XUYÊN
Những mặt đạt được
Từ năm 2008 – 2012, Hội LHPN xã Bá xuyên
đã tích cực vận động các cán bộ, cơ quan, đơn
vị, mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trên
địa bàn đóng góp vào quỹ “Mái ấm tình
thương” của hội. Nhờ đó, hội đã hỗ trợ xây
dựng mới 4 nhà và sửa chữa nhà cho 5 hội
viên là những PNĐT có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. [1]
Hội đã phối hợp với ban xóa đói giảm nghèo
và ngân hành Chính sách xã hội thị xã Sông
Công giúp cho 80% phụ nữ nghèo được vay
vốn tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải
thiện và nâng cao đời sống cho các chị em.
Đối với quỹ “Ngày hội tiết kiệm”, các hội
viên tiết kiệm từng tháng theo tổ của mình,
hội có tất cả 10 tổ tiết kiệm với 360 thành
viên với tổng số tiền tiết kiệm từ năm 2010
đến nay là 76 triệu đồng, giải quyết cho 18 hộ
phụ nữ nghèo (trong đó có 12 hộ phụ nữ
nghèo đơn thân) vay không tính lãi suất. [1]
Các dự án được triển khai tại địa phương với
mục đích giúp các hộ dân tăng thu nhập, phát
triển kinh tế gia đình bước đầu đã có hiệu
quả. Nhiều hộ gia đình tham gia dự án đã
thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Những mặt tồn tại
Tỷ lệ nghèo và cận nghèo trong nhóm PNĐT
năm 2012 chiếm trên 40%, nhiều gia đình
PNĐT vẫn sống trong tình trạng túng bấn,
khó khăn về kinh tế.
Trong những năm qua (từ năm 2006 – 2012),
Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã
triển khai nhiều chương trình, hoạt động
nhằm mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển phát
triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
các hội viên. Tuy nhiên khi triển khai xuống
các chi hội cơ sở thì hiệu quả của các chương
trình, hoạt động hỗ trợ không cao. Thực tế,
PNĐT trên địa bàn xã vẫn rơi vào tình trạng
thiếu kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực phát
triển kinh tế. [1]
Nguồn vốn hỗ trợ PNĐT phát triển kinh tế hộ
gia đình còn ít, nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu
cầu của nhiều hộ đơn thân. Mặt khác có
những hộ gia đình vay vốn nhưng không biết
cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả dẫn đến
điều kiện kinh tế gia đình chưa được cải thiện.
Nguyên nhân
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng và chính
quyền xã Bá Xuyên đã có sự quan tâm, chỉ
đạo việc hỗ trợ cho phụ nữ nghèo (trong đó
có nhóm PNĐT nghèo), tạo cơ hội và điều
kiện phát triển cho phụ nữ, đặc biệt là hỗ trợ
họ trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, chính quyền địa phương và các ban
ngành đoàn thể mới chỉ tập trung quan tâm,
trợ giúp đến nhóm phụ nữ nghèo mà chưa có
sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức cho nhóm
PNĐT nói riêng. Mặt khác, năng lực của cán
bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cơ sở
còn yếu kém; trình độ nhận thức của người
PNĐT còn nhiều hạn chế. Đa phần họ làm
nông nghiệp nhưng khả năng tiếp cận và nắm
bắt thông tin kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi
và chưa biết cách sử dụng nguồn vốn hợp lý
dẫn đến hoàn cảnh gia đình vẫn rơi vào tình
trạng khó khăn, nghèo đói. Một số chị em
PNĐT vẫn còn mang tâm lý tự ti, an phận, ỷ
lại và thụ động. Không có ý chí phấn đấu
vươn lên thoát nghèo. Do phải “một vai hai
gánh” nên tình trạng sức khoẻ giảm sút của
PNĐT cũng ảnh hưởng đến khả năng lao
động phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, một số
chính sách, chương trình, dự án đã triển khai
còn nhiều bất cập.
Ví dụ dưới đây sẽ chỉ ra được hạn chế của
chương trình vay vốn: đối với các chị em
thuộc diện hộ nghèo sẽ được vay vốn ưu đãi,
nhưng nếu mức đầu tư vượt quá 10 triệu đồng
thì sẽ phải vay từ nhiều nguồn khác nhau
Chu Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 91 - 97
95
như: vay vốn từ quỹ “Ngày tiết kiệm” là 1
triệu đồng, vốn vay ưu đãi của ngân hàng
chính sách xã hội thị xã được giải ngân thông
qua hoạt động cho vay vốn ưu đãi của hội
LHPN xã là từ 2 – 3 triệu đồng và vay vốn
trực tiếp tại ngân hàng. Như vậy, nguồn vốn
bị phân chia nhỏ lẻ và lãi suất chênh lệch sẽ
gây cản trở đến việc tập trung huy động vốn
và thời gian huy động vốn của các hộ, điều
này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Mặt
khác với những hộ gia đình PNĐT nhưng là
hộ cận nghèo, hoặc không phải hộ nghèo
nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, họ sẽ
không được hưởng các chính sách ưu đãi về
vốn của ngân hàng chính sách. Do đó việc
tiếp cận vốn là rất khó khăn.
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
PHỤ NỮ ĐƠN THÂN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ BÁ XUYÊN,
SÔNG CÔNG, THÁI NGUYÊN
Phương hướng
- Tiếp tục hực hiện mục tiêu nâng cao năng
lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng
phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo
việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt
đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
và cận nghèo theo Chiến lược phát triển gia
đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
- Tăng quyền và nâng cao năng lực kinh tế
cho các đối tượng là PNĐT, đặc biệt là những
PNĐT ở khu vực nông thôn. [4, tr.141]
- Tăng cường vai trò của cộng đồng, chính
quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể
trong việc hỗ trợ PNĐT trên các lĩnh vực đời
sống kinh tế, văn hóa tinh thần
- Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và
những người làm công tác phụ nữ để họ triển
khai một cách hiệu quả các hoạt động trợ giúp
đến nhóm đối tượng là PNĐT.
- Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh nội lực của
chính bản thân người PNĐT để họ phát huy
vai trò của mình trong việc cải thiện chất
lượng cuộc sống gia đình một cách bền vững.
Giải pháp
Nâng cao nhận thức của cộng đồng và PNĐT
về bình đẳng giới, quyền của phụ nữ nói
chung và PNĐT nói riêng thông qua hoạt
động tuyên truyền, giáo dục:
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo
dục về các vấn đề: Quyền của con người,
quyền của phụ nói chung và PNĐT nói riêng,
sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới. Nhằm mục
đích nâng cao nhận thức của người dân về các
vấn đề trên.
+ Hình thức: Tuyền truyền, giáo dục qua các
phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các
buổi sinh hoạt, thảo luận với chủ đề về quyền
của PNĐT, tổ chức triển lãm
Phát huy vai trò của hội LHPN và các tổ chức
đoàn thể cấp cơ sở trong việc hỗ trợ phụ nữ
đơn thân:
+ Hội LHPN phối hợp với đoàn thanh niên
cấp cơ sở triển khai hoạt động hỗ trợ ngày
công lao động đối với những hộ gia đình
PNĐT.
+ Hội LHPN phối hợp với phòng khuyến
nông tổ chức các buổi tập huấn phổ biến kiến
thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cũng như
các kiến thức để phát triển kinh tế hộ gia
đình.
+ Hội LHPN phối hợp với Ngân hàng chính
sách xã hội triển khai hoạt động vay vốn, xây
dựng các quỹ tín dụng để hỗ trợ phụ nữ đơn
thân nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình.
+ Phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ
chức: Tư vấn nghề, đào tạo dạy nghề cho phụ
nữ đơn thân có nhu cầu học nghề, kiếm việc
làm.
Nâng cao năng lực cho người PNĐT thông
qua hoạt động của các nhóm tự giúp tại cộng
đồng:
+ Tổ chức các câu lạc bộ dành cho người
PNĐT, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong
việc phát triển kinh tế hộ gia đình, chăm lo
cho cuộc sống bản thân, gia đình, nuôi dạy
con cái
+ Lồng ghép các hoạt động trợ giúp PNĐT
với các hoạt động của hội phụ nữ các cấp, đặc
biệt là cấp cơ sở.
Hỗ trợ các chương trình, chính sách và các
dịch vụ xã hội đối với đối tượng là PNĐT:
Chu Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 91 - 97
96
+ Phổ biến các chương trình, chính sách dành
cho phụ nữ đơn thân nhằm mục đích giúp cho
người dân nói chung và bản thân người phụ
nữ đơn thân nói riêng biết được các chế độ và
quyền lợi mà họ được hưởng. [4, tr.143]
+ Cung cấp các dịch vụ xã hội xã hội nhằm
hỗ trợ hiệu quả cho những người PNĐT.
Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ gia đình
phụ nữ đơn thân ở xã Bá Xuyên:
Giải pháp được đưa ra nhằm chuyển đổi nhận
thức của nông dân trong xã từ phương thức
chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo
phương pháp khoa học, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, tiến tới thoát nghèo bền
vững cho các hộ gia đình
+ Vận động các nguồn lực để xây dựng dự án
hỗ trợ bò giống cho hộ gia đình PNĐT
+ Tập huấn chuyển giao kỹ thuật và trao đổi
kinh nghiệm chăn bò cho các hộ tham gia.
Bên cạnh đó cần lưu ý đến nhóm giải pháp
nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong
việc hỗ trợ PNĐT phát triển kinh tế hộ gia
đình. Qua phỏng vấn sâu hầu hết các PNĐT ở
xã Bá Xuyên đều chia sẻ rằng họ nhận được
rất ít sự quan tâm từ phía cộng đồng, làng
xóm. Điều này đã phản ánh một phần thực
trạng trong công tác trợ giúp cho các đối
tượng là PNĐT. Nguyên nhân cơ bản là do
công tác tuyên truyền vận động chưa hiệu
quả, người dân chưa nhận thức được vai trò
của mình trong việc trợ giúp cho những đối
tượng yếu thế. Mặt khác điều kiện kinh tế khó
khăn chung cũng là nguyên nhân của tình
trạng này. Việc huy động các nguồn lực từ
phía cộng đồng xã hội sẽ đem lại hiệu quả
trong quá trình trợ giúp cho các đối tượng yếu
thế nếu như biết phát hiện, đánh giá và khai
thác hiệu quả.
KẾT LUẬN
PNĐT là một trong những nhóm phụ nữ yếu
thế. Gia đình phụ nữ đơn thân là một gia đình
khuyết thiếu, có những đặc thù riêng trong
đời sống gia đình: thiếu người đàn ông với tư
cách là chồng, là cha đứa trẻ, thiếu nguồn
nhân lực lao động nên phần lớn đời sống kinh
tế của những họ đều rơi vào tình trạng khó
khăn, thiếu thốn. Để giải quyết vấn đề khó
khăn về kinh tế cho các hộ gia đình PNĐT,
cần nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của
cộng đồng trong việc hỗ trợ nhóm đối tượng
này. Bởi các nguồn lực từ cộng đồng sẽ giúp
các hộ gia đình phụ nữ đơn thân phát triển
kinh tế gia đình một cách hiệu quả, bền vững
nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tổng kết công tác hội và phong trào
phụ nữ năm 2012, phương hướng nhiệm vụ
năm 2013, HLHPN xã Bá Xuyên, 2012.
[2]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội năm 2012 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2013, UBND xã Bá
Xuyên, 2012.
[3]. Nguyễn Thị Hằng, Vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
[4]. Lê Thi, Chính sách xã hội với phụ nữ nông
thôn – Quá trình xây dựng và thực hiện, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. [5] Lê Thi,
Cuộc sống của những người phụ nữ đơn thân
ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2002.
[5]. Lê Thi (chủ biên), Gia đình phụ nữ thiếu
vắng chồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1998.
[6]. Lê Thi, Phụ nữ nông thôn và việc phát triển
các ngành nghề phi nông nghiệp, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1998.
Chu Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 91 - 97
97
SUMMARY
SUPPORT SINGLE WOMEN IN HOUSEHOLD ECONOMY
DEVELOPMENT IN BA XUYEN COMMUNE, SONG CONG TOWN,
THAI NGUYEN
Chu Thi Thu Trang*
College of Sciences – TNU
The survey result of exploring the lives of single women at Ba Xuyen commune, Song Cong town,
Thai Nguyen province shows that single women is one of vulnerable groups who are facing many
difficulties, especially economic problem. Although local government has a lot of efforts in
supporting for women in general and single women in particular, the rate of poor households in
single women still covers 40% in 2012. It’s necessary to have the combination of community and
society to help them overcome this situation. The support resources from community will create
good conditions for them to build their capacity in economic development and improve their role
in making their families prosperous and happy.
Key words: Single women; women; economic development; households; support.
Phản biện khoa học: TS. Phạm Thị Phương Thái – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN
*
ĐT: 0985073746; Email: thutrang_ctxh@yahoo.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_cong_tac_ho_tro_phu_nu_don_than_phat_trien_kinh_t.pdf