Quy định thêm điểm thưởng cho các sinh viên có hoạt động xuất sắc được khen
thưởng ở các cấp quốc gia, thành phố và ĐHQG TP.HCM – kể cả điểm thưởng, tổng điểm
không vượt quá thang điểm 100.
- Quy định quy đổi Xếp loại ĐRL từ hệ điểm số 100 sang hệ chữ A,B,C,D để đáp
ứng yêu cầu đánh giá theo hệ thống thang điểm được các trường đại học quốc tế thừa nhận.
- Điểm rèn luyện của sinh viên hầu hết được lưu trữ theo hệ thống lưu trữ điện tử
của trường bên cạnh việc lưu trữ bằng Sổ theo dõi kết quả rèn luyện của từng sinh viên.
- ĐRL của SV được ghi vào bảng điểm toàn khoá học cho sinh viên tốt nghiệp.
Bảng điểm rèn luyện chi tiết toàn khoá học sẽ được trích xuất khi có yêu cầu của sinh viên,
riêng tại trường ĐH Bách khoa còn triển khai có thêm phần ghi nhận toàn bộ quá trình hoạt
động ngoại khoá của sinh viên suốt khoá học kèm theo bảng điểm đào tạo.
- Việc sử dụng kết quả ĐGĐRLSV chủ yếu phục vụ công tác xét các loại học bổng,
xét miễn giảm học phí, khen thưởng sinh viên
8 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn triển khai công tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên tại đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
CỦA SINH VIÊN TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TS. Nguyễn Đức Nghĩa - Đại học Quốc gia TP.HCM
Hiện nay, việc tổng kết, đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo được triển khai
theo hệ thống tín chỉ thường được tập trung chú ý nhiều cho các nội dung liên quan đến
quản lý đào tạo chuyên môn. Trong khi đó, các nội dung liên quan đến quản lý sinh viên,
đặc biệt là các mặt rèn luyện của sinh viên, ít được đề cập, nghiên cứu kỹ, mặc dù đây cũng
là một mục tiêu quan trọng của quá trình đào tạo.
Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức;
có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng
khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo
và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân
dân. Nói cách khác, mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo con người đáp ứng đủ kiến
thức, kỹ năng, thái độ. Đây là việc làm không đơn giản, đặc biệt là kỹ năng và thái độ. Việc
đánh giá chuẩn kiến thức được thực hiện theo quy chế đào tạo, do phòng đào tạo quản lý.
Việc đánh giá chuẩn kỹ năng, thái độ thông qua quy chế công tác sinh viên, do phòng công
tác chính trị sinh viên phụ trách, được thể hiện thông qua kết quả rèn luyện của sinh viên.
Bài viết này nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong việc đo lường, đánh giá kỹ năng, thái
độ của người học trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường thành viên Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh, trong đó có vận dụng các kinh nghiệm tổ chức các hoạt động rèn
luyện cho sinh viên và các công cụ hỗ trợ cho chấm điểm, quản lý kết quả rèn luyện của
sinh viên.
1. Quan điểm của Đại học Quốc gia TP.HCM về việc đánh giá kết quả rèn luyện
của sinh viên
Đánh giá kết quả rèn luyện (ĐGKQRL) là một trong những nội dung quan trọng trong
công tác sinh viên của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM). Điểm rèn luyện (ĐRL)
của sinh viên, bên cạnh việc quy chuẩn hóa các mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước về đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ở góc độ ĐHQG TP.HCM,
còn là công cụ để xây dựng mẫu hình sinh viên ĐHQG TP.HCM: năng động, sáng tạo, bản
lĩnh, hội nhập và sẵn sàng phục vụ cộng đồng; đảm bảo đạt tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của
ĐHQG TP.HCM và cơ sở đào tạo thành viên, trực thuộc.
Với mô hình tổ chức là một hệ thống đại học đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQG TP.HCM
có lợi thế về liên thông trong hệ thống. Bên cạnh liên thông trong đào tạo, liên thông trong
công tác sinh viên và hoạt động sinh viên giúp gắn kết, phát huy sức mạnh và nguồn lực hệ
thống trong việc chăm lo cho sinh viên, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên có nhiều lựa chọn
trong việc tham gia các hoạt động rèn luyện.
Trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ, việc công nhận rèn luyện của sinh viên
được thực hiện cởi mở. Sinh viên được phép chọn tham gia các hoạt động, phù hợp với thời
gian biểu học tập chuyên môn của mình. ĐHQG TP.HCM và các cơ sở đào tạo thành viên trực
thuộc đa dạng hóa các cấp độ tổ chức và hình thức tổ chức hoạt động rèn luyện, công khai vào
đầu năm học để sinh viên đăng ký; đồng thời công nhận kết quả rèn luyện của sinh viên chung
trong và ngoài hệ thống.
2. Các văn bản pháp lý
Việc triển khai Đánh giá kết quả rèn luyện (ĐGKQRL) của sinh viên được ĐHQG
TP.HCM căn cứ trên các văn bản pháp quy: Quy chế HSSV của Bộ GDĐT (ban hành kèm
theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) và Quy chế ĐGKQRL của Bộ GDĐT (ban hành kèm theo Quyết định số
60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), trên cơ
sở này ĐHQG TP.HCM ban hành Quy chế HSSV của ĐHQG TP.HCM - Quy chế 786 (ban
hành kèm theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHQG-CTSV ngày 24/8/2011 của Giám đốc
ĐHQG TP.HCM). Trong đó, Quy chế 786 là nền tảng, cơ sở để các đơn vị đào tạo thành
viên và trực thuộc ĐHQG TP.HCM ban hành quy chế về thực hiện ĐGKQRL tại đơn vị.
Quy chế 786 dành một chương để quy định về Đánh giá rèn luyện của sinh viên,
gồm 5 điều: Nội dung đáng giá, Phân loại kết quả rèn luyện, Thời gian và phương thức
tính điểm rèn luyện, Sử dụng kết quả rèn luyện, Quyền khiếu nại về đánh giá kết quả rèn
luyện. Chương này là sự cụ thể hóa mang tính mở Quy chế ĐGKQRL của Bộ GD&ĐT
trên cơ sở, điều kiện của ĐHQG TP.HCM.
Thực tế, các cơ sở đào tạo tại ĐHQG TP.HCM bắt đầu thực hiện việc đánh giá kết quả
rèn luyện của sinh viên từ những năm 2003. Khi Quy chế 786 ra đời, Ban Giám hiệu các cơ
sở đào tạo dựa trên thực tế hoạt động của đơn vị tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định,
quy trình ĐGKQRLSV cụ thể của đơn vị. Quy định, quy trình này từng bước được sửa chữa,
bổ sung, rút kinh nghiệm, hoàn thiện và đến nay đã được ban hành ở toàn bộ các đơn vị, được
thông báo rộng rãi đến sinh viên.
Qua ý kiến của các đoàn đánh giá ngoài cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN, các
hoạt động cũng được quy đổi thành số tín chỉ tương đương.
3. Thực trạng việc thực hiện ĐGKQRL trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Quy chế học chế tín chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT) ban hành ngày 15/8/
2007, hai tháng sau, Quy chế ĐGKQRL (Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT) ra đời ngày
16/10/2007.
Tuy ban hành sau nhưng Quy chế ĐGKQRL chưa tính đến các khó khăn của việc
áp dụng ĐGKQRL với việc thực hiện học chế tín chỉ mặc dù cả hai quy chế đều tính đến
việc đánh giá ĐRL và việc tổ chức đào tạo theo “khóa học” , “năm học” và “học kỳ”, trong
đó khái niệm “lớp học” được quy chuẩn thời gian và khối lượng tín chỉ như sau: “Lớp học
được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng
học kỳ”. Bộ đã quy chuẩn “lớp học” theo “học kỳ” và “từng học phần”. Việc quy chuẩn
lớp học này của Bộ khác một cách cơ bản với cơ cấu tổ chức lớp học thiên về cơ cấu quản
lý nhân sự theo giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp và thời gian toàn khóa theo kiểu học
chế niên khóa. Trong khi đó, Quy chế ĐGKQRL quy định: Điều 4: “Đánh giá về ý thức và
kết quả tham gia công tác phụ trách lớp”; Điều 11: “Tổ chức họp lớp có giáo viên chủ
nhiệm tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm của từng học sinh, sinh viên
trên cơ sở phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm
theo”; Điều 12: “Căn cứ đề nghị của tập thể đơn vị lớp học sinh, sinh viên giúp Trưởng
khoa đánh giá chính xác, công bằng, công khai và dân chủ kết quả rèn luyện của từng học
sinh, sinh viên trong khoa”. Chính sự không hòa hợp giữa hai khái niệm “lớp học” này,
một bên căn cứ theo học phần, một bên căn cứ trên con người (GVCN, cán bộ lớp, sinh
viên) trên cở sở thời gian niên khóa, gây khó khăn cho việc triển khai ĐGKQRL của sinh
viên.
Để giải quyết khó khăn này, các cơ sở đào tạo bám vào đặc điểm, tính chất các môn
cơ sở và các môn chuyên ngành để tổ chức cơ cấu lớp học. Những năm đầu, sinh viên, lớp
học sinh viên với GVCN, Ban CS lớp, Đoàn TN-Hội SV thuận lợi trong triển khai các hoạt
động và ĐGKQRL. Càng về sau, mô hình quản lý lớp học thiên về con người càng mờ
nhạt, chuyển sang hướng đến một mô hình liên kết lớp học theo chuyên môn – chuyên
ngành đào tạo, thì lúc đó, việc đánh giá ĐRL càng khó khăn. Bởi vì, bản chất của việc đánh
giá ĐRL là việc được thừa nhận – công nhận kết quả hoạt động từ phía những người khác,
từ phía cộng đồng tập thể gắn bó hữu cơ.
Như đã trình bày ở trên, khi đặt mục tiêu hướng đến một nền giáo dục, một phong
cách học thuật chú trọng việc rèn luyện bản lĩnh, hình thành nhân cách, phát huy tài năng
đa diện của sinh viên, các đơn vị đào tạo đều phải tạo được thế cân bằng giữa việc triển
khai học chế tín chỉ với ĐGKQRL của sinh viên, đặt chương trình đào tạo ngang hàng với
những nhiệm vụ khác của quá trình đào tạo. Các hoạt động sinh viên phải bám sát chương
trình đào tạo và phải điền khuyết vào những khoảng trống trong thời khóa biểu học tập của
sinh viên. Để triển khai quy chế ĐGKQRL của sinh viên đạt hiệu quả, ĐHQG TP.HCM đã
thực hiện những biện pháp cơ bản sau:
- Chuẩn hóa chương trình đào tạo, trong đó xác định rõ các chuẩn về kiến thức, kỹ
năng, thái độ.
- Thống nhất danh mục các hoạt động được công nhận tương đương trong toàn
ĐHQG TP.HCM (hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện, hoạt động giao lưu quốc tế).
- Thống nhất số tín chỉ kỹ năng cơ bản và triển khai Đề án đào tạo kỹ năng trong
toàn ĐHQG TP.HCM.
- Thay đổi nhận thức về việc triển khai đánh giá rèn luyện của SV: chuyển từ việc
xem đây là một nhiệm vụ được quy định của nhà trường trở thành “nhận thức tự thân” của
sinh viên. Thử thách qua rèn luyện phải được coi như một giá trị tự thân của sinh viên và
điểm rèn luyện phải được sinh viên coi như là sự đánh giá của nhà trường cho nỗ lực học
tập, rèn luyện đó. Khi mà mỗi sinh viên tự xem việc rèn luyện như một nhu cầu, động lực
thiết yếu của cả quá trình học tập, đào tạo trên ghế nhà trường thì khi ấy quy chế ĐGĐRLSV
mới đạt được hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, điểm rèn luyện phải là một trong những điều
kiện để xét tốt nghiệp cho sinh viên.
- Xác định mô hình hoạt động, vai trò của các đơn vị làm công tác sinh viên như:
Phòng CTCT-SV, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên; Ký túc xá; Phòng Hỗ trợ Sinh viên
và Quan hệ doanh nghiệp,... kể cả Phòng đào tạo, trong việc tổ chức các hoạt động triển
khai Quy chế ĐGKQRL của sinh viên, trong đó bộ phận CTSV là đầu mối phối hợp và
thiết kế hệ thống các văn bản pháp lý triển khai, công nhận ĐGKQRL; Đoàn Thanh niên –
Hội sinh viên là lực lượng nòng cốt triển khai các hoạt động sinh viên; Ký túc xá tạo môi
trường rèn luyện nội trú, sinh hoạt của sinh viên.
- Khảo sát nhận định của các nhà tuyển dụng về Điểm rèn luyện của sinh viên thông
qua các ngày hội tuyển dụng, ngày hội việc làm Trong xu thế cạnh tranh về nhân lực
hiện tại, mối quan tâm hàng đầu của nhà tuyển dụng không chỉ là điểm số học tập của sinh
viên mà còn là quá trình rèn luyện qua các hoạt động cộng đồng, các kỹ năng làm việc.
Khảo sát này sẽ là bằng chứng thiết thực cho việc đánh giá vai trò tác động của điểm rèn
luyện trong toàn bộ quá trình đào tạo của nhà trường.
4. Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên tại các cơ sở đào tạo thành viên
4.1. Thực tế triển khai
- Tại trường ĐH Bách khoa, việc đánh giá rèn luyện của sinh viên được thực hiện
từ năm học 2004-2005, được quy định trong Quy chế sinh viên của trường. Bắt đầu từ năm
học 2007-2008, kết quả rèn luyện của sinh viên được ghi vào Sổ theo dõi kết quả học tập,
rèn luyện của sinh viên, để theo dõi toàn bộ quá trình rèn luyện của sinh viên toàn khoá
học.
- Trường ĐH KH Tự nhiên tổ chức đánh giá ĐRL từ năm 2003. Trải qua gần 10
năm thực hiện, nội dung, quy trình đánh giá được điều chỉnh, thống nhất thực hiện theo
Công văn số 521/KHTN-CTSV ngày 11/6/2012 của Hiệu trưởng trường ĐH KH Tự nhiên
hướng dẫn thực hiện Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của SV. Trường ĐH KH Tự nhiên
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các chương trình rèn luyện, các hoạt động được quy đổi
chung và theo dõi việc rèn luyện của sinh viên thông qua hệ thống dữ liệu này. Kết quả rèn
luyện được in kèm theo bảng điểm học tập của sinh viên theo từng học kỳ và in trong bảng
điểm toàn khoá học. Bảng in các hoạt động rèn luyện cụ thể của sinh viên chỉ được trích
xuất cung cấp khi sinh viên có yêu cầu.
- Đánh giá Điểm rèn luyện sinh viên được trường ĐH KHXH&NV thực hiện thống
nhất từ năm học 2008-2009 với sự ra đời của Sổ theo dõi kết quả rèn luyện của sinh viên
với hướng dẫn cụ thể về nội dung, quy trình tính và xét công nhận điểm rèn luyện.
- Trường ĐH Công nghệ Thông tin ban hành hướng dẫn ĐGKQRLSV, lập danh
sách SV tham gia các hoạt động được tính ĐRL và cập nhật vào Chương trình chấm điểm
tự động để tính điểm, sau đó thông báo nội dung, thời gian – cách thức họp xét đánh giá
lên website để sinh viên biết và tham gia đánh giá.
- Quy chế rèn luyện của trường ĐH Quốc tế được ban hành theo Quyết định số
866/QĐ-ĐHQT-CTSV ngày 17/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế. ĐRL
được lưu hồ sơ và cho ghi vào Bảng điểm rèn luyện cuối khoá, có kèm nhận xét, phân loại.
Việc chấm ĐRL được thông báo hướng dẫn vào Tuần SHCD đầu năm học và in trong Cẩm
nang Sinh viên của trường.
- Trường ĐH Kinh tế-Luật thực hiện ĐGĐRLSV từ những năm 2003. Hàng năm,
đơn vị đều có hướng dẫn ĐGĐRL đăng tải trên website. Kết quả ĐGĐRL được lưu trữ
trong hệ thống, được in kèm với điểm học tập theo học kỳ, năm học và toàn khoá học.
- Nhìn chung, quy trình đánh giá ĐRL của các đơn vị cơ bản là khác nhau, tuy nhiên
sự đa dạng, khác nhau này vẫn đảm bảo tính rõ ràng, công khai, minh bạch, bình đẳng,
chính xác và dân chủ, phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của từng đơn vị. Việc
đánh giá ĐRL có sự tham dự của sinh viên, GVCN, các đơn vị phòng, ban, khoa, các tổ
chức Đoàn – Hội và thống nhất được xét duyệt, công nhận ở cấp cao nhất là Hội đồng đánh
giá ĐRL của đơn vị. Trong quá trình xét công nhận ĐRL, sinh viên có thời gian và quyền
được khiếu nại kết quả. Việc trả lời, phúc đáp khiếu nại của sinh viên cũng được quy định
thời gian cụ thể.
4.2. Nhận xét
Các tiêu chí, nội dung cụ thể của quy chế ĐGĐRLSV các đơn vị tuân thủ, đáp ứng các
quy định, yêu cầu của Bộ GDĐT và ĐHQG TP.HCM, tuy nhiên, căn cứ trên thực tiễn, nội
dung, tiêu chí được quy định được một số đơn vị có điều chỉnh, thay đổi như :
- Công thức tính điểm rèn luyện trung bình toàn khóa được ĐHQG TP.HCM điều
chỉnh cho phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ, cụ thể như sau :
N
r
R
N
i
i
1
Trong đó:
R là điểm rèn luyện trung bình toàn khóa.
ri là điểm rèn luyện của năm học thứ i.
N là tổng số năm thực học có đánh giá kết quả rèn luyện.
- Các hoạt động được chuyển đổi, liên thông giữa các đơn vị đào tạo trong ĐHQG
TP.HCM.
- Triển khai đánh giá theo năm học, bắt đầu thông báo vào đầu năm học và tiến hành
đánh giá vào cuối năm.
- Quy định thêm điểm thưởng cho các sinh viên có hoạt động xuất sắc được khen
thưởng ở các cấp quốc gia, thành phố và ĐHQG TP.HCM – kể cả điểm thưởng, tổng điểm
không vượt quá thang điểm 100.
- Quy định quy đổi Xếp loại ĐRL từ hệ điểm số 100 sang hệ chữ A,B,C,D để đáp
ứng yêu cầu đánh giá theo hệ thống thang điểm được các trường đại học quốc tế thừa nhận.
- Điểm rèn luyện của sinh viên hầu hết được lưu trữ theo hệ thống lưu trữ điện tử
của trường bên cạnh việc lưu trữ bằng Sổ theo dõi kết quả rèn luyện của từng sinh viên.
- ĐRL của SV được ghi vào bảng điểm toàn khoá học cho sinh viên tốt nghiệp.
Bảng điểm rèn luyện chi tiết toàn khoá học sẽ được trích xuất khi có yêu cầu của sinh viên,
riêng tại trường ĐH Bách khoa còn triển khai có thêm phần ghi nhận toàn bộ quá trình hoạt
động ngoại khoá của sinh viên suốt khoá học kèm theo bảng điểm đào tạo.
- Việc sử dụng kết quả ĐGĐRLSV chủ yếu phục vụ công tác xét các loại học bổng,
xét miễn giảm học phí, khen thưởng sinh viên.
Một số điểm nổi bật của qui trình ĐGĐRLSV tại các đơn vị là đã xác định được thế
mạnh, hiệu quả của các công cụ đánh giá, theo dõi, quản lý và lưu trữ kết quả rèn luyện
sinh viên như: phần mềm hệ thống hơn 70.000 đầu mục hoạt động, chương trình được tính
điểm rèn luyện và Bảng tin hoạt động ngoại khoá của trường ĐH Bách khoa; Phần mềm
Chương trình chấm điểm rèn luyện tự động tại trường ĐH Công nghệ Thông tin; Sổ theo
dõi kết quả rèn luyện của sinh viên của trường ĐH KHXH-NV.
Việc thực hiện ĐGĐRLSV có tác động rất tích cực đến ý thức tham gia rèn luyện
của sinh viên, giúp sinh viên tôi luyện bản lĩnh, kỹ năng nghề nghiệp, tham gia các hoạt
động xã hội vì cộng đồng, thể hiện ý thức công dân – sinh viên. Việc thực hiện ĐGĐRLSV
tại các đơn vị đảm bảo tính công khai và dân chủ của quá trình đánh giá. Tổ chức thông
báo, hướng dẫn vào đầu năm học thông qua Tuần SHCD đầu năm học, thông báo dưới
nhiều hình thức, như website, bản tin, vào mỗi kỳ đánh giá. Việc đánh giá bình xét được
tổ chức tại lớp học, có sự góp ý và thống nhất của GVCN, cán bộ lớp và toàn thể lớp học,
sau đó được Khoa, các đơn vị Đoàn thể, phòng ban xét duyệt và trình Hội đồng xét duyệt
cao nhất của trường quyết định. Nhìn chung, liên thông và tín chỉ hóa các hoạt động xã hội,
các hoạt động tình nguyện, có tác động tích cực quá trình đào tạo của sinh viên, giúp
sinh viên tự kiểm soát chuẩn kỹ năng, thái độ so với yêu cầu của chương trình đào tạo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_thuc_tien_trien_khai_cong_tac_danh_gia_ket_qua_ren_luyen_cua_sinh_vien_tai_dai_hoc_quoc_gia_tp_hc.pdf