Thức ăn có ý nghĩa quyết định đến giá thành sản phẩm chăn nuôi. Gia cầm với cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng cao, nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ nên cần khẩu phần ăn có hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng protein cao. Vì vậy nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc, hạt của cây bộ đậu và thức ăn giầu protein. Các loại thức ăn này giá cao và có sự tranh chấp với người. Đây chính là yêu cầu đặt ra khi chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Tiêu hoá ở gia cầm có sai khác chút ít so với các đối tượng vật nuôi khác cũng cần nắm vững để vận dụng trong nuôi dưỡng cho hợp lý.
28 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3316 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
169
làm nhiều chế độ ấp trong cùng một máy, nên ở máy ấp đa kỳ phải
sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng điều có thể chấp nhận
được và do trứng trong máy không cùng một lứa tuổi nên máy ấp đa
kỳ đòi hỏi máy nở riêng.
Trong mùa nóng, nhiệt độ 37,50C (99,50F). Trong mùa lạnh,
chế độ ấp vẫn như trên, nhưng mỗi khi đưa một lô trứng mới vào
phải tăng nhiệt độ buồng máy lên 37,80C (1000F) trong 24 giờ đầu,
sau đó trở lại mức như trên 37,50C. Sau khi ấp được 18 - 18,5 ngày,
trứng được chuyển từ máy ấp sang máy nở.
- Đảo trứng và thông thoáng
Trong quá trình ấp, trứng cần được đảo và thông thoáng. Mục
đích của việc đảo trứng là giúp phôi hấp thu đều nhiệt, tránh cho
phôi bị dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất của phôi tốt hơn.
Đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan
tâm giai đoạn đầu và giữa. Trứng được đảo 900 với thời gian 2 giờ/1
lần.
Ngoài đảo trứng để thuận lợi cho phôi phát triển, không khí
trong máy ấp cũng cần được lưu thông nhằm đẩy không khí bẩn, khí
nóng trong máy ra ngoài và hút không khí sạch ở ngoài vào. Đảm
bảo thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho
phôi hô hấp và phát triển. Đồng thời loại khí độc ra ngoài, đảm bảo
CO2 không quá 0,2% trong máy ấp.
- Chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở
Trước khi chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở thì máy nở
phải được cọ rữa vệ sinh, để khô, xông sát trùng như máy ấp bằng
hỗn hợp 17,5g thuốc tím + 35cc foocmon/m3 buồng máy. Sau đó cho
máy chạy đồng thời điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ sao cho đạt chế độ
nở. Tiếp đó tạm thời tắt bộ phận tạo ẩm của máy ấp, bật công tắc cho
bộ phận đảo hoạt động để các khay về vị trí ngang, kiểm tra sinh vật
học và chuyển trứng từ khay ấp sang khay nở của máy nở.
7). Ra gà
170
Trước khi ra gà cần chuẩn bị hộp đựng gà con đã được sát
trùng, khay đựng trứng không nở, thùng rác đựng vỏ trứng và gà
chết. Người chọn gà phải được mặc bảo hộ, đeo khẩu trang và sát
trùng tay bằng xà phòng. Tiến hành tắt công tắc cho bộ phận tạo ẩm
ngừng hoạt động, lần lượt lấy khay nở ra khỏi máy chọn những con
gà khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, chân đứng vững, lông bông, kín rốn.
Loại bỏ những con gà có những khuyết tật, bết lông, nặng bụng, hở
rốn, mù mắt, chéo mỏ... nhặt trứng không nở ra khay. Khi đã đưa hết
gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu dọn vệ sinh, cọ rữa và xông khử
trùng.
Tất cả các gà loại I được tiêm hoặc nhỏ vacxin hoặc các
thuốc phòng các bệnh truyền nhiễm: Vacxin phòng bệnh Marek,
thuốc Tyroxin phòng bệnh CRD, vacxin phòng bệnh
Gumboro...Chọn tách trống mái nếu có yêu cầu.
Gà con được đựng trong hộp cát- tông cứng, hộp đủ đựng 50
hoặc 100 gà con, ngăn thành từng ô, mỗi ô chứa được 20-25 gà 1
ngày tuổi. Mặt trên và xung quanh hộp phải đục lỗ tròn đường kính
1-1,2cm, cách nhau 7-8cm, chiều cao hộp 12-13cm. Hộp gà con
trước khi xuất phải để trong phòng ấm, kín gió và thoáng khí. Quá
trình vận chuyển phải đảm bảo tránh gió, tránh làm gà con xô đè lên
nhau. Tốt nhất là dùng xe chuyên dụng để vận chuyển từ nơi ấp đến
nơi nuôi, nếu phải đi xa để không ảnh hưởng đến gà con. Úm gà con
tại nơi đã bật đèn sưởi và có sẵn nước uống pha vitamin B + đường
glucoza.
6.4. Kiểm tra sinh vật học trứng ấp
Trong quá trình ấp trứng gia cầm, trứng cần được kiểm tra sinh
vật học. Bao gồm: soi trứng; theo dõi sự giảm khối lượng trứng
trong quá trính ấp; giải phẫu, đánh giá các phôi chết nhằm để kiểm
tra sự phát triển của phôi, phát hiện trứng không phôi, trứng chết
phôi. Từ đó xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém để có biện
pháp khắc phục như cải thiện việc nuôi dưỡng đàn gà sinh sản, điều
171
chỉnh chế độ ấp cho phù hợp...
Trong quá trình ấp trứng thường kiểm tra sinh vật học trứng ấp
3 lần. Lần 1 ngày ấp thứ 6-7 ở gà, 7-8 ở vịt, ngỗng. Lần 2 vào ngày
ấp 11-12 ở gà, 13-14 ở vịt, ngỗng. Lần 3 trước khi nở 2-3 ngày. Mỗi
lần kiểm tra có mục đích cụ thể, nhưng đều nhằm làm tăng tỷ lệ nở,
sử dụng máy ấp hiệu quả nhất.
1). Soi trứng.
Dụng cụ soi trứng có thể là bóng đèn đặt trong một hộp gỗ,
hộp cát- tông có các lỗ ở thành bên đặt vừa quả trứng, hoặc dụng cụ
soi có bóng điện đặt trong bầu phản ánh sáng mạnh ra ngoài, có
miệng chụp vừa quả trứng. (Hình 5.9).
Hình 5.9: Soi trứng bằng đèn soi
- Soi trứng kiểm tra sự phát triển phôi sau 6 ngày ấp
Trong giai đoạn này có thể phân biệt và thấy rõ phôi phát
triển tốt, phôi phát triển yếu, chết phôi, không phôi.
Đặc điểm của trứng có phôi phát triển tốt là phôi lớn nằm
172
chìm sâu trong lòng đỏ, chỗ phôi nằm có màu trắng đục mờ, túi
nước ối lớn lên quanh phôi, bên ngoài túi nước ối có hệ thống mạch
máu của lòng đỏ, trứng có màu hơi hồng. Khi soi phải xoay trứng
hơi mạnh mới thấy phôi.
Đối với trứng có phôi phát triển yếu, chết phôi trong giai
đoạn này là phôi nhỏ nhẹ nằm sát vỏ trứng, túi nước ối nhỏ, hệ thống
mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt. Trứng bị chết phôi thì khi xoay
trứng phôi không di động, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu
màu sẫm, vòng máu chạy ngang. Trứng không phôi trong suốt có
màu ánh hồng của lòng đỏ, hoặc lòng đỏ trôi tự do vì dây chằng
trứng bị đứt (hình 5.10)
Khi soi, loại bỏ trứng không phôi, chết phôi. Tính tỷ lệ trứng
không phôi, chết phôi. Khi soi trứng đồng thời kiểm tra sự giảm khối
lượng trứng sau 1 tuần ấp.
Hình 5.10: Trứng không phôi và trứng có phôi
- Soi trứng kiểm tra sự phát triển phôi sau 11 ngày ấp
Đối với trứng ấp được 11 ngày, phải soi đầu nhọn của trứng,
cần chú ý xem màng niệu nang đã khép kín chưa. Quá trình soi trứng
phải nhanh, để đưa vào máy ngay kéo trứng bị mất nhiệt. Phòng soi
trứng bảo đảm vệ sinh, ấm và tuyệt đối không bật quạt máy.
173
Phôi phát triển tốt có màu đen phủ kín 2/3 vỏ trứng, hệ thống
mạch máu phát triển hình mạng nhện, đỏ tươi, buồng khí rộng, rìa
gọn. Quan sát thấy phôi di động mạnh.
Đặc điểm để nhận biết phôi đã chết trong giai đoạn 11 ngày ấp,
đó là phôi không chuyển động, trứng có màu nâu sẫm, sờ vỏ trứng
lạnh, buồng khí hẹp, ranh giới buồng khí không rõ. Phôi nhỏ trôi tự
do.
Sau khi soi hết một khay, kiểm đếm số trứng chết phôi tính
số trứng phôi sống, xếp lại và đặt vào máy ấp.
- Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi sau 19 ngày ấp
Đây là lần kiểm tra sinh học lần thứ 3 trước lúc gà bắt đầu mổ
mỏ. Đặc điểm của phôi phát triển trong giai đoạn này có thể chia làm
4 loại.
Loại thứ nhất: Gồm những trứng khi soi thấy màng niệu nang
phát triển, buồng khí lớn, đầu nhọn trứng tối sẫm, thấy rõ cổ gà con
ngọ nguậy. Đây là loại tốt nhất, phôi phát triển hoàn chỉnh, trứng có
khả năng nở tốt và sớm.
Loại thứ hai: Gồm những trứng khi soi thấy màng niệu nang
đã tiếp giáp với buồng khí, đầu nhọn của trứng tối sẫm, nhưng đầu
gà con chưa nhô lên buồng khí. Những trứng có phôi phát triển như
vậy là bình thường nhưng nở chậm hơn loại thứ nhất.
Loại thứ ba: Đầu nhọn của trứng còn có vùng sáng do màng
niệu chưa phủ kín vỏ trứng và lòng trắng chưa tiêu hết. Loại trứng
này phôi phát triển yếu (không bình thường), gây tỷ lệ chết và nở
kém, gà mổ vỏ nhưng không nở được (gọi là chết tắc), khi nở ra túi
lòng đỏ không được hấp thu hết vào xoang bụng.
Loại thứ 4: Gồm những trứng có phôi phát triển không hoàn
chỉnh. Đầu nhọn còn sáng, đầu phôi chưa nhô lên buồng khí, buồng
khí nhỏ. Gà không nở hoặc nở chậm, rải rác, kéo dài. Gà nở được
chất lượng cũng kém, gà xấu và yếu.
Kết thúc 21 ngày ấp, gà nở hết trừ những trứng tắc. Gà con
174
được chọn lọc, phân loại: gà nở tập trung, đều, gà khoẻ (loại I); gà
xấu, yếu (loại II); gà bị khuyết tật (loại III); gà nở ra bị chết, hoặc
mổ vỏ nhưng không nở được... Tiến hành đếm từng loại gà và tính tỷ
lệ, cân khối lượng gà 1 ngày tuổi.
2). Kiểm tra sự giảm khối lượng trứng.
Trong quá trình ấp, đồng thời với soi trứng, cân kiểm tra khối
lượng trứng và tính ra tỷ lệ giảm khối lượng trứng qua các giai đoạn
ấp trứng. Khối lượng trứng giảm quá nhiều hoặc quá ít so với tiêu
chẩn đều ảnh hưởng đến sự nở của gà và cần được kiểm tra, điều
chỉnh chế độ ấp trứng kịp thời.
3). Giải phẫu phôi chết.
Phôi chết trong quá trình ấp cần được giải phẫu kiểm tra.
Phôi chết giai đoạn nào để lại đặc trưng về giải phẫu ở giai đoạn đó.
Từ kết quả giải phẫu phôi chết cho định hướng khắc phục sai sót
trong ấp trứng và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đàn gia cầm giống
thích hợp để có kết quả tốt hơn.
6.5. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ ấp nở
6.5.1. Nguyên nhân di truyền.
Tỷ lệ nở cũng do một vài gen chi phối. Ngoài ra các điều kiện
môi trường có ảnh hưởng quyết định. Khối lượng của quả trứng ảnh
hưởng gián tiếp đến tỷ lệ nở, tỷ lệ giữa lòng đỏ và lòng trắng, khuyết
tật về cấu tạo của quả trứng cũng có một ảnh hưởng như vậy. Mối
tương quan giữa độ dày và độ xốp của vỏ trứng với tỷ lệ nở đã được
xác định.
Các yếu tố gây chết và nửa gây chết có tầm quan trọng lớn,
ảnh hưởng của chúng biểu hiện ở chỗ gà con có thể không nở ra
được hoặc chết trong giai đoạn phát triển đầu của phôi. Điều này làm
khó khăn cho việc tìm ra nguyên nhân của sự chết. Phần lớn các yếu
175
tố gây chết di truyền dưới dạng lặn, được thể hiện trong giao phối
cận huyết.
6.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trong các máy ấp lớn, nhiệt độ thường nằm trong khoảng 37
- 38
0
C. Giai đoạn đầu 6 -7 ngày sau khi ấp cần nhiệt độ khoảng 37,8
- 38
0C. Nhiệt độ này làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hoá
thức ăn trong trứng của phôi, niệu nang khép kín sớm. Nước trong
trứng bốc hơi nhanh, tạo khoảng trống niệu nang để chứa nước nội
sinh (nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất). Do đó kích thích
phôi tiêu hoá nhiều lòng trắng, lòng đỏ hơn và thải nhiều nước cặn
bã. Vào cuối chu kỳ ấp, khoang niệu nang khép kín, màng niệu nang
tiêu đi, lúc này phôi hô hấp bằng phổi.
Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm
sự lớn của phôi, biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu,
mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém. Làm phôi chết nhiều trong 4 - 6
ngày ấp, những trứng chết lúc này có vòng máu nhỏ, nhạt.
Nếu thiếu nhiệt kéo dưới 370C gà nở bị nặng bụng, thường bị
ỉa chảy sau này. Sau khi nở mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà
hoặc hồng nhạt. Khi trứng ấp phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35 -
36
0C kéo dài trong nhiều thời điểm ấp thì túi lòng đỏ không co vào
được xoang bụng, gà nở bị hở rốn.
6.2.3. Ảnh hưởng của ẩm độ
Phần lớn trong thời gian ấp, độ bay hơi nước từ trứng phụ thuộc
trực tiếp vào ẩm độ tương đối của máy ấp. Nếu ẩm độ máy tăng thì
lượng nước bay hơi từ trứng giảm và ngược lại.
Trong những ngày đầu ấp trứng, cần làm giảm bay hơi nước
trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hoà
tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỷ lệ chết phôi. Vì vậy
ẩm độ tương đối trong máy phải duy trì ở mức quy định, để giảm độ
bay hơi nước trong trứng, giữ nhiệt.
176
Sau 10 ngày ấp lượng nước trong trứng bớt dần, cho nên ẩm
độ tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nước nội sinh.
Vào cuối thời kỳ ấp khi chuyển sang máy nở phôi đã phát
triển hoàn toàn thành gà con, trong trứng cần đủ độ ẩm để cho gà
con dễ nở. Cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn so với các
giai đoạn ấp khác, mục đích làm giảm độ bay hơi nước trong trứng.
Nếu độ ẩm trong máy thấp hơn so với quy định sẽ làm gà chết trong
trứng. Độ ẩm trong máy nở ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm
bảo 75 - 80%. Nếu cao hơn mức yêu cầu, gà con nở chậm lông ướt
(bảng 5.5).
Bảng 5.5: Một số biểu hiện do ảnh hƣởng của nhiệt độ và ẩm độ
trong ấp trứng qua các giai đoạn
(Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm - 2002)
Giai đoạn
ấp
Do nhiệt độ Do ẩm độ
6 ngày (gà)
NHIỆT ĐỘ CAO
- Tỷ lệ trứng chết có
vành máu cao.
- Phôi chết dính vào
màng vỏ.
- Trọng lượng trứng
giảm nhiều.
- Phôi phát triển nhanh
ẨM ĐỘ THẤP
- Tỷ lệ trứng chết phôi có
vành máu cao.
- Phôi chết dính vào
màng vỏ.
- Trọng lượng trứng giảm
rõ rệt.
- Buồng khí quá lớn.
11 ngày
- Túi niệu phát triển
nhanh.
Màng niệu khép kín sớm
trước thời hạn.
- Túi niệu khép kín trước
thời hạn.
19 ngày
- Hao hụt trọng lượng
quá lớn, buồng khí rộng.
- Gia cầm mổ vỏ sớm, lỗ
- Hao hụt trọng lượng lớn
buồng khí rộng hơn 1/3
dung tích trứng.
177
thủng vỏ nhỏ, mổ vỏ
nhiều ở đầu nhọn của
trứng.
- Tỷ lệ chết phôi cao
- Tỷ lệ chết phôi cao.
21 ngày
- Gia cầm nở ra hở rốn
nhiều.
- Trọng lượng gia cầm
nở không đồng đều, nhẹ.
- Nhiều gia cầm con lòng
đỏ không tiêu thụ hết,
khô chân chậm chạp, khó
nuôi.
6 ngày
NHIỆT ĐỘ THẤP
- Hao hụt trọng lượng ít,
buồng khí nhỏ.
- Tỷ lệ chết phôi cao.
- Phôi phát triển chậm,
mạch máu mờ nhạt, khó
nhìn thấy.
- Hình thành các vành
mạch máu chậm.
ẨM ĐỘ CAO
- Hao hụt trọng lượng ít.
- Buồng khí nhỏ
- Phôi phát triển yếu,
chậm
11 ngày
- Tỷ lệ trứng có màng
niệu chưa khép kín cao.
- Phôi chậm phát triển
- Niệu nang chậm phát
triển.
- Dinh dưỡng hấp thụ
kém, rối loạn trao đổi
chất, phôi chậm phát
triển.
21 ngày
- Gia cầm nở chậm,
muộn, thời gian nở kéo
dài.
- Tỷ lệ chết phôi cao.
- Mổ vỏ nhiều nhưng
không đẩy vỏ ra ngoài
được, hay mổ vỏ nhưng
máu đông đọng xung
- Gia cầm nở chậm, vỏ
trứng bẩn.
- Tỷ lệ gia cầm yếu nhiều
nặng bụng, hở rốn.
- Tỷ lệ chết cao.
178
quanh chỗ mổ.
- Gia cầm nở ra nặng
bụng, chậm chạm, hở
rốn.
6.2.4. Ảnh hưởng của độ thông thoáng
Độ thông thoáng là tốc độ hút không khí sạch ở ngoài vào và
tốc độ đẩy không khí bẩn, khí nóng trong máy ra ngoài. Đảm bảo
thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho phôi
hô hấp và phát triển, đồng thời loại khí độc ra ngoài, đảm bảo lượng
CO2 không quá 0,2% trong máy.
Nếu nồng độ khí CO2 vượt cao, nồng độ khí oxy giảm có thể
làm cho phôi chết hàng loạt. Dấu hiệu phôi chết ngạt thường thấy ở
phôi của trứng được ấp sau 9 - 12 ngày và một số nguyên nhân khác
như trứng bị bẩn lấp hết lỗ thông khí trên mặt vỏ trứng. Để đảm bảo
độ thoáng khí, thì những hệ thống quạt hút, quạt đẩy phải làm việc
liên tục chạy đủ tốc độ.
6.2.5. Ảnh hưởng của đảo trứng
Trứng xếp vào khay ấp ở ngày đầu phải để đầu to chứa buồng
khí lên trên, đầu nhọn xuống dưới. Nếu xếp ngược lại, tuy phôi phát
triển bình thường, nhưng vào ngày cuối chu kỳ ấp đầu phôi gà ở phía
đầu nhọn không có buồng khí sẽ không có không khí thở. Có thể đặt
trứng nghiêng 450 sẽ không ảnh hưởng đến sự ấp nở. Nếu đảm bảo
đầu to lên trước khi sang máy nở thì trứng không phải xếp như trên
mà đặt trứng nằm ngang. Vì lúc này gà con đã ngóc đầu lên buồng
khí.
Trứng trong khay ấp phải được đảo nghiêng 2 chiều theo chu
kỳ 1 - 2 giờ/1 lần. Trong những ngày ấp đầu tiên nếu không đảo
trứng phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, sự phát triển sẽ bị ngừng lại và
phôi bị chết. Khi soi trứng sẽ thấy một vết đen dính vào vỏ.
179
6.2.6. Ảnh hưởng của khối lượng trứng
Khối lượng trứng ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà
con loại I. (Theo Bùi đức Lũng, Nguyễn Thị San 1993).
Bảng 5.6: Kết quả ấp nở theo mức khối lƣợng khác nhau
Khoảng khối
lƣợng trứng
(g)
Tỷ lệ ấp nở
%
Tỷ lệ gà loại
I (%)
Khối lƣợng
gà con 1 ngày
tuổi
44 - 48
49 - 52
53 - 56
57 - 60
61 - 64
65 - 70
63,0
74,0
81,0
86,1
86,5
76,7
61,0
73,0
80,7
85,1
85,7
74,7
30,2
34,1
36,4
39
40,9
44,9
Trứng nở cao và tỷ lệ gà con loại I cao nhất ở khoảng khối lượng
trứng từ 53 - 65g.
6.2.7. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản và phương thức bảo
quản.
Kết quả ấp nở không những chịu ảnh hưởng của thời gian bảo
quản mà còn phụ thuộc vào phương thức bảo quản trứng ấp (Nguyễn
Quí Khiêm và CTV -2001) Bảng 5.7).
180
Bảng 5.7: Kết quả ấp nở ở hai phƣơng thức qua các thời gian
khác nhau
Chỉ tiêu
theo dõi
Bảo quản kho lạnh
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
Tổng số trứng ấp
Tỷ lệ phôi
Tỷ lệ chết phôi
Tỷ lệ chết tắc
Tỷ lệ nở/tổng
Tỷ lệ nở/phôi
948
96,62
6,96
5,17
84,49
87,45
1030
95,63
8,16
6,12
81,36
85,08
1040
95,38
11,44
7,98
75,96
79,64
1040
95,67
13,27
11,92
70,48
73,67
Chỉ tiêu
theo dõi
Bảo quản môi trƣờng
tự nhiên
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
Tổng số trứng ấp
Tỷ lệ phôi
Tỷ lệ chết phôi
Tỷ lệ chết tắc
Tỷ lệ nở/tổng
Tỷ lệ nở/phôi
875
96,00
6,17
4,91
84,91
88,45
957
96,45
9,09
7,21
80,15
83,10
960
95,83
12,71
12,81
70,42
73,48
960
96,25
22,19
15,63
58,44
60,71
Thời gian bảo quản càng dài thì kết quả ấp nở càng giảm ở cả
hai phương thức bảo quản. Trong điều kiện vụ thu đông thì trứng có
thể kéo dài đến 6 ngày, để trứng lâu hơn thì phải bảo quản lạnh, nếu
nhiệt độ môi trường cao hơn thì thời gian bảo quản phải ngắn hơn.
Ngoài ra sự thiếu một số vitamin và khoáng trong trứng (chính là
thiếu chúng trong thức ăn cho gà đẻ trứng) cũng ảnh hưởng lớn đến
181
sự phát triển phôi, quá trình ấp nở và chất lượng của gà con.
6.6. Một số bệnh lý thƣờng gặp ở ấp trứng bằng máy
1). Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày
Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm,
muộn, gà nở chậm. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở
được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác. Gà con nở ra dính bết và bẩn
do lòng trắng chưa tiêu thụ hết, gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi
sống thấp.
2). Bệnh chân, cánh ngắn
Phôi bị biến dạng, do sự phát triển sụn, xương của tứ chi kém.
Biểu hiện chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to.
Xương ống ngắn và cong, đầu to, xương hàm và mỏ dưới ngắn, mỏ
trên quặp xuống, lông không bông.
Phôi bị chết sớm, đôi khi cơ thể sưng mọng. Nguyên nhân do
thiếu dinh dưỡng trong trứng chính là do đàn gà sinh sản ăn thức ăn
không cân đối, không đầy đủ chất đạm, chất khoáng vitamin.
3). Bệnh khèo chân
Các khớp xương nối đùi với xương ống chân và bàn chân bị
sưng, gân bị trượt khỏi khớp. Làm cho chân gà khoeo về một phía,
gà không đi lại được hoặc đi bằng khuỷu chân. Nguyên nhân do
thiếu chất khoáng trong thức ăn cho gà.
4). Bệnh động kinh
Gà con vừa nở ra cử động hỗn loạn, gà ngả đầu về phía lưng,
mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình tròn, hoặc đầu gục vào bụng.
Thần kinh không điều khiển được quá trình vận động. Gà không ăn
uống được, kiệt sức và chết ngay trong 1 - 2 ngày đầu. Nguyên nhân
của bệnh là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu vitamin và chất khoáng.
5). Bệnh dính bết khi nở
Bệnh xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lỗ vỏ trứng gà vừa mổ
tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín
mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt, cũng có thể làm lông dính
182
bết. Có khi dính cả vỏ trứng gà không cử động được. Nguyên nhân
là thức ăn cho bà bố mẹ thiếu vitamin, thừa chất đạm.
Ngoài ra gà con mới nở cũng có thể bị bệnh hở rốn, lông xoăn
tỷ lệ chết cao...
NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Cấu tạo bộ máy sinh dục gà mái và quá trình hình thành trứng
ở gia cầm.
2. Thời gian ấp trứng ở các loại gia cầm. Sự phát triển phôi gia
cầm và các điều kiện cần thiết cho sự phát triển phôi gia cầm.
3. Quy trính ấp trứng nhân tạo bằng máy ấp tự chế và quy trình
ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ ấp nở.
4. Kỹ thuật kiểm tra sinh vật học trứng trong quá trình ấp.
183
CHƢƠNG 6
THỨC ĂN VÀ DINH DƢỠNG GIA CẦM
Thức ăn có ý nghĩa quyết định đến giá thành sản phẩm chăn
nuôi. Gia cầm với cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu về dinh
dưỡng cao, nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ nên cần khẩu phần
ăn có hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng protein cao. Vì vậy
nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc,
hạt của cây bộ đậu và thức ăn giầu protein. Các loại thức ăn này giá
cao và có sự tranh chấp với người. Đây chính là yêu cầu đặt ra khi
chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo
hiệu quả kinh tế cao. Tiêu hoá ở gia cầm có sai khác chút ít so với
các đối tượng vật nuôi khác cũng cần nắm vững để vận dụng trong
nuôi dưỡng cho hợp lý.
6.1. Nguồn thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
Nguồn thức ăn trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc
(ngô, lúa, gạo, lúa mỳ) bột sắn, hạt bộ đậu (đậu tương, đậu đỏ...),
thức ăn giàu protein (bột cá, bột tôm...) và các phụ phẩm từ các loại
thức ăn trên. Dưới đây là một số đặc điểm chính về khả năng sản
xuất và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn này.
6.2.1. Cây ngô.
Ngô là cây lương thực quan trọng trên thế giới bên cạnh cây
lúa mì và lúa nước. Ngô là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất
thức ăn chăn nuôi: 50-70% thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi là từ ngô
hạt. Năm 2004, theo FAO diện tích ngô thế giới là 147,2 triệu hecta,
sản lượng 721,34 triệu tấn. Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất
thế giới: 229,92 triệu tấn (chiếm 41,6% của thế giới), năng suất cũng
cao: 100,7 tạ/Ha. Châu Á có 184,7 triệu tấn (chiếm 25% sản lượng
của thế giới), trong đó Trung Quốc cao nhất: 13,6 triệu tấn (sau Mỹ),
184
tiếp đến Ấn Độ, Inđônêsia. Năng suất ngô cao nhất thế giới là tại
Jordani 232,6 tạ/Ha, Israel 120-140 tạ/Ha, Newzealand 113 tạ/Ha,
Mỹ 100,7 tạ/Ha.
Việt Nam, năm 2004, diện tích ngô cả nước 990,4 nghìn Ha,
sản lượng 3,45 triệu tấn. Tỉnh có sản lượng ngô cao là Đắc Lắc:
402,7 nghìn tấn; Thanh Hóa: 245,9; Sơn La: 219,1nghìn tấn. Giá trị
dinh dưỡng của ngô và các loại thức ăn chính trên bảng 6.1.
6.2.2. Cây lúa gạo.
Lúa gạo là cây trồng chính của các nước Đông Nam Á.. Trên
toàn thế giới, lúa gạo đướng thứ hai về diện tích (sau lúa mỳ), thứ
hai về sản lượng (sau ngô). Châu Á sản xuất lúa gạo hàng đầu thế
giới. Năm 2004, diện tích lúa 135,75 triệu Ha, sản lượng 546,5 triệu
tấn (chiếm 90% sản lượng lúa gạo thế giới). Trong đó Trung Quốc
đứng đầu thế giới về sản lượng: 177,43 triệu tấn, tiếp đến Ấn Độ
(129,0 triệu tấn). Các nước đông Nam Á: Indonesia 54,1 triệu tấn,
Việt Nam 36,2 triệu tấn, Thái Lan 26,95 triệu tấn. Năng suất lúa cao
nhất là Australia (82,3 tạ/Ha) Mỹ (77,8 tạ/Ha), Tây Ban Nha (74,1
tạ/Ha), Nhật (64,2 tạ/Ha). Việt Nam năng suất lúa cao của cả khu
vực (48,5 tạ/Ha), Indonesia 45,4 tạ/Ha, Thái Lan 27,5 tạ/Ha.
Việt Nam, lúa sản xuất trong cả nước, nhưng tập trung ở đồng
bằng sông Của Long và sông Hồng. Năm 2004 diên tích lúa 7,44
triệu Ha, sản lượng 36,2 triệu tấn ( theo FAO, 2005).
6.2.3. Cây sắn.
Sắn là cây màu quan trọng, có ý nghĩa trong chăn nuôi. Năm
2004 diện tích sắn toàn thế giới là 18,51 triệu Ha, sản lượng 202,65
triệu tấn. Sắn nhiều nhất là Châu Phi, Châu Á chỉ 3,52 triệu Ha, sản
lượng 58,92 triệu tấn chiếm 29,1% sản thế giới) (theo FAO,2005).
Việt Nam, năm 2004 có 383,6 nghìn Ha sắn, sản lượng 5,69
triệu tấn, năng suất cao nhất là 200-224 tạ/Ha ở miền Đông Nam bộ.
6.2.4. Cây đậu tương.
185
Trên thế giới, đậu tương đướng sau lúa mỳ, lúa nước và ngô, là cây
thích ứng rộng và có ở khắp các vùng. Năm 2004, diên tích đậu
tương thế giới là 91,44 triệu Ha, sản lượng 204,7 triệu tấn. Châu Á
đứng thứ hai (sau Châu Mỹ) về sản xuất đậu tương: 18,81 triệu Ha
(20,6% của thế giới), sản lượng 25,52 triệu tấn ( 12,5% toàn cầu).
Việt Nam, năm 2004 có 182,5 nghìn Ha, sản lượng 16,8 nghìn
tấn đậu tương. Tỉnh sản xuất nhiều là Hà Tây, Hà Giang, Đắc Nông,
Sơn La.
Phân tích thành phần hóa học của hạt 17 giống ngô, 13 giống lúa
(13 loại cám gạo của các giống lúa này), củ sắn khô cả vỏ của 12
giống sắn, hạt của 12 giống đậu tương đang được trồng chủ yếu ở
các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Phạm Thị Hiền Lương (2005)
đã công bố kết quả trên bảng 6.1, và các axít amin chủ yếu trên bảng
6.2.
Các kết quả nhận được cho thấy có sự sai khác đáng kể về thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng giữa các giống cây trồng cùng
loại. Đáng quan tâm là các axít amin thiết yếu quan trọng là lysine,
methionine… trong hầu hết các loại thức ăn hiện có (trừ hạt đậu
tương) đều thấp. Vì vậy khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cần chú
ý phối hợp nhiều nguồn nguyên liệu hoặc phải bổ sung chế phẩm các
axit amin tổng hợp để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho gia cầm.
Bảng 6.1: Thành phần hóa học của một số nguyên liệu chính
làm thức ăn cho gia súc, gia cầm (%)
Loại
nguyên
liệu
Protein
thô
Lipit
thô
Dẫn
xuất
không
đạm
Khoáng
tổng số
Năng
lƣợng
trao đổi
(Kcal)
Ngô hạt 9,17-
11,57
3,42-
9,85
72,8-
84,14
1,25-
2,99
3236-
3457
186
Cám gạo 6,89-13,7 6,07-
22,6
39,98-
64,65
6,08-
12,42
2245-
2802
Sắn củ
khô cả
vỏ
1,93-4,13 0,15-
1,46
89,87-
92,59
1,03-
3,07
3112-
4030
Đậu
tương hạt
38,64-
48,44
14,47-
22,48
20-
38,70
4,49-
6,42
3738-
4030
Bảng 6. 2: Hàm lƣợng các axít amin có trong các loại
thức ăn chính
Axít amin Hàm
lƣợng
Ngô
hạt
Cám
gạo
Sắn củ
khô
Đậu
tƣơng
Aspartic % trong
Pr.
g/Kg
5,30-
8,46
5,14-
8,06
5,79-
9,37
6,80-
10,20
3,26-
8,54
0,88-
2,86
8,60-
13,50
38,34-
49,70
Threonine % trong
Pr.
g/Kg
2,26-
3,62
1,95-
3,42
2,75-
3,76
3,03-
4,10
1,63-
3,52
0,44-
0,68
2,80-
4,22
10,50-
18,81
Serine % trong
Pr.
g/Kg
2,50-
4,66
2,07-
4,44
2,84-
4,95
3,26-
6,52
1,81-
5,22
0,64-
1,74
3,92-
6,45
16,79-
24,18
A.Glutamic % trong
Pr.
g/Kg
9,38-
23,41
7,85-
22,31
10,80-
12,12
12,39-
14,24
12,14-
23,85
2,50-
6,33
10,16-
17,75
39,45-
79,13
Proline % trong
Pr.
3,70-
10,48
3,78-
9,18
1,24-
9,19
3,03-
8,65
187
g/Kg 3,61-
9,05
4,16-
10,53
0,34-
3,08
11,77-
37,05
Glycine % trong
Pr.
g/Kg
1,68-
4,11
1,64-
3,44
2,86-
4,12
3,11-
8,77
1,22-
4,77
0,41-
0,92
3,35-
4,16
14,34-
15,60
Alanine % trong
Pr.
g/Kg
1,98-
8,11
1,92-
7,73
3,73-
8,77
4,38-
9,66
3,37-
7,68
1,00-
2,85
3,48-
4,43
14,19-
16,32
Cystine % trong
Pr.
g/Kg
1,20-
5,12
0,80-
4,97
1,14-
2,12
1,34-
2,80
0,69-
11,26
0,24-
4,18
1,66-
2,90
6,68-
11,20
Valine % trong
Pr.
g/Kg
2,36-
6,12
2,06-
5,78
3,44-
6,57
3,95-
8,66
0,99-
5,58
0,33-
2,07
3,77-
6,55
16,14-
25,43
Methionine % trong
Pr.
g/Kg
0,17-
1,76
0,14-
1,71
0,57-
1,40
0,63-
1,52
0,28-
1,35
0,08-
0,26
0,94-
1,88
3,65-
6,93
Isoleucin % trong
Pr.
g/Kg
2,38-
4,48
2,06-
4,27
2,30-
4,03
2,64-
4,74
0,48-
3,00
0,16-
0,88
3,75-
5,04
15,29-
19,84
Leucine % trong
Pr.
g/Kg
11,87-
14,51
9,81-
13,83
4,33-
6,80
4,97-
7,99
0,72-
6,17
0,24-
1,19
6,66-
7,98
27,13-
29,92
Tyrosine % trong 1,99- 1,16- 0,75- 2,40-
188
Pr.
g/Kg
2,97
1,76-
2,48
3,86
1,28-
4,20
3,47
0,27-
1,29
3,72
9,32-
15,94
Phenylalanine % trong
Pr.
g/Kg
3,17-
6,16
2,76-
5,09
2,40-
5,37
2,75-
5,92
0,63-
11,50
0,21-
3,36
3,65-
5,59
15,61-
22,00
Histidine % trong
Pr.
g/Kg
1,86-
4,30
1,77-
3,55
1,78-
3,37
2,09-
3,87
0,95-
2,45
0,35-
0,82
0,69-
2,51
3,08-
9,75
Lysine % trong
Pr.
g/Kg
2,19-
3,39
1,87-
2,96
1,93-
4,64
2,21-
6,12
2,00-
4,92
0,67-
0,95
3,70-
5,55
16,52-
21,55
Arginine % trong
Pr.
g/Kg
2,96-
4,96
2,58-
4,81
4,43-
6,73
4,82-
8,87
1,37-
7,08
0,51-
1,07
6,28-
8,42
23,13-
37,53
Tổng số % trong
Pr.
g/Kg
79,23-
94,53
71,12-
90,06
66,09-
81,76
75,81-
107,52
59,37-
82,24
19,88-
33,10
80,66-
88,31
329,18 -
325,24
6.1.5. Một số loại thức ăn giàu protein sử dụng trong chăn nuôi
Ngoài các thức ăn kể trên, nhiều loại thức ăn sẵn có ở các địa
phương được khai thác, sử dụng làm thức ăn gia súc gia cầm như là
một nguồn thức ăn giàu đạm. Kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu
Toàn (2005) tại miền trung về thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng thể hiện trên bảng 6.3 và 6.4.
189
Bảng 6. 3 :Thành phần hóa học của một số nguyên liệu giàu đạm
làm thức ăn cho gia súc, gia cầm (%)
Loại nguyên
liệu
Protein
thô
Lipit
thô
Xơ
thô
Khoáng
tổng số
Năng
lƣợng
thô
(MJ/kg )
Bột cá nục 60,56 5,10 1,05 16,03 19,56
Bột đầu tôm 36,44 2,91 18,31 22,40 14,51
Bột đậu nành 38,39 16,59 5,07 5,75 22,47
Khô dầu lạc 41,80 7,58 9,89 4,32 20,74
Bảng 6. 4: Hàm lƣợng các axít amin có trong các loại thức ăn
giàu đạm
Axít amin
Hàm
lƣợng
Bột cá
nục
Bột
đầu
tôm
Bột đậu
nành
Khô
dầu lạc
Aspartic % trong
Pr.
% trong
TA
9,14
5,54
8,54
3,11
10,62
4,08
9,96
4,16
Threonine % trong
Pr.
% trong
TA
3,96
2,40
3,29
1,20
3,16
1,21
2,42
1,01
Serine % trong
Pr.
% trong
TA
4,11
2,49
4,08
1,48
4,64
1,78
5,57
2,33
A.Glutamic % trong
Pr.
% trong
13,66
8,27
11,12
4.05
16,30
6,26
8,80
7,86
190
TA
Proline % trong
Pr.
% trong
TA
0,94
0,57
1,13
0,41
0,19
0,07
1,82
1,91
Glycine % trong
Pr.
% trong
TA
5,40
3,27
4,30
1,57
3,12
1,20
4,99
2,09
Alanine % trong
Pr.
% trong
TA
6,28
3,80
11,39
4,15
3,90
1,50
3,84
1,61
Valine % trong
Pr.
% trong
TA
5,18
3,14
4,65
1,69
4,42
1,70
4,12
1,72
Methionine % trong
Pr. %
trong
TA
1,99
1,20
1,55
0,56
1.09
0,42
1,21
0,51
Isoleucin % trong
Pr.
% trong
TA
4,84
2,93
3,67
1,34
4,48
1,72
3,73
1,56
Leucine % trong
Pr.
% trong
TA
7,80
4,72
5,10
1,86
7,15
2,74
6,77
2,83
Tyrosine % trong
Pr.
% trong
TA
3,61
2,19
4,15
1,51
3,64
1,40
3,62
1,51
191
Phenylalanine % trong
Pr.
% trong
TA
4,44
2,69
4,77
1,74
5,14
1,97
5,32
2,22
Histidine % trong
Pr.
% trong
TA
3,08
1,86
1,61
0,58
2,45
0,94
2,14
0,89
Lysine % trong
Pr.
% trong
TA
6,42
3,88
3,63
1,32
4,84
1,86
3,29
1,37
Arginine % trong
Pr.
% trong
TA
6,81
4,12
5,71
2,08
6,53
2,50
10,88
4,55
Tổng số % trong
Pr.
% trong
TA
96,69
58,58
83,29
30,30
88,97
34,16
93,88
39,12
Mỗi loại thức ăn còn có những đặc điểm riêng, thậm chí có
chứa các chất có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu ở từng đối tượng
gia súc, gia cầm. Vì vậy cần nghiên cứu nắm vững để có cách chế
biến sử dụng thích hợp. Các loại thức ăn đáp ứng các yêu cầu của
gia cầm về năng lượng, protein, mỡ, khoáng, vitamin, chất kích thích
sinh học; theo độ tuổi, khả năng sinh trưởng và sức đẻ trứng của
từng đối tượng gia cầm nuôi. Vai trò sinh học của từng yếu tố dinh
dưỡng: nước, protein, lipit, xơ, khoáng, vitamin…; nguồn cung cấp
các yếu tố dinh dưỡng này xem thêm trong các giáo trình dinh
dưỡng và thức ăn chăn nuôi.
192
6.4. Nhu cầu dinh dƣỡng của gia cầm
6.4.1. Năng lượng trong thức ăn và nhu cầu năng lượng của gà
6.4.1.1. Các dạng năng lượng của thức ăn gia cầm. Tỷ lệ giữa các
dạng năng lượng của thức ăn được thể hiện qua hình 6.2.
Hình 6. 2: Sơ đồ các dạng năng lƣợng trong thức ăn gia cầm
(Smith, 1993)
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Năng lượng toả nhiệt tuỳ thuộc vào môi trường nuôi dưỡng,
thành phần dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh
lý của cơ thể (Vũ Duy Giảng, 1996).
Năng lƣợng thô (18,0 KJ/g)
(Gross enery - GE)
Năng lƣợng trong phân
(4,0 KJ/g) (Faeces energy -
FE)
Năng lƣợng tiêu hoá (14,0
KJ/g) (Digestble energy -
DE)
Năng lƣợng trong nƣớc tiểu
(1,0 KJ/g) (Urine energy -
UE)
Năng lƣợng trao đổi
(13,0 J/g) (Metabolizable
energy - ME)
Năng lƣợng tỏa nhiệt (2,0-6,0
KJ/g) (Heat Inreament - HI)
Năng lƣợng thuần (7,0-11,0
KJ/g) (Net energy - NE)
Năng lƣợng
cho duy trì
Năng lƣợng
cho sản xuất
193
Đối với gia cầm phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế
trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được
biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi.
Theo Krazemen, trao đổi năng lượng trong 1 ngày đêm của gà
có khối lượng sống 2,0 kg, sản lượng trứng 250 quả/năm, như sơ đồ
ở hình 6.3.
Hình 6.3: Sơ đồ các dạng năng lƣợng trong thức ăn gia cầm
(Krazemen, 1990)
6.4.1.2. Phương pháp xác định năng lượng trao đổi trong thức ăn
của gia cầm
Công thức tính năng lượng trao đổi (ME) trong thức ăn của
gia cầm:
ME = GE - (FE + UE)
Trong đó: ME là năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ), GE là năng
lượng thô; FE là năng lượng trong phân; và UE là
năng lượng trong nước tiểu.
Năng lƣợng tổng số tiếp nhận
từ thức ăn 460Kcal (1,93MJ)
Năng lƣợng thải ra theo chất
bài tiết 100Kcal (0,42 MJ)
Năng lƣợng tiêu hoá
360Kcal (1,51 MJ)
Năng lƣợng thải theo nƣớc tiểu
20Kcal (0,0 84 MJ)
Năng lƣợng trao đổi
340 Kcal (1,43 MJ)
Năng lƣợng cho duy trì
210Kcal (0,88 MJ)
Năng lƣợng cho sản xuất
130Kcal (0,54MJ))
194
Năng lượng thô trong thức ăn, trong phân và nước tiểu được
xác định bằng máy đo năng lượng (bomb calorimeter). Theo Nguyễn
Văn Thưởng (1992) và Vũ Duy Giảng (1996), khi đốt các chất hữu
cơ trong bomb calorimeter, năng lượng thu được: 1 gam protein thu
được 5,65 Kcal, 1 gam gluxit thu được 4,1 Kcal,1 gam mỡ thu
được 9,3 Kcal.
Có thể tính năng lượng trao đổi của thức ăn dựa vào thành
phần hoá học của chúng theo công thức:
ME = 34,76 x mỡ + 15,25 x protein thô + 16,72 x tinh bột + 11,43 x
đường
Trong đó ME (MJ/kg) và mỡ, protein thô, tinh bột và đường
tính bằng %.
Có thể xác định ME (chưa hiệu chỉnh) bằng các công thức
sau:
ME (Kcal/kg) = 4,26X1 + 9,5X2 + 4,23X3 + 4,23X4
(Bùi Văn Chính và CTV, 1995)
ME (KJ/kg) = 17,84X1 + 39,78X2 + 17,71X3 + 16,95X4
(Nguyễn Văn Thưởng, 1992)
Trong đó, X1, X2, X3, X4 lần lượt là protein tiêu hoá, mỡ tiêu
hoá, xơ tiêu hoá và dẫn xuất không đạm tiêu hoá (đơn vị tính: g/kg
thức ăn).
6.4.1.3. Nhu cầu năng lượng của gà
Để cung cấp đầy đủ, cân đối và chính xác khẩu phần ăn cho
gia cầm thì yếu tố đầu tiên là mức năng lượng thích hợp trong khẩu
phần. Năng lượng cần thiết cho việc duy trì các hoạt động, sinh
trưởng và phát triển của cơ thể. Lượng năng lượng thừa so với nhu
cầu sẽ được sử dụng không có hiệu quả và tích luỹ thành mỡ. Chi
phí năng lượng trong khẩu phần gia cầm khoảng 45-55% tổng chi
phí (Nowland, 1978). Trong khẩu phần gia cầm, nguồn năng lượng
trước hết từ carbohydrate, thứ đến là từ mỡ và cuối cùng là từ
195
protein (Ewing, 1963). Năng lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng
của mô bào, các hoạt động và duy trì thân nhiệt. Vì thế, năng lượng
là "ngọn lửa của sự sống".
6.4.1.3.1. Nhu cầu năng lượng cho duy trì
Trong tổng số nhu cầu về năng lượng, năng lượng cho duy trì
chiếm tỷ lệ cao hơn (Singh, 1988). Năng lượng cho duy trì bao gồm
năng lượng cho các hoạt động bình thường và năng lượng cho trao
đổi cơ bản.
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường phụ thuộc vào mức
độ hoạt động của con vật. Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường,
nhu cầu năng lượng cho hoạt động chiếm khoảng 50% so với nhu
cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản (Singh, 1988). Tổng chi phí năng
lượng cho trao đổi cơ bản của gia súc lớn cao hơn so với gia súc
nhỏ, nhưng nếu tính 1 kg thể trọng thì gia súc càng nhỏ chi phí năng
lượng trao đổi cơ bản càng lớn. Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ
bản /1kg thể trọng của gà cao gấp 3 lần so với bò. Năng lượng trao
đổi cơ bản gắn liền với bề mặt của cơ thể, không phụ thuộc vào loài
động vật và độ lớn của chúng mà theo một mức chuẩn là 1000
Kcal/m
2
bề mặt cơ thể (McDonald, 1988). Nếu tính diện tích bề mặt
bằng dm2 thì nó sẽ bằng khối lượng (kg) với số mũ trung bình là
0,75. Khối lượng cơ thể (W) với số mũ 0,75 thành W0,75 được gọi là
khối lượng trao đổi.
Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường tính nhu cầu năng
lượng cho 1 kg khối lượng trao đổi (W 0,75), trị số khoảng 70 Kcal
(15%) và ít biến động giữa các loài. Đối với gà, nhu cầu ME cho
trao đổi cơ bản cho 1kg thể trọng là 72 Kcal/ngày, còn cho 1kg W0,75
là 86 Kcal/ngày (McDonald, 1988).
Singh (1988) đưa ra công thức tính nhu cầu năng lượng trao
đổi cho duy trì như sau:
Năng lượng thuần cho duy trì (NEm) = 83 x W0,75
Trong đó W là khối lượng cơ thể (kg)
196
Ví dụ: một con gà nặng 1,7 kg thì nhu cầu duy trì: NEm = 83 x 1,7 x
0,75 = 126 Kcal
Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82% năng lượng trao đổi cho
duy trì (MEm), vậy:
MEm = 126/0,82 = 154 Kcal
Năng lượng cho hoạt động sống bình thường bằng 50% năng
lượng trao đổi cơ bản, tức là 77 Kcal.
Vây, tổng ME cho duy trì là 154 + 77 = 231 Kcal
6.4.1.3.2. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất
* Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng:
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994), cứ 1 gam tăng trọng cần 4
Kcal, hiệu quả sử dụng năng lượng là 80%, do đó nhu cầu năng
lượng cho tăng trọng/ngày là:
MEtt =
Pt x 4,0
0,8
Trong đó: MEtt - Nhu cầu ME cho tăng trọng/ngày
Pt - Số gam tăng trọng/ngày;
4,0 - Số Kcal/1g tăng trọng
0,8 - Hiệu quả sử dụng ME cho tăng trọng
Theo Bùi Đức Lũng (1995), có thể tính nhu cầu năng lượng theo
công thức:
MEtt =
Pt (0,3 x 5,7 + 0,05 x 9,5)
0,82
Trong đó: MEtt - Nhu cầu ME cho tăng trọng/ngày
Pt - Số gam tăng trọng/ngày; 0,3 - % protein trong thịt; 5,7
- Số Kcal/g protein; 0,05 - % mỡ trong thịt; 9,5 - Số
Kcal/g mỡ; 0,82 - Hiệu quả sử dụng ME cho tăng trọng.
Trong thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu năng lượng của gia cầm
rất khác nhau, không chỉ do sự thay đổi về tỷ lệ năng lượng chuyển
thành nhiệt mà còn do sự thay đổi về số lượng năng lượng được tích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm.pdf