Những gì thất bại , tai hại , s ầu chán, nếu
l i ệu gi ải thoát không được, ta cứ đi ềm t ĩnh rước l ấy nó
v ới nụ cười l ạnh nhạt , không cần hối t i ếc, tức m ình, rên
than, kêu cứu. A nh hùng l à l ãnh t rách nhi ệm cố gắng
s ửa chữa những cái phải s ửa chữa. Rồi v ui v ẻ s ống
như không phải bận tâm gì cả.
392 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuật tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nhiều bằng hữu, muốn ảnh hướng, thu tâm
những ai bạn giao tiếp thì xin bạn ít nói, êm dịu, nhìn
thua, giả ngu, tha thứ, khen ngợi hơn là đa ngôn, cãi
lý, khoe tài, chấp nhất chỉ trích.
58. Khéo trào phúng là dấu hiệu của tâm hồn
thông minh sâu sắc và là phương thế gây ảnh hưởng,
làm đời sống vui tươi. Nhưng hài hước sái mùa, làm
hề mãi bao giờ cũng là dấu hiệu của con người nghèo
nhân cách và là “thuốc độc” của uy thế, uy quyền và uy
tin.
59. Bạn đủ sức ăn chịu sự hiểu lầm của
người đời, tôi ca tụng đức dũng của bạn. Nhưng nếu
có thể được, bạn nên tránh những nguyên nhân làm
bạn bị hiểu lầm vì dù sao sự hiểu lầm của thiên hạ
cũng ăn thua ít nhiều đến sự thành công của bạn.
60. Con người tự nhiên thèm được ca tụng,
thèm được biết ơn, thèm được coi là quan hệ và cũng
tự nhiên mến thích ai làm mình thỏa mãn những đòi
hỏi ấy. Nếu muốn được nhiều người yêu mến để
thành công xin bạn chịu khó làm thỏa mãn những ai
bạn giao tiếp về những nhu cầu ấy.
61. Nếu không ai xây nhà lầu trên nền cát thì
trong đời bạn cũng động bàn việc lý tưởng, đừng bắt
tay thi hành nghiệp cả với những người mà bạn không
chắc họ yêu mến bạn thực tình, tận tâm hy sinh cho
bạn, đủ óc sáng suốt, chí kiên nhan để cộng tác với
bạn cách đắc lực
62. Có khi nào bạn thử hỏi mình coi tại sao kẻ
nọ người kia xã giao bặt thiệp với bạn? Tự vấn đi, bạn
sẽ thấy bề trải của người đời.
63. Dù ngày nào trên thế gian này chỉ còn có
hai người ngày ấy vẫn còn ích kỷ.
64. Khi dùng những lời mỉa mai, trệu chọc để
“nói chơi” vì thân thích, xin bạn hãy hết sức cẩn thận.
Không phải một người bạn thân thích đều được giáo
luyện đầy đủ về lòng tự ái, đều mềm dẻo dễ chịu dễ
dàng nhiều lần những tiếng chua cay. Vì thế bạn hãy
tiết kiệm sự “nói chơi”. Nên lựa người mà mỉa mai,
trêu chọc và vừa phải thôi kẻo gây ác cảm vô ích. Rất ít
người làm chủ hoàn toàn tính tự ái của mình và dễ
mềm dẻo trước thái độ lăng mạ của kẻ khác.
65. Bạn hãy nhất định đừng vì miếng ăn
miếng uống, vì tiền bạc, vì sự nhẹ dạ, thiếu tự chủ mà
khiến kẻ khác khinh mình.
66. Đừng trông bạn đắc nhân tâm được ai
mời cộng tác với họ trong việc đại hệ, dù bạn xử đối với
họ cách lạnh nhạt, gieo nghi kỵ nhất là coi rẻ họ.
67. Chỉ có tình thương chân thành, nồng nàn,
nỗi hy sinh vô bờ bến, sự săn sóc vị tha mới có thể
tiêu đề ác cảm, nghi kỵ, lãnh đạm, ích kỷ.
68. Tuy con người tự nhiên bất toàn về mọi
mặt, tuy không ai có thể sống và hành động luôn như ý
mình muốn, song ít ra chúng ta phải dẻo dai cố gắng
đừng sống hay hành động mâu thuẫn với điều chúng
ta khuyên dạy kẻ khác bằng lời nói hoặc bằng ngôn
ngữ.
69. Khi nào bạn thấy còn lòng nhiệt thành thì
bạn hãy tin đời mình sẽ đẹp.
70. Nếu muốn đầy hy vọng làm nên ở ngày
mai thì xin bạn dùng tuổi trẻ học tập, chuẩn bị một vốn
học phổ thông phong phú, chuyên môn một ngành
học, một nghề nghiệp. Trong lúc học tập, có lẽ bạn
thấy đời mình cô quạnh, buồn tẻ, không có gì thú vị.
Song khi cao tuổi rồi, bạn thấy công lao của mình đầy
kết quả và đời mình hạnh phúc.
71. Nếu không đến nỗi chết đói thì nhất định
không bao giờ bán rẻ nhân cách của mình để giành
ăn, ăn hớp tớp, ăn sái nơi, sái lúc, làm cớ cho thiên hạ
chê cười.
72. Không ai không biết hay không chịu cầm
lái mà dám đi một mình với chiếc thuyền nan trên biển
cả. Trên biển đổi, nếu không biết hay không chịu chế
ngự tình dục thì không làm sao khỏi những nguy hiểm.
73. Nói chơi với kẻ khác xin bạn phải khéo lựa
và có óc tinh tế để khỏi chạm lòng tự ái họ. Có nhiều
người nói chơi không biết nói thật không hay. Cũng có
nhiều kẻ nói chơi người ta rất nặng và cười ha hả,
nhưng rồi ai nói chơi lại một chút thì hỉ hỉ…
74. Nếu bạn biết mình chưa có đủ khả năng
làm chủ tình dục của mình xin bạn đừng lãnh những
phận sự điều khiển kẻ khác.
75. Đáng tiếc thời giờ, tốn chút ít tiền của để
gây thiện cảm. Thiện cảm là mầm giống của thành
công.
76. Ở đời thường không ai có quyền bắt ép ta
hứa điều gì. Nhưng một khi tự hứa rồi thì phải giữ nó.
Cái tật “nuốt lời” hạ giảm nhân cách và mua chuộc chê
cười.
77. Chính chúng ta nhiều khi vô tình, vì thiếu
tự chủ, vì thiếu khôn ngoan, tự nộp mình bằng cách
mạc khai những bí mật của mình. Vậy đối với bất kỳ ai
kể cả bà mẹ, người bạn trăm năm, người tri âm của ta,
ta nên dè dặt lời nói. Có nhiều bí mật trên đời chỉ một
ta biết thôi. Ai khác biết, có thể gây cho ta tai hại hơn là
lợi ích. Nên tin rằng trong trăm người có đến 99 người
già hàm, thiếu tự chủ và không cẩn ngôn. Nếu tin kẻ
khác như tin mình, khó bề khỏi hối tiếc.
78. Trong xã hội không mấy người không sợ
dư luận chỉ trích. Người ta thường băn khoăn, bối rối,
hỏi han, tìm biết coi kẻ nọ người kia phán đoán về
mình thế nào, ít kẻ dám coi dư luận của thiên hạ như
cỏ rác và bằng yên sống với chân giá trị của mình.
79. Ai muốn làm đẹp lòng hết mọi người, sau
cùng không làm nên trò trống gì và sẽ mất thiện cảm
với tất cả.
80. Bạn muốn biết bạn có khả năng đến mực
nào không? Thì bạn hãy coi làm chủ được tình yêu của
bạn với trình độ nào?
81. Nếu mỗi người lo thực hiện những điều
mình khuyên kẻ khác làm, thì trong một ngày rất gần xã
hội loài người sẽ gồm toàn những phần tử tốt đẹp và
do đó bớt nhiều vấn đề rắc rối cho dân tộc và nhân
loại.
82. Một sáng trước khi đi súc miệng, rửa mặt
bạn tập có thói quen nói: “Ngày nay tôi ít nói. Ngày nay
tôi nên êm dịu và khiêm tốn”.
83. Người chỉ trích thường là người ít hiểu
mình, già hàm, không trung tín, non kinh nghiệm, lười
suy nghĩ, khiếp nhược và thiếu tài.
84. Khi mang trong mình cố tật rồi bạn mới
hiểu tất cả ý nghĩa của đau khổ, mới thương thấm thía
các bệnh nhân, mới hiểu rõ chân giá trị của tình
thương.
85. Có những trở ngại hăm dọa lý tưởng của
đời bạn. Tại sao bạn bối rối khi bạn đã tận lực san
bằng trở ngại mà thấy vô hiệu quả. Cứ cắn răng chịu.
Ở đời xây nghiệp cả là ăn chịu và tái tạo.
86. Có rất nhiều người học vẫn không ra gì,
ăn ở không ra chi, ăn no rồi lo dòm ngó, kết án bạn
mong chờ bạn thất bại. Thay vì lo trả đũa họ, bạn hãy
tự tu và phục vụ cách lương thiện.
87. Hai tình dục kinh khủng là “đa ngôn, hiếu
dâm”. Nếu bạn làm chủ được chúng, là bạn anh dũng
khá lắm và hy vọng làm được nhiều đại sự.
88. Những đức bạn không có không được là:
Điềm đạm, cẩn ngôn, êm dịu, dè dặt và khôn ngoan.
89. Bạn hãy làm cho tâm hồn mình luôn được
vui vẻ và cố gắng biểu lộ sự vui vẻ ra ngoài khi giao
tiếp với xã hội.
90. Hạnh phúc con người một phần lớn do
con người. Người lúc nào cũng tưởng mình khốn khổ
có bộ mặt sầu thảm thì chắc chắn cảm thấy đời mình
sẽ khốn khổ. Trái lại, người lạc quan hay vui cười, sẽ
thấy cảnh sống có nhiều thú vị.
91. Một trong những đau khổ thấm thía, giày
vò, cay độc, hắt hiu của đời là Ly Biệt.
92. Nguyên nhân của hầu hết nỗi bất hạnh và
thất bại của con người là đầu hàng hoàn cảnh, cảm
thấy mình khốn nạn, yếu đuối và không chịu nỗ lực.
93. Quả tim của bạn bạn có quyền gởi riêng
cho một người hay một thiểu số người, nhưng khi phải
phục vụ xã hội, thì bạn có bổn phận phục vụ với tất cả
con người của bạn.
94. Đến một nơi nào mới lạ chẳng hạn, dù
bạn được nhiều người tiếp đãi nồng hậu đến đâu, dù
có nhiều kẻ kính trọng, tin cậy thế nào dù gặp hoàn
cảnh thuận lợi làm sao, bạn đừng tin tưởng rằng ai
cũng tốt và quyết định rằng mình sẽ thành công. Phải
chờ thời gian, phải quan sát, chất vấn, dò xét từng
người, ăn nói kỹ lưỡng, cân đo cử chỉ, kiểm soát hành
động của mình. Có vậy bạn mới mong về sau, khỏi hối
tiếc và nắm chắc đắc lực hơn.
95. Ở đời chỉ nên sợ cái sợ thôi. Người ta hay
sợ những điều vô lý mà nguyên nhân chính là tự ti,
tưởng ai cũng lo bắt bớ mình cả. Dĩ nhiên là có nhiều
người thiếu tự chủ nên cứ nhút nhát để sau cùng
không làm được việc gì?
96. Đừng thấy một người xử đối với mình tự
nhiên vui vẻ tự nhiên tử tế quá mà vội cho rằng họ tốt
bụng và sẽ có thiện cảm với mình lâu bền. Thường
những thứ người ấy khó tính hay xét nét và ít trung tín.
97. Vắng một tâm hồn mình yêu cách trong
sạch và trung thành là buông mình trong một nguồn
đau thương không lời nào tả được và con người của ta
như trong cảnh cô tịch.
98. Sống trong xã hội đừng xét nét quá vì
người khó tính không bao giờ gây được thiện cảm và
bị sống cô đơn, thất bại. Nhưng cũng đúng hời hợt
quá vì trong xã hội nào kể cả nhà tu cũng có thứ người
dã tâm, hay lạm dụng và hại nhân.
99. Đừng khi nào để những ý tưởng chán
nản, ngán đời, xâm chiếm tâm hồn bạn lâu. Hãy quật
cường. Hăng hái hoạt động ngay lúc bắt đầu buồn
chán.
100. Bạn cứ ở đời thành thục, cư xử đối tốt
bụng, biết hiểu người, xã giao ăn nói êm dịu, đường
hoàng đi. Rối bạn sẽ có những người bạn đáng quý
phục, mến yêu bạn và sẵn sàng giúp bạn.
101. Nếu có ai hỏi thứ tình yêu nào trong
sạch, cao cả, đậm đà, bền bỉ nhất trên đời này, thì tôi
nói ngay. Tình mẹ.
102. Trí não con người chỉ một bụm tay thôi,
thế mà khi toan tính điều gì cứ vênh vênh tự đắc toan
tính một mình chớ ít khi trông cậy vào con người khác,
và “Đấng Toàn Tri” trên các công việc.
103. Trong đời bạn, bạn nên hoạt động đi rồi
hãy cho đời biết kết quả của việc mình làm, và lúc hoạt
động nhớ thinh lặng.
104. Bạn hay lo cho mình có lương tâm trong
sạch, yêu mến mọi người. Thế là trên đời bạn không
sợ một ai cả và đừng khi nào để cái gì làm bạn ưu
phiền, mất sự bình thản nội tâm.
105. Tất cả sự đời đều qua hết theo thời gian
nên ta đừng để tâm hồn bận rộn, khổ đau vì những
nghịch ý trong cuộc sống.
106. Bạn khiêm nhường nhưng đừng vì nó
mà quên cả những ước vọng cao cả, bao la về những
sự thánh thiện, tốt đẹp cần được thực hiện để góp
phần cải tạo xã hội.
107. Điều gì bạn không biết xin đừng cho nó
là bậy. Bạn chịu khó tìm hiểu nó chu đáo rồi hãy đánh
giá nó theo công bình.
108. Dù cáng đáng công việc nhiều đến đâu,
dù gặp những điều ngang trái thế nào, xin bạn hãy
nhất định giữ tâm hồn bình tĩnh luôn.
109. Khi đã chuẩn bị nhiều điều để nói cùng
một người cần thiết, mến yêu mà đến lúc nói, bạn
không nói được mà bạn vẫn bình tĩnh là bạn có thể
làm nên nhiều việc có giá trị lắm.
110. Bạn hãy cố gắng giữ cho mình có luôn
trạng thái tinh thần hăng hái, điềm tĩnh, sáng suốt và
thái độ bên ngoài vui vẻ lạc quan cương quyết.
111. Bạn hãy nhất quyết dùng ba tấc lưỡi và
ngọn bút để phụng sự con người.
112. Hai điều đáng kỵ nhất khi nói chuyện là
cướp lời người khác và nói về tật xấu của họ.
113. Mang cái tật chỉ biết có một mình mình
sống trên đời, coi thiên hạ như không có, tưởng gì nói
nấy, muốn gì làm nấy và lúc nói chuyện với ai, giao du
với ai, coi kẻ ấy như gốc cột, còn mình là cái máy cứ
nói đã thèm rồi thôi, thưa bạn thứ người ấy nhiều như
kiến cỏ.
114. Khi viết cũng như khi nói, bạn cần sâu
sắc. Muốn sâu sắc phải suy nghĩ, cân đo phải trái, lợi
hại, gần xa.
115. Một phút trên đời, bạn ơi có lẽ bạn cho là
không quan hệ. Nhưng biết bao việc đáng để ý dưới
bóng mặt trời này được quyết định trong một phút thôi.
116. Bạn phải cẩn ngôn nhưng xin bạn đừng
quên bặt thiệp: Cần giao tiếp kẻ khác, kẻ khác mới xử
đối tử tế với mình. Một nụ cười, một cái bắt tay không
tốn tiền tốn công gì cả nhưng giúp bạn được nhiều lợi.
117. Nhất định đừng chỉ trích ai cả. Cứ lo làm
việc để cải tạo xã hội.
118. Mọi người khi mới sinh ra về đường tâm
tính, là thứ thú vật. Nhờ giáo dục, nhờ rèn luyện đức
lịch sự con người “trơn bén” lần lần và sau cùng văn
minh. Văn minh là cho một người phải tiến đến sống
xứng đáng với nhân phẩm và trong cuộc sống xã hội,
con người phải lấy nếp sống văn minh mà xử đối với
nhau chớ không thể đem cái tôi của thời ăn lông ở lổ
mà sống với mọi người như trên đời này chỉ có một
mình hay như con vật già rừng hoang.
119. Muốn sống một ngày 24 giờ, bạn phải có
một lý tưởng cao đẹp, một chương trình hành động,
những phương thế thực hành và sức khỏe tinh thần.
120. Nếu không có một tình yêu trong sạch,
không biết điều khiển tình yêu thì cuộc đời có thể gặp
nhiều vố thất bại gây hối tiếc thiên thu.
121. Dù gặp công việc phiền tạp thế nào, hãy
bình tĩnh tổ chức chu đáo và thản nhiên thi hành.
122. Một công việc gì bổ ích cho muôn họ mà
bạn thi hành một mình không thành công sao bạn
không dùng óc tổ chức theo khoa học để xin những
thân hữu cộng tác. Đại cuộc thất bại một phần trách
nhiệm về bạn, không phải vì bạn cô đơn mà vì bạn
vụng dụng nhân để đắc lực.
123. Vẫn cứng bên trong, nhưng bên ngoài
bạn hãy mềm dẻo để tỏ ra một nhân cách cao thượng,
xử đối dễ dàng với hết mọi hạng người.
124. Rất có thể vì thời gian, vì sự sung sướng,
vì gặp nhiều bạn xấu hay gặp những trở lực, bạn bớt
hăng hải làm việc và cổ động cho lý tưởng. Nhưng
nhất định bạn phải thắng những quân thù ấy, nuôi luôn
sự nồng nhiệt phụng sự lý tưởng của mình.
125. Bản ngã của ta giống như một con ngựa
chứng, lúc nào cũng muốn “nhảy” khỏi “chuồng” ý chí
và lý trí để sống theo dục vọng. Ta phải cương quyết
tặng cho nó sợi dây cương Điềm Đạm để hạn chế
những náo động của nó và tạo cho nó nguồn dũng khí.
126. Bạn có muốn được nhiều bạn tốt, nhiều
cộng sự trung tín không? Thì bạn hãy giữ đức chính
trực và đức quảng đại.
127. Bí quyết để làm kẻ thù nên bạn thân là
không dùng ác cảm trả ác cảm, mà làm thinh, tha thứ,
hiền dịu, tìm hiểu sống đường hoàng.
128. Khi nói với ai chuyện gì dù là chuyện
thường, bạn nên nói kỹ lường, rành mạch, rào đón và
khiêm nhường.
129. Sự thành công trên đời không phải chỉ
nhờ ở tài ba, ở vốn học, mà còn và cần nhất là ở đức
tính, ở nhân cách, ở lối xã giao bặt thiệp.
130. Phần đông loài người đều tưởng ai cũng
đồng lý tưởng với mình, thích mắng mình nhưng đáng
tội nghiệp là trên đời đâu có ai được mọi người mến
phục. Một người nào đó, có hạnh kiểm tốt đẹp, tức
nhiên là bạn thánh nhân, nhưng là quân thù của quân
gian ác.
131. Có rất nhiều người hễ nghe việc mình
tinh gặp trở lực, bị chỉ trích hay bị té vào thất bại liền bi
quan. Những kẻ ấy khó làm nên chuyện lớn trên đời vì
trên đời đâu có việc gì không gặp khốn khó. Ai muốn
thành công phải nỗ lực, chuyển bại thành thắng, phải
có sức khỏe tinh thần.
132. Trong xã hội rất có nhiều người học giỏi
nổi danh về nhiều khoa học, nhưng mang trong óc
nhiều tư tưởng hết sức hủ lậu và phá hoại.
133. Sống một thời đại có tiếng là văn minh,
khi dấn thân làm những việc văn hóa thì lúc xử đối với
nhau, kể cả lúc bất đồng về quan điểm với nhau, ta hãy
đem con người văn minh ra xử đối vẫn có giá trị hơn
con người dã man.
134. Hãy tập có những ý tưởng rõ rệt và khi
trình bày tư tưởng của mình, hãy trình bày dứt khoát.
Tránh tật tư tưởng mơ hồ, nói mơ hồ.
135. Nếu anh không làm được mặt trời để soi
thiên hạ, thì sao anh không làm một ngọn đèn, soi cho
một đôi người lân cận anh?
136. Chỉ trong những trường hợp có phận sự
giáo dục, những lúc cần thông cảm với ai để làm nên
việc có ích nào thì bạn hãy thốt ra những lời chỉ giáo,
những tâm tưởng mà bạn cho là cao đẹp. Ngoài ra xin
bạn nghe nhiều hơn nói, nói các chuyện có hệ đến kẻ
khác hơn có hệ đến mình. Đừng vô ý làm nhầy đồn,
mua hờn tích oán cách vô ích.
137. Đã thâm giao với ai. làm việc ít nhiều với
kẻ ấy, thì khi vắng mặt họ, bạn nên nhất định kính trọng
danh tiếng của họ, đừng đề cao cá nhân mình mà
dùng tiểu tâm nhận chìm kẻ hiệp tác với mình.
138. Khi đến sống một nơi lạ mà bạn cảm
thấy khó chịu, nghe đau khổ vì bỏ đi bao luyến tiếc của
chỗ cũ, thì xin bạn đừng có cảm tưởng rằng minh sẽ
phải khốn nạn u buồn mãi, đến nó không sống được
và làm nên trò trống gì. Đó là tâm lý hết sức thông
thường của mọi người khi ly biệt, khi sống một mình
mà chưa thích nghi. Bạn cứ tự chủ, cứ nỗ lực thích
nghi, vận dụng hết khả năng của mình để chiến thắng
hết sức khó khăn, thì rồi với thời gian bạn sẽ thấy cảnh
sống mới không đến nỗi khó chịu như bạn tưởng buổi
đầu.
139. Trong bất cứ người nào, cũng có cái hay
nhiều hơn cái dở. Ta nên thu hút những cái hay ấy để
đời mình tự bớt khổ vì ghét người.
140. Nếu khi gặp nhiều người quấy rối, chọc
giận, chạm tự ái, mà bạn trấn tĩnh tâm hồn đặng và có
lòng yêu mến họ cách cao thượng, thì thưa bạn, bạn là
người mà hiền triết Diogène đốt đèn đi kiếm giữa ban
ngày đấy.
141. Đối với những người có ác cảm với bạn,
khi bạn có đủ quyền thế, năng lực đối phó, bạn hãy xử
đối quân tử. Cần bảo vệ quyền lợi của bạn hay của
một số người đã đành, nhưng đồng vì lẽ đó mà bươi
móc lỗi lầm của họ, trả đũa họ lại bằng lời nói, việc
làm, thái độ có màu sắc tiểu nhân.
142. Bạn nên nhất định trong bất cứ công việc
nào, không nói xấu kẻ trêu chọc, mỉa mai, chấp nhất
bạn.
143. Trong cuộc sống phải mở phạm vi giao
thiệp của mình cho rộng: Tuy không phải coi ai cũng là
tri âm, là đồng chí, nhưng trước hết vì tinh thần bác ái
ta phải kính mọi người bởi họ là thành phần cộng
đồng của nhân loại.
144. Để gây thiện cảm dễ dàng cần phải hiển
dịu, thích nghe hơn là chỉ trích, tránh lối quả quyết và
bàn lý tưởng của mình.
145. Khi làm lớn, chỉ huy những việc đại hệ,
muốn vừa đắc lực, vừa gây thiện cảm, bạn nên tin
tưởng thiên lực, bình tĩnh, suy nghĩ, hiền dịu, dè dặt,
lạc quan, nhẫn nại.
146. Đến một chỗ nào xa lạ, ta đừng vội chỉ
trích những điều nghịch ý ta, ta cũng đừng vội tin
tưởng kẻ khác mà bàn tâm sự, cộng tác những việc
đại hệ.
147. Trong khi xã giao, nét vui vẻ, mẫn tiệp,
vừa điềm đạm sâu sắc.
148. Làm công việc gì, chịu một trách vụ nào,
phải chịu khó thi hành chu đáo.
149. Hoạt động mà sợ dư luận thì không
mong làm nên chuyện gì.
150. Muốn có những người cộng tác đắc lực,
thoạt đầu đừng phô bày lý tưởng của mình, mà cứ
giao tiếp với họ gieo thiện cảm, về sau lựa cơ hội
thuận tiện truyền thông ý muốn của mình.
151. Mỗi lần than thở cùng kẻ khác, kể cả tri
âm, về cảnh khổ của mình, của thiên hạ, là một lần ta
bị tổn khí lực, nghe yếu đuối. Vì thế, trong câu chuyện,
ta nên cố gắng tránh thói quen bàn tâm sự vô ích.
152. Không phải ta chỉ lo tránh những việc
xấu mà xã hội biết, ta còn phải lo tránh những tư
tưởng, hành vi mà chỉ có ta biết thôi.
153. Đừng vì cái ăn mặc mà hạ nhân phẩm
để làm những việc đê hèn.
154. Coi chừng khi ta chỉ trích điều gì, người
nghe sẽ kết luận ta thi hành nghịch điều ta chỉ trích. Có
lần chúng tôi nghe một người bạn mạt sát đức khiết
bạch, đả đảo những sách dạy về sự tu tâm luyện tánh
và lấy làm hãnh diện với sự thất học về đức dục của
mình. Bạn nghĩ sao về giá trị của người ấy?
155. Ngày xưa có người bảo vịt sướng, người
khác cho là vô lý vì người sao biết được vịt sướng hay
khổ. Ngày nay thứ người phán đoán việc kẻ khác theo
góc cạnh bè phái, tôn giáo, chính kiến, và chuyên môn
của mình nhiều quá. Bạn nghĩ sao về họ?
156. Làm người đâu phải chỉ là một tín đồ tốt,
học giỏi, mà còn phải biết tự kiềm chế, biết quên mình
để nhớ đến kẻ khác dẹp lòng bằng lối xử thế mẫn tiệp
nữa vì dù tư cách nào cũng vẫn ở giữa xã hội.
157. Trong xã hội phải tin rằng phần đông
người ta hợp lý. Hợp lý tự nhiên và người ta có thể
đồng ý với bạn nếu bạn hợp lý. Nhưng bạn chịu khó
nhận rằng có không ít người dù bạn ăn ở với họ tử tế
thật thà, dù bạn có lý đến đâu, họ vẫn ghét bạn, nghi kỵ
bạn, chỉ trích bạn. “Vi nhân nan”, phải không bạn.
158. Việc quan hệ thứ nhất của đời người là
chết sống cho một lý tưởng, một chương trình sống và
cương nhu chiếm đoạt thành công tối hậu.
159. Trên đường nghệ thuật cái “lượng”
thường làm cho cái “phẩm” ngày một tinh hơn.
160. Nòng cốt của ái tình bao giờ cũng là sự
tự do tự hiến. Ta yêu ai thật là do ý chí tự do của ta, ta
muốn tự cung hiến cho người ấy, muốn biểu lộ ái tình
của ta bằng những lời nói, việc làm, điệu bộ, cử chỉ
toàn có màu sắc tự do luyến ái.
161. Yêu ai là luôn quan tâm đến người ấy, có
họ luôn trong trí, lo lắng về hạnh phúc của họ. Nói yêu
ai mà không chú ý đến kẻ ấy là yêu giả dối.
162. Khi bắt tay mình thi hành phận sự gì, ta
đừng quá lạc quan tưởng rằng ai cũng thích ta, ủng hộ
ta và ta sẽ được cộng tác với những người lương trí.
Đến khi gặp những vố thất bại, bị chỉ trích, ta chớ vội
tưởng công trình của mình phải hỏng hay ai ghét mình.
Phải dè dặt rói chờ thời gian ta sẽ thấy đường lối phải
thực hiện.
163. Khi đảm nhiệm một công việc gì công
ích mà gặp những trở ngại, gặp dư luận đả kích, gặp
sự bất hợp tác của nhiều đồng chí, điều cần thiết là
bạn nên bình tĩnh, vui tươi đợi thời gian suy nghĩ và
chắc chắn sau cùng bạn thành công.
164. Một cuộc cải cách nào cần thiết cho
nhiều người mà bạn xét chu đáo lúc thi hành bị những
trở lực, bị dư luận chỉ trích, bạn cứ bình tĩnh, cương
quyết làm cho kỳ được.
165. Đắc nhân tâm là một bí quyết để gây
thiện cảm và uy tín; nhưng nếu chỉ dùng lời nói êm dịu
mà không cương quyết và thật tâm, dễ bị coi rẻ và oán
ghét.
166. Trong bất cứ trường hợp thi hành sáng
kiến nào, nên nghĩ mình có thù nhiều hơn bạn.
167. Đức khiết bạch làm cho tâm hồn tươi trẻ,
bình an, ưa sống, bác ái.
168. Nếu ở đời mà quá nhạy cảm thì nhất để
không bao giờ thường được vui và chắc chắn ít bè
bạn.
169. Một trong những ý lực thu hút cả đời bạn
là tâm chiến sĩ cho đức Bác ái.
170. Hãy nói tất ít, làm rất nhiều, bạn sẽ thấy
nhiều người tín nhiệm bạn và ít kẻ sánh kịp bạn.
171. Người ta rất có thể nhìn đức, thông thái
lắm mà vẫn mê ăn.
172. Trong sự trầm tĩnh thực hiện một lý
tưởng cao cả có nguồn vui âm thầm sâu sắc.
173. Nhiều khi vì tật bi quan, vì thiếu trầm tĩnh,
vì bị chạm tự ái mà làm ta mất nhiều tình bạn. Nếu ta
chịu khó kỹ lưỡng, cao thượng một chút sẽ bảo tồn dễ
dáng và rất có ích cho ta.
174. Trong khi giao tiếp, muốn được thiện
cảm của người khác, cứ thành thực, bặt thiệp và ít nói.
175. Không phải loài người xấu, mà bạn đáng
tin hết mọi người.
176. Làm lớn, đứng tổ chức một công việc
điều khiển một số người, phải chọn lựa từng lời noi
khi ra lệnh hay thảo luận. Có thể một lời nói vì ác ý hãy
vô tình nói ra làm ta mất uy tín, phá hoại sự hăng hái
của thuộc hạ, làm hỏng việc lớn của ta.
177. Xử đối với ai, nhất định thành thực và
khôn ngoan.
178. Mỗi sáng trước khi làm công việc gì, phải
ngắm nhìn mục đích tối hậu của đời mình.
179. Hằng ngày chúng ta có thói quen tìm
những người thân thích để nói chuyện mà lắm khi
không chiu giao thiệp cùng nhiều điều người lạ mà
cuộc đàm luận của họ có thể đem đến cho ta như ích
lợi về văn hóa cũng như về những phương diện khác.
180. Trong cuộc sống cộng đồng, dù ta có
công việc tư biệt, có lối sống riêng, ta nên vì xã giao
giữ nếp sống bình thường với phần đông, miễn nếp
sống ấy không có điểm nào tệ.
181. Tư cách buộc chúng ta tránh những lối tỏ
ra thân mật khi không cần bằng cách rờ rẫm thân
mình hay tay chân kẻ khác để nắm chắc chân lý hơn.
182. Bạn cứ cẩn ngôn, cứ phán đoán độc lập
nhưng đừng quên thỉnh thoảng trình bày ý kiến của
mình cùng kẻ khác để nắm chắc chân lý hơn.
183. Phải gớm tật xen sái mùa và công việc
kẻ khác, nhưng sống trong một xã hội nhiều khi phải
bài trừ óc ích kỷ để quan tâm đến công ích bằng cách
hy sinh hay giúp ý kiến cho kẻ có phận sự cải tạo.
184. Đàn ông thường yêu để truyền sinh và
đàn bà thường yêu để hy sinh.
185. Mỗi ngày cứ đều đều làm một việc nhỏ
liên hệ đến lý tưởng, người ta sau cùng sẽ gặp những
kết quả mỹ hảo không dè.
186. Thu dụng đỡ vào một công việc tùy lòng
kẻ bất tài với sa thải kẻ ấy để gây oán thù, bạn chọn
đường nào?
187. Trinh khiết của nhà tu là sự hy sinh hạnh
phúc tiểu gia đình để góp phần xây dựng hạnh phúc
đại gia đình.
188. Nếu biết ai làm cùng một việc như bạn
đã thành công hơn, bạn vẫn thản nhiên là bạn đã có
đức bác ái khá lắm rồi.
189. Có tâm hồn như băng tuyết đi, bạn sẽ
thấy đời đẹp đáng sống và lúc nào bạn cũng nó lực
tranh đấu cho lý tưởng.
190. Trên đời có nhiều việc không ai được bắt
buộc bạn thi hành, song khi bạn đã tự ý thực hiện thì
nhất đình bạn phải đi đến thành công với tất cả lương
tâm và danh dự của bạn.
191. Bạn muốn ý thức giá trị của tình tâm giao
và nhận định tâm hồn của bè bạn không? Thì bạn hãy
lao mình vào những việc cực nhọc. Lúc ấy bạn sẽ thấy
chân hữu quả hiếm hoi, quả cần thiết, còn hạng lưu
manh nhiều như ruồi.
192. Đổi tâm giao giống như một cây có trái
quý mà kén tay trồng có thể đem đến cho ai khéo vun
vén những kết quả tốt đẹp. Song cũng có thể tàn héo
dễ dàng và sinh tai họa nữa nếu người ta vụng tay
nuôi nấng nó.
193. Người bạn tâm giao của bạn phải là một
thứ “vợ” của bạn trừ việc tinh giao. Họ phải quý bạn tha
thiết, nỗ lực xây dựng đời sống của bạn, tìm hạnh phúc
cho bạn, dám sống chết với bạn trên con đường phục
vụ lý tưởng.
194. Nếu muốn mưu việc lớn với ai, xin bạn
chịu khó tìm người chẵng những sáng suốt mà còn
phải có óc dứt khoát, không ba phải, trọng lương tâm
và thành thực.
195. Nếu phải nói một khối tình vị tha cao cả
nhất trên đời này thì tôi nói ngay tình cha với con cái.
196. Phải chịu về mặt nhục thể, có đàn bà vui,
nhưng về đường tâm thần (mà cái này quan hệ) cầm
bút vui hơn nhiều.
197. Làm lớn phải nhìn tiểu cuộc để mưu đại
cuộc.
198. Nhiều khi vì muốn ăn mày lời khen, sự
đồng ý hay tình yêu của kẻ khác mà người ta ăn nói,
cư xử, hành động quá đê hèn.
199. Mỗi ngày tôi ra khỏi bản ngã của tôi để
sống xốp, sống thiếu dè dặt chừng vài lần, thì kể tôi
cũng làm chủ minh khá lắm rồi.
200. Sa ngã về xác thịt là một thứ chọn tiểu
cuộc mà bỏ đại cuộc. Kết bạn với một tâm hồn theo
những nguyên tắc của tình bạn tâm giao lý tường là
sống thêm một đời sống tinh thần, một nếp sống tinh
cảm và làm cho cuộc hoạt động của mình có nhiều hy
vọng hơn.
201. Nếu có chức quyền xứng đáng thì cư xử
với cấp dưới mềm mỏng, tìm hiểu họ, ta không làm gì
đâu. Chắc chắn ta sẽ làm họ phục mà còn được mến.
202. Có những con người không biết nhìn, ăn
nói cục thù tù, quăng vào mặt người ta những tiếng bất
mãn khi bị chạm tự ái và cũng có những con người
lòng dạ thiển cận mà xã giao bằng mọi cách thu tâm,
bịp đổi. Cả hai thứ người đều khả ố.
203. Trên đường đời có những giây phút mà
người ta thấy tâm hồn lẫn thể xác chìm đắm trong đau
khổ và nếu không có một chút khôn ngoan có thể
người ta phải tự tử để tìm hạnh phúc.
204. Lý tưởng của con người là Sống người
cho ra người. Bi quyết sống người cho ra Người là già
giặn.
205. Đa số phụ nữ về mặt tuân lý hay khêu
gợi mà dễ sai lầm.
206. Ở đời này bao giờ có chức vụ, bao giờ có
trách nhiệm chỉ huy, giáo luyện là có người ghét và
phê bình, chỉ trích. Đừng quan niệm sai lầm là phải
băn khoăn đi làm thỏa mãn những người ghét ta, trả
lời những đòi hỏi của lời chỉ trích. Làm vậy ta chỉ gia
tăng kẻ thù thôi. Ta cứ suy xét, kiểm điểm chương trình
hành động của mình lại, tự mình gắt gao bình phẩm
mình. Rồi sau đó, cái gì ta cho là hay là ta cứ điềm
nhiên thi hành mà thản nhiên trước mọi trở lực.
207. Nếu khoa học làm cho cuộc đời vật chất
chúng ta sung sướng thì tôn giáo cũng là nguồn lạc
thú của tâm hồn. Nó giúp cho ta cuộc lai sinh đầy toàn
phúc. Nó còn giúp ta ở đời bớt tội lỗi và tránh được nợ
lo âu, sầu chán vì cuộc đời đầy nước mắt.
208. Một nhà luân lý thành công nhất là người
quyền dạy những chân lý bổ ích cho đời người mà
nhất là người thi hành cách gương mẫu những điều
mình dạy.
209. Đời người bên ngoài chỉ là một diễn dịch
của đời người bên trong, tức tư tưởng, tâm tình, cảm
giác. Muốn cảnh sống có giá trị hãy làm cho con người
bên trong có giá trị trước. Mà làm cho con người có giá
trị không gì bằng áp dụng một nền giáo dục chính
đáng.
210. Ráng chỉ nên nói ra những gì mình có
thể nói trước công chúng. Tránh cho đời ta bớt chỉ trích
ai, nói hành ai.
211. Đời ta ngắn quá. Đừng bao giờ đế tâm
hồn có nửa khúc nghĩ đến kẻ thù địch. Hãy coi họ như
người đáng thương tâm. Quên đi những lời họ chỉ trích
vu khống thóa mạ. Bình tâm tha thứ họ và nhất định
không bao giờ quan tưởng đến việc họ thù ta hay trả
đũa lại họ. Ta trả đũa kẻ thù ta là giống y như họ và tạo
thêm cho đời một đứa hung ác nữa. Nhất là ta làm cho
ta tốn hại về tâm thần, về thần kinh vì nóng giận, là
ông, mưu tinh, hồi hộp, ưu tư, thất vọng. Hãy cười và
sống.
212. Bao nhiêu thành công, thất bại, vui buồn
của dĩ vãng, bao nhiêu hy vọng, hạnh phúc ở ngày mai.
Hãy loại tất cả ra khỏi tâm hồn. Muốn hạnh phúc ở đời
phải sống giây phút hiện tại và lạc quan nếm những
sướng vui của hiện tại.
213. Hãy rước tay với nụ cười bất luận cái gì
nghịch ý ta, vì hại ta mà ta không làm sao tránh khỏi.
214. Cuộc đời lớn những hoa hường và gai
góc. Hãy sống trên những hoa hường mà không quên
đề phòng gai góc.
215. Mỗi lẫn ta giận ai, trả thù ai, không giao
thiệp được với ai thì ta hãy thấy ta thua họ rồi. Bởi vậy
đối với ai làm phật ý ta, nói ác ta, làm hại ta, ta hãy
bình tĩnh cam chịu. Thái độ như vậy không phải có kết
quả khốc hại cho ta đâu. Mà vì nó khiến được bản tính
vốn thiện của kẻ nghịch ta và do đó họ nhận lời, không
ở ác, làm hại ta nữa. Cuộc giao thiệp giữa ta và họ bắt
đầu lại. Ta hãy lạc quan tin cậy người. Có lạ gì thói
thường của tiểu nhân là làm nghịch lại. Ta không là
siêu nhân nhưng nhất định không làm tiểu nhân.
216. Ta cần gì phải bồn chồn, hồi hộp, lo đính
chính những lời vu cáo, chỉ trích ta. Cứ đường đường
sống bình tĩnh yên lặng. Cuộc đời sẽ hiểu ta, sẽ trả lại
thanh danh ta, sẽ ca tụng những hành vi hay đức tính
của ta nếu ta sống đúng lý tưởng con người.
217. Hãy coi dư luận như bình thường, khi
bạn nói hay làm việc gì mà bạn đã dày công suy nghĩ,
bàn tính và quyết định thi hành. Hiểu là ta hết sức
nghiêm khắc với ta, phê phán chỉ trích ta từng tư
tưởng, lời nói, việc làm.
218. Đừng khi nào hống hách với kẻ dưới mà
ta cũng đừng khi nào quỳ mọp trước kẻ lớn hơn ta.
Làm nghịch lại là tỏ ra tâm hồn bạc nhược. Và do đó ta
bán rẻ nhân phẩm cho người đời chế nhạo.
219. Hãy giữ nụ cười luôn luôn trên môi bất
luận đối với ai và hoàn cảnh nào.
220. Hãy lo phát triển bộ óc và con tim của
mình. Tin tưởng rằng mình có những tài năng, khả
năng giúp ích được cho đời. Cố gắng phát triển chúng.
Bằng nếu thí nghiệm mọi cách mà vẫn thấy thất bại, thì
hãy bình yên sống với cái tôi mà số mạng đặt để cho
ta. Cực kỳ phản đối những thái độ, ý tưởng, lời nói,
hành vi bắt chước, ăn cắp của kẻ khác. Tất cả là đê
hèn và chỉ làm cho ta thất bại, sống mướn, sống nhờ
chớ không lúc nào sống cho mình cả. Muốn cho đời
sống có giá trị phải lo phát triển bản ngã của mình và
sống phong phú đời sống của riêng mình. Bắt chước
người bất quá chỉ bằng người thôi.
221. Hãy có một cõi lòng bác ái rộng rãi.
Thành tâm chú ý tới quyền lợi hạnh phúc của người
xung quanh. Cuộc đời có giá trị hay không là nhở
những phần tử đó.
222. Hãy sống đời sống có hoạch định. Xài
tiền nhưng cũng đừng nô lệ tiền, đùng bán rẻ nhân
cách để mưu cầu nó.
223. Hãy yêu trật tự, giữ trật tự trong bộ óc,
trong tâm hồn. Giữ trật tự ở lời nói, việc làm, cách ăn
mặc và dụng cụ của đời sống nghề nghiệp thường
ngày.
224. Ngay lúc chán nhàm, mệt mỏi, hãy tự nói
“Tấn” thế là sức lực và nghị lực trở về.
225. Nhất định cả đời, đừng khi nào có óc độc
đoán. Vẫn tin mình có thể tìm ra chân lý nhưng đừng vì
đó mà coi mọi người đều dốt, đều lầm. Bất luận ai
cũng có thể cho mình những bài học hay. Ở ngay cả
dốt nát ngu xuẩn của người ta, cũng có thể rút ra
những bài học dạy đời chí lý.
226. Tránh dã tâm. Hãy làm sao mỗi ngày giữ
cho khỏi những ý tưởng, lời nói, cử chỉ, hành vi xoi bói,
kết án, ngạo nghễ kẻ xung quanh. Không có gì tỏ ra
mình khiếp nhược bằng dã tâm bươi xới điều xấu của
kẻ khác.
227. Hãy biết hiểu tốt những lỗi lầm của
người. Cho được vậy thì đựng hấp tấp phán đoán
hành vi, lời nói của người ngay mà hãy tìm nguyên
nhân, hoàn cảnh của chúng và đặt ta vào địa vị của
người. Nếu sau khi làm vậy mà vẫn thấy họ có lỗi thì
vấn đề không phải là kết án mà là tha thứ được thì
không tiếc gì.
228. Đừng khi nào để tâm hồn xao xuyến, tản
mát. Hãy tạo cho nó khí hậu bình yên và tập trung nó
lại. Như thế ta khỏi tốn khí lực, sinh lực một cách vô
ích, và nhờ đó tinh thần ta sâu sắc.
229. Hãy ngó những nghịch cảnh của đời
cách lạnh nhạt. Đừng để nó lay chuyển tâm hồn ta,
làm cho ta sầu thảm chán nản, than van. Bản chất của
những nghịch cảnh hay những gì làm ta đau khổ tâm
vốn vô tư như những bản chất của những sự vật khác.
Ta khổ sở là tại ta thấy nó làm ta khổ thôi. Vậy sao ta
không coi nó không ra gì cả. Như thế tâm hồn sẽ được
thanh tịnh.
230. Nếu chúng ta lo lắng, hay bị vu cáo làm
điều gì ác, ta cứ nói với ta: Phải, tôi là tội nhân, rồi sao
nữa? Tâm hồn can đảm chịu trách nhiệm ấy làm ta
trở: nên đại dũng.
231. Tìm cách chữa mình, đổ lỗi cho kẻ khác,
bối rối lo âu vì hình phạt và tai hại gây ra vì lỗi lầm, thất
bại, tất cả là dấu hiệu của tâm hồn bạc nhược. Tại sao
ta trốn trách nhiệm? Ta đã ý thức và can đảm thi hành
công việc ta từ lâu dự định; nếu nó sai lầm hay gây ra
những thất bại thì ta mỉm cười gánh lấy trách nhiệm
thôi. Có gì phải chữa lại, đổ thừa, lo âu. Tinh thần ham
trách nhiệm là dấu hiệu của những con người siêu
thoát.
232. Khi thi hành hãy nói một điều gì mà ta đã
suy nghĩ quyết định hẳn hòi thì hãy coi dư luận như
bình thường. Ta nên biết dư luận, nhưng dùng nó để
lay chuyển ý chí ta. Nó là một thứ dịch tể thường chỉ
gây thất bại, thất vọng. Chỉ những tâm hồn cao cả, anh
dũng, độc lập, tự tin, khôn ngoan mới có thể ly thoát
được tai hại của dư luận. Vậy bạn hãy ráng tập có một
tâm hồn như thế.
233. Hãy có một ngoại thân trầm tĩnh, điều
hòa. Hãy ý thức từ lời nói, việc làm, cử chỉ, thái độ đi,
đứng, ngồi… Như thế bạn sẽ tránh khỏi những vụt
chức của con người nhẹ dạ, nhẹ tính. Bạn sẽ gây
được xung quanh mình một bầu khí thiêng liêng và
bầu khí ấy ảnh hưởng đến kẻ khác bằng uy tín, uy
quyền, tình yêu. Thế là trên đường đôi bạn đã làm
được một cái gì rồi.
234. Mỉm cười bao giờ cũng thanh nhã, đáng
phục. Nhưng cười pháo nổ, ngả nghiêng không phải
luôn là hay. Bạn hãy cười khi có lý do chính đáng để
cười. Và hãy cười cách thanh nhã, vừa đủ. Lẽ dĩ nhiên
những cái cười vô lý trẻ con, tỏ ra khờ khạo, nhẹ dạ là
phải gớm như uế vật.
235. Hãy giữ cho mình có một tư cách luôn
xứng đáng với chức vụ, xã hội của mình. Tư cách ấy
phải quan tâm coi sóc nó trong cách trang sức, đi
đứng, nói năng. Hãy tránh sự cẩu thả và thái quá.
236. Lễ độ là dấu hiệu của con người văn
minh, con người giàu lòng bác ái và cũng là phương
cách tự lòng ham muốn sống ích kỷ, phóng túng, cấu
thả tự nhiên của con người. Ta hãy lễ độ. Nhưng lễ độ
không có nghĩa là quỳ mọp, cúm rúm, khuất phục kẻ
giàu sang, quyền thế cách đê hèn. Người lễ độ là
người nhu bên ngoài cương bên trong.
237. Giữ tâm hồn một mực bình hòa. Bất luận
một cái gì ở ngoại giới đừng cho nó xao xuyến tâm hồn
ta. Hãy tập tính vô tư, trầm tĩnh. Sức bồng bột quá lố
của ý muốn, của các thứ làm cho cõi lòng và bộ óc náo
động do đó con người bên ngoài ta bồn chồn, lính
quýnh, vụt chắc. Hãy kiên quyết trụ yên có náo động
đó. Khi nói, làm một cái gì mà ta ưa thích nhất, hãy nói
làm chậm rãi, với tâm hồn vô tư.
238. Ngoài những giờ cần tư tưởng, nói năng,
hoạt động, hãy giữ tâm hồn tịnh không. Đừng thả lỏng
nó theo những tưởng tượng hăng vui, khổ sầu, ao
ước, hối hận, yêu thương, thù ghét... Hãy dằn nó cho
nó yên lặng và trống rỗng. Nhờ đó thần trí ta mạnh mẽ
và sáng suốt hơn.
239. Có những thằng ngu nào không biết trả
đũa, thù ghét, la ó, đánh đập khi người khác chạm
lòng tự ái và quyền lợi của nó, nhưng làm vậy chẳng
những nó coi mình ngang hàng kẻ thù mà còn dìm
mình xuống đê mạt hơn kẻ thù nữa. Hãy tươi cười
thành thật trước những tai hại kẻ khác làm cho mình.
Khi cần phải binh vực quyền lợi thì hãy làm cách trầm
tĩnh. Ngoài mặt cũng như trong lòng không phiền giận
kẻ nghịch chi hết: Bằng thấy kẻ cần binh vực quyền lợi
thì hãy bỏ qua đi. Coi kẻ nghịch như người đáng tội
nghiệp vì thiếu tự chủ mà nô lệ dục tình.
240. Thường quả quyết cách táo bạo, độc
đoán,..cộc cằn là dấu hiệu của một tâm hồn nông nổi,
ngu đần và thất giáo. Trong một lần trình bày ý kiến
của mình bạn nhơi nghiền nó lâu trong đầu óc cố
gắng thấy một góc cạnh, lẽ phải chăng của nó rồi phát
biểu nó ra cách dè dặt, vừa đủ, chậm rãi và khiêm tốn.
241. Trong đời sống bạn hãy kiếm giờ trầm
tư, kiểm điểm lại những tư tường, lời nói, hành vi của
mình.
242. Mỗi lần nói láo bất kể nói để chơi hay vì
một hệ trọng lợi tộc nào là một lần chà đạp nhân cách
dưới chân và hoang phí dũng khí của tâm hồn. Bạn
nên thề quyết một cách rắn rỏi rằng cả đời từ đây
không bao giờ nói láo. Có điều gì cần phải nói thì nói
cách trầm tĩnh, ngay thật, rõ ràng với cặp mắt chân
thành, ngó ngay vào mặt người nghe. Ta dám đảm
bảo trách nhiệm những lời ta nói mà. Cái gì sợ sệt để
láo.
243. Làm thinh là một phương thế thần diệu
để ta dưỡng dũng khí của tâm hồn, làm cho tâm hồn
trầm mặc, bình yên sâu sắc và cũng là phương thế gậy
hiệu lực cho lời nói, uy tín, uy quyền cho địa vị.
244. Hãy hết sức dè dặt trong khi mở cửa
lòng để giãi bày tâm sự. Chỉ trừ đối với một vài tri âm
trong đời sống là những kẻ cần hiểu ta để giúp ta về
mọi mặt, ta hãy nhất định không mở cửa lòng cho ai
tất cả. Hãy bí mật sống mình với mình. Như vậy ta sẽ
tự tạo một con người bên trong sâu sắc, điềm đạm,
cứng rắn mà thế gian ít có và đồng thời tránh bớt
những hành vi độc ác của nhiều người.
245. Hãy ý thức cân đo tất cả những hành vi,
lời nói, thái độ của mình. Dùng nâng lực của lý trí chỉ
huy ý muốn và dục tình một cách dũng mãnh. Đừng
khi nào để cho lý trí bị lu mờ, đánh bại bởi hai lực
lượng này.
246. Quyết tâm diệt trừ những cử động vô lý
của tâm hồn và của con người bên ngoài. Hãy dằn nén
mình cho yên tĩnh luôn.
247. Sau khi sắp đặt một chương trình sống
gần những công việc giao luyến thể xác, tinh thần và
hồn linh bằng những phương pháp, phương thế nhất
định sau, thì bạn hãy quyết tâm sống với con người
độc lập của mình. Đừng có tật cảm thấy mình tệ, hâm
mộ người khác, bắt chước người khác. Bạn cũng có
khả năng làm những cái gì hay đẹp chứ. Vậy bạn hãy
phát huy những tài năng tư biệt của mình. Cố gắng
thực hiện lý tưởng riêng để cho đời thêm những phần
tử tốt đẹp, những tinh hoa tồn tại trên không gian và
thời gian.
248. Một ngày hãy cố gắng làm một việc gì
nhỏ mọn để luyện tập ý muốn.
249. Nhất định đừng để cho ai tư tưởng, suy
xét, quyết định điều gì thế cho mình cả. Hãy kiểm tra
những tư tưởng, những quyết định của người, rồi ta tự
mình tư tưởng và quyết định theo tài lực của mình.
250. Sắc mặt hãy giữ luôn thản nhiên, mỉm
cười ở bất luận hoàn cảnh nào của cuộc sống.
251. Một tâm hồn chí dũng là một tâm hồn
nhẫn nhịn những gì người khác va chạm tự ái của
mình. Bạn hãy tự chủ rộng lòng để chịu cách bình thản
trong tâm hồn cũng như ngoài mặt những lời nói,
hành vi, thái độ, cử chỉ hay cả những bài viết của kẻ
khác xỉ mạ, phao vu, nhiếc mắng va chạm khi mạt cá
nhân bạn. Trừ ra khi phải đính chính để bảo toàn thể
diện song cũng phải làm với tinh thần quân tử: cao
thượng, điềm nhiên, khoan hồng.
252. Đừng khi nào nao lòng hay trả đũa
những kẻ nói xấu mình sau lưng. Họ là hạng người
đáng ta thương hại hơn là ăn thua. Họ đã hèn yếu đến
đôi không có can đảm để nói ngay mặt ta mà ta cố
chấp họ thì ta có gì hơn họ. Hãy coi những lời họ nói
như cái rác và luôn bình tâm yêu mến, tha thứ họ.
253. Hãy coi sự ham danh vọng, khoe khoang
tài ba nhân đức của cái “tội” mình như một thử thuốc
độc tàn hại tâm hồn cương dũng. Ta hãy biết ta, nhận
chân giá trị ta. Đủ rồi. Không cần cho người khác biết
giá trị ta chi. Họ có khen hay chê ta cũng coi như
thường. Cái tôi của ta sống trên mọi hư vinh và mọi dư
luận. Nhờ đó ta có dũng khí sâu sắc trong tâm hồn để
thi hành lý tưởng cao cả của mình khi phải những nỗi
sầu chán, thất bại, nản lòng, hăm dọa.
254. Mỗi lần trù tính nói gì, làm việc chi hay ra
một cử động nào, ta hãy tự hỏi: “Chi vậy? Có ích gì
không? Không nói, không làm, không cử động có hại
cho ta hay cho người không?”. Nếu thấy thật bổ ích, ta
hãy cương quyết thi hành ý muốn. Bằng thấy vô lý vô
ích hay ích lợi rất nhỏ thi nên kiêng cữ. Làm được vậy
con người bên trong ta cường dũng.
255. Lãnh một quyền chức cao cả chừng nào
hãy thấy mình làm vật hy sinh cho xã hội chừng ấy. Bởi
thế hãy ưa thích sống đơn sơ thanh bạch để phục vụ
bao nhiêu người được quyền mình phải xấu số lầm
than.
256. Một tướng lĩnh chuyên chế, tàn nhẫn,
giàu sang giữa đám dân mất tự do, sợ sệt, nghèo hèn
là một sỉ hổ chớ không phải là một vinh quang.
257. Không một người nào có lý trí, lương tri
lành mạnh mà chân thành, khen ngợi những kẻ tu
hành trang sức nguy nga, lung lay, thướt tha. Trái lại
người ta cho là không xửng đáng, là trò hề, là đáng
khinh bỉ và đáng thương tâm cho tôn giáo nào mà họ
là những tín đồ chiên ghẻ.
258. Ở đời người ngu nào không ham tiền
bạc, không ham làm tốt. Chỉ có quân tử mới biết sống
theo một lý tưởng cao cả, biết tự trị, biết sống khó khăn
và đơn giản.
259. Một nhà tri thức khả quan chưa chắc là
một người có nền luân lý khả quan. Biết bao kẻ có cấp
bằng thạc sĩ, tiến sĩ, cử nhân, tú tài mà có một đời tư
khả ố. Muốn có một nền luân lý cao cả cần có tri thức
đã đành. Nhưng vấn đề then chốt để sống người cho
ra người là một ý chí lành mạnh và lương tâm trong
sạch.
260. Khi có ai yêu cầu ta một điều gì, mà ta
đều không thể giúp được ta phải hết sức bình tĩnh,
thân mật, vui vẻ, lễ độ từ khước. Chúng ta đừng gạt
ngang cách cộc lốc để tỏ ra tâm hồn ích kỷ đê hèn của
mình. Làm như vậy đầu có lý nào, ta vẫn va chạm
nhiều lòng tự ái kẻ van nài ta. Và như thế là trên đường
đời ta đã mất một cơ hội để thu phục nhân tâm.
261. Trên đường sống ta phải có một tinh
thần cứng rắn để phục vụ chân lý. Nhưng tinh thần ấy
không phải bộc lộ bên ngoài bằng lời nói hay cử chỉ,
hành động cộc cằn, xẵng xớm ồn ào mà phải trầm
lặng trong tâm hồn. Một tướng lãnh nắm được tâm
hồn người dưới mình trong tay không phải là kẻ ham
khoe quyền, ham làm oai, ham nạt rầy, chửi mắng mà
là bình dân, tìm hiểu, tha thứ chỉ dạy và phụng sự
262. Ham thố lộ chân tình của mình cho kẻ
khác nhất là khi sầu muộn là dấu hiệu của một tâm
bạc nhược. Ta hãy đóng kín tâm hồn ta lại, sống thinh
lặng và làm việc.
263. Vấn đề nào trù tính, suy nghĩ, bàn định
rồi thì hãy cho nó một quyết định ngay. Dầu sao có cho
nó là quyết định quá vội vàng cũng cứ thi hành. Lưỡng
lự và hoài nghi là mẹ đẻ thất bại. Thi hành sửa chữa
theo kinh nghiệm mới thành công.
264. Mỗi ngày phải nửa giờ kiểm thảo những
hành vi tư tưởng của ta. Hãy coi thành công, thất bại
mấy lần, tại sao? Hãy coi thi hành được mấy tính tốt,
sa ngã trong mấy tật xấu. Đồng thời dùng ít phút sắp
đặt chương trình, tu chỉnh mình và hành động thế nào,
nói năng, tư tường thế nào ở ngày mai. Đừng bồn
chồn muốn thành công hết mọi việc. Miễn đừng ở
không, cứ làm việc với lý tưởng chính đáng, với
phương pháp khoa học thì thành công tự nhiên đến.
Bằng nếu có phải thất bại thì ta tìm lý do, cải hoán
nhược điểm rồi bình tĩnh gầy công việc lại. Chuyện gì
phải bồn chồn, khổ nhọc tâm hồn. Ý chí tiến đến thành
công càng phải có. Nhưng hồi hộp bồn chồn khát vọng
thành công không làm cho công việc thành công hay
thất bại mà tổn khí lực và sức lực vô ích.
265. Hãy có một tâm hồn bao la như đại hải
những gì nhỏ nhặt phiền phức không quan hệ đến lý
tưởng làm người, ta hãy bỏ qua nó đi. Bận với nó ta
chẳng những khổ tâm mà còn thất bại nhiều công việc
đại hệ trên đường đời.
266. Đời người như con bóng, hãy quyết định
tận hưởng từng giây phút của cuộc sống. Nó có nhiều
cái thú vị lắm.
267. Đừng bao giờ để cho hối hận hay hy
vọng tràn ngập tâm hồn mình. Bình tâm ta sẽ hành
động cách sáng suốt, đắc lực. Nếu lỗi lầm thì sửa. Tai
sao để tâm hồn bối rối?
268. Những gì thất bại, tai hại, sầu chán, nếu
liệu giải thoát không được, ta cứ điềm tĩnh rước lấy nó
với nụ cười lạnh nhạt, không cần hối tiếc, tức mình, rên
than, kêu cứu. Anh hùng là lãnh trách nhiệm cố gắng
sửa chữa những cái phải sửa chữa. Rồi vui vẻ sống
như không phải bận tâm gì cả.
269. Ở đời nếu phải nói một cái gì có giá tri
hơn hết tương người ta phải nói cái Sống. Vậy phải
sống cho hết ý nghĩa của sự sống thì mới mong
không uổng phí việc làm người.
270. Làm việc gì ta phải tự hỏi lý tưởng việc
đó là gì. Với phương pháp nào, thất bại không, thành
công ra sao và đừng quên định rõ lúc thực hành. Định
rõ lúc thực hành công việc là thành công việc đó phần
nào rồi vậy.
271. Hãy giữ nụ cười trên môi. Hãy luôn có
nét mặt thản nhiên trầm tĩnh và cử động cách nào cho
kẻ khác thấy ở ta sự “đường hoàng”.
272. Một người người nhất là người nhịn. Một
người ít người nhất là người dễ giận và giận dữ.
273. Đừng bồn chồn, lo lắng sao kẻ nọ người
kia có đức này tài nọ mà trách phận mình vôi bạc, dở
dang. Hãy an phận hưởng cái tôi của mình. Tuy phải
luôn tự luyện tài đức song có những cái trời cho ai nấy
hưởng, ta sốt ruột cách mấy cũng không có. Nếu an
phận tâm hồn mới yên ổn và ta mới có hạnh phúc.
274. Công việc của ai khi không cần ta đừng
xen vô. Hãy thường tự nói ai làm gì mặc ai, chạy xạo
xạo là bán rẻ nhân cách vô lý và mua cười, chuốc hận.
275. Thua vẫn quân tử lòng không nao, mặt
không tái. Như như bất động trước thắng cũng như
bại, đó là đại dũng.
276. Sống trong xã hội cần có tính hợp quần.
Đừng lập di trong lời nói, việc làm, thái độ, cách đi
đứng… lập dị gây cảm tưởng xấu về mình ở người và
khó bề làm cho ai kính phục mình được.
277. Đại dũng là dám chịu trách nhiệm lỗi
lầm của mình. Tập đừng khi nào láo xược để che lỗi
hay đổ thừa cho kẻ khác lại mình làm. Thái độ ấy
không gì bạc nhược cho bằng. Nó hạ phẩm giá con
người xuống tột bậc. Hạng người ấy đừng trông làm
việc gì có giá trị.
278. Những gì ta không biết khi hỏi ai thì chịu
khó làm thinh học cái hay của họ, chớ đừng có cãi cho
là bậy bất cứ cái gì mình không biết.
279. Ở đời này không có bao nhiêu chân lý
tuyệt đối. Ta đừng có óc phán đoán tuyệt đối. Thái độ
tuyệt đối thường là thái độ của người non tuổi và kém
giáo dục.
280. Hãy luôn luôn để ý kính trọng nhân cách
mình. Mình không kính trọng mình thì chắc chắn không
mấy ai coi mình ra gì. Để ý tránh đặc biệt những lời
nói, hành vi có thể hạ giảm giá trị mình, nhất là khi dục
tình nổi lên hay quyền lợi ám nhãn.
281. Nhịn… nhịn… nhịn là đại dũng. Đứa thất
phu không bao giờ nhìn được chỉ có người quân tử
mới có đức tính này thôi.
Created by AM Word2CHM
LỜI NÓI ĐẦU
DẪN NHẬP
1. “NGƯỜI”, CON VẬT “BÍ MẬT”
2. “NGƯỜI, CON QUÁI VẬT LO
LẮNG”
3. CẦN CÓ MỘT VỐN TÂM LÝ HỌC
4. CON NGƯỜI CẦN BIẾT TÂM LÝ
ĐỂ TỰ GIÁO LUYỆN
5. BIẾT TÂM LÝ ĐỂ GIÁO DỤC
NGƯỜI 6. MỘT ĐIỀU KIỆN TỐI YẾU ĐỂ XỬ
THẾ THÀNH CÔNG
7. MỘT PHƯƠNG THẾ TUYỆT DIỆU
8. LÀM SAO CHO CÓ VỐN TÂM LÝ
HỌC
CHƯƠNG I: NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
MỤC LỤC
I. Ý THỨC
II. TIỀM THỨC
III. HẠ Ý THỨC
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG II: HÀNH VI VÔ THỨC
1. TẬP QUÁN
2. KẾT QUẢ CỦA TẬP QUÁN
3. MỨC CÙNG CỦA TẬP QUÁN
4. NGUYÊN DO CỦA TẬP QUÁN
5. BẢN CHẤT CỦA TẬP QUÁN
6. VÀI TÁC ĐỘNG VÔ Ý THỨC
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG III: TẬP QUÁN THỤ ĐỘNG
1. TẬP QUÁN THỤ ĐỘNG LÀ GÌ?
2. BA SỰ KIỆN
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG IV: Ý CHÍ
1. Ý CHÍ LÀ GÌ?
2. ĐIỀU KIỆN CỦA TÁC ĐỘNG Ý CHÍ
3. HÌNH THỨC CỦA TÁC ĐỘNG
THẮNG HÃM
4. VAI TRÒ ĐIỀU ĐỘNG CỦA Ý CHÍ
5. ĐỨC TỰ CHỦ
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG V: ƯỚC VỌNG
1. ƯỚC VỌNG LÀ GÌ?
2. ƯỚC VỌNG BỊ DỒN ÉP
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG VI: KHUYNH HƯỚNG
CÁC KHUYNH HƯỚNG HAY LÀ
NHỮNG ƯỚC VỌNG CHÍNH
1. NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CÁ
NHÂN
2. CÁC KHUYNH HƯỚNG XÃ HỘI 3.
KHUYNH HƯỚNG VÔ NGÃ
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG VII: CẢM XÚC
1. CẢM XÚC LÀ GÌ?
2. LÝ THUYẾT NGOẠI BIÊN
3. CHÂN GIÁ TRỊ CỦA THUYẾT
NGOẠI BIÊN
4. BẢN CHẤT THỰC TẠI CỦA CẢM
XÚC
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG VIII: THỊNH NỘ
VÀI CẢM XÚC ĐẶC BIỆT THỊNH NỘ
1. THỊNH NỘ CỦA TRẺ CON
2. THỊNH NỘ CỦA NGƯỜI LỚN
3. BẢN CHẤT CỦA THỊNH NỘ
4. NHỮNG HÌNH THỨC KHÁC
NHAU CỦA THỊNH NỘ
5. LÀM SAO DIỆT TRỪ THỊNH NỘ?
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG IX: SỢ HÃI
1. HÌNH THỨC CỦA SỢ HÃI 2.
NGUYÊN DO PHÁT SINH SỢ HÃI 3. BẢN
CHẤT SỢ HÃI 4. NHỮNG TRƯỜNG HỢP
BỆNH HOẢNG KHIẾP, LO ÂU
5. LÀM SAO ĐIỀU TRỊ SỢ HÃI BÀI
THỰC TẬP
CHƯƠNG X: NHÚT NHÁT
1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÚT
NHÁT
2. NGUYÊN DO CỦA NHÚT NHÁT
3. BẢN CHẤT CỦA NHÚT NHÁT
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XI: DỤC TÌNH
1. THỂ CÁCH PHÁT SINH DỤC
TÌNH
2. DỤC TÌNH PHÁT LỘ
3. BẢN CHẤT CỦA DỤC TÌNH
4. GIÁ TRỊ CỦA DỤC TÌNH
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XII: KHOAN KHOÁI VÀ THỐNG KHỔ
1. KHOAN KHÁI 2. THỐNG KHỔ
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XIII: CHÚ Ý
1. NHỮNG HÌNH THỨC CHÚ Ý
2. TÍNH CÁCH CỦA CHÚ Ý
3. TRÌNH ĐỘ CỦA CHÚ Ý
4. VAI TRÒ CỦA CHÚ Ý
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XIV: TRI GIÁC NGOẠI GIỚI
1. TRI GIÁC NGOẠI GIỚI LÀ GÌ?
2. VÀI THÍ NGHIỆM VỀ TRI GIÁC
3. VÀI KẾT LUẬN THỰC HÀNH
4. GIÁC MỘNG
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XV: KÝ ỨC
1. KÝ ỨC LÀ GÌ?
2. PHÂN TÍCH KỶ NIỆM
3. LỊCH TRÌNH TIẾN HÓA CỦA KỶ
NIỆM
4. KỶ NIỆM BỊ THẤT LẠC
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XVI: TƯỞNG TƯỢNG
1. TƯỞNG TƯỢNG LÀ GÌ?
2. BA CƠ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG
3. VAI TRÒ ĐẠI HỆ CỦA TƯỞNG
TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI BÀI
THỰC TẬP
CHƯƠNG XVII: Ý TƯỞNG TỔNG QUÁT
1. Ý TƯỞNG TỔNG QUÁT LÀ GÌ?
2. ĐẶC TÍNH CỦA Ý TƯỞNG TỔNG
QUÁT
3. BẢN TÍNH CỦA Ý TƯỞNG TỔNG
QUÁT
4. LỢI ÍCH CỦA NHỮNG Ý TƯỞNG
TỔNG QUÁT
5. VÀI TRỞ NGẠI CỦA Ý TƯỞNG
TỔNG QUÁT
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XVIII: PHÁN ĐOÁN
1. PHÁN ĐOÁN LÀ GÌ?
2. TÁC DỤNG TRÍ TUỆ CỦA PHÁN
ĐOÁN
3. TÁC ĐỘNG Ý CHÍ CỦA PHÁN
ĐOÁN
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XIX: SUY LUẬN
1. SUY LUẬN LÀ GÌ?
2. SUY LUẬN THEO PHƯƠNG PHÁP
DIỄN DỊCH
3. SUY LUẬN THEO PHƯƠNG PHÁP
QUI NẠP
4. SUY LUẬN BỞI LOẠI SUY
5. NHU CẦU CĂN BẢN CỦA LÝ TRÍ
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XX: GIÁC NGỘ
ĐẠI YẾU
1. VÀI GIÁC NGỘ CHÍNH
2. BẢN CHẤT CỦA THÁC NGỘ
3. CƠ CẤU CỦA THÁC NGỘ
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XXI: NGÔN NGỮ
1. BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ
2. TƯƠNG QUAN GIỮA NGÔN NGỮ
VÀ TƯ TƯỞNG
3. CUỘC TIẾN HÓA NGÔN NGỮ ĐỐI
VỚI CON TRẺ
BÀI THỰC TẬP
CHƯƠNG XXII: CÁ TÍNH
1. BẢN NGÃ
2. TÂM TÍNH
BÀI THỰC TẬP
PHỤ LỤC: NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐỂ BẠN BỒI
BỔ TÂM HỒN
TƯ TƯỞNG
---//---
THUẬT TÂM LÝ
Tác giả: Hoàng Xuân Việt
NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA
248 – Trần Phú – Pha Đình – TP.Thanh Hóa
ĐT: (037) 852.281 – 853.548 – 750.748 – 722.347 -
Fax: (037) 720.399
Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI CAO TIÊU
Biên tập: NGỌC DIỆP
Trình bày: THANH MAI
Vê bìa: THANH NHÃ
Sửa bản in: THANH MAI
In 1.000 cuốn, khổ 13x19 cm, tại XN In GTVT. Theo
ĐKKH sẽ: 129–2005/CXB/5–100/ThaH, ngày 16–12–
2005. In xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2006.
Created by AM Word2CHM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuat_tam_ly_2053.pdf