Thủ thuật với mạng Boot - Rom
Trong chuyên đề này chúng tôi chia sẻ với các bạn một số thủ thuật trong mạng BootRom nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống này. Mục đích của là tạo ra cho người dùng trên máy trạm có được những tiện nghi như sử dụng như khi làm việc trên một máy tính đơn lẻ.
Một số công việc mà chúng ta sẽ thực hiện đó là:
Tạo ra các ổ đĩa luận lý gán cho các máy trạm.Đồng bộ thời gian hệ thống giữa các máy trạm và máy chủ.Hiệu chỉnh hệ thống và các ứng dụng trên ổ đĩa ảo.Thiết lập cho máy trạm chạy nhiều hệ điều hành khác nhau.
5 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ thuật với mạng Boot - Rom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong chuyên đề này chúng tôi chia sẻ với các bạn một số thủ thuật trong mạng BootRom
nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống này. Mục đích của là tạo ra cho người
dùng trên máy trạm có được những tiện nghi như sử dụng như khi làm việc trên một máy
tính đơn lẻ.
Một số công việc mà chúng ta sẽ thực hiện đó là:
Tạo ra các ổ đĩa luận lý gán cho các máy trạm.
Đồng bộ thời gian hệ thống giữa các máy trạm và máy chủ.
Hiệu chỉnh hệ thống và các ứng dụng trên ổ đĩa ảo.
Thiết lập cho máy trạm chạy nhiều hệ điều hành khác nhau.
1. TẠO CÁC Ổ ĐĨA MẠNG TRÊN MÁY TRẠM:
Những dữ liệu do bạn tạo ra trong quá trình làm việc trên máy trạm trong mạng BootRom
khi lưu vào ổ đĩa ảo sẽ bị mất khi bạn khởi động lại máy. Sử dụng đĩa mềm để thay thế
trong trường hợp này là không thực tế vì dung lượng quá nhỏ, chỉ có 1,4 MB. Tuy nhiên,
HĐH Windows đã hỗ trợ sẵn cho bạn một phương pháp tạo ra các ổ đĩa luận lý trên các
máy tính nối mạng, đáp ứng nhu cầu lưu trữ và trao đổi thông tin - phương pháp này
được gọi là ánh xạ ổ đĩa mạng.
Ánh xạ ổ đĩa mạng thực chất là tạo ra trên máy tính một ổ đĩa luận lý có liên kết đến một
thư mục đã được chia sẻ trên một máy tính khác ở trên mạng. Để làm điều này bạn tiến
hành những bước sau:
Tạo thư mục chia sẻ: Tạo ra trên máy chủ các thư mục cho những mục đích lưu
trữ khác nhau.
Chia sẻ ổ đĩa mạng: Chia sẻ để các máy tính khác có thể truy cập đến chúng
thông qua mạng.
Ánh xạ ổ đĩa mạng: Trên máy trạm, ánh xạ các ổ đĩa mạng từ những thư mục
chia sẻ trên.
Tạo ổ đĩa tự động: Thiết lập để máy trạm tự động ánh xạ ổ đĩa mỗi khi khởi động
vào HĐH.
a. Tạo thư mục chia sẻ:
Trên ổ đĩa D hoặc 1 ổ đĩa nào đó (khác ổ C) của máy chủ bạn tạo thư mục Users, trong
đó bạn lần lượt tạo thêm các thư mục con trùng tên các máy trạm,ví dụ: MAY01,
MAY02, … Các thư mục MAY01, MAY02 dùng để lưu tập tin, thư mục cho mỗi máy
trạm có tên tương ứng.
Trên máy chủ này bạn cũng tạo một tài khoản người dùng, ví dụ có tên là ANHXA với
một số quyền hạn chế.
b. Chia sẻ ổ đĩa mạng:
Sau đó bạn thực hiện chia sẻ (Share) thư mục Users với quyền chia sẻ và quyền trên
NTFS cho phép tài khoản người dùng ANHXA có thể truy cập được.
c. Ánh xạ ổ đĩa mạng:
Trên máy trạm, từ cửa sổ lệnh, bạn thực hiện câu lệnh:
NET USE G: \\Daotao\users\%computername% mk/ USER:ANHXA
Trong đó:
G: là tên ổ đĩa bạn muốn ấn định đến thư mục chia sẻ.
daotao là tên máy chủ đã chia sẻ thư mục users.
users là tên chia sẻ của thư mục.
%computername% là một biến, có giá trị là tên của máy tính mà bạn đang sử
dụng để chạy lệnh này, ví dụ MAY01. Tuy nhiên trong câu lệnh thì đây là đường
dẫn chỉ đến một thư mục: \\daotao\users\may01. Do đó kết quả của lệnh này là
tạo ra một ổ đĩa G: mà nội dung của nó chính là thư mục con MAY01 đã tạo
trước đây trong thư mục chia sẻ USERS trên máy chủ Daotao.
mk là giá trị mật khẩu của tài khoản người dùng ANHXA khai báo tại /USER:
Sau khi thực hiện thành công, trong cửa sổ My Computer bạn thấy xuất hiện
thêm mục Network Driver, và mục này đang chứa ổ đĩa G:. Khi thực hiện lệnh
này trên các máy tạm khác bạn cũng sẽ nhận được kết quả tương tự, chỉ khác là ổ
đĩa G: trên các máy này sẽ tương quan với các thư mục con MAY02, MAY03,…
d. Tạo ổ đĩa tự động:
Đến đây bạn sẽ muốn câu lệnh này được tự động thực hiện mỗi khi đăng nhập vào
Windows. Bạn làm như sau:
Tạo một tập tin có dạng .BAT hoặc .CMD. Sử dụng một trình soạn thảo văn bản
đơn giản nào đó (ví dụ: NotePad) để soạn nội dung sau:
ECHO OFF
NET USE G: \\daotao\users\%computername% mk/ USER:ANHXA
Thoát và lưu với tên tập tin như taodia.cmd.
Chép tập tin taodia.cmd này vào thư mục C:\Documents and
Settings\HocVien\Start Menu\Programs\Startup
Bây giờ khi máy trạm khởi động vào Windows nó sẽ tự động chạy tập tin
taodia.cmd, các câu lệnh chứa trong các tập tin này sẽ tạo thêm ổ đĩa mạng G:
2. ĐỒNG BỘ THỜI GIAN VỚI MÁY CHỦ
Để quá trình làm việc trên mạng diễn ra bình thường, Windows cần có sự đồng bộ về thời
gian giữa các máy trạm và máy chủ (nghĩa là đồng hồ hệ thống giống nhau). Chẳng hạn
lệnh NET USE đã giới thiệu ở phần trên có thể sẽ không thực hiện thành công nếu có sự
khác biệt lớn về thời gian giữa máy trạm và máy chủ.
Để chỉnh đồng hồ máy trạm giống với đồng hồ máy chủ, trên máy trạm bạn thực hiện câu
lệnh NET TIME như sau:
NET TIME \\daotao/ SET/ YES
Trong đó:
\\daotao: Tên của máy chủ mà bạn muốn đồng bộ thời gian với nó.
/SET: Đồng bộ đồng hồ trên máy trạm với đồng hồ trên máy chủ đã chỉ ra.
/YES: Tự động trả lời đồng ý thực hiện.
Bạn cũng đưa câu lệnh này vào nội dung của tập tin taodia.cmd:
ECHO OFF
NET TIME \\daotao/ SET/ YES
NET USE G: \\daotao\users\%computername% mk/ USER:ANHXA
3. THAY ĐỔI NỘI DUNG Ổ ĐĨA ẢO
Trong mô hình mạng BOOT-ROM dùng chung ổ đĩa ảo (Share Image), tất cả những
thay đổi trong một phiên làm việc trên máy trạm sẽ không được lưu lại, khi bạn khởi
động lại thì máy sẽ trở lại hiện trạng cài đặt như lúc ban đầu. Tuy nhiên, trong thực tế do
nhu cầu sử dụng, bạn muốn thay đổi một vài thiết lập trong Windows hay cài đặt thêm
những ứng dụng mới trên máy trạm và muốn những thay đổi này được giữ lại cho những
lần sử dụng sau.
Bạn lần lượt làm theo các bước sau:
Tắt tất cả các máy trạm có trong mạng BOOT-ROM này.
Trên máy chủ BXP, chạy chương trình BXP Config bằng cách chọn nút
Start\Venturcom BXP\BXP Config
Trong cửa sổ xuất hiện, đầu tiên chọn ổ đĩa ảo chứa HĐH cần thay đổi trong ô
Virtual drive image. Sau đó bỏ đánh dấu chọn tính năng Enable write cache
trong ô tương ứng để không cho chương trình ghi nội dung thay đổi vào bộ nhớ
đệm cache. Nhấn nút OK.
Khởi động duy nhất một máy trạm. Trên máy trạm này bạn thực hiện các thiết lập
hay cài đặt bổ sung. Những điều này sẽ làm thay đổi nội dung của chính ổ đĩa ảo,
khác với trường hợp khi bạn sử dụng thông thường thì những thay đổi được lưu
tạm trong cache. Khởi động lại máy trạm để kiểm tra những nội dung đã được
thay đổi theo mong muốn. Sau đó tắt máy.
Mở lại cửa sổ BXP Config, đánh dấu chọn lại trong ô Enable write cache để giữ
lại những thay đổi vừa làm. Nhấn nút OK để hòan thành.
Bây giờ bạn có thể khởi động các máy trạm trong mạng để làm việc với nội dung
ổ đĩa ảo mới.
4. MENU CHỌN HỆ ĐIỀU HÀNH CHO MÁY TRẠM
Cho phép bạn lựa chọn một trong các phiên bản HĐH xuất hiện trong bảng
thực đơn lúc khởi động (ví dụ: Windows 2000 Professional, Windows XP,
Windows Server 2000/2003) để làm việc trên máy trạm.
Để làm được điều này bạn cần phải thực hiện các bước sau:
Tạo các ổ đĩa ảo, mỗi ổ đĩa ảo chứa một HĐH bạn cần sử dụng.
Chọn khởi động ở chế độ hiển thị thực đơn (Disk Menu).
Gán các ổ đĩa ảo này cho từng máy trạm.
Bạn lần lượt tạo các ổ đĩa ảo trên máy chủ BXP và đặt tên tương ứng với các HĐH. Trên
máy trạm mẫu bạn cũng lần lượt cài đặt trên đĩa cứng các HĐH mà bạn muốn sử dụng và
chạy chương trình Image Builder để chuyển toàn bộ các tập tin từ đĩa cứng này đến đĩa
ảo như đã nêu trong các chương trình trước.
Mở cửa sổ BXP Administrator, chọn kiểu hiển thị Client - Disk, nhấn chuột phải vào
tên một máy trạm, ví dụ May 01, và chọn Properties để mở cửa sổ Properties của
May01.
Nhấn chọn vào thẻ Disk, tại đây bạn thực hiện 3 công việc:
Mục Boot oder: chọn Virtual Disk First để khởi động máy từ ổ đĩa ảo.
Mục Boot behavior: chọn Disk Menu để làm xuất hiện bảng thực đơn lựa chọn ổ
đĩa ảo để khởi động.
Nhấn Change để gán lần lượt các ổ đĩa ảo cho máy trạm này.
Làm tương tự cho các máy trạm còn lại. Bây giờ các máy trạm mỗi khi khởi động sẽ xuất
hiện một bảng thực đơn và chờ bạn nhấn các phím 1, 2, 3...để vào HĐH tương ứng trên
các ổ đĩa ảo đã được bạn gán trước đây cho máy trạm này.
Bây giờ thì hệ thống mạng BootRom của các bạn coi như đã hoàn tất cơ bản, các máy
trạm trên hệ thống này hoạt động gần giống như một máy trạm độc lập sử dụng đĩa cứng
riêng. Điểm khác biệt mà người dùng có thể nhận ra là lúc máy trạm khởi động từ
BootRom mà thôi. Tốc độ thì chậm hơn so một chút so với khi chạy riêng lẻ nhưng bù lại
hệ thống này khá an toàn, bảo trì dể dàng và chi phí đầu tư cũng giảm khoảng 20% đến
30 % toàn hệ thống vì không cần có đĩa cứng riêng cho từng máy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thủ thuật với mạng Boot - Rom.pdf