Thủ thuật sủ dụng thẻ nhớ USB - Phần 1
Các thủ thuật sử dụng thẻ nhớ USB
Sau đây là một số thủ thuật sử dụng thẻ nhớ USB để bạn có thể thao tác
dễ dàng và chính xác hơn đối với các vấn đề phát sinh từ thiết bị.
1. Máy tính không nhận được thẻ USB
Một hiện tượng rất phổ biến khi bạn sử dụng thẻ nhớ là máy tính không
nhận được thiết bị (“drive not found”). Khả năng này xảy ra do nhiều yếu
tố khác nhau mà bạn cần phải tiến hành một số bước khắc phục sau:
Kiểm tra nguồn điện – Hãy chắc rằng ổ USB của bạn đã có điện (đèn trên
USB bật sáng). Nếu không thấy đèn sáng, bạn có thể kiểm tra tiếp xúc
giữa thẻ và máy tính.
Hãy chắc rằng cáp USB đã được cắm vào máy tính – Trên bo mạch chủ
có một số cổng để cắm cáp USB. Bạn cầm cắm lại cáp USB để chắc rằng
nó đã tiếp xúc với bo mạch chủ.
6 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ thuật sủ dụng thẻ nhớ USB - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thủ thuật sử dụng thẻ nhớ USB
Sau đây là một số thủ thuật sử dụng thẻ nhớ USB để bạn có thể thao tác
dễ dàng và chính xác hơn đối với các vấn đề phát sinh từ thiết bị.
1. Máy tính không nhận được thẻ USB
Một hiện tượng rất phổ biến khi bạn sử dụng thẻ nhớ là máy tính không
nhận được thiết bị (“drive not found”). Khả năng này xảy ra do nhiều yếu
tố khác nhau mà bạn cần phải tiến hành một số bước khắc phục sau:
Kiểm tra nguồn điện – Hãy chắc rằng ổ USB của bạn đã có điện (đèn trên
USB bật sáng). Nếu không thấy đèn sáng, bạn có thể kiểm tra tiếp xúc
giữa thẻ và máy tính.
Hãy chắc rằng cáp USB đã được cắm vào máy tính – Trên bo mạch chủ
có một số cổng để cắm cáp USB. Bạn cầm cắm lại cáp USB để chắc rằng
nó đã tiếp xúc với bo mạch chủ.
Kiểm tra phần “Device Manger” để xác nhận trình điểu khiển “USB host”
được cấu hình đúng: Mở trình “Device Manager” bằng cách nhấn chuột
phải vào My Computer —> Properties —> Hardware —> Device
Manager. Bạn xem trong phần “Universal Serial Bus controllers” xem đã
có các trình điều khiển cho USB chưa. Thường đối với chuẩn USB 2.0,
cần phải có trình điều khiển “USB 2.0 Enhanced Host Controller”.
Windows đã bổ sung sự hỗ trợ cho USB 2.0 trong các phiên bản Service
Pack 3 (SP3) và 4 (SP4) của Windows 2000.
Nếu bạn không nhìn thấy các trình điều khiển “host controller” trong
phần “Device Manager” thì rất có thể chúng đã bị vô hiệu hoá trong
BIOS.
Kiểm tra “Device Manager” để chắc rằng ổ USB đã được nhận và cấu
hình đúng - Nếu không, hãy ngắt kết nối (rút ổ USB ra) và thử cắm vào
cổng USB khác.
Thử cáp USB khác - Nếu các biện pháp trên vẫn chưa giải quyết được
vấn đề, bạn nên thử sợi cáp khác hoặc cổng USB khác.
2. Sử dụng chuẩn USB 2.0 cho Windows
Chuẩn USB 2.0 là phiên bản bổ sung cho chuẩn USB 1.0 (chuẩn tốc độ
thấp). Hiện nay, các ổ USB đều sử dụng chuẩn USB 2.0 vì khả năng
truyền tải và đồng bộ dữ liệu cao. USB 1.0 đã lỗi thời và không đáp ứng
được các yêu cầu của người dùng. Sau đây là khả năng hỗ trợ chuẩn USB
2.0 đối với các hệ điều hành Windows.
Windows XP: Đã bổ sung khả năng hỗ trợ USB 2.0 trong bản Service
Pack 1 và Service Pack 2.
Windows 2000: Đã hỗ trợ USB 2.0 trong một số bản nâng cấp SP3 và
SP4 (có thể tải miếng vá này tại website nâng cấp của Microsoft –
Windows Updates (www.microsoft.com)).
Bản Windows 2000 SP4 đã giải quyết một số vấn đề liên quan tới USB
2.0. Chính vì vậy, nếu sử dụng hệ điều hành này, bạn nên cập nhật bản SP
mới nhất để đạt hiệu quả cao nhất đối với ổ USB.
Windows Me: Không hỗ trợ chuẩn USB 2.0, nên bạn phải sử dụng những
driver mới nhất dành cho bộ điều hợp USB, mà cụ thể là sử dụng đĩa cài
đặt cho thiết bị USB.
Windows 98: Lại càng không hỗ trợ USB 2.0, nên bản cũng phải sử dụng
driver của nhà sản xuất thiết bị USB.
3. Tải driver cho ổ USB ở đâu?
Trong số các hệ điều hành Windows, Win Me có thể không nhận được
một số ổ USB. Còn Windows 2000, XP và 2003 có khả năng tự động
nhận ổ USB vì chúng đã được tích hợp sẵn driver do các nhà sản xuất
USB chuyển tới cho Microsoft.
Windows XP - Nếu bạn sử dụng bản Windows XP đã có bản SP thì có
thể hoàn toàn yên tâm vì chúng đã hỗ trợ đầy đủ chuẩn USB 2.0. Nếu
Windows XP vẫn chưa được cài đặt bản SP thì có thể máy tính sẽ không
hoạt động đúng với hiệu suất của ổ USB.
Windows 2000 - Bản Windows 2000 SP4 đã được bổ sung một vài tính
năng mới, trong đó có khả năng hỗ trợ chuẩn USB 2.0. Nếu bạn sử dụng
Windows 2000 mà không có bản SP, rất có thể ổ USB không hoạt động
đúng với hiệu suất của mình.
Windows ME – Microsoft đã tích hợp một bộ cài đặt gốc dành cho các
thiết bị ngoại vi (gồm cả USB), được tổng hợp trong file
USBNTMAP.SYS. File này có thể nằm trong đĩa cài đặt Windows ME
tại thư mục WIN9X\BASE2.CAB.
Windows 98 - Hệ điều hành này hầu như không có khả năng nhận dạng
các ổ USB. Bạn sẽ phải cài đặt các driver cần thiết nếu muốn sử dụng ổ
USB trên hệ điều hành này.
4. Các thông báo lỗi thường thấy khi sử dụng ổ USB
Khi cắm ổ USB vào máy tính, bạn có thể sẽ gặp các thông báo lỗi sau
trong trường hợp máy tính không nhận được thiết bị:
1) ổ USB không hiển thị trong phần My Computer.
2) Windows 98SE không nhận được ổ USB.
3) Windows không cho phép gỡ ổ USB trong trạng thái an toàn, và vẫn
báo ổ đang bận (đang được sử dụng). Điều này xảy ra do một chương
trình máy tính nào đó đang cố đọc thông tin từ ổ USB. Một trong những
phần mềm thường khiến ổ USB luôn trong trạng thái bận là “Norton
Recycle Bin Protection”. Nếu biểu tượng “thùng rác” (Recycle Bin) của
bạn có chữ N thì có nghĩa Norton đang chạy một phần mềm đặc biệt trên
hệ thống. Bạn hãy vô hiệu hoá chức năng bảo vệ file đã xoá của Norton
để rút ổ USB được an toàn. Cũng còn một số nguyên nhân khác, đó là
những chương trình phần mềm như virus hoặc bất kỳ một file nào được
mở nằm trong ổ USB cũng khiến Windows báo lỗi không ngắt kết nối với
ổ USB.
4) Windows báo một thiết bị tốc độ cao được gắn vào một cổng tốc độ
thấp (A high speed device is plugged into a low speed port).Khả năng này
xảy ra bạn gắn một ổ USB 2.0 vào cổng USB 1.x. Mặc dù ổ USB của bạn
vẫn hoạt động, nhưng tốc độ của nó không đạt mức tối đa
Cách phân biệt USB “nhái” với hàng thật
Giảm giá chỉ còn 25 - 50% so với trước đây, USB đang là đồ phụ kiện
máy tính đắt khách. Tuy nhiên hàng nhái, kém chất lượng nhưng bề ngoài
y chang hàng thật cũng theo đó xuất hiện tràn lan khiến người mua rất dễ
bị nhầm lẫn.
Hiếm hàng chính hãng
Từ cuối năm 2006, khi các nhà sản xuất giảm mạnh giá thành USB, thị
trường của thiết bị lưu trữ mini này sôi động hơn hẳn. Không những thế,
USB với nhiều kiểu dáng, màu sắc và các loại dung lượng khiến người
mua tha hồ lựa chọn.
Tuy nhiên theo nhận định của anh Nguyễn Đức Thịnh, nhân viên kinh
doanh của Siêu thị USB, 811 La Thành, Hà Nội thì hàng chính hãng USB
đang khá hiếm dù cho thị trường của nó đang rất phong phú và muôn
màu, muôn vẻ.
USB đang là phụ kiện máy tính "hút" khách
Nguyên nhân chính là sự chiếm lĩnh ngày càng hùng mạnh của USB
“nhái” kém chất lượng nhưng mẫu mã y như hàng chính hãng.
Chị Thủy, quản lý cửa hàng linh kiện máy tính 97 Lý Nam Đế, cho biết
mấy tháng trước, chị nhập về một lô hàng USB hãng Adata Jorg với giá
trên dưới 200.000 đồng đối với các loại 512 MB, 1 GB, 2 GB. Số hàng
này được tiêu thụ rất nhanh nhưng ngay sau đó, lượng người mua kéo đến
bảo hành khá đông khiến chị “phát sợ”. Từ đó, để giữ uy tín với khách
hàng, chị chỉ nhập về cửa hàng duy nhất USB của hãng Imation mà theo
chị “ít bị làm nhái nhất”.
Theo những người kinh doanh phụ kiện máy tính, USB “nhái” chính là
hàng Tàu rẻ hơn hàng chính hãng từ 3 - 5 USD, hình thức bao bì mẫu mã
giống y hệt nhưng chất lượng là kém hơn hẳn. Để kiếm lời, không ít
người bán hàng đã nhập loại hàng này về.
Cách phân biệt hàng thật, hàng giả
Dọc những con phố chuyên bán linh kiện, phụ kiện máy tính như Lý Nam
Đế, Thái Hà, Lê Thanh Nghị, mặc dù các chủ cửa hàng đều cam đoan
“hàng chính hãng đảm bảo chất lượng” nhưng quan sát kỹ ở một số hàng
vẫn thấy USB “nhái” nằm điềm nhiên bên những USB “xịn”, rất khó
phân biệt mà giá cả ngang nhau.
Anh Phạm Quốc Cường, nhân viên bán hàng có kinh nghiệm của công ty
máy tính Trần Anh chia sẻ cách phân biệt “trắng đen” hàng USB: "USB
hay được làm nhái nhất các hãng Adata Jorg, Kingston, Transcend vì
những loại này thông dụng và được người tiêu dùng biết đến hơn cả.
USB chính hãng có serial của nhà sản xuất, trước kia serial được dán
bằng giấy bóng lên sản phẩm nhưng hiện tại một số hãng đã dập thẳng
code bằng mực chống nhòa lên sản phẩm, trong khi đó, hàng “nhái”
thường không có serial, thông số.
Đối với USB của hãng Adata Jorg, hàng thật có vỏ bọc nhựa bên ngoài
liền khối trong khi hàng nhái là 2 mảnh ghép nối rời, màu đậm hơn.
Đối với USB của hãng Kingston, khách hàng cần chú ý đến viền của
chúng. Tất cả đều thân trắng, không hỗ trợ đĩa drive cho Win 98. 128 MB
viền đỏ, 256 MB viền xanh lá cây, 512 MB viền xanh tím than, 1 GB
viền xám, 2 G viền xanh nõn chuối. Hàng nhái thường có viền khác màu
hay có hỗ trợ đĩa drive".
Kinh nghiệm phân biệt hàng thật-giả
Thẻ nhớ
--------
Hiện nay thẻ nhái khá nhiều. Mình chỉ chụp được SD này thôi. Anh em
tham khảo, phân biệt các thẻ khác cũng tương tự.
Thẻ xịn mặt sau khắc lazer rất rõ ràng và sâu. Số này có thể check trên
website của hãng. Thẻ nhái cũng có số, nhưng rất mờ. Thậm chí không có
gì ở mặt sau cả.
Mặt trước, nhìn thì chẳng phân biệt nổi SD bên phải là giả đâu. Tuy nhiên
có kinh nhiệm nhỏ, là gần như mấy thẻ nhái cái cần gạt Lock chỉ để chơi,
bỏ vào ổ đọc Lock/unlock cũng đọc/ghi được tất. Đã hi sinh tháo 1 cái,
chỉ là cái lẫy nhựa gắn cho vui. Ai không tin cứ thử thẻ của mình xem.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thủ thuật sủ dụng thẻ nhớ USB phần 1.pdf