Thủ thuật cài Windows từ xa qua mạng LAN
Vào Bios chỉnh thứ tự boot mạng lên đầu tiên hoặc nhấn F12 để vào chế độ boot từ mạng. Trường hợp máy bạn không có boot ROM thì bạn phải chọn boot từ đĩa mềm hoặc đĩa CD trước.
21 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thủ thuật cài Windows từ xa qua mạng LAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn cài Windows từ xa qua mạng LAN
Đặt vấn đề:
Công ty bạn có khoảng 100 máy, bạn hiện có 1 đĩa CD cài win. Bây giờ bạn phải setup toàn bộ hệ thống mạng của công ty. Nếu như bình thường thì bạn phải cài lần lượt trên 100 máy. Mỗi máy mất khoảng 1 giờ. Như vậy thì bạn mất khoảng 100 giờ để cài xong hệ thống!! Nếu bạn muốn nhanh không dùng cách đó thì phải mua 100 cái đĩa cài rồi cài một lúc!! Cách đầu thì mất thời gian còn cách thứ hai thì tốt tiền cho 100 đĩa. Tiến thoái lưỡng nan…
Giải pháp nào cho vấn đề này?
Có ý kiến rằng: tôi dùng file ghost có sẵn!! Thế nhưng nếu 100 máy đó có cấu hình không giống nhau thì sao dùng ghost được? (Thật ra cũng có cách tạo ghost nhận mọi cấu hình tuy nhiên bài viết này tạm thời xem như chúng ta chưa biết cách tạo, Sử sẽ post bài đó sau). Chính vì lý do đó, Microsoft đã tích hợp trong hệ thống của họ một cách cài đặt rất hay là cài windows từ xa qua mạng LAN hay còn được biết đến với các tên RIS (Remote Installation Services).
Với cách này, phía Client không cần có ổ CD cũng cài được vì nó cài qua mạng mà.
Phương pháp RIS cần 2 thành phần: Server và Client:
Server chạy dịch vụ cài đặt từ xa RIS và cung cấp file cài đặt cho Client khi được yêu cầu từ phía Client. Quá trình cài đặt từ phía Client được thực hiện tự động từ khâu tìm kiếm server cung cấp nguồn cài đặt, tải file về và thực hiện cài đặt tự động. RIS có sự kết hợp của 1 ảnh cơ bản (các file nguồn) của kiểu cài đặt nhân bản (Ghost), cộng với cài đặt bằng dòng lệnh. Do vậy, cách này cho phép cài đặt trên nhiều cấu hình phần cứng khác nhau. Việc cài đặt bằng RIS sẽ giảm thiểu nhiều công sức và thời gian của người quản trị, nhưng bù lại bạn phải làm việc khá vất vả vì việc cấu hình RIS khá phức tạp.
Điều kiện thực hiện
Server:
Server phải chạy hệ điều hành dùng cho Server, ví dụ: Win 2000 hay 2003.
Server cài đặt RIS phải có 2 phân vùng khác nhau vì phân vùng chứa các thông tin và các ảnh đĩa phải khác với phân vùng hệ thống. Ví dụ: Ổ C cài win, ổ D chứa file ảnh. Lưu ý là Phân vùng cài đặt RIS phải được định dạng theo chuẩn NTFS phiên bản 5 trở về sau.
Server phải được nâng cấp lên Domain.
Cài DHCP Server.
Cài DNS Service (thật ra thì khi nâng cấp lên Domain thì tự động sẽ cài dịch vụ DNS luôn nên bước này không cần làm).
Và …. đĩa cài win.
Client:
Có card mạng.
Hỗ trợ boot ROM. Ở đây, Sử dùng máy ảo nên có hỗ trợ sẵn Boot ROM, khỏi phải mua hehe.
Thực hiện:
Trên Server:
Nâng cấp Server từ mô hình Workgroup lên Domain.
Trong phần chỉnh địa chỉ của card mạng, chỉnh DNS về chính máy Server để khi nâng cấp lên domain thì cài luôn dịch vụ DNS.
Vào Start Program\Run, gỏ lệnh dcpromo rồi thực hiện lần lượt như trong các hình:
Nói chung nếu mới làm quen thì mọi thứ bạn để mặc định next tới thôi, chỉ có một chổ là phải nhập tên domain vào, ví dụ ở đây tôi nhập d03tha1.com. Còn lại cứ next tới để mặc định.
Sau khi cài xong máy sẽ yêu cầu restart máy lại.
Sau đó log on với tài khoản Administrator.
Cài dịch vụ RIS và DHCP:
Vào Control Panel\Add Remove Programs\Add Remove Windows Components\ Chọn Remote Installation Service. Ngoài ra cài thêm DHCP trong Networking Service sau đó next tới để cài.
Cấu hình dịch vụ DHCP:
Mở phần cấu hình DHCP Server lên. Tạo Scope mới, scope là dãy địa chỉ sẽ cấp cho Client. Sau đó nhập dãy địa chỉ cần cung cấp:
Khi có hộp thoại hỏi có cấu hình Scope Options không thì bạn chọn No. Cái này là thêm một số thông tin phụ như Default Gateway, Name Server,… Trong phạm vi bài này ta không cần thiết chỉnh nó.
Active Scope:
Lưu ý: trong mô hình mạng domain thì để DHCP chạy thì phải Authorize nó:
Cấu hình dịch vụ RIS:
Chọn đường dẫn chứa image (Phải nằm trên đĩa dịnh dạng NTFS, còn trống nhiều và “không cùng nằm trên ổ cứng chứa win server” vd: G:\RemoteInstall). Chọn Next.Đánh dấu chọn vào Respond to client computer (khoan chọn Do not respond to unknown client). Next
Kế là chọn nơi có intallation files (chính là thư mực I386 trên CD window). Next. Chọn text mô tả cho image của mình. Next. Finish. Đợi nó copy, bước này chờ hơi lâu, khoảng 20 đến 30 phút tùy cấu hình máy Server.
Tạo đĩa boot mạng
Để cho 1 máy chưa có Hệ điều hành truyền thông được vói RIS Server, Card mạng của máy cần cài đặt phải có tích hợp boot qua mạng (PXE), hoặc bạn dùng đĩa mềm hay đĩa CD ROM có chức năng Boot từ mạng. Bạn có thể học cách tạo đĩa boot mạng bằng chương trình Symantec Ghost tại
hay tải file đã tạo săn tại giải nén và ghi CD.
Tạo đĩa mềm boot mạng:Vào thư mục D:\RemoteInstall\Admin\i386 chạy file rbfg.exe để tạo đĩa mềm.
Tạo file trả lời cho máy tự động cài không cần đợi nhập thông số. Bước này bạn nghĩ đến bài “cài win không cần đợi nhập thông số” mà mình đã post trước đây nhưng thật ra hơi khác một chút.Trong thư mục Support của đĩa cài win, bạn copy file Deploy.cab về máy, giải nén và chạy file setupmgr.exe (next) chọn new -> chọn Remote intallation service (RIS) chọn window mà mình đã tạo image lưu trên server. Next -> chọn Fully automated -> I accept… Sau đó xuất hiện hộp thoại từng bước có nhiều chổ kêu mình nhập thông số vào:
Cuối cùng mình save file này tên là “remboot.sif” trong thư mục D:\RemoteInstall\Setup\English\Images\WINDOWS\i386 \templates
Phân quyền để user có thể dùng RIS cài window.Start \ Programs \ Administrative tools \ Active Directory Users and Computers
Tạo OU (Organization Unit) tên PhongC60 (phòng C60), trong đó tạo 2 User tên su và tri
Khi Client cài qua mạng sẽ hỏi username và password của user, để cho User có quyền cài từ xa qua mạng LAN thì ta phải add user vào nhóm Account Operators. Right Cick \ Properties \ tab Member Of \ Add \ Advanced…\ Find Now
Nhấn OK
Nhấn OK
Xong phần Server!
Trên Client:
Vào Bios chỉnh thứ tự boot mạng lên đầu tiên hoặc nhấn F12 để vào chế độ boot từ mạng. Trường hợp máy bạn không có boot ROM thì bạn phải chọn boot từ đĩa mềm hoặc đĩa CD trước.
Bây giờ chỉ việc ngồi chờ thôi! Vậy là chỉ cần 1 đĩa CD và không phải mất thời gian cài lần lượt trên từng máy, ta vẫn có thể cài máy từ xa qua mạng LAN. Sau khi cài xong thì Client không join domain mà vẫn ở mô hình Workgroup.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thủ thuật cài Windows từ xa qua mạng LAN.doc