Thông tin chung về nước CHXHCN Việt Nam
Quốc kỳ
Theo điều 141 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Quốc huy
Theo điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc ca
Theo điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài "Tiến quân ca".
23 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thông tin về Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến; kinh tế đạt tăng trưởng cao vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; chính sách xã hội được chú trọng hơn, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện; quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp.
Nhìn lại tiến trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà – làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Tạo bởi admin Cập nhật 22-08-2007
Dân tộc - Ngôn ngữ
Dân tộc - Ngôn ngữ
Với hơn 83 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, trong đó 25% sinh sống tại thành thị và 75% sinh sống ở nông thôn; tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,18%. Các thành phố đông dân nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh (5 triệu dân), thủ đô Hà Nội (3,5 triệu dân). Hầu hết các thành phố trên cả nước đang trong xu hướng đô thị hóa cao, do đó, dân số tại khu vực này sẽ ngày một tăng nhanh.
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, số người cao tuổi (trên 60 tuổi - hiện khoảng 6,3 triệu người, chiếm 7,5% dân số cả nước) có chiều hướng gia tăng nhờ điều kiện sống và chăm sóc y tế được nâng cao. Năm 2005, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 72.
Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao động trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer cho đến vài trăm người như dân tộc Ơ Đu và Brâu. Dân tộc Kinh sống rải rác ở trên khắp lãnh thổ, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. Họ là chủ nhân của nền văn minh lúa nước. Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Trừ người Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung, Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, phần lớn các dân tộc còn lại ở Tây Nguyên sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt.
Chính phủ Việt Nam thi hành chính sách bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Trên thực tế, mỗi dân tộc đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền phát triển. Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói nghèo; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.
54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa truyền thống đặc sắc của mình. 24 dân tộc có chữ viết riêng như tiếng Thái, Mông, Tày, Nùng, Khmer, Gia Rai, Ê đê, Hoa, Chăm… Một số chữ viết này đang được sử dụng trong các trường học.
Trong quá trình phát triển, tiếng Việt được chọn là ngôn ngữ chung cho các dân tộc. Trong hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến bậc đại học, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, là công cụ để truyền thụ kiến thức; đồng thời cũng là công cụ giao tiếp, quản lý Nhà nước của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
Chữ viết tiếng Việt ngày nay có xuất xứ từ thế kỷ XVII khi một nhóm các nhà truyền giáo châu Âu mà đại diện là giáo sỹ Alexandre de Rhodes đã giới thiệu mẫu chữ dựa trên mẫu tự La tinh. Sau đó chữ viết tiếng Việt ngày càng được phát triển và hoàn thiện đã trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Sau khi giành độc lập, Nhà nước Việt Nam đã sử dụng tiếng Việt và chữ viết (hiện nay) trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam.
Tạo bởi admin Cập nhật 22-08-2007
Hệ thống chính trị
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam : "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
I. ĐẢNG CỘNG SẢN
Thực tế, từ khi thành lập năm 1930 đến nay, ĐCS Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiện mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Năm 1945, ĐCS lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng 8 chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (là nước CHXHCN Việt Nam ngày nay). Năm 1954, sau 9 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp thắng lợi, Đảng đã giành sự kiểm soát hành chính trên một nửa nước Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 ĐCS đã lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở miền Bắc, thực hiện cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ trên cả nước và giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước năm 1976. Năm 1986 ĐCS đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới đạt được nhiều thắng lợi to lớn, sau 10 năm đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bước vào thời kỳ mớiđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
ĐCS Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. BCH TW bầu ra Bộ chính trị và Tổng Bí thư. Trước đây chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng (do Hồ Chí Minh đảm nhận). Tổng Bí thư đầu tiên của ĐCS Việt Nam là ông Trần Phú. Tổng Bí thư hiện nay là ông Nông Đức Mạnh. Mọi công dân Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập ĐCS và nếu tổ chức Đảng thấy có đủ tiêu chuẩn thì sẽ làm lễ kết nạp. Tuy nhiên, người Đảng viên mới đó phải trải qua một thời kỳ thử thách, ít nhất là một năm, mới có quyền biểu quyết, bầu cử và ứng cử trong Đảng. ĐCS Việt Nam đã trải qua 10 lần đại hội. Đại hội X diễn ra vào tháng 4/2006. Hiện nay Đảng có hơn hai triệu đảng viên.
II. HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC
1. Quốc hội:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
a) Nhiệm vụ: Lập hiến, lập pháp; giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
b) Nhiệm kỳ của Quốc hội: 5 năm, hoạt động thông qua kỳ họp 1 năm 2 lần. Ngoài ra, nếu ủy ban Thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết hoặc do yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc 1/3 tổng số đại biểu thì Quốc hội sẽ họp đột xuất.
c) Đại biểu Quốc hội: Là công dân Việt Nam, từ 21 tuổi trở lên, có phẩm chất, trình độ, năng lực, được cử tri tín nhiệm bầu ra.
- Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp Quốc hội, có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri.
d) Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội: Là đại biểu Quốc hội do Quốc hội bầu ra vào kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội là người giúp việc cho Chủ tịch theo sự phân công của Chủ tịch.
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp của Quốc hội.
- Có quyền về hoạt động giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội ; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án Tối cao, Viện Kiểm sát tối cao.
- Chuyên ban hành Pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
g) Hai hội đồng của Quốc hội là: Hội đồng Quốc phòng-An ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch, Thủ tướng làm Phó chủ tịch và 4 ủy viên. Hội đồng Dân tộc gồm 1 Chủ tịch và 38 thành viên.
h) Ủy ban chức năng của Quốc hội: Gồm các ủy ban Pháp luật; ủy ban Kinh tế và Ngân sách; ủy ban Quốc phòng và An ninh; ủy banVăn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; ủy ban Các vấn đề xã hội; ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ủy ban Đối ngoại.
2. Chủ tịch nước:
Là người đứng đầu Nhà nước, được Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội để thay mặt nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ Chủ tịch nước có 12 quyền hạn, trong đó quan trọng nhất là:
- Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.
Giúp việc Chủ tịch nước có: Phó Chủ tịch nước, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Chủ tịch nước.
+ Phó Chủ tịch nước: Do Chủ tịch đề nghị, Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch ủy quyền làm một số nhiệm vụ hoặc làm quyền Chủ tịch.
+ Hội đồng Quốc phòng và An ninh: Có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước đứng đầu gồm Phó Chủ tịch nước và các thành viên do Chủ tịch nước giới thiệu và Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn.
3. Chính phủ:
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
- Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
- Thủ tướng do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu ra và bãi miễn trong số các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 5 năm.
- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao.
4. Toà án Nhân dân tối cao:
- Là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Gồm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án.
- Cơ cấu gồm: Hội đồng Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán, Toà án Quân sự Trung ương và các toà Hình sự, toà Dân sự, toà Phúc thẩm, bộ máy giúp việc.
- Nhiệm kỳ là 5 năm.
- Chánh án Toà án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi miễn; Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, bãi miễn theo đề nghị của Chánh án. Hội thẩm nhân dân Toà án tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Xét xử công khai, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
- Xét xử tập thể, có hội thẩm nhân dân tham gia, quyết định theo đa số.
- Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, bị cáo được quyền mời luật sư bào chữa, quyền được dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
5. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao:
Kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, công dân ; thực hành quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gồm:
+ Viện trưởng: do Chủ tịch nước đề nghị, Quốc hội bầu và bãi miễn.
+ Các Viện phó, các kiểm sát viên và các điều tra viên: do Chủ tịch nước bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Viện trưởng.
6. Tổ chức bộ máy cấp địa phương:
a) Hội đồng nhân dân:
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hội đồng nhân dân huyện.
- Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận.
- Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Ủy ban nhân dân:
- Tỉnh và cấp tương đương: gồm các sở, các ủy ban, các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân và văn phòng Ủy ban nhân dân.
- Huyện và cấp tương đương: gồm các phòng, ban, các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân và văn phòng Ủy ban nhân dân.
- Xã và cấp tương đương: các ban và văn phòng.
c) Toà án nhân dân địa phương:
- Toà án tỉnh và cấp tương đương.
- Toà án nhân dân huyện.
d) Viện kiểm soát nhân dân địa phương: Gồm cấp tỉnh và huyện.
III. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.
IV. CÔNG ĐOÀN
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, Công đoàn chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
V. CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI KHÁC
Ngoài Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn, ở Việt Nam hiện đang tồn tại một số tổ chức chính trị, xã hội khác như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, các hiệp hội theo ngành nghề. Các tổ chức này đã đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Trong công cuộc Đổi mới và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các tổ chức xã hội này đang góp phần quan trọng đưa các chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam vào cuộc sống.
Tạo bởi songhong Cập nhật 21-11-2007
Kinh tế
Một số nét kinh tế Việt Nam
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối...
Biểu đồ tăng trưởng kinh tế 1986 - 2005
Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến 2005, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20,89% GDP, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,03%, còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi: 38,6% năm 1990 và 38,10% năm 2005. Trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong khu vực nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông và lâm nghiệp đã giảm từ 84,4% năm 1990 xuống 77,7% năm 2003, phần còn lại là tỷ trọng ngày càng tăng của ngành thủy sản. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng từ 12,3% năm 1990 lên 20,8% năm 2003, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…
Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí… Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu.
Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, những chính sách và biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về quản lý tài chính của công ty nhà nước, quản lý các nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hay việc chuyển các công ty nhà nước thành công ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, ngày càng được coi trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh. Với chính sách xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm đi, từ 40,1% GDP năm 1991 xuống còn 38,3% năm 2003, kinh tế tập thể giảm từ 10,2% xuống 7,9% trong thời gian tương ứng. Trong các năm 2002-2003, có 1.655 doanh nghiệp nhà nước được đưa vào chương trình sắp xếp và đổi mới, năm 2004 là 882 doanh nghiệp và năm 2005 dự kiến sẽ là 413 doanh nghiệp.
Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cách tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994, lên vị trí thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005.
Tạo bởi admin Cập nhật 22-08-2007
Tín ngưỡng - Tôn giáo
Tín ngưỡng-Tôn giáo
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình
Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ. Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông-Dao; nhóm Hoa-Sán Dìu-Ngái; nhóm Chăm-Ê đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me.
Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng. Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ thành hoàng. Tục thờ thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo của làng quê Việt Nam. Thần thành hoàng được thờ trong các đình làng có thể là các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có công "khai công lập quốc", chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, người Việt còn thờ các dạng thần như thần bếp, thần thổ công…
Ở Việt Nam có mặt hầu hết các tôn giáo lớn với đông đảo tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo hay một số tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo.
Phật giáo: Có hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II trước Công nguyên; Phái Tiểu thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II sau Công nguyên. Từ thế kỷ thứ X, Phật giáo phát triển nhanh chóng, được coi là quốc đạo và đạt đỉnh cao ở thời Lý-Trần. Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín đồ, với 20.000 chùa thờ Phật, hơn 38.000 tăng ni; nhiều trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo.
Công giáo: được các giáo sỹ Phương Tây truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XV. Thiên chúa giáo đầu tiên được phổ biến trong các cư dân ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… sau đó đi vào các vùng châu thổ sông Hồng và các thành phố; hiện nay có khoảng 6 triệu tín đồ, 6.000 nhà thờ; 15.000 chức sắc.
Tin Lành: du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, tới năm 1920 đạo Tin Lành mới bắt đầu được truyền giáo tại khắp các vùng của Việt Nam và hiện có khoảng 1 triệu tín đồ, 500 nhà thờ Tin Lành.
Đạo Hồi: truyền vào Việt Nam qua cộng đồng người Chăm vào thế kỷ X-XI. Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng 100 nhà thờ Hồi giáo, 70.000 tín đồ, 700 vị chức sắc tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Có hai khối người Chăm theo Hồi giáo: Hồi giáo chính thống bao gồm những người Chăm theo Hồi giáo ở Châu Đốc, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai; Hồi giáo không chính thống (hay còn gọi là Chăm Bà Ni) gồm những người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận.
Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa, sáng lập năm 1926 tại Tây Ninh. Đạo Cao Đài tôn thờ ba đấng tối cao Đức Phật, Chúa Giê-xu và Đức Cao Đài. Hiện nay có khoảng 2,3 triệu tín đồ, 7.100 chức sắc, 6.000 đền thờ, trung tâm là tỉnh Tây Ninh.
Đạo Hòa Hảo: còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo bản địa, được sáng lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Đạo Hòa Hảo tập hợp nhiều tín đồ ở miền Tây Nam Bộ, số tín đồ vào khoảng 1,2 triệu người.
Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam, điều 70 ghi rõ: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước".
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy khác. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ 15/11/2004, đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi công dân - không phân biệt có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo - đều bình đẳng trước pháp luật; có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bày tỏ đức tin tôn giáo của mình; được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 1/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2005/NĐ_CP để hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Đối với đạo Tin lành, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 về một số công tác đối với đạo Tin lành nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các tín đồ, chức sắc đạo Tin lành.
Tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam có khoảng 20 triệu người, gần 62.500 chức sắc, nhà tu hành và 22.354 cơ sở thờ tự tôn giáo; các cơ sở đào tạo tôn giáo được mở rộng. Hiện nay, tại Việt Nam có 10 trường Đại học Tôn giáo, 3 Học viện Phật giáo, 6 Đại Chủng viện Thiên chúa giáo, 1 Viện Thánh kinh thần học của Tổng liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, 40 trường đào tạo các giáo chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo, nhất là kinh sách được xuất bản theo yêu cầu của các tôn giáo.
Tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật. Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo quy định của giáo hội. Các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân trong những năm qua đều có sự phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về tín đồ, chức sắc nhà tu hành, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, bảo đảm kinh sách, các hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và giáo lý, giáo luật. Các chức sắc, nhà tu hành được tham gia học tập, đào tạo ở trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài. Nhiều tổ chức tôn giáo nước ngoài đã vào giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam.
Tạo bởi admin Cập nhật 22-08-2007
Văn hoá - Xã hội
Văn hoá Việt Nam
Đời sống gia đình: Trong xã hội truyền thống Việt Nam trước đây, một gia đình điển hình thường bao gồm ba, bốn thế hệ cùng sống chung. Với tâm lý "nhiều con, nhiều lộc" nên mọi gia đình mong muốn "con đàn, cháu đống”. Do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và quan niệm phong kiến "trọng nam, khinh nữ", con trai luôn được coi là trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định. Còn phụ nữ phải tuân thủ lễ giáo phong kiến ‘tam tòng, tứ đức” (lúc nhỏ sống dựa vào cha, lớn lên lấy chồng phải tuân thủ theo chồng, chồng chết phải ở vậy sống theo con trai).
Kể từ khi đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật, điển hình là Luật Hôn nhân và Gia đình để điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình cho bình đẳng hơn. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp tuyên truyền vận động cũng được thực hiện nhằm thay đổi nhận thức lạc hậu của người dân, đảm bảo bình đẳng giới, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của phụ nữ.
Ngày nay, quy mô một gia đình hiện đại Việt Nam có xu hướng thu hẹp lai, chỉ 2-3 thế hệ. Số con của một cặp vợ chồng là hai (chiếm đa số), tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” không nặng nề như xưa và dần dần bị loại bỏ. Truyền thống "kính trên, nhường dưới" có từ xa xưa vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi gia đình Việt Nam.
Phục trang: Hầu hết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có trang phục riêng mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Nhìn chung đa phần trang phục của các dân tộc được trang trí hoa văn có màu sắc rực rỡ, tương phản: đen - trắng, đen - đỏ, xanh - đỏ hoặc xanh - trắng. Nhiều dân tộc trên trang phục có nét hoa văn tạo nên vẻ đẹp huyền bí gây ấn tượng mạnh. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều được dệt từ sợi có nguồn gốc tự nhiên như sợi gai, tơ tằm, tơ dứa, sợi bông..., vừa đẹp, vừa bền mà thoáng mát phù hợp khí hậu nhiệt đới.
Thường phục truyền thống của người Việt đối với đàn ông là quần trắng, áo nâu, đầu vấn khăn, chân đi guốc hoặc dép. Bỗ lễ phục thêm áo dài đen bằng vải hoặc the, đầu đội khăn xếp. Đối với phụ nữ, trang phục cầu kỳ và rực rỡ hơn: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Trong cùng là chiếc yếm thắm. Đầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo. Cách ăn mặc truyền thống này đã mang đến cho người phụ nữ Việt một vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, thướt tha.
Ngày nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài khởi phát từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn, được phụ nữ Việt Nam ưa thích mặc vào nhiều dịp lễ hội quan trọng trong năm. Chiếc áo dài hiện tại có thân tương đối bó sát thân người, hai tà áo thả xuống ngang nửa ống chân, làm cho thân thể người phụ nữ hiện lên những đường cong mềm mại, dịu dàng nhưng kín đáo, phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người phụ nữ Việt Nam.
Hiện nay, việc giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới ngày càng mở rộng, trang phục của người Việt nam ngày càng phong phú và mang tính hòa nhập và thời trang hơn, nhất là trong trong giới trẻ ở thành phố.
Một số lễ hội lớn của Việt Nam: Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa dân gian đặc trung tại mọi miền trên đất nước Việt Nam. Trong tâm lý và tình cảm, lễ hội mang lại sự thanh thản cho con người Việt Nam, gạt đi những lo toan thường nhật, tăng thêm sự gắn bó và tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước. Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc "nông nhàn" - mùa xuân và mùa thu. trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp đất nước như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy, Rằm Tháng Tám, Lễ Hội Đền Hùng.
Tết Nguyên Đán (thường vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai hàng năm): Tết là ngày hội lớn nhất trong năm của cả dân tộc Việt Nam. Đây là dịp cả gia đình xum họp, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đi thăm hỏi và chúc tụng những người trong gia tộc, bạn bè, đồng nghiệp. Trong quan niệm của mọi người, Tết là sự kết thúc của năm cũ - kết thúc của những điều xấu, rủi ro để bước sang năm mới với những điều tốt lành sẽ đến. Giao thừa là lúc thiêng liêng nhất; mọi gia đình đều lấy khoảng khắc này để đặt lễ, thắp hương thờ cúng thần linh, tổ tiên. Ngoài việc cúng giao thừa, còn nhiều tập tục vẫn được duy trì vào dịp Tết như xông đất, hái lộc, mừng tuổi.
Tết Trùng Nguyên (Rằm tháng Bảy âm lịch): Theo Phật giáo, ngày này các âm hồn được lên trần hưởng lộc. Hầu hết các gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên; cúng xong đốt vàng mã cho vong hồn dùng. Bên cạnh đó còn có lễ vật (cháo, bỏng gạo, bánh đa, hoa quả…) cúng cho những cô hồn lang thang, không người hương khói. Lễ vật sau khi cúng xong chủ nhà chia cho trẻ nhỏ để lấy khước.
Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám âm lịch): Đối tượng của Tết Trung thu chủ yếu là trẻ em. Các gia đình Việt Nam, đặc biệt những gia đình có trẻ em đều tổ chức đón Tết này. Tối đêm Rằm, hầu hết các gia đình có trẻ em đều có mâm cỗ trông trăng. Cỗ trung thu chủ yếu là bánh kẹo và hoa quả được tạo thành các con giống bày trên mâm cỗ. Đây cũng là dịp người lớn mua nhiều đồ chơi cho trẻ nhỏ. Đêm Rằm, không khí thật náo nhiệt bởi tiếng vui đùa của trẻ nhỏ, ánh sáng của trăng, đèn, nến các loại và của những điệu múa hát của trẻ nhỏ (rước đèn Trung Thu, múa Sư Tử…)
Giỗ tổ Hùng Vương: Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Vua Hùng. Ngày Giỗ tổ được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước Việt Nam và cả ở nhiều nước trên thế giới, nơi có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống. Nơi tổ chức Lễ Giỗ tổ chính thức luôn là Phú Thọ (kinh đô của Nhà nước đầu tiên của Việt Nam – Văn Lang), nơi đặt Đền thờ 18 vị Vua Hùng. Những lễ phẩm có tính chất tục lệ của Việt Nam được làm ra và dâng cúng vào dịp này gồm đèn, hương, rượu, trầu cau, nước lã, bánh trưng, bánh dày. Những năm gần đây, Giỗ tổ Hùng Vương được coi như Quốc Lễ, được tổ chức với các nghi thức rất cao, có cả nhạc lễ, phục lễ cùng với sự tham dự của các quan chức Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Tỉnh Phú Thọ.
Văn học: Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng. Là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nền văn học riêng của mình, tất cả tạo nên một nền văn học Việt Nam đa bản sắc.
Văn học cổ: bao gồm dòng văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Dòng văn học dân gian xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai, chủ yếu là truyền miệng dưới nhiều hình thức khác nhau như truyện kể, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè... được truyền từ đời này sang đời khác. Dòng văn học chữ Hán: Chữ Hán bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Sau khi giành được độc lập dân tộc (năm 938), các triều đại phong kiến Việt Nam, với tinh thần tự lực, tự cường đã phát triển nền văn học Việt Nam và sử dụng chữ Hán để ghi lại. Nhiều áng văn thơ bất hủ bằng chữ Hán còn lưu lại đến ngày nay như Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sỹ của Trần Hưng Đạo; Đại Việt Sử ký của Lê Văn Hưu. Dòng văn học chữ Nôm: Chữ Nôm được Việt hóa từ chữ Hán. Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ VIII, được phát triển đỉnh cao vào thế kỷ XVIII và tiếp tục phát triển tới đầu thế kỷ XX. Nhiều tác phẩm nổi tiếng được lưu danh tới ngày nay như Bình Ngô Đại Cáo, Quốc Âm Thi Tập với 254 bài thơ của đại danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi; tác phẩm Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập Vua Lê Thánh Tông; Bách Vân Thi Tập của nhà học giả Nguyễn Bỉnh Khiêm; Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn với; hay những vần thơ thể hiện khát vọng cho quyền bình đẳng nam nữ trong chế độ phong kiến của “Bà Chúa Thơ Nôm" Hồ Xuân Hương… Đỉnh cao phát triển của văn học của thời kỳ này là Truyện Kiều của nhà đại thi hào Nguyễn Du. Bên cạnh đó, những tác phẩm lịch sử viết bằng chữ Nôm cũng xuất hiện nhiều như bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của các nhà sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên, Vũ Quỳnh) hay Lê Triều Thông Sử của học giả Lê Quý Đôn…
Văn học hiện đại: Việc xuất hiện chữ Quốc ngữ là tiền đề sản sinh nền văn học mới, văn học hiện đại. Những tác phẩm đầu tiên, đánh dấu sự xuất hiện của văn học quốc ngữ là các tiểu thuyết "Ai làm được", "Ngọn cỏ gió đùa" của Hồ Biểu Chánh, "Tố tâm" của Hoàng Ngọc Phách, "Dưa đỏ" của Nguyễn Trọng Thuật, Tuyển tập các câu chuyện dân gian của Trương Vĩnh Ký… Văn học Việt Nam hiện đại ngày càng phát triển mạnh với sự ra đời hàng loạt các tác phẩm văn xuôi, thơ bằng chữ quốc ngữ của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tản Đà, Thế Lữ, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nam Cao... Trong giai đoạn 1945-1975 các tác phẩm văn học của các tác giả giai đoạn này thể hiện rõ khát vọng của toàn dân tộc mong muốn hòa bình, độc lập, kêu gọi mọi người dân đứng lên đấu tranh giành lập độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Kể từ khi đất nước được thống nhất, với chủ trương “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", giới văn nghệ sỹ Việt Nam đi sâu phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, đấu tranh chống những tiêu cực trong, kêu gọi mọi người chung sức xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh". Nền văn học Việt Nam, với sự đóng góp của gần 1000 nhà thơ, nhà văn, ngày càng phát triển nhanh dưới các loại hình: văn xuôi, thơ, phê bình lý luận... đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
Nghệ thuật biểu diễn: Trong nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam có nhiều thể loại như chèo, tuồng, cải lương, rối nước, ca múa nhạc cung đình, hát quan họ, chầu văn, ca trù, hát then, lý Nam Bộ… nhưng phổ biến nhất và thường được biểu diễn nhiều nhất là chèo, cải lương, rối nước, lý Nam Bộ và nhã nhạc (một hình thức của ca múa nhạc cung đình). Dưới đây là sơ lược một vài loại hình trong nghệ thuật biểu diễn.
Ca múa nhạc cung đình: Ca múa nhạc cung đình phát triển mạnh vào triều đại vua Lê Thái Tông với nhiều loại hình ca múa nhạc phong phú như Trung cung chỉ nhạc, Yến nhạc, Nhã nhạc, Đại nhạc, Văn vũ, Võ vũ… Dưới triều nhà Nguyễn, ca múa nhạc cung đình phát triển rực rỡ với những điệu múa Bát dật biểu diễn trong các lễ tế trời của các vị vua Triều Nguyễn tại Đàn Nam Giao, Múa quạt, Tam tinh Chúc thọ, Bát tiên hiến, Lục triệt hoa mã đăng, Lục cúng hoa đăng trong các nghi lễ của triều đình phong kiến. Nhiều điệu múa, bản nhạc cung đình còn được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay. Năm 2003, UNESCO đã chính thức công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Múa rối nước: Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam là loại hình sân khấu cổ truyền được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới. Múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1009 - 1225). Một vở rối nước thường có nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật (con rối) là tác phẩm điêu khắc dân gian, mang dáng vẻ khác nhau, tính cách khác nhau. Con rối được làm bằng gỗ, bên ngoài phủ lớp chống thấm nước. Nhân vật tiêu biểu của rối nước là chú Tễu với thân hình tròn trĩnh và nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Nghệ nhân biểu diễn con rối phải ngâm mình dưới nước sau màn sân khấu để điều khiển con rối thông qua máy sào, máy dây. Nhạc đệm cho cuộc diễn là bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la…
Chèo: Bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu nhất của Việt Nam. Lúc đầu xuất hiện ở các làng quê, dần trở thành loại hình sân khấu tiêu biểu của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chèo bao gồm múa, hát, âm nhạc và văn học trong tích trò. Văn chèo tự sự (kể chuyện) mang đậm tính trữ tình của ca dao, tục ngữ; tràn đầy tính lạc quan trong những cái cười dân dã, thông minh, hóm hỉnh, trí tuệ; tính nhân văn rất rõ nét; thể hiện khát khao vươn tới hạnh phúc và xã hội hòa thuận, bảo vệ quyền con người; cái thiện luôn thắng cái ác. Nhân vật trong chèo mang tính ước lệ, chuẩn hóa với tính cách và tâm lý không thay đổi trong suốt vở. Một số vở chèo nổi tiếng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ khán giả là Quan Âm Thị Kính, Chu Mãi Thần, Kim Nhan… được xếp vào vốn quý của sân khấu cổ truyền dân tộc.
Cải lương: là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ 20. Nguồn gốc của cải lương là các bài hát lý, ca nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ. Cải lương sử dụng nhiều cách diễn, âm nhạc của tuồng Việt Nam. Cũng như các nghệ thuật kịch hát dân tộc khác, cải lương bao gồm múa, hát, âm nhạc. Nhạc cụ chủ đạo trong dàn nhạc cải lương là đàn ghi ta phím lõm và đàn nguyệt. Nhiều vở diễn đã thu hút sự quan tâm của người hâm mộ như Lục Vân Tiên, Lưu Bình Dương Lễ, Đời Cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt và Mộng Hoa Vương, Nửa đời hương phấn, Chim Việt cành Nam, Thái hậu Dương Vân Nga…
Hát quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh): bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ lâu đời. Hát quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng, mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn liền với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Hát quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm theo đối giọng. Hơn 180 làn điệu quan họ còn lưu giữ đến nay đều mang nội dung giao duyên trữ tình thắm thiết, với lời hay, ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc, với âm điệu phong phú, trữ tình, với lối hát mượt mà, kỹ thuật "vang rền nền nảy" độc đáo. Tất cả điều này đã làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Kiến trúc Việt Nam
Kiến trúc dân gian: bao gồm kiến trúc gỗ, kiến trúc gạch đá, kiến trúc tre nứa lá khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Trong khi kiến trúc tranh nứa lá phổ biến dưới dạng nhà ở của những cư dân tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam thì kiến trúc gỗ phổ biến và tiêu biểu nhất lại thể hiện dưới dạng chùa, đình, nhà của những gia đình giàu có trên khắp đất nước. Có thể điểm tên một số di tích về kiến trúc gỗ như Chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Bối Khê, chùa Thái Lạc, chùa Keo, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, đình Đình Bảng, những ngôi nhà cổ tại các thành phố lớn, nhất là tại Hà Nội, Hội An và Huế... Kiến trúc gạch đá: tiêu biểu được lưu giữ đến ngày nay là tháp chùa (tháp Hòa Phong, tháp Báo Thiên, tháp chùa Phổ Minh, tháp chùa Thiên Mụ…), cổng thành, tường thành (cổng thành nhà Hồ, cổng thành Hà Nội…), tam quan chùa đền (tam quan Văn Miếu, tam quan Trấn Vũ, cửa Hiển Nhân), Cột cờ Hà Nội, cửa Ngọ Môn Huế... Kiến trúc gạch đá còn một bộ phận đáng kể các đền đài do người Chăm xây dựng (thường gọi là tháp Chăm) nằm rải rác từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận, tiêu biểu và tập trung nhất ở Khu di tích Mỹ Sơn.
Kiến trúc ngoại du: Từ thế kỷ 19, kiến trúc Việt Nam có sự chuyển hóa, hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc của Châu Âu, Bắc Mỹ và kiến trúc truyền thống Á Đông. Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng với những khu phố theo kiểu ô bàn cờ thuận lợi cho việc đi lại. Nhiều tòa nhà đươc xây dựng theo phong cách cổ điển Châu Âu Phủ Chủ tịch, Tòa án Tối cao, Nhà hát lớn Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương, Tòa Thị chính Sài Gòn, Bưu điện Trung tâm thành phố Sài Gòn, một số biệt thự… Bức tranh kiến trúc thời kỳ này xuất hiện những nét mới, đó là những nhà thờ đạo Thiên Chúa ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế và xứ đạo các địa phương. Một điều khá thú vị là ngay cả những công trình kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu ấy khi xây ở Việt Nam lại được pha lẫn bóng dáng đình chùa và những nét kiến trúc truyền thống của Việt Nam, mà tiêu biểu nhất là nhà thờ Phát Diệm.
Giai đoạn 1954–1975: ở Miền Bắc nhiều công trình được dựng lên theo kiểu kiến trúc của Liên Xô (cũ) như trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, đặc biệt là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; ở miền Nam nhiều tòa nhà được xây theo lối kiến trúc Mỹ mà tiêu biểu là Khách sạn Palace, Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh), Dinh Độc lập… Kiến trúc giai đoạn Đổi Mới: Nhiều công trình lớn hiện đại với phong cách kiến trúc khác nhau như các khách sạn, tòa nhà văn phòng liên doanh (Horison, Tháp Hà Nội, Sophitel Plaza, Omni, New World…) được xây dựng. Giống như nhiều quốc gia khác, kiến trúc ngày nay thường bao gồm 4 mảng chính: thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường và quy hoạch vùng.
Hội họa và điêu khắc
Tranh dân gian: Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh Thờ. Tranh dân gian gắn liến với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh. Tranh dân gian thường được in với kỹ thuật khắc ván để in với số lượng lớn. Tranh dân gian phát triển khá mạnh vào thế kỷ thứ 16, sang thế kỷ thứ 18, 19 phát triển ổn định ở mức cao. Dựa vào phong cách nghệ thuật, kỹ thuật in vẽ và nguyên liệu làm tranh, có thể quy về một số dòng tranh khác nhau.
Tranh dân gian ngày nay hầu hết đã bị thất truyền. Trong số ít dòng tranh còn tồn tại và được bảo tồn có dòng tranh Đông Hồ được bảo tồn, phát triển và hiện có mặt ở nhiều nước như Nhật, Pháp, Mỹ… Đông Hồ là một làng nhỏ nằm ven bờ nam sông Đuống, tỉnh Bắc Ninh. Nghệ thuật làm tranh Đông Hồ từ các khâu như vẽ mẫu, khắc bản in, sản xuất giấy, chế biến màu, rồi đến các khâu in vẽ tranh đều có những điểm độc đáo về kỹ thuật, mỹ thuật (màu được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên; giấy dó làm tranh là loại giấy làm thủ công).
Hội họa ngày nay: Việc thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1924 là một bước chuyển quan trọng trong phát triển nền nghệ thuật tạo hình đương đại của Việt Nam. Tên tuổi của lớp họa sỹ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với những tác phẩm nổi tiếng được thế giới biết đến như “Phố cổ Hà Nôi" của Bùi Xuân Phái, bức tranh lụa "Chơi ô ăn quan" của Nguyễn Phan Chánh, "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn hay “Thiếu nữ bên hoa Huệ" của Tô Ngọc Vân, tranh sơn mài "Bên Hồ Gươm" của Nguyễn Gia Trí, tranh sơn mài "Tiễn anh khóa đi thi" của Tô Ngọc Vân. Đây là những kiệt tác nghệ thuật vô giá trong kho tàng văn hóa của Việt Nam. Lớp họa sỹ ngày nay, kế tiếp lớp đàn anh, chú trọng tiếp nhận tinh hoa nghệ thuật thế giới, đồng thời tìm tòi phong cách thể hiện mới cho hội họa Việt Nam như sơn dầu, sơn mài, tranh lụa... Tên tuổi lớp họa sỹ này được nhiều người biết đến thông qua những tác phẩm của họ là Lưu Công Nhân, Phạm Công Thành, Nguyễn Thụ, Đặng Xuân Hòa, Thành Chương... đang góp phần làm phong phú thêm kho tàng mỹ thuật đương đại Việt Nam.
Điêu khắc cổ: Trong di sản nghệ thuật truyền thống, điêu khắc có một lịch sử phát triển liên tục và cô đúc hình ảnh con người Việt Nam từng miền, từng thời, dù dưới dạng thần linh hay con người thế tục. Nền điêu khắc cổ Việt Nam rất đa dạng nhưng chủ yếu tồn tại các bộ phận điêu khắc sau: Điêu khắc thời tiền sử với những hình điêu khắc trên đá, trong hang động, trên trống đồng, các đồ gia dụng…; điêu khắc vương quốc Phù Nam và Chân Lạp ở Nam Bộ; điêu khắc Chăm Pa ở Trung Nam Bộ; điêu khắc Đại Việt ở Bắc Bộ; điêu khắc nhà mồ của thổ dân Tây Nguyên. Mặc dù trải qua bao năm tháng chiến tranh, nhưng hiện nay ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam vẫn bảo tồn được nhiều đình, chùa miếu mạo với nhiều tượng Phật và các phù điêu.
Thủ công mỹ nghệ truyền thống
Nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam có lịch sử lâu đời và phong phú với nhiều mặt hàng nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm gốm, sơn mài, lụa, mây tre… có mặt tại nhiều nơi trên thế giới và được ưa chuộng. Một số nghề vẫn còn lưu giữ và phát triển tới ngày hôm nay, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, đóng góp lớn cho xuất khẩu như nghề làm gốm, dệt lụa, sơn mài, đan lát mây tre, đan nón, đúc đồng, làm đồ gỗ…
Nổi bật trong số các nghề truyền thống là: Nghề gốm với nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp. Ở Việt Nam có nhiều nơi làm nghề gốm như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Đồng Tháp và Bát Tràng của Hà Nội, gốm Chăm. Nghề dệt lụa: xuất hiện từ rất sớm trên khắp đất nước Việt Nam, nhưng nổi tiếng và còn bảo tồn và phát triển tới ngày hôm nay có Vạn Phúc (Hà Đông), Phương Tành - Trực Ninh (Nam Định). Từ thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia và được nhiều nơi trên thế giới biết đến. Nghề đan lát mây tre: Với lịch sử hàng nghìn năm, nghề này gắn liền với các loại nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại khắp các miền trên đất nước Việt Nam. Bàn tay khéo léo của người thợ thủ công Việt Nam đã cho ra đời nhiều mẫu mã đẹp, hấp dẫn như bàn ghế, gường tủ, khay bàn hoa quả, lẵng cắm hoa…. Những địa phương nổi tiếng làm những mặt hàng này phải kể đến Hà Tây, Thanh Hóa.
Tạo bởi admin Cập nhật 22-08-2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thông tin về Việt Nam.doc