Thông tin về sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai

Những đặc điểm về dược động học ở phụ nữ mang thai Thuốc qua nhau thai như thế nào Yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển thuốc qua nhau thai Những ảnh hưởng của thuốc trên bào thai Làm sao có thể quyết định có thể sử dụng một thuốc trong thời kỳ mang thai Lấy thông tin về sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai Lựa chọn thuốc không kê đơn trong thời kỳ mang thai Các bệnh thông thường trong thời kỳ mang thai Cách nào để biết một thuốc là an toàn trong thời kỳ mang thai

ppt75 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2982 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thông tin về sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* * Đặc điểm dược động học của phụ nữ mang thai? * Hấp thu Nhu động dạ dày ruột giảm Thông khí phế nang và lưu thông máu ở phổi tăng 30% Niêm mạc mũi dễ bị xung huyết Lưu lượng máu ở da tăng  Thận trọng khi sử dụng thuốc qua đường hô hấp, bôi ngoài da, đặt âm đạo vì hấp thu thuốc có thể tăng * Phân bố Thể tích máu của mẹ tăng Nồng độ albumin vẫn giảm Nồng độ protein huyết thanh giảm khoảng 10 g/l. Lượng mỡ tăng khoảng 3-4 kg * Chuyển hóa Một số thuốc tăng chuyển hóa qua gan đáng kể do tác dụng cảm ứng enzym gan của progesteron nội sinh nhưng ảnh hưởng lên từng thuốc thì khó dự đoán * Thải trừ Tuần đầu thai kỳ tốc độ lọc cầu thận tăng khoảng 50% và tiếp tục tăng cho đến khi sinh. * Thuốc qua nhau thai như thế nào? * * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển thuốc qua nhau thai? * Tính chất hóa lý của thuốc: Tính tan trong lipid và mức độ ion hóa của thuốc Phân tử lượng: Phân tử nhỏ từ 250-500: dễ qua nhau thai, khả năng khuyếch tán chỉ phụ thuộc tính tan trong lipid và mức độ ion hóa của thuốc. Phân tử lượng 500-1000 khó qua nhau thai hơn Phân tử lượng trên 1000: thuốc qua nhau thai ít * Tỷ lệ gắn kết với protein của thuốc Ít ảnh hưởng thuốc tan nhiều trong lipid, nhưng ảnh hưởng tới thuốc kém tan trong lipid và bị ion hóa ở pH sinh lý. Thuốc ở dạng tự do mới qua nhau thai nên các thuốc có tỷ lệ gắn protein cao sẽ khó qua nhau thai. Chênh lệch nồng độ thuốc giữa máu mẹ và thai nhi. Mức độ, tốc độ qua nhau thai của thuốc tỷ lệ thuận với chênh lệch nồng độ giũa máu mẹ và thai. Nồng độ thuốc đạt được trong huyết thanh thai và nước ối khi tiêm tĩnh mạch người mẹ cao hơn khi tiêm truyền liên tục Khi tiêm nhắc lại nhiều lần cao hơn khi tiêm một liều duy nhất * Những ảnh hưởng của thuốc trên bào thai? * Tuổi thai ở thời điểm dùng thuốc thường rất quan trọng. Nhiều thuốc có thể rất nguy hiểm nếu dùng vào ba tháng đầu thai kỳ nhưng lại an toàn cho thai vào ba tháng giữa hay ba tháng cuối và ngược lại. * Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn có nguy cơ cao nhất do giai đoạn này các cơ quan nội tạng của em bé đang tượng hình và phát triển. Dùng thuốc trong giai đoạn này gây mối đe doạ tiềm ẩn lên sự hình thành và phát triển này, có thể gây nên dị tật cho thai nhi. Nếu dị tật trầm trọng có thể gây sẩy thai. * Ba tháng giữa thai kỳ, thuốc có thể ngăn cản sự phát triển hệ thần kinh hay ảnh hưởng lên sự tăng trưởng thai, gây suy dinh dưỡng bào thai và sinh trẻ nhẹ cân. Tuy nhiên nói chung các chuyên gia cho rằng đây là thời kỳ dùng thuốc an toàn nhất trong thai kỳ. * Ba tháng cuối thuốc có thể gây ra các biến chứng như suy hô hấp sau sinh do thuốc còn tồn đọng trong cơ thể bé sau khi được sinh ra và cơ thể trẻ sơ sinh không thể chuyển hóa thuốc trong cơ thể tốt như chuyển hóa thuốc trong cơ thể của mẹ. * * Gây dị tật bẩm sinh Gây khiếm khuyết chức năng Gây đột biến nhiễm sắc thể * Thuốc từ mẹ cũng có thể tác động gián tiếp lên cơ thể thai nhi bằng cách ngăn cản trao đổi chất ở môi trường bên trong tử cung. Nhiều thuốc có thể gây các cơn co thắt tử cung, làm giảm cung cấp máu cho thai nhi trong khi một số thuốc khác có thể gây sinh non, thai già tháng hay thậm chí là chuyển dạ kéo dài, tất cả đều mang mối đe dọa cho thai. * * * * Michael R. Foley, MD, Drug use in pregnancy, May 2007 * Làm sao có thể quyết định là có nên sử dụng một thuốc nào đó trong thời kỳ mang thai hay không? * Rất khó biết chính xác thời điểm thụ thai. Sự lựa chọn thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai sẽ khác với sự lựa chọn thuốc khi không có thai. * Nhiễm trùng đường tiểu nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận  nguy cơ sinh non và sinh trẻ nhẹ cân => Sử dụng kháng sinh đề điều trị nhiễm trùng đường tiểu. * Những cuộc nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có HIV dương tính sử dụng Zidovudine (AZT) trong suốt thời kỳ mang thai sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho con. * Nếu một phụ nữ mang thai bị tiểu đường không được điều trị bằng thuốc trong suốt thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu và sinh trẻ nặng cân. * Nếu bệnh cao huyết áp không được kiểm soát trong suốt thời kỳ mang thai có thể có những ảnh hưởng có hại cho bào thai (bệnh tim, đột quỵ…) * Nếu bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể dẫn tới giảm chỉ số IQ trên trẻ sơ sinh * Thời kỳ mang thai là thời gian để bị những bệnh tâm lý, trầm cảm, rối loạn tâm thần và dể dẫn đến nguy cơ cao sẩy thai, bệnh lý trên người mẹ, biến chứng khi sinh, trẻ sinh ra nhẹ cân và có thể tử vong. * Lợi ích: điều gì tốt nhất mà thuốc có thể đem lại cho người mẹ và sự phát triển của bào thai? Nguy hại: thuốc ảnh hưởng có hại như thế nào đến người mẹ và sự phát triển bào thai? * Có thể lấy thông tin về cách sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai ở đâu? * * Physcians’s Desk Reference * Reprorisk (Micromedex) * Reprotext, Reprotox: www.reprotox.org * Shepard’s Catalog of Teratogenic Agents. * Teratogen Information System (TERIS) www.otispregnancy.org * Many Teratogen Information Services: Motherisk Programme, Hospital for Sick Children, Toronto www.motherisk.org National Society of Genetic Counselors: www.nsgc.org BC Preproductive Care Programme www.rcp.gov.bc.ca * Làm thế nào để có thể lựa chọn sử dụng một thuốc (thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn) trong thời kỳ mang thai ? * THUỐC KÊ ĐƠN * *Hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai: Thụy Điển: A, B1, B2, B3, C, D Mỹ: A, B, C, D, X Úc: A, B1, B2, B3, C, D, X Đòi hỏi phải có những cuộc nghiên cứu trên ít nhất 2 loài động vật khác nhau * * Liều vitamin Vitamin A: 3000 - 5 000 IU Vitamin D: 400-600 IU Vitamin C: 70 - 80mg Thiamine (B1): 1.4-1.5 mg Riboflavin (B2): 1.5-1.6 mg Niacinamide (B3): 15-17 mg Pyridoxine (B6): 2.4-2.6 mg Folic Acid: 0.8 mg Vitamin B12: 4 µg Vitamin E: 15 IU * * * * * THUỐC OTC * THUỐC GIẢM ĐAU * * THUỐC THÔNG MŨI LONG ĐỜM KHÁNG HISTAMIN * * THUỐC TRỊ TIÊU CHẢY * * THUỐC KHÁNG ACID * * THUỐC KHÁNG NẤM * * Thuốc OTC - Bệnh thông thường trong thời kỳ mang thai * Táo bón Biện pháp không dùng thuốc: - Uống nhiều nước hơn hay ăn nhiều thực phẩm có chất xơ trước. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, các loại thuốc nhuận trường thông dụng có thể dùng được trong thai kỳ. • Các chất xơ tổng hợp (Fybogel), methylcellulose có thể dùng được. • Các thuốc nhuận trường làm mềm phân có thể dùng được. * Đau thượng vị và khó tiêu Các thuốc kháng acid dạ dày nói chung là vô hại, mặc dù bicarbonate có thể được hấp thu vào máu và nên tránh dùng trong thai kỳ để tránh natri hấp thụ vào cơ thể quá nhiều. • Gaviscon: - Có thể dùng được - Đặc biệt có hiệu quả đối với đau thượng vị khi thai lớn, tử cung đè lên dạ dày mẹ gây khó tiêu. - Thuốc này làm cho thức ăn trong dạ dày trở nên đặc hơn và tránh thức ăn trào ngược lên thực quản. * Đau đầu hay đau lưng • Biện pháp chữa trị không dùng thuốc: - Xoa bóp bấm huyệt trên đầu - Bài tập kéo giãn nhẹ nhàng các bắp cơ lưng bị căng hay ngâm mình trong bồn nước ấm. • Paracetamol nói chung được cho là vô hại nếu dùng ngắn ngày trong quá trình mang thai.  Thuốc này được sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt và có thể dùng ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. * Aspirin và NSAIDs (ibuprofen) không nên dùng trong thai kỳ. Đặc biệt nên tránh dùng các thuốc này ở ba tháng cuối thai kỳ vì các thuốc này có thể làm thai già tháng, chuyển dạ kéo dài và có thể gây nhiều biến chứng lên trẻ sơ sinh. Ở liều uống để giảm đau, aspirin cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trên mẹ và con nếu dùng ở ba tháng cuối thai kỳ. Tăng nguy cơ sẩy thai hay dị tật. * Codeine và dihydrocodeine: Có thể ảnh hưởng lên hô hấp của trẻ, gây hội chứng lệ thuộc thuốc nếu dùng ở ba tháng cuối thai kỳ hoặc dùng liều cao trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, vẫn có thể dùng liều thấp trong thời gian ngắn để giảm đau trong ba tháng đầu và ba tháng giữa thai kỳ nhưng phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi. * Các phản ứng dị ứng • Tránh tối đa việc tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. • Nếu biện pháp này không thực hiện được, thai phụ có thể dùng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi hay xịt mũi chứa cromoglicate trong cả ba giai đoạn thai kỳ. •Thuốc nhỏ hay xịt mũi có chứa corticosteroids như beclometasone: - Có thể dùng ngắn ngày - Nếu dùng dài ngày, lượng costicosteroid có thể hấp thụ vào thai nhi làm ảnh hưởng sự tăng trưởng của thai. * Các thuốc có chứa các chất kháng histamin như brompheniramine, meclozine, diphenhydramine, doxylamine, cetirizine và loratadine: Tránh dùng vì không có đủ thông tin về độ an toàn của thuốc trên thai. Tuy nhiên, nếu phải dùng thuốc kháng histamin chống dị ứng thì chlorphenamine nói chung được coi là an toàn khi dùng trong cả ba tháng đầu giữa và cuối thai kỳ. * * Các thuốc nhỏ mắt, mũi có chứa chất kháng histamine: - Nên tránh sử dụng. * Các thuốc giảm nghẹt mũi (pseudoephedrine, phenylephrine, xylometazoline, oxymetazoline) - Tránh dùng vì không đủ cơ sở chứng minh độ an toàn của chúng.  Xông mũi bằng hơi nước ấm cũng có tác dụng giảm nghẹt mũi. * Cảm ho • Các thuốc trị cảm ho thường phối hợp nhiều dược chất Điều quan trọng là phải chắc chắn là mỗi thành phần chứa trong các chế phẩm trị cảm ho này an toàn trước khi dùng. • Các thuốc long đàm (guaifenesin) giúp làm loãng đàm. Nên tránh dùng các thuốc ho long đàm có chứa iod vì iod có thể làm suy chức năng giáp trạng ở thai nhi.  Uống nhiều nước cũng có tác dụng làm loãng đàm tương tự như dùng thuốc. Xông mũi bằng nước ấm cũng làm cho đàm đỡ quánh đặc và dễ ho khạc ra ngoài hơn. * • Các thuốc giảm ho (dextromethorphan): - An toàn cho thai. Nên sử dụng liều càng thấp và trong thời gian càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tránh dùng trong ba tháng đầu thai kỳ. - Các thuốc ho chứa codein nên tránh dùng trong ba tháng cuối thai kỳ. • Các chế phẩm làm dịu cơn ho như các loại xirô trị ho thông thường hay ngậm viên kẹo ngậm ho có chứa mật ong hay glycerol là cách an toàn nhất để giảm ho. * Tiêu chảy • Thỉnh thoảng có vài lần tiêu chảy ngắn sẽ không gây hại cho em bé trong bụng mẹ nhưng nếu tiêu chảy kéo dài vài ngày có thể gây mất nước. - Có thể bù nước bằng các dung dịch muối khoáng bù nước và điện giải (nước biển khô) như Dioralyte hay Oresol, loại này an toàn cho thai. • Hỗn hợp chứa Kaolin cũng có thể dùng được để hạn chế tiêu chảy. • Không dùng thuốc có Loperamide để cầm tiêu chảy vì không có đủ thông tin để kết luận là thuốc này có an toàn cho thai kỳ hay không. * Huyết trắng âm đạo • Chưa đủ thông tin về tính an toàn của nhóm thuốc kháng nấm như (Canesten) hay fluconazole (Diflucan). • Nếu bác sĩ khuyên bạn dùng thuốc đặt, nên tuân thủ đúng liều lượng thuốc đặt và tránh dùng đồng thời nhiều loại thuốc đặt. * Chàm thể tạng, viêm và dị ứng da • Các chế phẩm giữ ẩm hay mềm da nên được sử dụng đầu tiên vì chúng an toàn. • Các loại kem có chứa steroid như hydrocortisone có thể dùng được trong thai kỳ nhưng tránh dùng trên diện tích da rộng trong thời gian dài vì một khi số lượng thuốc đủ lớn, có thể hấp thụ vào máu đi khắp cơ thể. * * * Cách nào để biết rằng một thuốc là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai? * Yếu tố cần cân nhắc nhất là: thuốc có qua nhau thai hay không? (nếu qua nhau thai thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bào thai) Bất kỳ một thuốc nào hoặc một chất hóa học nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. * Có nhiều thuốc không qua nhau thai. Trong trường hợp này, có thể sử dụng ngoại trừ thuốc này gây ra ảnh hưởng có hại gián tiếp trên bào thai. * Nhân viên y tế có thể cân nhắc tính an toàn của thuốc sử dụng trong thai kỳ (theo phân loại FDA) Đối với những phụ nữ bị bệnh mãn tính thì nên thông báo trước về nguy cơ khi sử dụng thuốc điều trị. * Nguyên tắc dùng thuốc trên phụ nữ mang thai Hạn chế tối đa dùng thuốc Tránh không dùng thuốc trong suốt thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ Dùng thuốc liều thấp nhất hiệu quả với thời gian ngắn nhất Lựa chọn thuốc đã được sử dụng trong thời gian dài và được chứng minh là an toàn, tránh dùng những thuốc chưa được sử dụng rộng rãi cho phụ nữ mang thai. * Chaân thaønh caùm ôn söï quan taâm vaø theo doõi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptThông tin về sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai (76 slide).ppt
Tài liệu liên quan