Thói xấu của người Việt Nam

THÓI XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM I. Lời nói đầu Nhìn vào thói xấu của người Việt cũng là một cách để tự sửa mình. Nhưng chỉ nhìn vào những thói tật, suốt ngày mổ xẻ những điều đó như một khoái cảm thì quả nhiên là việc làm không bình thường . Mới đây trang blog cá nhân của một nhà báo có viết một thực tế khá ngộ nghĩnh: Một cô phóng viên đến “săn” vị quan chức ngành giáo dục và kiên quyết cho rằng, nền giáo dục đào tạo nước nhà quá kém, nhiều bất cập và làm thế nào để chúng ta không đào tạo ra những . phế phẩm. Cô nhìn thấy ở nền giáo dục ấy là một vòi bạch tuộc, sản sinh ra đủ thứ khuyết tật và gây nguy hại cho nhiều thế hệ. Vị quan chức giáo dục than rằng, nền giáo dục nhiều bất cập thật, sai cũng không ít, báo chí nói không ngừng nghỉ biết bao năm, nhưng sự sửa sai cũng cần có thời gian, không phải trong chốc lát, không phải chuyện của một cá nhân. Nhưng bất cập nhiều đến đâu thì chúng ta cũng không phải cái lò đào tạo những phế phẩm Nếu tất cả là phế phẩm thì đất nước Việt Nam không biết sẽ ra sao? Và cô phóng viên kia, không biết cô đã được trang bị những gì từ nhà trường, nhưng nếu cô coi mình là một phế phẩm, thì cô không dám hiên ngang để hỏi những điều ngông cuồng như thế . Bài viết ngắn trên blogcủa nhà báo ấy đã lập tức nóng bỏng với hai chiều dư luận ngược nhau. Trong đó, không ít ngôn ngữ hè phố đã được sử dụng, những người sử dụng ngôn ngữ hè phố cho rằng, giáo dục Việt Nam không ra gì, không đáng một xu so với nền giáo dục tiên tiến của “Tây”. Và bài viết bênh vực nền giáo dục Việt Nam là sự bao biện, thủ cựu, chứa nhiều giả dối. Ai cũng có thể nói mình là nạn nhân của một nền giáo dục lạc hậu với nhiều điều dối trá. Nhưng ít ai đặt ra những phản đề cho mình, rằng mình sẽ làm gì để góp phần thay đổi tình trạng đó, tại sao mà những bất cập lại phát sinh? Cũng không mấy người đặt ra câu hỏi rằng, tại sao cũng trong một hệ thống giáo dục ấy, cũng trong những tư duy còn nhiều lạc hậu ấy, vẫn có những người Việt trẻ tài năng, thành đạt, đoạt những giải thưởng lớn quốc tế? Chắc chắn, những học sinh ấy không bao giờ cho rằng mình là một phế phẩm của nền giáo dục Việt Nam. Chúng ta thường nhìn vào mặt trái để đổ lỗi cho mọi chuyện, trong đó có sự thấp kém của chính chúng ta, mà quên mất một câu thực sự cũ nhưng thực sự quan trọng rằng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Tôi nhớ một nhà văn trẻ người Việt đang làm tiến sĩ xã hội học tại Hoa Kỳ, người chịu sự tác động cụ thể từ hai nền giáo dục cách xa nhau nửa vòng trái đất, có nói đại ý rằng, tất nhiên giáo dục Hoa Kỳ có nhiều tiến bộ hơn Việt Nam, nhưng ở đó cũng có những hệ quả và những bất cập mà chỉ những ai đi sâu vào thực tế mới hiểu được Ở nước Mỹ cũng có không ít trẻ em thất học, không ít người học hành dở dang và người thất nghiệp không hề hiếm. Còn học tập có thành công hay không, cái quyết định lớn nhất vẫn là ở người học. Nếu không tự học, thì nền giáo dục có ưu việt đến mấy cũng không thể sản sinh ra những nhân tài. Có lẽ trong những diễn đàn, trong những cuộc tán gẫu “chửi” nền giáo dục “đào tạo ra những phế phẩm” xuyên màn đêm, không nhiều lắm những người Việt trẻ tự vấn lại mình, rằng mình có thực sự muốn học hay chưa, hay thực chất mình vẫn là một kẻ muốn người khác mang điều tốt đẹp tới? Chúng ta có đôi chân và có một khối óc, chúng ta có thể tự đem đến những điều tốt đẹp cho mình thay vì ngồi đó nói như những cái loa rè, nói những điều không làm bất cứ ai lạ lẫm Nếu vào các diễn dàn trên internet, người ta luôn gặp những trang nói xấu người Việt của chính những người học tiếng Việt từ lớp một nhưng viết tiếng Việt sai chính tả rất nhiều. Họ thường rất rảnh rỗi để ngồi kể xấu từ cán bộ A cho đến cơ quan B, cái gì cũng đầy những thói xấu Suy cho cùng, ở đâu có con người thì ở đó có những điều không tốt và không hoàn hảo. Nhưng không hiểu vì sao, chính những người mũi tẹt da vàng, ăn cơm nấu từ gạo ruộng châu thổ, nói tiếng mẹ đẻ từ bé (vì không thạo thứ tiếng gì khác) lại luôn mồm chê người Việt là xấu tính, mọi rợ, nhỏ nhen, tiểu nông, lạc hậu . Nếu cứ nhìn từ những diễn đàn đó, Việt Nam có lẽ là nơi tận cùng của thế giới với đủ sự trì trệ khiến không còn ai có thể ngẩng mặt lên. Những thói xấu được đưa ra không hoàn toàn sai, nhưng tại sao chúng ta lại chỉ nhìn vào những thói tật ấy để thở dài? Và đến bao giờ chúng ta sẽ không chửi đổng nữa để bắt tay thực sự vào làm một việc gì đó tích cực hơn. Ai đó nói, biết được cái xấu mà nói giúp cũng là may rồi. Nhưng biết để rồi cải tạo nó thì sẽ còn may hơn nhiều, ý nghĩa hơn nhiều Cũng mới đây, dư luận tò mò về sự chuẩn bị ra đời một cuốn sách nói về các thói xấu của người Việt. Một cuốn sách cẩm nang chăng? Tôi nhớ đâu đó trên internet, người ta đã truyền nhau một tác phẩm tương tự như thế của những công dân một nước láng giềng. Nhìn được tận nơi, chỉ ra được những tật xấu của cả một dân tộc, đó cũng là một khả năng, một trí tuệ vậy. Chỉ ra để ít nhất cũng hạn chế bớt nó, hay triệt tiêu được thì tuyệt vời, dân tộc đó chắc chắn sẽ hùng cường, thành dân tộc rồng bay. Nhưng sự thật thì không được như thế. Cuốn sách đó trôi nổi trên internet như một thứ tài liệu bồng bềnh, ai đọc cũng được, ai thêm cũng được và ai cũng có thể nói, đúng thật. Nhưng rồi đâu cũng lại vào đấy. Bởi vì đứng ở trên cao nhìn xuống, đứng ở bên ngoài nhìn vào bao giờ cũng dễ.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thói xấu của người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà không muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khôn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình nữa. Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp. Thiếu tính hợp tác Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì... Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không ... Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao. Cái tính thiếu hợp tác và manh mún, nhiều người còn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần đoàn kết, nhất là tình đoàn kết chống ngoại xâm mà dân tộc Việt Nam đã có truyền thống từ bao đời. Hay là để sống cho hoà bình, trong xây dựng và ổn định, mình sống có khó khăn hơn? Đoàn kết là một truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống tốt đẹp ấy không bao giờ mất. Nên cái băn khoăn mà câu hỏi vừa nêu ra tôi giới hạn câu trả lời của mình trong suy nghĩ về người trí thức, không nên suy diễn ra xa hơn nữa. Tôi xin bắt đầu bằng một kỷ niệm. Năm 1970, tại một hội nghị quốc tế về giáo dục ở Tokyo, một đồng nghiệp Nhật Bản đã nói với tôi trong một cuộc trò chuyện thân mật: "Các ông trí thức Việt Nam giống như những viên kim cương, còn chúng tôi là một bãi cát...". Là một người Việt Nam, tôi nhạy cảm với mọi lời nhận xét của người nước ngoài về nước mình, nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ đó là một lối nói khiêm tốn đặc trưng của người Nhật Bản, và sau đó không ngừng nhắc lại câu nói ấy với các đồng nghiệp trong nước để cùng nhau hởi lòng hởi dạ. Chúng mình là kim cương cơ mà! Nhưng rồi khi lòng mình lắng lại, dần dần cùng với thực tế, nghĩ thêm và đọc thêm, tôi mới nhận ra hết được ý nghĩa thâm thuý của câu nói ấy. Thì ra ông bạn Nhật Bản muốn nhắc một câu nói của Tôn Dật Tiên, từng ví dân tộc Trung Hoa trước cách mạng là "một bãi cát lỏng lẻo", nhưng cách mạng đã biến họ thành "một tảng đá cứng được hình thành bằng cát trộn với xi măng". Từ đó tôi luôn đặt câu hỏi trí thức Việt Nam có thật, và có nên nghĩ rằng mình là những viên kim cương hay không? Kim cương thì quý, vì hiếm nên quí chứ không hẳn do công dụng thực tiễn của nó. Nhưng kim cương thì khó đẽo gọt, lại khó có thứ gì như xi măng để có thể kết hợp chúng lại thành "một tảng đá cứng". Mà ai cũng biết tự cho mình là viên kim cương cả nên muốn dùng ánh sáng của riêng mình để tự phát sáng, hay tự phô trương Nguyên nhân của sự "khó ngồi với nhau" còn đó, nên khi chưa được sử dụng đúng với vai trò của mình nên hiều khi kim cương lại bị coi là cát. Thời bình cần trí thức nhiều hơn và một trong những điều kiện bắt buộc là họ cũng "ngồi với nhau", là phải cũng hướng đến lợi ích chung, phải quên bớt bản thân mình đi. Nhiều khi trí thức Nhật Bản mà tôi thấy, khi đứng riêng lẻ ai cũng là người giỏi nhất, nhưng khi họ biết cách làm việc cùng nhau, họ đã làm được những công trình thật sự lớn lao. Quá trình hiện đại hóa càng phát triển lại càng đòi hỏi nơi mỗi cá nhân một sự hợp tác chặt chẽ và đó là một đòi hỏi tất yếu. Lòng ghen tị của các nhà khoa học Lòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta. Muốn hơn đồng nghiệp, tốt nhất là chuyển sang quản lý đồng nghiệp Sở dĩ như vậy là vì trong phần lớn các cơ quan của ta, kể cả cơ quan khoa học, dân chuyên môn thường lép vế một cách tuyệt đối nếu đồng thời không phải là cán bộ hành chính hay tổ chức. Ngay cả về phương diện chuyên môn, cán bộ hành chính hay tổ chức, dù không phải là dân chuyên môn, cũng có quyền quyết định khi xét duyệt các công trình chuyên môn (quyết định đưa vào kế hoạch, quyết định cho phép công bố hay thi công, quyết định cách đánh giá khi xét “lao động tiên tiến” hay “chiến sĩ thi đua”…). Điều này hoàn toàn hợp lý, vì mỗi công trình khoa học hay nghệ thuật đều là một đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân. Hơn nữa, ta thấy có những người nhường quyền tác giả công trình nếu liệu chừng công trình sẽ khó được khen thưởng do tác giả có sai phạm gì đó về đạo đức hay thuộc một thành phần có vấn đề, để “dồn” thành tích lại cho một người khác có những ưu thế khiến cho họ dễ được chấp nhận thành tích hơn. Vì vậy, các chuyên gia lần lượt thôi làm khoa học kỹ thuật và chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để có thực quyền về khoa học kỹ thuật. Lấy hòa làm quý Một người Việt Nam lớn lên vẫn không quen với rất nhiều lời răn dạy về cách sống, cách cư xử ở đời... thôi thì chịu chín bỏ làm mười, một sự nhịn chín sự lành, thôi thì đóng cửa bảo nhau, thôi thì dĩ hoà vi quý... tất thảy đều mang một tấm lòng khoan nhượng. Nhưng những tính tốt ấy có phải lúc nào cũng là một cách sống tích cực? Có phải lúc nào cũng “chín bỏ làm mười” ? Nếu nhìn vấn đề ở góc độ lịch sử, những cái đang trở thành nhược điểm của người Việt Nam hiện nay chủ yếu được hình thành trong thế kỷ 20. Một thế kỷ đầy biến động, chúng ta kế thừa một thứ chủ nghĩa phong kiến để chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, và quy luật chiến tranh đè bẹp, lấn át mọi quy luật kinh tế xã hội. Ở miền Bắc hình thành cơ chế bao cấp - không có cơ chế đó chúng ta không thắng Mỹ được. Nhưng bao cấp, nhất là bao cấp kéo dài sau năm 1975 lại làm nảy sinh hai đứa con tệ hại là thói đạo đức giả và thói vô trách nhiệm. Báo “Ong đất” của Bungari nhìn lại thời kì này của chính họ, đã tổng kết nên 6 nghịch lý mà ta có thể tham khảo - Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc. - Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương. - Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống. - Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống. - Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng. - Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý". Bây giờ cơ chế thị trường lại sinh ra hai đứa con là nóng ruột kiếm tiền và cắm đầu hưởng thụ. Mọi nhược điểm chỉ phát huy tác dụng trong môi trường của bốn thói xấu này. Một câu nhịn, tốt quá. Nhưng nếu tôi vô trách nhiệm, đó là sự biện hộ cho thói vô trách nhiệm của tôi Chữ tín không quan trọng Người Việt Nam mạnh về nghĩa mà yếu về tín. Lời ấy dễ khiến người nghe giật mình vì sự nặng lời. Ai nghe cũng cảm thấy mình như là bị "sốc", mặc dù vẫn lờ mờ hiểu rằng điều đó không phải là không có lý. Nền kinh tế hàng hoá thật sự luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Để trả lời trước hết cần đặt thêm một câu hỏi, chữ tín cần cho ai? Kinh tế nông nghiệp không cần. Trong nông nghiệp, lao động không phải sản xuất, lao động chỉ tác động lên quá trình sinh học của vật nuôi và cây trồng. Người lao động trong nông nghiệp không làm chủ được kết quả lao động, nhiều khi công sức bỏ ra rất nhiều nhưng thiên tai một cái là trắng tay... Còn trong công nghiệp, tôi bỏ từng này sắt, từng này thời gian, nhiệt độ, tôi biết sản phẩm của tôi thu được sẽ như thế nào. Đó chỉ là một ví dụ. Do tính chất không đồng bộ của lao động và sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên tư duy co dãn, tính toán co dãn hình thành. Từ đó đẻ ra một tập quán du di, mười cũng như chín, xấu một chút cũng được, hôm nay cũng được mà mai cũng được, hôm nay không làm cỏ thì mai sẽ làm... Chữ tín ở đó không quan trọng. Một nền kinh tế hàng hóa thật sự thì hoàn toàn khác. Yêu cầu của kinh tế thương nghiệp là sự chính xác về số lượng, chất lượng và thời gian. Trong bối cảnh mà quan hệ giữa các cá nhân đòi hỏi chữ tín tới cái mức chữ tín có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh tế hay lợi ích vật chất của họ, thì chữ tín đặc biệt sẽ nổi lên như một chuẩn mực. Người Việt Nam trong chiến tranh rất "tín" - chữ tín đó được quy định bởi kỷ luật quân đội. Nhưng kỷ luật quân sự tự nó cũng là một chuẩn mực xuất phát từ một thực tế là hoạt động của nhiều người với nhau, đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cá nhân, các nhóm người và điều đó ảnh hưởng tới sự thành bại, sống chết... Nhà văn Sơn Nam: Vì sao người ta thất tín, vì tham cái vụn vặt, chỉ thấy cơ hội trước mắt, không thấy cơ hội lâu dài. Tôi đã từng thấy nhiều người, trẻ không lo học hỏi, đương chức đương quyền không lo làm hết trách nhiệm, đến lúc về già hết quyền hết chức mới nói đến trách nhiệm, mới lo đến dân đến nước thì còn lợi ích cho ai, mà biết là vì ai. Nói được mà không làm được khi có thể làm cũng là một sự bội tín Sự chụp giựt, lý luận mỗi lúc một khác, thiếu một chính sách một cách lâu dài (ngay từ những việc nhỏ như chuyện đặt tên đường, chuyện giải toả...) cũng là một cách đối xử không đúng với chữ tín. Thích buộc mình vào mảnh đất… trời Tây Người Do Thái bị Trời đày lưu lạc ở nước ngoài cố tích luỹ lấy một tài sản lớn rồi tìm hết cách để trở về Cõi Đất Hứa khô cằn của mình. Người Việt Nam được Trời đãi một cõi rừng vàng bể bạc mà vẫn cố phát mãi tài sản đi để tìm hết cách ra sống ở nước ngoài Sự gắn bó của người dân Việt Nam với mảnh đất quê hương từ rất lâu đã trở thành huyền thoại. Người Pháp thường nói rằng: “Đời người nông dân Việt Nam bị buộc chặt vào mảnh đất”. Nhưng ngày nay, cái truyền thống đó không còn như cũ nữa Một xu hướng mới đang thay thế dần cho tinh thần bám gốc bám rễ quê hương của người nông dân Việt Nam. Đó là xu hướng tha phương cầu thực khá mạnh, có thể là chỉ vì muốn kiếm một số vốn đủ để xây một toà “vin-na” khang trang có thể bì với các “vin-na” khác trong làng Nhưng muốn thế, trong nhà nhất thiết phải có người đi làm ăn ở nước ngoài. Trước đây, nghe một thanh niên Thuỵ Điển nói rằng anh ta “chỉ ước sao một buổi sáng tỉnh dậy bỗng thấy mình là người Việt Nam” quả cũng rất sướng tai, nhưng thiết tưởng cũng chẳng bổ ích là bao. Bổ ích hơn nhiều là biết nhận ra rằng bên cạnh những cái tuyệt vời, và hơn nữa, phải trừ khử đi mới mong nhích gần đến chỗ tuyệt vời. Người có cơ tiến xa là người biết nghe người khác chế giễu mình mà không giận, và nhất là biết tự chế giễu mình, vì khi đã tự thấy mình lố lăng thì khó lòng có thể tiếp tục lố lăng mãi “Sợ” những vật lạ Nếu bỗng nhặt được vật thể lạ, người Việt ta sẽ về gọi mọi người cùng ra xem, sau đó cãi nhau như mổ bò mỗi người một ý, tiếp đó mỗi anh tự về bắt chước làm một cái vật na ná với cái vật lạ mà họ chưa biết gọi tên kia. Còn cái tên gọi thật, bản chất thật của cái vật đó, là việc cần biết nhất thì vẫn không ai biết... Khuê Văn. "Ðể tìm hiểu tính cách của các quốc gia trên trái đất, người vũ trụ mà toàn thể người trên trái đất chưa bao giờ nhìn thấy, thả một vật thể xuống giữa đường rồi ngồi trên đĩa bay chờ xem phản ứng của người trái đất ra sao nếu người đó nhặt vật thể ấy lên. Sau khi nhặt vật lên, nếu chăm chú nhìn vật đó từ mọi góc độ có lẽ đó là người Pháp. Ngược lại, nếu người đó nhặt lên rồi ghé vào tai lắc lắc thì đó là người Ðức. Người Pháp là dân tộc có năng khiếu hội hoạ nên họ sẽ cố gắng lý giải đồ vật dưới góc độ thị giác, còn người Ðức lại có năng khiếu âm nhạc, dân tộc đã sản sinh ra Beethoven sẽ cố gắng nhận thức vật đó bằng thính giác. Thế nhưng, nếu là người Tây Ban Nha, đất nước của trò đấu bò tót, khi nhặt vật đó lên, để thoả trí tò mò họ sẽ đập vỡ nó ngay chứ không xem xét bằng tai hay bằng mắt gì cả. Người Anh không giống với người Tây Ban Nha là hành động trước rồi mới suy nghĩ. Là người Anh, họ sẽ nhặt vật đó lên, kiên trì sử dụng nó vào việc này hay việc khác và sau khi rút ra kinh nghiệm mọi người sẽ tập trung lại rút ra kết luận đó là vật gì Còn Người Trung quốc, một dân tộc già dặn và kiên nhẫn hơn người Anh rất nhiều, nên trước khi nhặt vật đó lên người ta sẽ nhìn xung quanh rất kỹ, sau khi xác định là không có ai nhìn thấy thì "người quân tử" đó nhặt nó lên thận trọng đút vào tay áo. Với anh ta, vấn đề không phải đó là cái gì mà là việc vật đó tồn tại mới quan trọng, bởi vì rồi cũng có lúc anh ta biết đó là vật gì. Với người Hàn Quốc, một dân tộc từng bị đói khổ trong trong thời kỳ Nhật thống trị trước kia, phản ứng trước tiên là phải thử bằng lưỡi. Trong cuộc thể nghiệm này tất nhiên không thể thiếu được người Mỹ và người Nga, hai đại diện của phía Tây và Ðông, có lẽ trái với sự chờ đợi của chúng ta, họ không có phản ứng gì đặc biệt, không phải đau đầu suy nghĩ! Vậy thái độ của người Nhật sẽ như thế nào? Với người Nhật, họ không cầm lên ngắm nghía hay lắc thử, cũng không đập vỡ hay lặng lẽ cho vào tay áo. Họ không nhờ sự trợ giúp của máy tính hay đảng phái nào bởi vì là những con người rất hiếu kỳ. Quả là như vậy, sau khi nhặt lên, người Nhật sẽ làm thử một cái giống như thế và chắc chắn không chỉ để chế tạo ra một vật hoàn toàn đúng kích thước của vật thật mà còn thu nhỏ lại một cách tinh xảo, gọn tới mức có thể cho vào lòng bàn tay. Sau đó, họ sẽ ngắm nghía một cách kỹ càng và nói:"Nasudoho!" (à, ra thế!) và vỗ đùi sung sướng. Bạn thử nghĩ xem, nếu người Việt chúng ta nhặt được vật đó, thái độ sẽ thế nào?" Tôi cảm thấy nóng gáy. Tất nhiên không chỉ để tìm ra câu trả lời về phản ứng của người Việt chúng ta. Trong các liệt kê ở đây không có người Việt, có nghĩa là chúng ta vẫn bị xem như một xứ nhược tiểu. Tính cách dân tộc của chúng ta không đủ mạnh cũng như tầm vóc của chúng ta chưa đủ lớn để có thể liệt kê với các dân tộc khác trên thế giới. Song, dù thế nào chúng ta cũng phải có một phản ứng trước vật thể lạ kia nếu chẳng may trên đường đi chúng ta bắt gặp chứ! Vậy thì người Việt sẽ làm gì? Ðây là suy đoán của tôi: Khi nhìn thấy vật đó, người Việt sẽ chạy đi tìm nhiều người khác cùng đến xem. Sau khi phỏng đoán xem vật đó là gì, một cuộc tranh cãi khủng khiếp đã diễn ra, chỉ vì không ai chịu công nhận tuyên bố của kẻ khác. Ai cũng cho rằng mình đúng. Rồi mệt mỏi, bất phân thắng bại, mỗi người về tự làm một vật giống với vật mà họ đã trông thấy theo trí tưởng tượng của riêng mình. Kết quả là có rất nhiều vật trông có vẻ giống với vật lạ mà họ thấy nhưng vật kia là gì thì họ vẫn không thể biết được. Ðối với người Việt thì "vật kia là gì?" có vẻ không quan trọng bằng việc ai đoán đúng Nếu vật kia là vật chất, trên thị trường sẽ có rất nhiều hàng giả, giống như thật nhưng không dùng được. Nếu vật kia là siêu hình, một học thuyết hoặc một tư tưởng, một chủ trương nó sẽ được áp dụng rất thô bạo và sai lệch bởi vì điều quan trọng nhất: "Nó là cái gì?" thì người Việt Nam thường tỏ ra kém năng khiếu khi giải thích bản chất sự vật. Chúng ta đã có bao nhiêu bài học vì sự sai lệch này? Và điều mà chúng tôi vẫn muốn quan tâm là: theo bạn, người Việt Nam chúng ta sẽ làm gì? Ở nước ta, bản thân việc nhặt được vật lạ chưa phải là tốt hay xấu, mà phải đợi cho có kết luận của cơ quan chức năng sau khi xem xét mới biết là rủi hay may. Chính điều này nhiều khi làm ta lưỡng lự khi bất chợt thấy một vật lạ trên đường. "Có nên mang về không? Có nên hét lên cho mọi người biết là nó "lạ" không?" Ta tự hỏi. Bởi vì ta đã biết bố mẹ chúng ta hình như hơi sợ những cái gì là "lạ", họ cho rằng hệ tiêu hóa của chúng ta còn non nớt. Nếu chúng ta hét lên, họ giấu béng vào tủ, và chúng ta cũng mất luôn cả cái cơ hội gọi bạn bè đến mà thảo luận về bản chất cũng như tên gọi của cái vật lạ kia. Nếu bạn thường xuyên sống trong tâm trạng "không-để-bố-biết-mình-nhặt-được-vật-lạ", thì lâu dần, bạn sẽ mất thói quen ngắm nghía vật lạ ngay cả khi nó nằm hẳn trong lòng bàn tay. Trong khi con cái nhà người ta, được bố mẹ khuyến khích đi tìm cái lạ, sẽ băng rừng, vào núi, mang về những thứ lóng lánh để mà tự hào. Cũng có khi mang về, bố mẹ nó sẽ cho nó biết, vật này thường lắm, chẳng lạ đâu con, khiến nó thất vọng vứt đi, thì ít nhất cái cuộc hành trình đi tìm cái lạ của nó cũng đã là một phần thưởng Thế đấy, người Việt Nam ta là con nhà lành, bố mẹ cẩn thận (có lý do). Cẩn thận dạy con tránh vật lạ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, với những bài văn không được đi chệch lối, sách đọc tham khảo thì chỉ nên đọc tác giả này (tức là thầy) mà đừng đọc tác giả kia, không thì điểm kém. Cẩn thận tránh ngắm những triển lãm nhìn-mãi-không-hiểu-ý; tránh cho nhau đọc những từ ngữ mạnh bạo, tình tính dục gì đó - những cái có thể đề cập đến tận đáy sâu con người; Ở tầng nông, lửng lơ thôi, vì đáy sâu là đáy lạ, không ai xuống tận nơi thẩm tra được. Chúng ta đã được giáo dục để tránh xa cái lạ, đến mức gán cho cái lạ đến 70% là nguy hiểm. Trước những vật thể lạ, chúng ta không dại mà cầm lên ngay, dí sát vào mắt tìm tương quan thị giác như người Pháp, càng không mạo hiểm lắc lắc bên tai tìm tiếng nhạc như người Ðức, càng quyết không đập vỡ xem cái bản chất, cái tận cùng của nó là gì, như chú Tây Ban Nha...(những cái này tôi lấy ở đọan trích trong bài của Khuê Văn, chứ "lạ" thế, tự tôi không nghĩ ra.) Không, chúng ta không liều mạng thế. Việc trước nhất, ta phải ghi nhớ: đã lạ là nhiều phần nguy hiểm. Nên nếu thấy vật lạ, chúng ta cần rủ vài người cùng đến xem cho có nhiều kẻ cùng phạm tội. Ta đứng từ xa, và quyết không đưa ra ý kiến rõ ràng. Bởi vì, nếu ý kiến của ta hay, anh bên cạnh sẽ ăn cắp mất (và đăng trên báo khác), nếu ý kiến của ta nhỡ đâu không đúng, thế thì mất mặt ta. Mà thật ra, ta không phát biểu bởi vì ta cũng không chắc được lời ta nói ra là đúng hay là sai, là hay hay là dở. Về vật lạ, ta cần có một cơ quan thẩm định, với những nhân vật ta biết thẩm định còn dở hơn ta, họ hẹn 2h nhưng 6h vẫn chưa thấy tới. Nhưng ta phải đợi họ đến, vì không thì ai là người chịu trách nhiệm trước cái vật lạ khốn kiếp tự nhiên rơi xuống cuộc đời đều đặn và an nhàn này. Thế rồi ta oán vật lạ... Lạ làm gì không biết cơ chứ! Cơ quan thẩm định rồi cũng tới, khi tất cả đều đã mòn mỏi. Và vì họ cũng là người Việt Nam, cho nên họ cũng sẽ im lặng, vì họ cũng hoang mang như ta... Tất cả sẽ đợi như thế. Trăng sẽ lên. Trong ánh trăng bàng bạc mà cô độc ấy, vật thể lạ trên mặt đường tan dần, tan dần. Nó teo tóp lại, lộ rõ vẻ vô hại, bợt bạt dần đi, mang theo cả cái bí mật trong lòng, trôi đi mất cả xuất xứ. Và chúng ta ra về, hội đồng giám định về trước vì có xe con. Chúng ta ra về sau, lòng hơi buồn buồn, vì mãi vẫn không có ai sờ được đến vật lạ đó, ngửi tới nó, thậm chí đá vào nó một cái. Và nhất là, trong lòng ta lại tiếc rẻ, nếu biết nó không hại như thế này, thì lúc nãy mình đã liều khen một câu, rồi mang về, bán. "Chạy cho kịp giờ" Một lần đèn đỏ, phía bên kia đường vắng không ai qua, mọi người liền vượt đèn, mỗi tôiđứng lại, thế là họ quay lại nhìn tôi như thể nhìn người ngoài hành tinh. Tất nhiên là tôi không thấy xấu hổ, người nên xấu hổ là những người đã vượt đèn đỏ kia - họ vừa bị "mù màu" vừa bị hổng kiến thức nữa. Một đứa bé được ba mẹ chở, đến đèn đỏ mọi người cùng vượt. Bé hỏi "sao đèn đỏ mọi người lại chạy, cô giáo dạy đèn xanh mới được đi cơ mà". Ba mẹ trả lời: "chạy cho kịp giờ ". Với cách nghĩ đó, sau này bé cũng sẽ "vượt đèn cho kịp giờ ". Lại một thế hệ nữa đi theo thói quen xấu "Xin lỗi, người Việt Nam toàn thế" Ngay trong sáng nay thôi khi tôi dừng xe theo trình tự để đổ xăng, lúc đó cây xăng rất đông và ai cũng nhẫn nại chờ đợi đến lượt mình. Khi một người vừa rời đi thì có một cậu thanh niên vượt lên đổ ngay trước mặt tôi, nhanh chóng yêu cầu người bán hàng đổ trước Người bán hàng cũng không cần xem xét hành động của anh ta và cứ đổ cho anh ta trước. Tôi nói với người bán hàng mình đã đến trước và đề nghị không đổ cho người loi choi đó, người bán hàng không nói gì, còn cậu thanh niên kia bảo: " Xin lỗi! Người Việt Nam toàn thế" rồi bỏ đi trước sự ngơ ngác của bao người Vậy đấy, người Việt ta rất xấu và nếu chúng ta mỗi nguời hàng ngày không tự ý thức rèn luyện, e rằng thế hệ sau sẽ ảnh hưởng bởi hiệu ứng lan truyền, thấm lâu và chính chúng ta sẽ chịu hậu quả " gieo gió thì gặt bão". Miễn xin lỗi Chuyện vô ý thức trong nếp sống hàng ngày tôi thường xuyên gặp. Chẳng nói đâu xa, mỗi buổi sáng đi tập thể dục tại lớp thể dục thẩm mỹ của trung tâm thể dục thể thao Quận, tôi vẫn thấy những chị đi làm đẹp cơ thể mình chen ngang một cách vô lối, họ đến muộn nhưng vô tư đứng trước mặt người khác và lờ đi như không có ai đứng xung quanh, cho dù khoảng cách giữa mọi người thường là 1 sải tay để tránh va, đá vào người khác và cũng tỏ ra bình thường khi dang tay vả ngang mặt người khác (không cần xin lỗi). Thiết nghĩ, nếu nền giáo dục của ta chưa dạy được ý thức con người (ý thức phải tự tích luỹ và vận dụng) thì các phóng viên nhà đài có thể làm chương trình về ý thức công dân và dành khoảng 5 đến 10 phút và nhà đài có thể phát trong chương trình nào đó để phổ biến ý thức trong cộng đồng. Đám đông Mỗi lần đi ngang qua 1 vụ đụng xe, cả 2 bên cùng chửi nhau ỏm tỏi, rồi mọi người hiếu kỳ đứng lại xem làm kẹt xe. Không biết họ đã để lãng phí mất bao nhiêu thời gian vì chuyện đó Một lần, cô dạy văn của tôi kể chuyện, ngày xưa thời đánh Mỹ ở Sài Gòn, một trái bom nổ lên, không có thương vong, mọi người hiếu kỳ bu lại xem. Đến trái thứ 2 phát nổ, cả trăm người đó chết hết. Tai hại thật Chỉ trẻ con mới cần học đạo đức? Một lần tôi leo Fansipan cùng một nhóm bạn trong đó có một anh đi du học Hàn Quốc về. Ngay khi mới bắt đầu vào rừng, khi có người vứt cái vỏ chai nước đã uống hết ra đường, anh nhặt lên và nói là chai nước và các loại túi ni-lon sẽ mất rất nhiều thời gian để phân huỷ, vì vậy không nên vứt chúng bừa bãi mà chờ khi có thùng rác mới cho vào. Tôi nghĩ, mỗi chúng ta cũng nên như anh bạn kia, biết hướng dẫn cho người khác có ý thức hơn không chỉ về việc bảo vệ môi trường, biết xếp hàng, không lãng phí trong bữa tiệc đứng mà còn cả ý thức cư xử văn minh Tôi cũng mong ngành giáo dục quan tâm hơn về vấn đề này hơn nữa. Khi còn là học sinh cấp 1, tôi có được học môn Đạo đức và đã có nhưng bài học thật bổ ích, nhưng sau đó thì chúng ta không có nhưng môn tương tự cho lứa tuổi lớn hơn. Ngay cả khi học đại học, khi học môn Luật đại cương tôi chỉ được học các điều luật, các chế tài xử phạt, chứ không thấy được học về ý thức chấp hành luật. Phải chăng Bộ giáo dục cho rằng chỉ có trẻ con mới cần học môn đạo đức? Bệnh thờ ơ Đổ cho bận rộn, cho tất bật, chúng ta đang đạp lên những số phận… Một người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng 7h30 sáng, ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt - Lê Duẩn - Giải Phóng đông nghẹt người, mù mịt khói bụi. Người đàn ông trong bộ quần áo bộ đội cũ kỹ, chiếc mũ cối trên đầu nát bấy như những đường hằn dọc - ngang trên khuôn mặt len lỏi giữa dòng người chật như nêm “Cháu xin các bác ở phố ạ. Con trai cháu bị tai nạn nằm bệnh viện ạ. Cháu xin các bác cho cháu vài hào mua suất cơm trưa cho con trai cháu ạ!” - Cứ thế, với ngữ điệu khẩn cầu kiên nhẫn, người đàn ông một mình chống chọi với những âm thanh rùng rùng quanh mình Những ánh mắt tò mò dừng lại, những bánh xe vô cảm cứ tiếp tục vòng quay. Một vài người tranh thủ lúc chờ đèn xanh quay sang nhau “chia sẻ” kinh nghiệm: “Lại Cầu Diễn đấy mà, thu được cả đống bạc về quê xây nhà chứ chả chơi!” Két, rầm… Một người đàn ông ngã sõng soài giữa lòng đường. “Khiếp quá, lại tai nạn!” - người ta quay ra kháo nhau rồi… thản nhiên tiếp tục hành trình. Những người hiếu kì bỏ cả cửa hàng “nhiệt tình” băng qua đường xúm lại xem. 5 phút, 10 phút, người đàn ông vẫn nằm bất động trước những lời xì xầm bàn tán, những cánh tay chỉ trỏ. “Chết chưa? Chắc chết rồi, nằm im thin thít thế cơ mà!” 15 phút sau, anh công an phải vất vả lắm mới chen được tới chỗ người gặp nạn. Một tiếng rên khe khẽ, ngón tay người đàn ông động đậy, anh công an tá hoả: “Trời ơi, bao nhiêu người thế này mà không ai gọi dùm xe cấp cứu, bằng giết người ta đây này!”. Những ánh mắt nhìn nhau, một chút hối hận, một chút ái ngại và cả những cái liếc xéo sắc lẹm “rõ khéo chuyện” Bà cụ ngồi bất động bên máy con búp bê len nhỏ thó. Không mời chào, không nài xin, ngày nào cũng vậy, cụ cứ ngồi như thế bên cạnh gốc cây cổ thụ gần trụ sở ngân hàng ANZ, lặng lẽ nhìn người qua đường. Khách nước ngoài tò mò dừng lại, có người nhấc mấy con búp bê len ngắm nghía, tỏ ý thích thú, bỏ chút tiền vào chiếc cơi trầu rồi đi tiếp. Người “ta” thì khác hơn, chỉ ngoái lại nhìn và tiếp tục hành trình với bao nhiêu lo toan phía trước. “Hậu” vô cảm Một người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng. Nhưng, có một người tò mò với quyết tâm âm thầm bám theo người đàn ông ăn xin, để tê tái chứng kiến cảnh một người bố ngồi nhằn lại đống cùi dưa hấu, rồi tất tả xách cặp lồng cơm đạm bạc tới buồng bệnh cho con trai. “Con ăn cơm đi, bố tranh thủ ăn ngoài hàng rồi!” “Bố lại nhường con rồi, thôi bố con mình ăn chung vậy, con cũng không đói lắm!” “Vớ vẩn, bố không ăn làm sao có sức chăm con, ăn đi con, ăn đi cho nóng! Yên tâm, bố vừa được lĩnh trợ cấp thương binh rồi.” Người con trai cụp mắt giấu những giọt nước mắt đã ngân ngấn, miếng cơm nuốt hình như càng thêm khó nhọc… Quán bên đường chiều muộn, chị bán hàng le te thông báo một tin sốt dẻo: “Nghe nói, cái ông sáng nay bị tai nạn “đi” rồi. Bác sĩ bảo, giá được cấp cứu sớm hơn thì không đến nỗi!” Những “người hiếu kì” tảng lờ như không nghe thấy… Gốc cây cổ thụ trên khúc quanh đẹp nhất Hà Nội sáng nay vắng hoe hoắt. Không thấy bóng dáng quen thuộc của bà cụ. Mấy chị bán thuốc lá mẹt kháo nhau: “Cụ bán búp bê len vừa “tịch” hôm kia. Mấy hôm trước cụ ấy vẫn ngồi đây nhưng không thấy bày búp bê ra. Tôi cũng đoán là cụ “giở chứng chết”, thế mà trúng phóc!” Một giọng bình phẩm khác ra chiều còn “hình sự” hơn tiếp chuyện: “Lúc cụ ấy chết, mới toé toè loe ra con cái cũng đông đúc và phương trưởng lắm. Quàn tại Phùng Hưng cơ đấy, bao nhiêu ôtô con đến viếng!” Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn (1) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen, chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế. Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thèm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?! Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay (2) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người cùng theo đạo Khổng, cùng sử dụng chữ Hán. tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này nước Pháp mới đô hộ nước ta 60 năm. 16. Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách Những người theo Nho học xưa nay thường hay trọng cái hình thức bề ngoài thái quá để đến nỗi tinh thần sai lầm đi rất nhiều. Người mình lại cứ quen một mặt thuận thụ theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại, việc phải trái hay dở thế nào cũng chỉ ở trong cái khuôn đó chứ không chệch ra ngoài được, sự phê bình phán đoán càng ngày càng hẹp lại, không biết còn có tư tưởng nào nữa. Đến nay thời cục đã biến đổi, khoa cử bỏ đi rồi, sự học cũ không phải là cái cầu ở con đường sĩ hoạn nữa, thì Kinh Truyện xếp lại một chỗ mà đạo thánh hiền cũng chẳng ai nhắc đến Sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì ngỡ mình nông nổi không suy nghĩ cho chín chưa gì đã đem phá hoại đi, thành thử cái xấu cái dở của mình thì vị tất đã bỏ được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội ta được bền vững mấy nghìn năm. Cái tình trạng nước ta hôm nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra biển, không biết phương hướng nào mà đi cho phải 17. Nặng tính hiếu kỳ Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta, xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình. Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới. Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay, danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường, lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp, mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù, phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm. Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm… 18. Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm. Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt. Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt. Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội: Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh 19. Tự biến mình thành người ngoại quốc Cuộc sống ngày càng phát triển, người người nhà nhà đua nhau mua sắm, tiêu dùng đồ ngoại, kéo theo teen - những “thượng đế nhí” vào cơn bão sính ngoại. Mặc đồ hiệu, đầu tóc sành điệu… thật ra chẳng có gì đáng chê trách, mà đôi khi là rất đáng khen vì teen mình đã biết làm đẹp cho bản thân. Tuy nhiên, câu chuyện “sính ngoại” bắt đầu xảy ra khi một số teen tự biến mình thành người ngoại quốc Ăn mặc có style, đeo contact lense khói, môi nhỏ với giọng nói dễ thương Phương Linh (17 tuổi) trông giống như một cô gái Nhật Bản. Đi du lịch nước ngoài, ai mà hỏi bạn đến từ đâu, Linh đều thản nhiên trả lời rằng bạn là người Nhật Bản. Khi hỏi Linh vì sao lại trả lời thế, cô nàng còn thản nhiên hơn: “Người Việt Nam mình ở nước ngoài hay có tiếng xấu, thà mình trả lời là người nước khác chứ nhận là Vietnamese nhỡ bị ghét thì còn mệt hơn!”. Ngồi trên máy bay, khi được tiếp viên hỏi có uống nước gì không bằng Tiếng Việt, Hoàng (15 tuổi) thản nhiên giả vờ không hiểu cô tiếp viên nói gì, rồi hỏi lại bằng Tiếng Anh. Lí do của cậu thật dễ hiểu: “ Cứ để ý mà xem, nếu nhận mình là người Việt chắc chắn sẽ không được phục vụ tận tình bằng người nước ngoài. Xem chừng cứ giả vờ là Tây lại được phục vụ tốt, còn dễ chịu hơn”. 20. Nét gia phong thời xưa Chắc nhiều người còn nhớ thời kỳ sau năm 1975, ai đi Nam về cũng có chung một nhận định: trẻ con trong đó hầu như rất ít nói bậy và viết những điều tục tĩu lên tường nơi công cộng, đi đâu về nhà thì lễ phép cung kính chắp hai tay thưa gửi người bề trên. Đặc biệt, chẳng may ra đường có bị đụng xe thì người ta cũng không mấy khi nổi khùng cãi vã dẫn tới xô xát như bây giờ. Trẻ em ở vùng bà con theo Thiên chúa  giáo cũng có những nét sinh hoạt  như vậy,  và nhiều bậc cha chú  cho tới nay vẫn còn giữ những hoài niệm đẹp về người Tràng An thuở trước thanh lịch, tế nhị mà rất đỗi phong lưu. Nói như vậy không có nghĩa là thời trước không có "người Việt xấu xí", nhưng có lẽ trong kỷ nguyên của hội nhập quốc tế hôm nay, vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, chúng ta cần có thái độ  tự phê phán cao hơn, khi phải hàng ngày hàng giờ  tự soi mình vào tấm gương toàn cầu hóa, để phát hiện ra và tích cực sửa những nét lạc lõng, dị biệt với mọi giá trị nhân văn của thế giới văn minh. Điểm xuất phát của chặng đường tự sửa mình gian nan đó phải được bắt đầu từ gia đình - tế bào của xã hội, cụ thể là hình thành và gìn giữ gia phong  hay còn gọi là văn hóa gia đình. Nói như nhà văn Băng Sơn, gia phong là một điều gì đó không nắm bắt cụ thể như bọc tiền, như lạng vàng, như cái bằng khen đóng khung… Nhưng nó lại rất hữu hình trong tâm hồn ta, trong thể xác ta, từng ngày, hàng giờ. Một lời ăn tiếng nói, một cách tiếp khách, một kiểu học bài, một người bạn nên giao du… Gia phong có khi chỉ là một cái lừ mắt của người cha, một câu chuyện nhỏ trong bữa cơm chiều của người mẹ, một làn khói trên bàn thờ gia tiên…Nét văn hóa thấm đẫm vào mọi thành phần trong mỗi gia đình, là môi trường quyết định cho con người đi vào xã hội. Và thật bất hạnh thay cho những ai không có truyền thống tốt đẹp trong gia phong như thế, và cũng bất hạnh cho ai đã phá vỡ gia phong của mình, mà nguy hiểm thay nếu nhiều người cố ý hay vô tình đang làm mất gia phong của gia đình, tộc họ mình đi. Mất gia phong, nhiều kẻ giàu xổi học đòi, nhất thời bột phát đã có kết cục bi thảm ngay trong đời con, cháu, chứ đâu có xa! 21. Chữ "lễ" thời nay và sự cần thiết của hình phạt Câu “tiên học lễ, hậu học văn” thời nay có thể bắt gặp ở  bất cứ trường tiểu học nào. Theo thứ tự "lễ" phải được thấm nhuần trước,  là môi trường sư phạm cần phải có để dẫn truyền kiến thức văn hóa Nhưng trong thực tế người ta đã nhồi nhét tới mức quá tải những mái đầu còn non nớt bằng bao tiết học chính khóa lẫn học thêm các môn Toán, Lý , Hóa, Văn, v.v… trong khi đó giáo dục thể chất và tinh thần chưa bao giờ được đầu tư đúng mức. Rút cuộc, chúng ta đã tạo ra một nền giáo dục đầy bức xúc và stress, có nguy cơ sản sinh ra  những thế hệ công dân  tư duy thụ động theo lối mòn, xơ cứng giáo điều, nghèo nàn và "cục súc" trong văn hóa giao tiếp, yếu ớt về thể chất và dị biệt với các bạn đồng lứa trên thế giới Sự khủng hoảng của nền giáo dục ở các cấp đã có ảnh hưởng tức thời đến hiện tượng “người Việt xấu xí“ đang có chiều hướng gia tăng – một bộ phận trẻ em hư hỏng, bất cần đời đi bụi, thanh niên đua xe, nghiện ma túy rồi phạm pháp v.v… Giáo trình môn đạo đức học trong nhà trường rất thiếu những bài giảng sinh động mang tính thực tiễn đề cập thẳng thắn tới những thói hư tật xấu hay gặp nhất của người Việt trong bối cảnh của hội nhập quốc tế. Chẳng có tiết giảng nào răn dạy các em không nên ngoáy mũi hay nói to nơi công cộng… Và đáng thất vọng hơn là xã hội chưa có chế tài xử phạt những hành vi thiếu văn hóa trên quy mô cả nước Để có một Singapore là hình mẫu của văn minh đô thị, người ta đã phải mất hàng chục năm liên tục kết hợp giữa các hình thức giáo dục đại chúng và xử phạt nghiêm minh đúng người đúng tội bằng tiền hoặc roi đối với những kẻ làm ô uế nơi công cộng. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ một thanh niên Mỹ bị phạt đánh do viết bậy lên tường và Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó cũng không thể xin miễn tội. Nhận thức là một quá trình diễn ra không hề trơn tru và dân trí cũng vậy, nó đòi hỏi cả xã hội phải chung sức chung lòng cùng sự công tâm, gương mẫu của các nhân viên công quyền Chẳng hạn, muốn người dân tâm phục khẩu phục và tự giác chấp hành luật lệ giao thông thì trước tiên phải chứng tỏ rằng trong lĩnh vực này không có chỗ cho hành vi hối lộ. Kẻ đưa hối lộ sau khi đi trót lọt bao giờ cũng có suy nghĩ coi thường (vì đã có thể mua được bằng tiền) người nhận hối lộ và tin rằng hành vi này có thể được tái diễn mà vẫn tránh được sự trừng phạt. Thói hư, tật xấu cứ như vậy mà bùng phát trong xã hội như nấm mọc dại sau cơn mưa rào. Khi “người Việt Nam” trở thành tính từ Ngày nay, rất ít khi ta thấy được cảnh người dân ta xếp hàng ngay ngắn ở nơi công cộng. Thay vào đó là hình ảnh chen lấn, xô đẩy nhau, đôi khi còn gây ra xô xát Thu Quỳnh (du học sinh bên Anh): “Ngày Tết bao giờ cũng thấy mẹ cùng dì chen lấn trước một cửa hàng bán bánh chưng ở phố Hàng Bông để mua cho kì được đủ đồ cúng gia tiên. Sang bên này, thực sự thấy lạ khi đi mua đồ gì, nếu quá đông, mọi người sẽ xếp hàng chứ không có xô đẩy, cố mua cho riêng mình như ở Việt Nam”. Hành động tưởng chừng như đơn giản của người lớn, giờ lại ảnh hưởng sâu đến nhận thức của teen. Đi mua vé tháng học lò luyện thi, teen sẽ thấy ngay cảnh hàng trăm bạn cùng chúm đầu chạy vào bàn đăng kí, không hề có ai yêu cầu xếp hàng hoặc tự nguyện xếp hàng, tất cả đều mạnh ai nấy chạy. Chưa hết, nếu ai từng chứng kiến cảnh các bạn học sinh đứng chờ ở cầu thang cả tiếng đồng hồ trước giờ học, để rồi khi cửa lớp học vừa mở, tất cả chạy nhào tới chen lấn tơi bời… sẽ không khỏi thắc mắc tại sao ý thức xếp hang và văn hoá chờ đợi của chúng ta kém đến thế. Chen lấn, xô đẩy…, rồi một số người chen lấn, xô đẩy nhau chỉ để xem ở đó… có chuyện gì xảy ra! Thấy một vụ tai nạn trên đường, tất cả người dân xung quanh xúm đông xúm đỏ vào xem nhưng chẳng ai gọi xe cấp cứu đến. Hôm vừa rồi có xảy ra cháy lớn tại một nhà hàng trên phố Hàng Tre, cả đoạn phố ùn tắc lại không phải vì 2 xe cứu hỏa, mà “nhờ” sự hỗ trợ của đông đảo người dân hiếu kỳ xung quanh. Vẫn còn nhớ cảm nghĩ của một thực khách lúc đó trong nhà hàng: “Trong khi tôi đang hốt hoảng cố gắng chạy ra vì sợ đám khói, thì tôi nhớ mãi hình ảnh một thanh niên mặt cười hớn hở chạy đến để xem Tất cả những hành động như vậy đều bị người ta đánh giá thẳng tưng: “Đúng là người Việt Nam!”. Một số teen Việt còn cực đoan hơn, biết rằng các bạn đó không adua theo cái xấu; nhưng lại nhận xét: “Người Việt Nam mà!”, cứ như thể, “người Việt Nam” là một tính từ xấu! Cần sự nhận thức đúng đắn Rất nhiều bài báo kêu gọi không làm Người Việt xấu xí…, nhưng có lẽ đều chưa đủ. Tất cả những kết quả ngày hôm nay dù ít, dù nhiều, cũng đều từ việc làm ý thức hay vô thức của mọi người Nhớ lại một câu rất “trẻ con” trong phim “Mean girls”: “Trên đời này có 2 loại người xấu: Người làm việc xấu và kẻ thấy việc xấu mà không ngăn chặn”. Đôi khi chúng ta nhìn việc xấu của người khác và cho đó là chuyện bình thường, chúng ta nghĩ rằng: “Nhiều người làm rồi, cớ gì mình không làm theo!” Mong rằng thế hệ teen hôm nay, những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ sớm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của chính mình – để tránh việc tự biến người dân của đất nước thành một tính từ xấu. Hãy tự học lấy trách nhiệm cộng đồng, chứ đừng “kế thừa” những văn hóa “xấu xí”, teen nhé! Người Việt có xấu xí thật không? Người Việt xấu hay không xấu không phải bởi vì họ vốn thế. Đó không phải là những giá trị bất biến, và tất nhiên là không đáng bi quan. Trên mọi ngả đường, mọi góc phố, người tinh tế một chút có thể nhận ra ngàn vạn biểu hiện không thuận mắt của người Việt. Nhưng gọi chung những hành xử đó là hành xử "kiểu người Việt Nam", e có điều gì không phải với bậc ông bà. Người Việt là người dạy con "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" chứ không phải "mạnh ai nấy hưởng", dạy cháu "học ăn học nói, học gói học mở" chứ không phải "vô duyên chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy...", dạy trò "tiên học lễ hậu học văn" chứ không phải sùng bái kiến thức vô lối mà quên đi chữ đức trong cuộc sống hàng ngày Triết lý giao tiếp của người Việt là "nói ngọt giọt đến xương" chứ không phải những cuộc cãi vã, xô xát đình đám giữa phố, là "khôn ngoan chẳng lọ thật thà/Lường cân tráo đấu chẳng qua đong đầy" chứ không phải "ăn hơn làm kém", "mồm miệng đỡ chân tay". Ông bà ta chỉ có những câu ca xưa để dạy dỗ con cháu trưởng thành, không có kinh sử, không có sách giáo khoa. Nhưng nếu con cháu biết soi mình vào kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ đó, hẳn sẽ nên người Nói là dân tộc Việt Nam có nền tảng tốt đẹp về văn hóa, vậy thì hiện nay nó ở đâu? đóng vai trò thế nào trong việc dưỡng dục đạo đức cho con trẻ? Văn hóa Việt Nam vẫn ở đó, vẫn ẩn chứa những vẻ đẹp lấp lánh về nhân nghĩa, "trọng người hơn trọng mình". Chỉ có điều, văn hóa thì chỉ có thể chờ được tiếp nhận, kế tục, chứ nó không thể tự lên tiếng. Khi chúng ta đã lãng quên, tức là chúng ta để mất, chứ đừng nói là chúng ta không có Văn hóa tiểu nông Có lập luận cho rằng văn hóa Việt Nam là văn hóa tiểu nông, không phù hợp với văn minh đô thị. Do vậy, khi người dân từ đồi xuống phố, mang theo văn hóa tiểu nông để ứng xử nơi thành thị, thì nảy sinh ra những điều bất cập. Điều này đúng, nhưng nói thế không khác gì chỉ thấy cây mà chẳng thấy rừng. Cái gọi là "văn hóa tiểu nông" không chỉ hàm chứa những điều không thích hợp cho văn hóa thành thị, mà nó có những điều thuộc về chân giá trị - là căn bản ứng xử cho mọi xã hội. Không thể đổ lỗi cho văn hóa tiểu nông. Vì rằng ông bà ta là nông dân, sống ở nông thôn, thì đúc kết nên một nền văn hóa mà ta định danh là "tiểu nông". Những cũng vì rằng ông bà là những người làm nên một dân tộc hồn hậu, trung thực, lễ hiếu tín nghĩa, nên ta cần phải định danh cả những phẩm chất tuyệt đẹp đó để ghi nhận và học theo. Vì rằng ông bà ta là nông dân, sống ở nông thôn, thì đúc kết nên một nền văn hóa mà ta định danh là "tiểu nông". Những cũng vì rằng ông bà là những người làm nên một dân tộc hồn hậu, trung thực, lễ hiếu tín nghĩa, nên ta cần phải định danh cả những phẩm chất tuyệt đẹp đó để ghi nhận và học theo. Vậy để trả lời cho câu hỏi: "Người Việt có xấu thật không?", công bằng nhất, là phải chia ra: có người Việt xấu, có người Việt không xấu. "Người Việt xấu" đã được kể ra bằng rất nhiều ví dụ cụ thể. Còn "người Việt không xấu" là tất cả phần còn lại, là cả khối dày từ quá khứ đến hiện tại, nằm trong những tinh túy đã được lịch sử đúc kết. Học cái gốc văn hóa không phải là học từng cách ứng xử cụ thể (nhiều người vướng vào cái bẫy này để kết tội văn hóa tiểu nông là phá vỡ văn minh đô thị, trong khi lẽ ra phải biết vận dụng cái cũ trong hoàn cảnh mới một cách thích hợp). Học gốc văn hóa là học giá trị căn bản, đúng trong mọi thời đại: trọng nhân, trọng nghĩa, trọng lễ. Biết trọng nhân - nghĩa - lễ thì không có chen lấn, không có xô đẩy, không có vô kỉ luật vô phép tắc, không có xem thường người khác. Nếu người Việt xấu được biết đến 3 chữ trong ấy thì họ đã biết tôn trọng cộng đồng, nghiêm nghị phép tắc, và khi đó thì không còn là người Việt xấu Người Việt xấu hay không xấu không phải bởi vì họ vốn thế. Đó không phải là những giá trị bất biến, và tất nhiên là không đáng bi quan. Có những môi trường đang dung dưỡng cái xấu, để tạo ra người Việt xấu. Và cũng có những cách để triệt tiêu cái xấu, làm biến mất nhóm người Việt xấu Phỏng vấn Vương Trí Nhàn "Con người của thời đại mới là người thấy được rằng mình còn rất nhiều kém cỏi và phải có ý chí để vươn lên với thế giới. Không phải người ta nói vài câu xoa đầu là đã sướng, mà mình phải làm sao tạo ra hàng hóa để bán cho họ, họ phải mua nhiều và mua nữa" - ông Vương Trí Nhàn nói. Theo ông, những thói hư tật xấu điển hình của người Việt là gì? Thứ nhất, chúng ta chưa bao giờ nghiên cứu thấu đáo về sự hình thành lịch sử của nước ta. Tại sao học sinh học dốt sử? Vì đa số lười đọc sử, học sử nên đây là kết quả tất yếu. Lịch sử của chúng ta đã bị đặt dưới cái nhìn quan liêu lơ là. Thứ hai, dân tộc mình như "trẻ con", không quan hệ với nước ngoài, nhìn thấy nước ngoài là nhìn bằng ánh mắt thù hằn. Bây giờ chúng ta nên phê phán trạng Quỳnh, trạng Lợn, chuyện Thần đồng đất Việt vì ở đó thực chất là đề cao mưu mẹo vặt, khôn lỏi, trí trá...Cái gì vay mượn cũng phải nói rõ. Ngày xưa còn nói nghề in hay đúc đồng là học của Trung Quốc nhưng giờ thì người ta nói cứ như là cái làng đó nghĩ ra nghề này. Đây là lừa dối, vậy thì dạy được trẻ con gì nữa. Thứ ba là sau chiến tranh mỏi mệt quá, giờ dân ta nghĩ là làm cái gì để khá lên một chút, nên thèm hưởng thụ lắm. Khi đi ra ngoài thì chệnh choạng nên lộ ra rất nhiều nhược điểm cũ. Nhưng biết làm sao được, vẫn phải ra ngoài hội nhập thôi. Một thói quen xấu còn để lại sau thời chiến là ý nghĩ cho rằng cứ làm liều là được chứ không chịu học hỏi gì cả. Ngay trong giới nhà văn chúng tôi cũng nhiều sự bảo thủ, không chịu hội nhập. Ngày xưa ở Hội Nhà văn còn có nhà văn nước ngoài sang giao lưu để mở mang nhưng giờ thì không. Bảo học thì như ông Lê Lựu nói: Học để ăn cắp thì học để làm gì? Nói vậy sao được?! Thói xấu lớn nhất của người Việt chính là thói xấu sợ nói ra tật xấu của mình, như ông đã nhận định. Vậy ngoài thói xấu này thì còn thói xấu nào lớn nữa? - Thói xấu lớn nữa là nhiều người Việt không có nhu cầu tự nhận thức, xem lại mình là người như thế nào, đặt mình trong thời gian, không gian cụ thể thì sẽ ra sao. Chúng ta không có thói quen ghi lại biên niên sử, nên ví thử sau này khi muốn nghiên cứu về Nguyễn Du, Nguyễn Tuân thì chẳng ai biết năm đó các vị làm gì. Không thể cứ ngồi nhận định loạn lên rồi tô vẽ nhăng cuội. Tiếp nữa là sự thiếu chính xác ở rất nhiều việc. Có những người sống rất bột phát hồn nhiên, không có sự nghiên cứu, nghiền ngẫm nào khi viết hay nói cả; cứ nghĩ gì là viết đấy chẳng cần tìm hiểu gì hết. Vậy thói hư tật xấu nào là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của con người cũng như đất nước? - Theo tôi là thói tự kỷ trung tâm luận, thấy mình là trung tâm, cứ bắt người khác phải theo ý mình. Chúng ta hơi kiêu ngạo so với thế giới. Đây là điểm bất lợi cho sự phát triển. Những người đương thời bây giờ viết về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh mà thiếu sự tôn trọng, tôi thấy vậy là láo! Theo ông đặt ra vấn đề nước Việt Nam nhỏ hay lớn có hợp lý không? - Nhỏ hay lớn chỉ là tương đối, theo tôi nếu đặt vào một hệ quy chiếu nào đó để nói sẽ chính xác hơn. Như chuyện đặt vấn đề nước Việt Nam là nước lạc hậu so với thế giới thì đúng chứ nói lớn, nhỏ thì không có căn cứ. Chẳng lẽ dân tộc Thụy Điển, Thụy Sĩ có vài triệu dân thì không phải là dân tộc lớn sao? Ông rất tâm đắc với câu "Dân 25 triệu ai người lớn/ Nước 4000 năm vẫn trẻ con" của Tản Đà. Theo ông, khi chưa biết loại bỏ hết thói hư tật xấu thì chúng ta vẫn là "trẻ con"? Vâng! Đúng là trẻ con vì vẫn thích khen, thấy mình là quan trọng, chỉ biết mình thôi và chưa trưởng thành về mặt lý tính. Dân ta vẫn sống bột phát hồn nhiên, nghĩ gì là nói nấy. Tôi thấy dân mình như cây mọc nông trong khi các dân tộc phát triển khác như cây cao bóng cả. Việt Nam sau chiến tranh thì như rừng cỏ ranh, người nào cũng xêm xêm nhau. Chứ ở các nước phát triển thì họ có cả cây cao bóng cả, cả cây thấp lẫn dây leo bụi rậm. Ông dẫn rất nhiều tài liệu trong Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh (in năm 1938) để nói về thói hư tật xấu của người Việt. Vậy theo ông cho tới thời điểm này, khi Việt Nam gia nhập WTO rồi thì những thói hư tật xấu đó đã được thay đổi chưa trong suốt gần 60 năm qua? - Tôi nghĩ thói hư tật xấu của người Việt không những không thuyên giảm mà có vẻ như còn xuất hiện thêm ngày càng nhiều hơn. Và họ cũng có vẻ lý sự hơn trong việc cãi lấy được chứ chẳng dựa vào luật lệ nào Ra nhập WTO rồi mà người Việt ta vẫn chưa thay đổi ư? - Tôi nghĩ việc gia nhập WTO chỉ là thủ tục hành chính còn sự chuẩn bị về nhận thức để dân ta thay đổi cho phù hợp với hội nhập thì chưa có. Chúng ta phải có nghiên cứu xem trước khi hội nhập thì sự hiểu biết của dân ta về nước ngoài ra sao, văn hóa của Việt Nam như thế nào và có bị ảnh hưởng bởi hội nhập không,… Chúng ta đừng để sự yếu kém về mặt nhận thức ảnh hưởng tới đường lối tư duy, kiểu Xuân Diệu đã từng giảng trong một lớp học viết văn rằng: Các đồng chí ơi! Tổng thống ở Mỹ sau khi hết nhiệm kỳ, về nghỉ thì đi làm lái buôn, làm quảng cáo cho các hãng, rồi nó mặc áo dính hình quảng cáo này nọ… Xuân Diệu được đi nước ngoài quá nhiều rồi mà còn nhận thức vậy thử hỏi những người dân thường sẽ hiểu ra sao? Vậy phải chăng hội nhập cũng làm cho dân ta thêm tật xấu mới? Vâng! Khi hội nhập, chúng ta từ tối ra ánh sáng thì bệnh mới càng lộ rõ. Cộng vào đó là những thói hư tật xấu bị nhiễm từ bên ngoài vào nữa. Hiện nay tôi có một vấn đề rất băn khoăn những chưa viết ra được là: Việt Nam đang thành bãi rác của thế giới. Không phải cứ người nước ngoài đến Việt Nam là đều thông minh, giỏi giang cả đâu Bởi chúng ta sống dễ dãi quá, cẩu thả quá nên hợp với những đối tượng này, nhưng nếu họ về nước khác họ sẽ bị nhắc ngay. Thế là nhiều kẻ buôn lậu, tội phạm và làm ăn chụp giật cũng như sống buông thả mới đến Việt Nam. Hay cả những tư tưởng lạc hậu cũng đang ồ ạt vào nước ta. Tôi rất sợ việc này xảy ra "Đẩy lui con bệnh" Con bệnh ”người Việt xấu xí” có thể dần dần bị đẩy lui, trước tiên là về mặt nhận thức chúng ta hãy cùng nhau lên  một danh mục, tạm gọi là  “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó. Xin mạnh dạn đưa ra trình bày với các độc giả bản phác thảo của danh mục này. Bước tiếp theo, đối với từng  bệnh lý, phần hướng dẫn hành động cụ thể sẽ được trình bày theo phác đồ sau (lấy ví dụ thói hư, tật xấu là con bệnh đua xe ở các đô thị lớn, tên bệnh được bắt đầu bằng chữ cái Đ và bệnh tham nhũng bắt đầu bằng chữ T).   Tên bệnh: (Đ) Đua xe Hoàn cảnh phát sinh: Trong thời gian diễn ra các sự kiện thể thao lớn hoặc ngày lễ. Biểu hiện lâm sàng: Tụ tập nhiều xe máy với các tay đua “cảm tử” quá khích phóng nhanh, lượn lách giữa phố đông người gây nguy hiểm nghiêm trọng Nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao: Thanh niên,học sinh, sinh viên tuổi từ 16-25, không được gia đình quan tâm giáo dục, đặc biệt có nhiều con nhà khá giả sung túc. Phương pháp điều trị: Đặt các chốt ngăn đua xe và sử dụng các công cụ chuyên dụng của cảnh sát; xử phạt nghiêm theo pháp luật; giáo dục qua nhiều hình thức: kết hợp giữa xã hội và gia đình Tên bệnh: (T)Tham nhũng Hoàn cảnh phát sinh: Quyền lực được giao nhưng thiếu môi trường giám sát, minh bạch và công khai Biểu hiện lâm sàng: Biến của cải chung thành tài sản riêng, đi kèm theo là mất dân chủ, trù dập người ngay thẳng làm suy thoái, biến chất bộ máy công quyền Nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao: Các nhân viên bộ máy nhà nước có quyền hành đối với các nguồn lực và quyền điều chỉnh hành vi, áp đặt chế tài Phương pháp điều trị: Gắn quyền với trách nhiệm; Thiết kế hệ thống giám sát hiệu quả; Phân cấp, phân quyền để tránh tập trung quá đáng các quyền năng; Mở rộng dân chủ, minh bạch, bàn bạc công khai trước khi ra các quyết định quan trọng Có thể nói con bệnh “người Việt xấu xí “ là thể hiện một trạng thái bức xúc trong tâm thức của xã hội Việt nam hiện đại và chúng ta cũng không đơn độc vì ở nhiều xã hội khác, trong những hoàn cảnh nào đó cũng từng xảy ra tình hình tương tự Khi con người trở nên quá bé nhỏ và bất lực trong trận đồ, mê cung của những cám dỗ vật chất, quyền lực và thói vị kỷ thì tia sáng cuối đường hầm bao giờ cũng lóe ra từ chính kho tàng tuệ giác hay những giá trị văn hóa tinh thần tâm linh của dân tộc. Chúng ta là chủ nhân của nền văn hóa đó mà không khai thác thì rất lãng phí!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThói xấu của người việt nam.doc