4. KẾT LUẬN
PHT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT là một phương tiện dạy học
hữu ích. Những ưu điểm của loại phiếu này là: dễ sử dụng; hiệu quả cao; sử dụng được
trong nhiều khâu của quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố, kiểm tra –
đánh giá, vừa phát huy được tính độc lập của học sinh, vừa phát huy được hoạt động
tập thể. PHT không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn cách tự
học cho học sinh, thông qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và xử lí linh hoạt cho
người học. Việc sử dụng PHT sẽ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
với mục tiêu dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Chính vì vậy, cần phải giới thiệu,
hướng dẫn và khuyến khích giáo viên phổ thông thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học
môn Địa lý.
10 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí 10 THPT - Nguyễn Hoàng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 142-151
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN
THỨC, KỸ NĂNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT
NGUYỄN HOÀNG LONG
Trường THPT Số 1 Đức Phổ, Quảng Ngãi
NGUYỄN NGỌC MINH
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Trên thực tế, có nhiều phương pháp để tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học địa lí ở trường phổ thông.
Trong đó việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những phương
pháp rất cần được quan tâm và ứng dụng. Bài báo này đưa ra nguyên tắc, quy
trình, kỹ thuật thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học địa lí lớp 10 THPT.
1. KHÁI QUÁT VỀ PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập (PHT) là loại phiếu dùng trong dạy học như một phương tiện để tổ chức
hoạt động của học sinh. Trong dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện nay, nội
dung phiếu cần phải được biên soạn phù hợp với chuẩn. Phiếu có thể soạn bình thường,
có thể soạn với sự hỗ trợ của CNTT.
Phiếu học tập có hai chức năng chủ yếu:
Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện: PHT thực hiện chức năng cung cấp thông tin,
sự kiện cho học sinh. Những thông tin, sự kiện này là những thông tin, sự kiện chuẩn có
trong sách giáo khoa; sách tham khảo; báo, tạp chí; internet... Giáo viên sử dụng PHT
để yêu cầu học sinh phân tích, rút ra những tri thức của bài học, hoặc có thể dùng để
minh hoạ, làm sáng tỏ thêm kiến thức của bài học.
Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp: “PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu
cầu hoạt động, những vấn đề và công việc để học sinh giải quyết, hoặc thực hiện, kèm
theo hướng dẫn, gợi ý cách làm. Thông qua các nội dung này, PHT thực hiện chức năng
là công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của học sinh” [2].
Phiếu học tập có vai trò rất quan trọng trong dạy học. Với tư cách là một PTDH, PHT
chứa đựng những nhiệm vụ học tập được trình bày một cách logic, khoa học nhằm giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức. Hơn nữa, PHT là công cụ để giáo viên tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh. Thông qua PHT và vốn kiến thức, kỹ năng của mình, học
sinh sử dụng PHT để thực hiện các nhiệm vụ nhận thức được giao nhằm lĩnh hội kiến
thức chuẩn và kỹ năng chuẩn. Việc sử dụng PHT có thể tổ chức thông qua hoạt động cá
nhân hay tập thể, góp phần phát triển các kỹ năng học tập cần thiết cho học sinh.
Việc ứng dụng CNTT hỗ trợ trong khâu thiết kế và sử dụng PHT sẽ kích thích tính tích
cực và hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
143
2. THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỚI SỰ
HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT
2.1. Nguyên tắc thiết kế
Để thiết kế được một PHT tốt, phát huy tính chủ thể nhận thức của học sinh, đáp ứng
được yêu cầu của bộ môn, chúng tôi đã đề xuất một số nguyên tắc sau:
- Nội dung của PHT phải phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học; phù hợp với
trình độ, năng lực của học sinh cũng như thể hiện được nhiệm vụ học tập cụ thể.
- PHT phải đảm bảo tính khoa học cũng như tính chính xác và tính thẩm mỹ cao.
- Thiết kế PHT phải bám sát Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
địa lí lớp 10.
- Cần sử dụng các phần mềm ưu việt để hỗ trợ việc thiết kế PHT.
- Trong quá trình xây dựng PHT cần phải kết hợp với các phương tiện dạy học khác
như: sách giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video clip
- PHT phải phát huy được khả năng hoạt động cũng như khả năng giao tiếp của học
sinh, đồng thời phải được quy định cụ thể về mặt thời gian.
2.2. Quy trình thiết kế
Trên cơ sở các nguyên tắc đã nêu, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế PHT theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT như sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu của phần cần sử dụng PHT
Bước 2. Xác định nội dung cụ thể cần thể hiện qua PHT
Bước 3. Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng nguồn tư liệu hỗ trợ PHT (đối với phiếu
cung cấp thông tin)
Bước 4. Dự kiến cấu trúc của PHT, ý tưởng về câu hỏi / nhiệm vụ / bài tập cần
giao cho học sinh qua PHT
Bước 5. Trình bày PHT và thể hiện với sự hỗ trợ của CNTT
2.3. Kỹ thuật thiết kế
Bước 1. Xác định mục tiêu của phần cần sử dụng PHT
Để xác định đúng mục tiêu, giáo viên cần đọc kỹ sách giáo khoa, kết hợp với tài liệu
tham khảo, sách giáo viên, để tìm được cái đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức,
kỹ năng và thái độ. Trên cơ sở đó, giáo viên xác định rõ ràng mục tiêu của bài học, mục
tiêu của từng phần để làm cơ sở cho việc thiết kế PHT.
Ví dụ: Khi dạy bài 42: “Môi trường và sự phát triển bền vững” [1]. Mục tiêu cần xác
định sẽ là:
NGUYỄN HOÀNG LONG – NGUYỄN NGỌC MINH
144
Về kiến thức:
+ Phân tích được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung ở các nước
phát triển và đang phát triển nói riêng.
+ Trình bày được những mâu thuẫn, khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải
quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
Về kỹ năng: Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh, video clip về các vấn đề môi trường (ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước; suy thoái đất, rừng) và rút ra nhận xét.
Về thái độ: Xác định thái độ và hành vi trong bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục
bảo vệ môi trường.
Bước 2. Xác định nội dung cụ thể cần thể hiện qua PHT
Để xác định được trường hợp cụ thể cần thiết kế PHT phải lưu ý: đó là những nội dung
kiến thức mới, khá phức tạp, những khái niệm trừu tượng, nội dung được trình bày rất
ngắn gọn; hay là những nội dung của bài học thích hợp cho việc tổ chức cho học sinh
độc lập nghiên cứu hoặc thảo luận
Sử dụng ví dụ ở bước 1, nội dung cụ thể của bài cần thể hiện qua PHT là: Mục II “Vấn
đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển” và mục III “Vấn đề môi trường và
phát triển ở các nước đang phát triển”
Bước 3. Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng nguồn tư liệu hỗ trợ PHT (đối với phiếu cung
cấp thông tin)
Trên cơ sở định hướng các thông tin, nguồn tư liệu hỗ trợ cho PHT, giáo viên cần sưu
tầm, thu thập, xử lí, tổng hợp. Nguồn tư liệu đó phải chính xác, khoa học và có nguồn
gốc đáng tin cậy, có thể lấy từ sách giáo viên, sách tham khảo, báo, tạp chí, internet
và được lựa chọn kỹ càng trước khi đưa vào phiếu.
Với ví dụ ở bước 1, nguồn tư liệu hỗ trợ biên soạn PHT sẽ là: Sách bài tập địa lí 10,
Nguyễn Đức Vũ (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2010; internet; phần mềm
Encarta
Bước 4. Dự kiến cấu trúc của PHT, ý tưởng về câu hỏi / nhiệm vụ / bài tập cần giao
cho học sinh qua PHT
PHT được thể hiện dưới dạng các câu hỏi, bài tập, sơ đồ, bảng điền kiến thức
Cấu trúc của PHT, ý tưởng về câu hỏi / nhiệm vụ / bài tập cần giao cho học sinh qua
PHT trong ví dụ trên được thể hiện như sau:
- PHT được trình bày dưới dạng bảng điền kiến thức, bảng số liệu.
- Nhiệm vụ 1: Quan sát hình ảnh, video clip về các vấn đề môi trường ở các nước
phát triển và đang phát triển, kết hợp với nghiên cứu mục II và mục III trong sách
giáo khoa, hoàn thành bảng kiến thức.
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
145
- Nhiệm vụ 2: Nhận xét bảng số liệu về tình hình suy giảm tài nguyên rừng hàng
năm trên thế giới.
Bước 5. Trình bày PHT và thể hiện với sự hỗ trợ của CNTT
- Trình bày PHT:
Khi trình bày phiếu, nên ghi tên PHT, phiếu dùng cho phần nào của bài học hay khâu
nào của tiết học. Nếu trong bài học sử dụng nhiều phiếu thì nên đánh số thứ tự, như
PHT số 1, PHT số 2
Khi trình bày phiếu bằng sơ đồ thì phải đảm bảo tính logic, mối liên hệ giữa các đơn vị
kiến thức với nhau. Khi trình bày phiếu dưới dạng bảng biểu nên chọn lọc kỹ càng các
loại bảng biểu thật sự cần thiết để đưa vào phiếu, các bảng biểu này phải có nguồn gốc
rõ ràng và đáng tin cậy. Khi trình bày phiếu bằng hệ thống câu hỏi thì yêu cầu câu hỏi
phải rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu, phải thực sự là những gợi ý, hướng dẫn cách
thức để học sinh nắm được những kiến thức chuẩn và rèn luyện được các kỹ năng
chuẩn.
Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, đa dạng về hình thức trình
bày. Cần phải có khoảng trống thích hợp để học sinh điền kết quả làm việc. Đồng thời,
phải quy định thời gian hoàn thành phiếu.
- Hỗ trợ của CNTT trong việc thiết kế PHT:
CNTT sẽ hỗ trợ việc thiết kế các dạng phiếu và mẫu phiếu khác nhau. Trên thực tế, có
rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc biên soạn PHT. Tuy nhiên, chúng tôi thường sử dụng
các phần mềm sau:
Phần mềm Microsoft Powerpoint cho phép thiết kế PHT ở diện rộng, trên các slide của
Powerpoint có thể xây dựng các văn bản, các điểm dữ liệu, các biểu đồ, sơ đồ, bảng
điền kiến thức, ảnh, thiết kế khung, nền, liên kết các hình ảnh, bản đồ, các đoạn phim,
video clip, cũng như các hiệu ứng về âm thanh Đây là phần mềm được sử dụng để
thiết kế nhiều dạng PHT khác nhau.
Phần mềm Microsoft Excel là một chương trình ứng dụng, mà khi chạy chương trình
ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong việc
thực hiện: tính toán đại số, phân tích dữ liệu; truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau; vẽ
đồ thị và các sơ đồ; tự động hóa các công việc bằng các macro; và nhiều ứng dụng khác
để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài toán khác nhau thuận tiện cho việc
xử lí các số liệu thống kê khi thiết kế PHT.
Phần mềm Mapinfo là phần mềm biên tập bản đồ với nhiều tính năng. Tuy nhiên, điểm
vượt trội của MapInfo so với các phần mềm khác là khả năng biên tập bản đồ chuyên đề
rất tốt với công cụ create thematic map. MapInfo có khả năng kết nối với các phần mềm
khác rất tốt, thông qua việc hỗ trợ việc mở và lưu file với phần mở rộng rất đa dạng.
Trên cơ sở đó, phần mềm sẽ hỗ trợ khâu biên tập bản đồ, cung cấp các bản đồ
Thường được dùng để thiết kế dạng PHT cung cấp thông tin, sự kiện.
NGUYỄN HOÀNG LONG – NGUYỄN NGỌC MINH
146
Phần mềm Encarta là bộ bách khoa toàn thư số hóa đa phương tiện của hãng phần mềm
lớn nhất thế giới, Microsoft. Với nguồn thông tin khổng lồ: hơn 66.000 bài viết bởi các
chuyên gia ở hầu hết các lĩnh vực. Các bài viết này có nội dung rất đáng tin cậy, sâu sắc,
đầy đủ và dễ hiểu; hơn 26.000 hình ảnh và minh họa có giá trị cao; hơn 3.000 âm thanh
và bản nhạc; hơn 29.000 liên kết trang web được biên tập kĩ lưỡng; hơn 200 bài tập
tương tác trong Encarta Kids; 300 đoạn phim và mô tả minh họa; 32 đoạn phim của
Discovery Channel... Đây là kho tư liệu rất hữu ích hỗ trợ việc thiết kế các dạng PHT.
Phần mềm K-Lite Mega Codec Pack là một bộ sưu tập của hầu hết các bộ mã và các
công cụ liên quan. Codec nói ngắn gọn là dùng để nén và giải nén. Gói này bao gồm các
codec cho hầu hết các hình thức nén như Divx và Xvid và các loại kém thông dụng khác
nhưng có thể còn cần đến codec, cần để mã hóa và giả mã các audio và video. K-Lite
Mega Codec Pack bao gồm K-Lite Codec Pack Full, Media Player Classic, Bsplayer và
sự hỗ trợ của Smacker và bộ giải mã Monkey's Audio DirectShow. Với các tính năng
trên, phần mềm sẽ hỗ trợ các đoạn phim và video clip. Thường được sử dụng để thiết kế
các dạng PHT khác nhau.
Phần mềm Violet là công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các PHT trên
máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng
hơn trong việc tạo ra các phiếu có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác,... Với
các tính năng trên, Violet có thế mạnh trong việc biên soạn các câu hỏi, bài tập trắc
nghiệm, thường được sử dụng để thiết kế các dạng PHT như phiếu kiểm tra bài cũ,
phiếu củng cố bài
Internet là nguồn cung cấp tư liệu quan trọng khi biên soạn PHT (đặc biệt là dạng phiếu
cung cấp thông tin)
Cách trình bày PHT và thể hiện với sự hỗ trợ của CNTT trong ví dụ trên là:
- Hỗ trợ của CNTT trong thiết kế PHT
Phần mềm Microsoft PowerPoint hỗ trợ khâu thiết kế bảng biểu, khung, nền, tạo các
hiệu ứng, liên kết các hình ảnh, video clip.
Phần mềm Encarta cung cấp các đoạn video clip về các vấn đề môi trường ở các nước
phát triển và đang phát triển.
Phần mềm K-Lite Mega Codec Pack chạy các video clip
Internet cung cấp các hình ảnh về các vấn đề môi trường trên thế giới
- Phiếu thiết kế (Phiếu 1)
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
147
Phiếu 1. Các vấn đề về môi trường - phát triển ở các nước phát triển và đang phát triển
Nguồn:[3]
Yêu cầu của phiếu:
+ Trên cơ sở quan sát hình ảnh, video clip, nghiên cứu mục II, III trong sách giáo
khoa; hoàn thành bảng kiến thức.
+ Dựa vào bảng số liệu, nêu nhận xét về tình hình suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới.
+ Thời gian thực hiện phiếu: 20 phút
+ Sử dụng PHT trong dạy bài mới
+ Nội dung cụ thể cần thể hiện qua: Mục II, III.
- Phiếu hoàn thành (Phiếu 2)
Phiếu 2. Các vấn đề về môi trường - phát triển ở các nước phát triển và đang phát triển
PHIẾU HỌC TẬP
1. Quan sát hình ảnh, xem đoạn video clip về các vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang
phát triển; kết hợp với nghiên cứu mục II, III SGK; hãy hoàn thành bảng sau:
Vấn đề
về môi
trường
và
phát
triển
bền
vững
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
- Vấn đề về MTvà PTBV ở các nước PT
chủ yếu gắn với những tác động MTcủa
sự PT CN và những vấn đề ĐT.
- Các nước CN PT chính là những nước
phát thải các chất khí (CO2, SO2,...) nhiều
nhất thế giới do việc sử dụng nhiều NL, do
SXCN, dẫn tới hiện tượng thủng tầng ô
dôn, HƯNK, mưa a xít, Các trung tâm
phát thải khí lớn của thế giới là EU, Nhật
Bản, Hoa Kì.
- Ở các nước PT, vấn đề ô nhiễm nguồn
nước vẫn còn tồn tại, chủ yếu do hoạt
động CNvà khai thác mỏ.
- MTở các nước ĐPT bị hủy hoại nghiêm trọng do trình
độ chậm PT, thiếu vốn, thiếu công nghệ, gánh nợ nước
ngoài, hậu quả của chiến tranh và xung đột triền miên,
sức ép DS, nạn đói,
- Những vấn đề MTở các nước ĐPT là sự suy giảm
TNKS, thu hẹp tài nguyên rừng, tình trạng khan hiếm
nước và tranh chấp nguồn nước.
- Việc khai thác các mỏ lớn không chú trọng đến các biện
pháp BVMTđã làm cho các nguồn nước, đất, không khí,
sinh vật, bị ô nhiễm.
- Việc đốn rừng, phá rừng với quy mô lớn đã làm suy
giảm diện tích rừng và tăng diện tích đất trống, đồi núi
trọc, thúc đẩy quá HMH,
2. Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét về tình hình suy giảm TN rừng hàng năm trên
thế giới.
Vùng Diện tích rừng
nguyên thủy
Diện tích rừng mất
hàng năm
Vùng Diện tích rừng
nguyên thủy
Diện tích rừng mất
hàng năm
Đông Á
Tây Á
Đông Phi
326,0
30,8
86,8
7,0
1,8
0,8
Tây Phi
Nam Mĩ
Trung Mĩ
98,8
520,0
59,2
0,8
8,8
1,0
- Nhận xét:
+ Trên thế giới, lượng rừng bị suy giảm hàng năm rất lớn.
+ Lượng rừng suy giảm hàng năm lớn nhất ở Nam Mĩ, tiếp đến là Đông Á, ít hơn cả là ở Tây
Phi và Đông Phi.
Nguồn: Sách bài tập địa lí 10, Nguyễn Đức Vũ (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
PHIẾU
1. Quan sát hình ảnh, xem đoạn video clip về các vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang
phát triển; kết hợp với nghiên cứu mục II, III SGK; hãy hoàn thành bảng sau:
Vấn đề
về môi
trường
và
phát
triển
bền
vững
Các nước phát triển Các nước đ ng phát triển
2. Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét về tình hình suy giảm TN rừng hàng năm trên
thế giới.
Vùng Diện tích rừng
nguyên thủy
Diện tích rừng mất
hàng năm
Vùng Diện tích rừng
nguyên thủy
Diện tích rừng mất
hàng năm
Đông Á
Tây Á
Đông Phi
326,0
30,8
86,8
7,0
1,8
0,8
Tây Phi
Nam Mĩ
Trung
Mĩ
98,8
520,0
59,2
0,8
8,8
1,0
- Nhận xét:
Nguồn: Sách b i tập địa lí 10, Nguyễn Đức Vũ (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
NGUYỄN HOÀNG LONG – NGUYỄN NGỌC MINH
148
Nguồn: [3]
3. SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỚI SỰ
HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10
3.1. Nguyên tắc sử dụng
Để sử dụng PHT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT đạt hiệu quả.
Chúng tôi đề xuất các nguyên tắc sau:
- PHT phải sử dụng đúng mục đích, nội dung và đối tượng dạy học.
- Không nên sử dụng quá nhiều PHT trong một tiết học và cần có sự lựa chọn ưu
tiên các loại phiếu trong một tiết học.
- Cần kết hợp sử dụng PHT với các tài liệu học tập và phương tiện dạy học khác
khác.
- Lựa chọn hình thức tổ chức cho học sinh làm việc với PHT một cách hợp lí.
- Giáo viên nên công bố đáp án sau khi học sinh đã hoàn thành PHT
3.2. Quy trình sử dụng
Theo ý kiến của chúng tôi, quy trình sử dụng PHT với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy
học gồm các bước:
Bước 1. Giáo viên trình chiếu PHT
Giáo viên căn cứ vào nội dung, đơn vị kiến thức cần sử dụng PHT mà lựa chọn thời
điểm trình chiếu PHT một cách hợp lí.
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập, quy định thời gian làm việc, hướng dẫn học sinh cần
phải thực hiện những gì để hoàn thành phiếu.
Bước 2. Tổ chức học sinh làm việc với phiếu
Tùy theo yêu cầu trong PHT mà giáo viên lựa chọn hình thức hoạt động cho học sinh.
Học sinh có thể làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm. Trong quá trình các em thực
hiện nhiệm vụ của mình; giáo viên cũng cần phải theo dõi, quan sát để kiểm tra thái độ
học tập của các em, động viên những em có ý thức học tập tốt, phát hiện những em làm
việc không nghiêm túc, thiếu tập trung để đảm bảo đánh giá khách quan, không để tình
trạng ỷ lại, dựa dẫm, đảm bảo các nhóm làm việc đúng thời gian, đi đúng trọng tâm bài
học.
Bước 3. Trình bày kết quả PHT
Đây là cơ hội để phát triển các kỹ năng học tập hợp tác, giúp học sinh chia sẻ những kết
quả, ý tưởng từ đó các em có thể học hỏi lẫn nhau.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày cá nhân hoặc đại diện nhóm. Trên cơ sở đó,
các học sinh khác, nhóm khác góp ý, bổ sung, tranh luận Giáo viên theo dõi, sửa chữa
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
149
để học sinh hoàn thành PHT. Giáo viên trình chiếu đáp án để học sinh so sánh và đối
chiếu với kết quả của mình.
Bước 4. Tổng kết công việc thực hiện PHT
Đây là bước học sinh rút kinh nghiệm, khắc phục những yếu kém. Giáo viên nên
khuyến khích học sinh tự nhận xét, tự đánh giá kết quả của mình và nhận xét, đánh giá
kết quả làm việc của nhau. Thông qua đó, học sinh tự đánh giá được hiệu quả công việc
của mình, đánh giá công việc của bạn, của cả tập thể lớp, xử lí tốt các mối quan hệ và tự
rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Trên cơ sở đó, giáo viên đánh giá hiệu quả công việc,
thái độ làm việc của học sinh.
3.3. Sử dụng phiếu học tập theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin trong dạy học bài mới trên lớp môn địa lí 10
Bước 1. Trình chiếu PHT (Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để trình diễn)
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu (nhiệm vụ học tập) trong PHT và
quy định về mặt thời gian hoàn thành PHT.
Bước 2. Tổ chức học sinh làm việc với phiếu (Sử dụng tính năng Hyperlink trong
PowerPoint để liên kết các hình ảnh, video clip; phần mềm K-Lite Mega Codec Pack
chạy các video clip)
Học sinh quan sát hình ảnh, video clip và hoàn thành PHT theo hình thức cá nhân /
nhóm; giáo viên theo dõi và hướng dẫn học sinh làm việc đúng thời gian và trọng tâm.
Bước 3. Trình bày kết quả PHT. Học sinh cá nhân / nhóm trình bày kết quả làm việc của
mình. Giáo viên trình chiếu đáp án (Sử dụng tính năng Slide Show để trình diễn)
Bước 4. Tổng kết công việc thực hiện PHT
Ví dụ: Sử dụng PHT khi dạy bài 31“Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp” [1].
Bước 1. Trình chiếu PHT (Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để trình diễn).
Xem PHT dưới đây (Phiếu 3):
Phiếu 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Ảnh hưởng
Kinh tế - xã hội
Khí hậu – nước
Đất – rừng – biển
Dân cư – lao động
Đường lối chính sách
Tiến bộ KHKT
Thị trường
CSHT - CSVCKT
Nhân tố
Vị trí địa lí
Tự nhiên
Kinh tế - chính trị
Khoáng sản
Tự nhiên
PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát hình ảnh, đoạn video clip về hoạt động sản xuất và phân bố công nghiệp trên
thế giới và ở Việt Nam, kết hợp với nghiên cứu mục II SGK, hãy hoàn thành sơ đồ sau:
NGUYỄN HOÀNG LONG – NGUYỄN NGỌC MINH
150
Thời gian thực hiện PHT: 7 phút
Bước 2. Tổ chức học sinh làm việc với PHT (Sử dụng tính năng Hyperlink trong
PowerPoint để liên kết các hình ảnh, video clip về hoạt động sản xuất và phân bố công
nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam).
Học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn thành PHT
Bước 3. Trình bày kết quả PHT
Học sinh đại diện trình bày kết quả của nhóm mình, các học sinh khác nhận xét, bổ sung;
giáo viên trình chiếu đáp án (Sử dụng tính năng Slide Show để trình diễn) (Phiếu 4).
Phiếu 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bước 4. Tổng kết công việc thực hiện PHT
4. KẾT LUẬN
PHT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT là một phương tiện dạy học
hữu ích. Những ưu điểm của loại phiếu này là: dễ sử dụng; hiệu quả cao; sử dụng được
trong nhiều khâu của quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố, kiểm tra –
đánh giá,vừa phát huy được tính độc lập của học sinh, vừa phát huy được hoạt động
tập thể. PHT không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn cách tự
học cho học sinh, thông qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và xử lí linh hoạt cho
người học. Việc sử dụng PHT sẽ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
với mục tiêu dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Chính vì vậy, cần phải giới thiệu,
hướng dẫn và khuyến khích giáo viên phổ thông thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học
môn Địa lý.
Ảnh hưởng
Kinh tế - xã hội
Khí hậu – nước
Đất – rừng – biển
Dân cư – lao động
Đường lối chính sách
Tiến bộ KHKT
Thị trường
CSHT - CSVCKT
Lựa chon địa điểm,
cơ cấu ngành CN,
hình thức TCLTCN
Qui mô các xí
nghiệp, sự phân bố
CN
-Phân bố CN phù
hợp
- Thúc đẩy hoặc
kiềm hãm sự phát
triển CN
- Con đường phát
triển CN
- Hình thức TCLTCN
Nhân tố
Vị
trí
địa
lí
Tự nhiên
Kinh tế - chính trị
Khoáng sản
Tự nhiênị í lí
t
PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát hình ảnh, đoạn video clip về hoạt động sản xuất và phân bố công nghiệp trên
thế giới và ở Việt Nam, kết hợp với nghiên cứu mục II SGK, hãy hoàn thành sơ đồ sau:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thông (Chủ biên), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm
Thu Phương, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Viết Thịnh (2006). Địa lí 10, NXB Giáo dục.
[2] Nguyễn Đức Vũ (2006). Phương tiện dạy học địa lí ở trường phổ thông. NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Đức Vũ (Chủ biên), Phạm Mạnh Hà, Trần Văn Trung (2010). Bài tập địa lí
10. NXB Giáo dục.
Title: DESIGNING AND USING THE HANDOUTS BASED ON KNOWLEDGE
STANDARD, SKILLS WITH THE SUPPORT OF INFORMATION TECHNOLOGY IN
TEACHING HIGH SCHOOL GEOGRAPHY - GRADE 10
Abstract: In reality, there are many methods to make students' cognitive activities more
positive so as to improve Geography teaching at high schools. Particularly the design and use of
the handouts based on knowledge standard and skills with the support of information
technology (IT) is one of the methods that is paid attention to and applied. This article offers
principles, processes, design techniques and usage of handouts based on knowledge standard
and skills with the support of IT in teaching Geography - grade 10 at high schools.
ThS. NGUYỄN HOÀNG LONG
Trường THPT Số 1 Đức Phổ, Tỉnh Quảng
ĐT: 0979.341.669. Email: longdp1.nguyenhoang@gmail.com
TS. NGUYỄN NGỌC MINH
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0914.046.263. Email: nguyenngocminh@dhsphue.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_191_nguyenhoanglong_nguyenngocminh_21_nguyen_hoang_long_312_2020974.pdf