Như vậy, sử dụng giáo trình điện tử thực hành thí nghiệm PPDH hóa học phục vụ cho
việc tự học và tiếp thu kiến thức của sinh viên, tăng cường sự hứng thú, tính tích cực,
chủ động, tự học và sáng tạo trong các hoạt động học tập. Từ đó giúp sinh viên nắm4
vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc
lập, sáng tạo.
6. KẾT LUẬN
Việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ khiến cho thời lượng trên lớp
giữa giảng viên và sinh viên bị thu hẹp lại đáng kể. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết
cho sinh viên phải tăng cường sự tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn; đồng thời giảng viên
cần phải hướng dẫn được cho sinh viên cách tự học, tự nghiên cứu, tăng cường trao đổi
thông tin ngoài giờ học với sinh viên mới đảm bảo được nội dung, chất lượng chương
trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ thực tế đó, việc xây dựng giáo trình điện tử dạy
học trực tuyến E-Learning nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, tăng
cường sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, thông qua đó nâng cao chất lượng đào
tạo giáo viên ngành Sư phạm Hóa họ cở các trường Đại học Sư phạm.
10 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và sử dụng giáo trình điện tử góp phần ôn tập củng cố kiến thức và phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học - Nguyễn Mậu Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN1859-1612, Số 03(35)/2015: tr.33-43
Học tập, trao đổi
và thực hành
Học liệu điện tử
(Giáo trình điện)
tử
Tổ chức
biểu diễn tri thức
Thể hiện
tri thức trên máy tính
Tổ chức
quản lý học tập
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ
GÓP PHẦN ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC
NGUYỄN MẬU ĐỨC
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Ứng dụng phương tiện điện tử E-Learningtrong dạy học giúp
người học chủ động lĩnh hội kiến thức dưới các hình thức: email, thảo luận
trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video, kiểm tra online hoặc
offline Phương pháp học tập này rất phù hợp với dạy học theo học chế tín
chỉ. Trong bài báo này chúng tôi hướng dẫn thiết kế và sử dụng giáo trình
điện tử thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học cho giảng viên,
góp phần đổi mới phương pháp dạy học bậc đại học theo học chế tín chỉ.
Từ khóa: Thiết kế, giáo trình điện tử, năng lực dạy học, sư phạm hóa học.
1. MỞ ĐẦU
Ngày nay, dạy học trực tuyến (online courses) thường được triển khai theo hai hình
thức. Hình thức thứ nhất,các khóa học từ xa dạng trang web để sinh viên đọc hoặc in ra
rồi đọc. Hình thức thứ hai đang được sử dụng phổ biến là sử dụng internet như một môi
trường dạy và học. Môi trường đó là công khai (open), phân bố (distributed), mềm dẻo
(dynamic), mang tính truy cập toàn cầu (globally accessible), được sàng lọc (filtered) và
tương tác lẫn nhau (interactive).
Một mô hình hoàn chỉnh được xây dựng xung quanh các thành phần trên vừa có thể
dùng để tổ chức đào tạo và tự đào tạo; vừa có thể áp dụng đối với hình thức đào tạo tập
trung, đào tạo từ xa và phân tán. Mô hình này đặc biệt có ý nghĩa đối với hệ thống đào
tạo theo học chế tín chỉ.
Hình 1. Sơ đồ lớp học E-learning
34 NGUYỄN MẬU ĐỨC - ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Vì vậy, thiết kế website dạy học góp phần cho việc triển khai đào tạo trực tuyến hỗ trợ
cho việc học tập của sinh viên trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
hiện nay là hoàn toàn phù hợp trong việc đào tạo sinh viên ngành sư phạm Hóa học, đặc
biệt là trong hình thức đào tạo theo tín chỉ.
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1. Giáo trình điện tử
Giáo trình điện tử (GTĐT) là tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức theo một kết cấu
sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kĩ năng cho người học một cách hiệu quả
thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lí học tập (LMS - Learning Management
System). GTĐT bắt buộc phải có các học liệu điện tử đa phương tiện đạt tối thiểu từ
30% đến 40% thời lượng môn học tính theo số tiết. GTĐT tương ứng với một học phần
hay một môn học [1].
2.2. Dạy học với phương tiện điện tử (E-learning)
Hiện nay, song song với cách dạy học truyền thống đã xuất hiện một xu hướng mới đó
là dạy học qua mạng (E-learning). Xu hướng này sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. E-Learning tạo điều kiện
để người học có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi và quan trọng hơn là người học có thể tự
học, tự ôn tập và tự kiểm tra đánh giá thông qua các chương trình đã được giảng viên
tạo lập và đưa lên mạng máy tính dưới dạng các trang Web.
Trong những năm gần đây, E-learning thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều của các tổ
chức giáo dục đào tạo, các đơn vị nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin. E-Learning là
hình thức đào tạo có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn, E-Learning
là hình thức đào tạo sử dụng các phương tiện như máy tính, mạng Internet, mạng vệ tinh...;
nội dung đào tạo được phân phối qua Website, đĩa CD, băng audio/video. Với hình thức
đào tạo này, học viên có thể tương tác với đối tượng học tập, với nhau và với giảng viên qua
mạng máy tính, mạng vệ tinh dưới các hình thức như e-mail, thảo luận trực tuyến (chat),
diễn đàn (forum), hội thảo trực tuyến (audio/video conferencing),
Vậy có thể hiểu hình thức học điện tử -đào tạo trực tuyến “E - learning” là: một loại
hình đào tạo chính quy hay không chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập,
trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng
đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông.
3. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ NHẰM TỰ HỌC, TỰ ÔN TẬP
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
Thiết kế giáo trình điện tử môn học thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học
hóa học (PPDH3)
Đây là giáo trình dạy học trực tuyến “Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa
học”dùng cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Hóa học giúp sinh viên tự học, tự ôn
tập củng cố kiến thức trước khi lên lớp.
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ 35
3.1. Nội dung chương trình học phần PPDH3[3]
Học phần PPDH3 bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Phần 1: Yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học học phần PPDH3
1. Mục tiêu - yêu cầu của học phần PPDH3.
2. Việc chuẩn bị cho các bài thực hành.
3. Viết tường trình các bài thực hành thí nghiệm.
4. Tập biểu diễn thí nghiệm, tập giảng một đoạn bài học có dùng thí nghiệm.
5. Những kĩ năng thực hành cơ bản PPDH của sinh viên Hóa học ngành sư phạm ở
các trường đại học.
Phần 2: Kĩ thuật sử dụng dụng cụ hóa chất và công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm
Hóa học
1. Kĩ thuật sử dụng những dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệmHóa học:
Dụng cụ thủy tinh, sứ, gỗ và kim loại, cân các loại, dụng cụ đốt nóng, bảo quản và
sử dụng an toàn hóa chất.
2. Những công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm hóa học ở trường trung học phổ
thông: cắt và uốn ống thủy tinh; chọn nút và khoan nút; lắp dụng cụ thí nghiệm;
hòa tan; lọc; kết tinh lại; pha chế dung dịch
Phần 3: Kĩ thuật và phương pháp tiến hành các thí nghiệm hóa học ở trường trung học
phổ thông.
3.2. Thiết kế giáo trình điện tử “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học”
Từ mục tiêu, yêu cầu của học phần PPDH3 và từ cơ sở lý luận về việc thiết kế GTĐT,
chúng tôi thiết kế GTĐT học phần PPDH3 theo các giai đoạn: chuẩn bị nội dung, thiết
kế và sử dụng GTĐT. Giáo trình này dùng làm tài liệu góp phần nâng cao năng lực tự
học, tự nghiên cứu cho sinh viên trong quá trình tự học, tự ôn tập củng cố kiến thức
trước khi lên lớp về kĩ năng thí nghiệm và phát triển năng lực dạy học (NLDH) trong
đào tạo theo niên chế và học chế tín chỉ.
Giai đoạn 1. Chuẩn bị nội dung giáo trình điện tử
Bước 1. Chuẩn bị kịch bản
- Xác định mục tiêu
Mục tiêu cần đạt được về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ từ đó đưa ra cách tiến hành thí
nghiệm, nội dung bài tập vận dụng và bài tập tình huống.
- Xác định nội dung kiến thức cho giáo trình
Dựa theo giáo trình thực hành thí nghiệm PPDH hóa học, SGK Hóa học lớp 10, 11, 12
để phân chia bài thực hành ra thành từng mô đun kiến thức nhỏ.
36 NGUYỄN MẬU ĐỨC - ĐẶNG THỊ THUẬN AN
- Chuẩn bị các tư liệu liên quan đến giáo trình
Xây dựng câu hỏi và bài tập vận dụng.
Chuẩn bị phim thí nghiệm minh họa, phim thí nghiệm cho bài tập tình huống.
Chuẩn bị hình vẽ, hình ảnh minh họa cho thí nghiệm.
- Xây dựng kịch bản dạy học
Phân nhỏ kiến thức bài thực hành theo PPDH chương trình hóa. Theo cách này, mỗi
lượng kiến thức của bài thực hành được chia nhỏ và được xác định bởi một mục của
giáo trình.
Kịch bản nội dung GTĐT bao gồm: Tên học phần; Tên chương; Tên bài; Tên thí nghiệm
Danh mục các thí nghiệm: Xác định danh mục các thí nghiệm được sắp xếp rõ ràng,
theo thứ tự số la mã (I, II, III) và số tự nhiên (1, 2, 3, 4, ...)
Xác định mục tiêu của bài thí nghiệm: Xác định mục tiêu của bài thí nghiệm về kiến
thức, kĩ năng, thái độ từ đó đưa ra nội dung và bài tập phù hợp mục tiêu đề ra.
Hướng dẫn kĩ thuật thí nghiệm: Trong bước này gồm các môđun kiến thức sau:
Tên Thí nghiệm
Hóa chất: Xác định hóa chất của bài thí nghiệm.
Dụng cụ: Chọn dụng cụ phù hợp với bài thí nghiệm.
Kĩ thuật tiến hành thí nghiệm: Nêu cách tiến hành, cách lắp dụng cụ thí nghiệm, hình
vẽ phù hợp với nội dung của bài thí nghiệm.
Thí nghiệm thay thế: Thí nghiệm được tiến hành phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất
cụ thể.
An toàn thí nghiệm: Nội dung, cách thức tiến hành thí nghiệm được thành công, hiện
tượng rõ, không độc hại cho người và môi trường.
Thí nghiệm minh họa: Tư liệu thí nghiệm minh họa về cách tiến hành thí nghiệm mẫu,
chính xác.
Câu hỏi và bài tập vận dụng: Căn cứ vào nội dung và cách tiến hành thí nghiệm để đưa
ra câu hỏi và bài tập phù hợp với nội dung của bài thí nghiệm và trình độ nhận thức của
sinh viên nhằm rèn luyện kiến thức về kĩ năng thực hành hóa học.
Các Website liên kết - Tư liệu hỗ trợ dạy học: Chọn các Website có nội dung liên
quan với bài học. Giúp người học có nguồn tư liệu dồi dào, phong phú.
Tài liệu tham khảo: Các tài liệu dùng để xây dựng nội dung giáo trình.
Bước 2. Chuẩn bị học liệu điện tử
- Giáo trình là văn bản có các yêu cầu sau đây:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ 37
+ Thời lượng và số lượng của các thí nghiệm.
+ Mục tiêu người học cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
+ Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cần phải có về hóa chất và dụng cụ, kĩ năng thực hành
để tiến hành thí nghiệm thực hành
+ Toàn văn của giáo trình được quy định viết trong các định dạng: MS Powerpoint, Text.
- Các học liệu đa phương tiện liên quan đến kiến thức của giáo trình và cần có theo
kịch bản.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng: Dưới dạng tự luận hay câu hỏi trắc nghiệm
dùng để kiểm tra kiến thức về kĩ năng thí nghiệm thực hành.
- Bài tập tình huống: Các đoạn video clip, các câu hỏi cho đoạn phim này (định dạng
các video clip đuôi flv, avi).
- Tính tương tác: Hoạt động của giảng viên, hoạt động của sinh viên, hoạt động của sinh
viên với bài giảng, hoạt động của công cụ hỗ trợ (máy tính).
Giai đoạn 2. Thiết kế giáo trình điện tử[4], [5]
Nguyên tắc thiết kế
Khi thiết kế GTĐT cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính khoa học: Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung của giáo trình thiết kế
phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của chương trình học. Các văn bản,
hình ảnh, phim tư liệu,... sử dụng trong giáo trình phải phù hợp với nội dung và trình
độ của sinh viên.
- Đảm bảo tính sư phạm: Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế giáo trình phải có bố cục
hợp lí, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên đồng thời phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của sinh viên. Câu hỏi và
bài tập vận dụng, bài tập tình huống phải phù hợp với nội dung bài thí nghiệm, khả năng
quan sát, nhận xét, đánh giá của sinh viên.
- Đảm bảo tính khả thi: Giáo trình thiết kế phải có khả năng ứng dụng rộng rãi và được
sinh viên hưởng ứng cao. Có khả năng duy trì lâu dài và phát triển.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Giáo trình thiết kế cần phải hài hòa, kích thước, màu sắc hợp
lí, các đoạn phim đảm bảo chính xác, rõ ràng, thời gian phù hợp.
4. THIẾT KẾ GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ
Bước 1: Xác định mục tiêu của giáo trình
Thực hành xong các bài thí nghiệm của giáo trình, sinh viên sẽ đạt được gì về: Kiến
thức; Kĩ năng; Thái độ.
Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản.
38 NGUYỄN MẬU ĐỨC - ĐẶNG THỊ THUẬN AN
- Bám sát vào nội dung chương trình và giáo trình thực hành thí nghiệm phương pháp
dạy học bộ môn hóa học.
Cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo như lý luận PPDH hóa học, Hóa học vô
cơ, Hóa học hữu cơ, sách giáo khoa Hóa học 10, 11,12. Xem video trên Website, ví dụ:
nghiepvusupham.com về các thí nghiệm minh họa lớp 10, 11, 12, các bài tập vận dụng
và bài tập tình huống,... để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần thực hành và tạo khả năng
chọn đúng kiến thức cơ bản như: Lấy hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm,...
- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của giáo trình có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc
của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ
thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài như: chia các nội dung của bài thí nghiệm thành
những nội dung riêng (danh mục các thí nghiệm, kĩ thuật tiến hành, an toàn thí nghiệm,
thí nghiệm minh họa (video clip), bài tập vận dụng, bài tập tình huống (video clip),....
Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hóa tiến trình thí nghiệm)
- Xác định cấu trúc kịch bản của bài thí nghiệm.
- Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản của bài thí nghiệm.
- Xác định các bước của quá trình thí nghiệm thực hành.
- Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác (phim, ảnh, text),
hoạt động của thầy, trò, công cụ hỗ trợ của máy tính, đĩa CD minh họa.
- Xác định các câu hỏi trong các bài thí nghiệm.
- Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình thí nghiệm thực hành.
Bước 4: Xác định tư liệu cho các bước của giáo trình.
- Phim (video) về các thí nghiệm hóa học lóp 10, 11, 12.
- Ảnh, hình vẽ (image): các dụng cụ điều chế khí như: HCl, H2S, Cl2, NH3,...
- Tìm kiếm tư liệu về bài thí nghiệm, sau đó lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung của
một bài thí nghiệm thực hành.
- Phân phối tư liệu cho mỗi bước của giáo trình.
Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản giáo trình
- Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp: Phần mềm sử dụng chính trong thiết kế bài
giảng cho giáo trình là phần mềm Adobe Presenter, MS Powerpoit . Ngoài ra còn sử
dụng một số phần mềm hỗ trợ khác như:
+ MS Word, PDF Reader, Text; Paint, WS - FTP Pro.
+ Ulead VideoStudio 10.0; Proshow producer; Untitled + Windows Media Player;
Coverter video (flv); MathType; ChemOffice 10.0.
- Cài đặt (số hóa) nội dung của các bước tiến hành thí nghiệm.
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ 39
Bước 6: Thiết kế trang Web cho giáo trình.
Dùng phần mềm E-Learning XHTML Editor: Đưa tư liệu vào trang Web, tạo ra các
đường link giữa các tư liệu với nhau.
Bước 7: Xuất Web, chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện giáo trình
- Trình diễn thử, đặc biệt chú ý đến các file video về các thí nghiệm minh họa và bài tập
tình huống (flv, avi), các file ảnh (jpg hoặc png) của giáo trình.
- Soát lỗi; Kiểm tra tính logic, hợp lí các thành phần của giáo trình.
- Chỉnh sửa sao cho hợp lý với nội dung của chương trình.
- Upload giáo trình lên server và vận hành trang Web.
5. THIẾT KẾ GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ DƯỚI DẠNG WEB
5.1. Một số giao diện minh họa
Dựa vào lý thuyết thiết kế GTĐT ở trên, chúng tôi đã thiết kế GTĐT dưới dạng Web
cho học phần thí nghiệm thực hành PPDH hóa học.
40 NGUYỄN MẬU ĐỨC - ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Hình 2. Giao diện một số bài giảng E-Learning (qua website:nghiepvusupham.com)
5.2. Xây dựng quy trình sử dụng giáo trình điện tử nhằm tăng cường năng lực tự
học, tự nghiên cứu của sinh viên
Khi học theo hệ thống tín chỉ, mỗi học kì sinh viên thường được học 12 bài. Mỗi tuần
sinh viên cũng lên lớp một bài/5 tiết. Vì vậy nội dung của giáo trình được thiết kế và
đóng gói theo nội dung từng bài nhằm giảm dung lượng để đưa bài giảng lên mạng
trước khi có giờ giảng ít nhất là 5 ngày để sinh viên đọc bài giảng trước.
Quy trình phát triển NLDH bằng website thông qua môn học thực hành thí nghiệm
phương pháp dạy học hóa học cần phải được tiến hành từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến
phức tạp, gồm 4 bước sau:
Bước 1. Giảng viên phải viết bản đề cương về môn học (thực hành thí nghiệm PPDH
Hóa học). Trong bản đề cương môn học cần nêu mục tiêu môn học, lịch trình học phần,
tài liệu tham khảo chính và phụ, cách đánh giá môn học.
Bước 2. Giảng viên chuẩn bị GTĐT được thiết kế dưới dạng Web có tính tương tác cao,
chuyển bài giảng hoặc bài tập lên hệ thống đào tạo E-learning. Sinh viên học trực tuyến.
Bước 3.
- Sinh viên đăng kí môn học trên mạng, phần mềm quản lý đào tạo sẽ tự động cập nhật
thông tin về sinh viên, về môn học.
- Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu và tự học trước khi lên lớp thông qua các Website:
nghiepvusupham.com; hoahocsupham.com
- Sinh viên sử dụng bài giảng E-learning bằng cách truy cập Website:
nghiepvusupham.com nhằm: nắm được mục tiêu thí nghiệm, các bước tiến hành thí
nghiệm, các chú ý cần thiết để thí nghiệm thành công, hoàn thành những bài tập mà bài
giảng E-learning đặt ra. Sinh viên hoàn thiện báo cáo thí nghiệm theo vở chuẩn bị thực
hành thí nghiệm.
- Sinh viên được chủ động tích cực trong việc lựa chọn môn học, thời gian học và tìm
tài liệu.
Bước 4. Sinh viên sử dụng giáo trình làm tài liệu tự học, giúp sinh viên tự học, tự đọc,
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ 41
tự nghiên cứu, nắm chắc, hiểu kĩ về thao tác, kĩ năng, kĩ thuật tiến hành các thí nghiệm
trước mỗi buổi thí nghiệm.
- Sinh viên nghiên cứu trước ở nhà và hoàn thành bài tập vận dụng và bài tập tình huống
trước khi đến lớp để rèn KNDH.
- Thí nghiệm minh họa và bài tập tình huống giúp sinh viên nắm vững kĩ năng thí
nghiệm và thực hành tốt hơn.
5.3. Kết quả nhận xét, đánh giá chất lượng giáo trình điện tử
Chúng tôi kiểm chứng độ giá trị nội dung của GTĐT bằng cách lấy nhận xét của chuyên gia,
giảng viên và người học bằng việc điều tra và thu được 150 phiếu nhận xét, đánh giá chất
lượng của GTĐT vụ dạy học và trực tuyến học phần PPDH3 ở 4 trường ĐHSP: ĐHSP-ĐH
Thái Nguyên, ĐHSP Hà Nội, ĐH Vinh, ĐHSP Huế, với kết quả thu được như sau:
- Về sử dụng GTĐT phục vụ cho tự việc học của sinh viên
Nội dung Rất thích Thích Bình thường Không thích
Về sử dụng
GTĐT phục vụ
cho tự việc học
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
107 71,3 36 24,0 7 4.7 0 0
- Về việc GTĐT đã hỗ trợ các em trong việc tiếp thu kiến thức
Nội dung Rất dễ tiếp thu Dễ tiếp thu Bình thường Khó tiếp thu
Sự hỗ trợ
GTĐT trong
việc tiếp thu
kiến thức
người học
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
102 68,0 48 32,0 0 0 0 0
- Về mức độ phù hợp với nhận thức của sinh viên (nội dung, kiến thức, bài tập, tư liệu
trong GTĐT)
Nội dung Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp
Sự phù hợp
GTĐT với mức
độ nhận thức
của sinh viên
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
104 69,3 42 28,0 4 2,7 0 0
- Về giá trị sử dụng của GTĐT trong việc dạy học trực tuyến
Nội dung Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt
Giá trị sử dụng
của GTĐT
trong việc dạy
học trực tuyến
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
113 75,3 37 24,7 0 0 0 0
Như vậy, sử dụng giáo trình điện tử thực hành thí nghiệm PPDH hóa học phục vụ cho
việc tự học và tiếp thu kiến thức của sinh viên, tăng cường sự hứng thú, tính tích cực,
chủ động, tự học và sáng tạo trong các hoạt động học tập. Từ đó giúp sinh viên nắm
42 NGUYỄN MẬU ĐỨC - ĐẶNG THỊ THUẬN AN
vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc
lập, sáng tạo.
6. KẾT LUẬN
Việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ khiến cho thời lượng trên lớp
giữa giảng viên và sinh viên bị thu hẹp lại đáng kể. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết
cho sinh viên phải tăng cường sự tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn; đồng thời giảng viên
cần phải hướng dẫn được cho sinh viên cách tự học, tự nghiên cứu, tăng cường trao đổi
thông tin ngoài giờ học với sinh viên mới đảm bảo được nội dung, chất lượng chương
trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ thực tế đó, việc xây dựng giáo trình điện tử dạy
học trực tuyến E-Learning nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, tăng
cường sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, thông qua đó nâng cao chất lượng đào
tạo giáo viên ngành Sư phạm Hóa họ cở các trường Đại học Sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Kim Ánh (2012).Rèn luyện kĩ năng dạy học theo hướng tăng cường năng
lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khoa Hóa học ngành Sư phạm ở các trường
đại học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Cường, Meier B (2005). Phát triển năng lực thông qua phương pháp và
phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án
phát triển THPT, Hà Nội.
[3] Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn
Côi, Trần Trung Ninh (2005).Thực hành Thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thế Hùng (2002).Multimedia và Ứng dụng, NXB Thống kê.
[5] Lê Công Triêm (2006). “Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft Power
Point và Microsoft Frontpage”, Đề tài KH&CN cấp Bộ, mã số: B2004-09-05, ĐHSP
Huế, Huế.
Title: DESIGNING AND USING ELECTRONIC TEXTBOOKS FOR CONSOLIDATING
KNOWLEDGE AND TEACHING CAPACITY DEVELOPMENT FOR TEACHING
CHEMISTRY STUDENTS IN PEDAGOGICAL UNIVERSITIES
Abstract: Teaching with E-Learning means is to help participants actively to comprehend in the
forms such as email, chatting, forums, seminars, videos, online or offline testing... This
methodology is consistent with the teaching under the credit system. In this paper we describe
the design and use of electronic textbooks through practicingchemistryteaching methods for the
faculty, contributing to innovatiing teaching methods at universities under credit system.
Keywords: Designing, electronic textbook, teaching capacity, chemistry teacher education.
ThS. NGUYỄN MẬU ĐỨC
Khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
ĐT: 0983834724 hoặc 0949180845, Email: mauducsptn@gmail.com
ThS. ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ĐT: 0913465444, Email: dangthithuanan@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_452_nguyenmauduc_dangthithuanan_07_nguyen_mau_duc_dang_thuan_an_pp_hoa_0758_2020389.pdf