Thị trường chứng khoán - Chương 2: Các bộ phận của thị trường chứng khoán
Giáđặtmualàgiácaonhấtmàngườitạo
thịtrườngtrả
Giáđặtbánlàgiáthấpnhấtmàngườitạo
thịtrườngbán
Có3 hìnhthứcyếtgiátrênthịtrường:
Yếtgiáchắcchắn:
Yếtgiáphụthuộc:
Yếtgiácóchủđịnh:
44 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường chứng khoán - Chương 2: Các bộ phận của thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Nội dung chương:
Sở giao dịch chứng khoán
Thị trường chứng khoán phi tập trung
Công ty chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán
BÀI 1: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Nội dung bài:
Khái niệm
Hình thức tổ chức của SGDCK
Cơ cấu tổ chức của SGDCK
Các nguyên tắc về hoạt động kinh doanh của
SGDCK
Quy trình kinh doanh chứng khoán
Điều kiện tham gia vào SGDCK
1. Khái niệm:
Sở GDCK là một tổ chức đặc biệt thuộc sở
hữu nhà nước có tư cách pháp nhân, tự
chủ về tài chính, có nhiệm vụ mua bán, trao
đổi chứng khoán không vì mục đích kiếm
lời và tổ chức, bộ máy, hoạt động do thủ
tướng quyết định (theo Điều 64 NĐ44/2003
Việt Nam)
Theo UBCKNN:
2. Hình thức tổ chức của Sở giao dịch CK
Có 4 hình thức:
Hiệp hội hay câu lạc bộ: Không có sự quản lý
của nhà nước; thành viên là các công ty môi giới
tự bầu ban quản lý và tự tổ chức hoạt động
Công ty cổ phần: Cổ đông là các công ty chứng
khoán thành viên và ngân hàng. Hoạt động theo
luật công ty cổ phần, có nghĩa vụ nộp thuế và
chịu sự giám sát của UBCK
Công ty cổ phần có sự tham gia của Nhà
nước: Nhà nước trực tiếp quản lý, bổ nhiệm
chủ tịch HĐQT, TGĐ
Một pháp nhân do nhà nước thành lập
3. Cơ cấu tổ chức của SGDCK
3.1. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quyền lực cao nhất của Sở
GDCK gồm chủ tịch, 2 phó và 6 thành viên
hỗ trợ
Nhiệm vụ và quyền hạn:
3.2. Ban giám đốc điều hành
Là cơ quan thường trực của Sở GDCK,
là người trực tiếp tổ chức, quản lý, giám sát
và điều hành toàn bộ hoạt động của Sở
3.3. Thành viên Sở GDCK
- Người môi giới chứng khoán:
- Người kinh doanh chứng khoán:
- Người môi giới vừa là người kinh
doanh:
3.4. Trung tâm quản lý và lưu ký chứng
khoán
Hoạt động lưu ký chứng khoán là hoạt động
lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng
và giúp khác hàng thực hiện các quyền của mình
đối với chứng khoán lưu ký.
Nhiệm vụ:
3.5. Trung tâm thanh toán bù trừ
Hoạt động bù trừ là việc xử lý thông tin về
các giao dịch chứng khoán
Hoạt động thanh toán là hoạt động hoàn tất
các giao dịch chứng khoán
4. Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động
kinh doanh của sở giao dịch chứng
khoán
Nguyên tắc trung gian
Nguyên tắc đấu giá
Nguyên tắc công khai
Pháp chế hoá mọi giao dịch
5. Quy trình kinh doanh chứng khoán tại
Sở giao dịch
Bao gồm 6 bước sau:
1) Khách hàng đặt lệnh mua, lệnh bán tới
công ty CK
2) Công ty CK nhận lệnh và chuyển lệnh đó
đến người đại diện của công ty tại Sở gdịch (
Trung tâm gd ) dưới hình thức 1 lệnh đặt hàng
3) Tiến hành đấu giá
4) Thông báo kết quả giao dịch lên bảng
điện và cho công ty CK đặt mua hay bán chứng
khoán
5) Giao chứng khoán
6) Thanh toán
6. Điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào Sở
giao dịch
6.1. Cá nhân người môi giới, tự doanh
chứng khoán hoặc đại diện công ty chứng
khoán phải hội đủ các điều kiện hành nghề
kinh doanh chứng khoán:
Đối với cá nhân
* Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự
* Đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, trình
độ chuyên môn
* Có đủ chứng chỉ chuyên môn về chứng
khoán do UBCKNN cấp
Đối với tổ chức
* Là công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn,
doanh nghiệp nhà nước
* Các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm hoặc các
tổng công ty muốn tham gia kinh doanh chứng khoán
phải thành lập công ty chứng khoán độc lập
* Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành
chứng khoán
* Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc
kinh doanh chứng khoán
* Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh
doanh:
* Giám đốc, các nhân viên kinh doanh ( không kể kế
toán, văn thư, thủ quỹ ) của công ty phải có giấy phép
hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp
6.2. Chấp hành điều lệ của Sở giao dịch
chứng khoán:
* Số vốn tối thiểu của mỗi thành viên
* Thái độ hành vi hoạt động trên thị trường
chứng khoán
* Các biện pháp kỷ luật đối với thành viên
* Lệ phí đóng góp của thành viên: mua chỗ
ngồi và lệ phí hàng tháng
* Mức hoa hồng môi giới ấn định trước
BÀI 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
PHI TẬP TRUNG (OTC)
Nội dung:
Khái niệm
Đặc điểm
Cơ sở xác định giá
Phương thức giao dịch
1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán phi tập trung
(OTC: Over the Counter market) là một thị
trường không có trung tâm giao dịch mà
bao gồm các công ty môi giới thành viên
trong khắp cả nước.
Đây là thị trường thương lượng của các
công ty môi giới chứng khoán thực hiện
giao dịch qua hệ thống điện thoại và hệ
thống vi tính nối mạng giữa các thành viên.
Các hình thức tồn tại của thị trường
hiện nay:
Thị trường truyền thống: Chỉ có giao dịch
thỏa thuận, địa điểm không tập trung và
thông qua hệ thống điện thoại, fax của các
nhà tạo lập thị trường (môi giới)
Thị trường OTC hiện đại: Giao dịch sử
dụng hệ thống báo giá trung tâm thông qua
mạng điện tử diện rộng để hình thành thị
trường. (UPCOM ??)
2. Đặc điểm
Phi tập trung: Giao dịch thỏa thuận tại bất
kì địa điểm nào
Quy mô thị trường rất khó xác định
Thành viên là các công ty không phải của
TTCK tập trung
Để kinh doanh trên thị trường OTC phải
đáp ứng một số yêu cầu của UBCK
Có nhiều đối tượng tạo lập thị trường cho 1
loại chứng khoán
Chứng khoán giao dịch: Là các loại được
phép phát hành nhưng chưa đăng ký niêm
yết tại bất kì SGDCK nào
3. Cơ sở xác định giá
Giá đặt mua là giá cao nhất mà người tạo
thị trường trả
Giá đặt bán là giá thấp nhất mà người tạo
thị trường bán
Có 3 hình thức yết giá trên thị trường:
Yết giá chắc chắn:
Yết giá phụ thuộc:
Yết giá có chủ định:
4. Phương thức giao dịch
Có 2 phương thức giao dịch:
4.1. Phương thức giao dịch thỏa thuận
Nguyên tắc: Giao dịch thông qua các công ty
chứng khoán thành viên
Yêu cầu:
Phải có tài khoản giao dịch
Đảm bảo đầy đủ tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản: đủ
số CK cần bán, đủ số tiền cần thực hiện giao
dịch
4.2. Phương thức báo giá trung tâm
Quy trình thực hiện:
Nhà đầu tư đặt lệnh (mua/bán)
Công ty Ck nhập lệnh
Lệnh hiển thị trên bảng giao dịch
Nhà đầu tư đặt lệnh đối ứng
Lệnh được khớp (theo quy tắc)
Hiển thị kết quả giao dịch
BÀI 3: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Nội dung bài:
Khái niệm
Các mô hình hoạt động của công ty chứng
khoán
Nguyên tắc hoạt động
Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán
1. Khái niệm
Cty chứng khoán là một tổ chức kinh
doanh CK, có tư cách pháp nhân, có vốn
riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh
tế, hoạt động theo giấy phép của UBCK Nhà
nước cấp.
Hình thức: Công ty cổ phần, cty TNHH
Điều kiện thành lập: Tùy thuộc loại hình
đăng ký kinh doanh
Môi giới
Tự doanh
….
2. Các mô hình hoạt động của Công ty
chứng khoán
2.1. Công ty chuyên doanh chứng khoán
Hoạt động kinh doanh CK sẽ do các công
ty độc lập chuyên môn hóa trong lĩnh
vực CK đảm nhận
Chú ý: Các ngân hàng không được trực
tiếp tham gia kinh doanh CK
Hình thức tồn tại:
Công ty hợp danh
Công ty cổ phần
Công ty TNHH
2.2. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và
chứng khoán
các ngân hàng thương mại hoạt động với tư
cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo
hiểm và kinh doanh tiền tệ.
Ưu điểm:
Đa dạng hóa, kết hợp được nhiều lĩnh vực kinh
doanh Giảm bớt rủi ro
Ngân hàng tận dụng được thế mạnh tài chính để
kinh doanh chứng khoán
Nhược điểm:
Ngân hàng có xu hướng ưu tiên tín dụng
Biến động thị trường Ck ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh tiền tệ khủng hoảng
3. Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc đạo đức
Đảm bảo lợi ích khách hàng
Trung thực và công bằng
Không giao dịch nội gián
…
Các nguyên tắc tài chính
Đảm bảo yêu cầu về vốn và cơ cấu vốn
Không dùng tiền trong tài khoản khách
hàng
Tách bạch tài sản khách và công ty
4. Các nghiệp vụ của Công ty chứng
khoán
4.1. Nghiệp vụ môi giới CK
Là hoạt động trung gian trong đó CTCK đại
diện mua bán CK cho khách hàng để hưởng
hoa hồng.
Môi giới dịch vụ:
Môi giới chiết khấu:
Môi giới ủy nhiệm hay thừa hành:
Môi giới độc lập:
Môi giới chuyên môn:
4.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Là việc Cty chứng khoán tự tiến hành đầu
tư mua bán CK cho chính mình
Mục đích:
Thu lợi nhuận cho chính cty chứng khoán
Góp phần bình ổn thị trường chứng khoán
(theo yêu cầu của UBCK: Mua khi giảm, bán
khi tăng…)
Xung đột: Lợi ích khách hàng có thể không
được ưu tiên
4.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Mục đích: Hỗ trợ các tổ chức phát hành
thực hiện các thủ tục trước khi chào bán
chứng khoán.
Bảo lãnh với cam kết chắc chắn/ bao tiêu
Bảo lãnh với cố gắng tối đa
Bảo lãnh tất cả hoặc không
4.4. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
Khách hàng yêu cầu CTCK thực hiện mọi
quyết định đầu tư theo một chiến lược
được thỏa thuận trước.
Ưu điểm:
Tận dụng lợi thế của CTCK về thông tin,
dịch vụ…
Tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư
Nhược điểm:
Khó kiểm soát rủi ro
4.5. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
Là nghiệp vụ công ty chứng khoán tiến hành
phân tích và đưa ra lời khuyên đối với nhà đầu
tư khi có yêu cầu
Phân loại
Hình thức: Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp
Mức độ ủy quyền: Tư vấn gợi ý hoặc ủy
quyền
Đối tượng: Tư vấn phát hành và tư vấn đầu
tư
* Các nghiệp vụ phụ trợ khác:
Lưu ký chứng khoán
Quản lý thu nhập khách hàng
Nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ quản lý quỹ
Nghiệp vụ cho vay, cầm cố
….
BÀI 4: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Nội dung bài:
Khái niệm
Các hoạt động của công ty quản lý quỹ
Chủ thể tham gia vào quỹ đầu tư chứng
khoán
Hình thức huy động vốn của quỹ đầu tư
Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán
Vai trò của quỹ đầu tư
Nguyên tắc hoạt động
1. Khái niệm
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành
từ vốn góp của nhà đầu tư uỷ thác cho công
ty quản lý quỹ để quản lý và đầu tư tối thiểu
60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng
khoán
Cty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư tiến
hành đầu tư chứng khoán
Lợi nhuận sẽ được chi trả dựa trên số chứng
chỉ quỹ nhà đầu tư nắm giữ
2. Hoạt động của công ty quản lý quỹ
2.1. Quản lý quỹ đầu tư
Huy động và quản lý: Vốn, tài sản…
Đầu tư theo danh mục
Quản lý đầu tư chuyên nghiệp: Quỹ được
quản lý bởi các chuyên gia trong lĩnh vực
chứng khoán và được lựa chọn thường
xuyên
2.2. Tư vấn đầu tư và tài chính
Tư vấn về đầu tư và tài chính cho khách
hàng
Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản
đầu tư thông qua các công cụ tài chính
Tối ưu hóa các nguồn vốn cho nhà đầu tư
2.3. Hoạt động nghiên cứu
Quỹ tiến hành nghiên cứu thị trường, tình
hình tài chính và các thông tin liên quan
(nghiên cứu ngành, kinh tế vĩ mô…) từ đó
đưa ra các đánh giá và lời khuyên cho nhà
đầu tư
3. Chủ thể tham gia vào quỹ đầu tư
chứng khoán
Gồm 3 chủ thể:
Công ty quản lý quỹ: Những nhà đầu tư
chuyên nghiệp/ người thành lập quỹ
Tổ chức giám sát: Thường là ngân hàng
Nhà đầu tư: Người góp vốn mua chứng chỉ
quỹ/ cổ phiếu của quỹ
4. Hình thức huy động vốn của quỹ đầu
tư chứng khoán
Phát hành chứng chỉ quỹ
Phát hành cổ phiếu
Chú ý: Quỹ đầu tư vừa là tổ chức phát hành
vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán
5. Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán
5.1. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn
Quỹ đóng:
Thu hút vốn bằng phát hành cổ phiếu hoặc
chứng chỉ quỹ lần đầu.
Số lượng giới hạn và không được phát hành
thêm
Không mua lại cổ phần đã phát hành
Nhà đầu tư không thể bán lại cho tổ chức
phát hành tránh rút vốn ồ ạt/ ổn định
nguồn tiền trong quỹ
Quỹ mở
Là loại hình quỹ có cơ cấu vốn luôn biến
động. Quỹ liên tục phát hành cổ phiếu ra
công chúng với số lượng không hạn chế.
Nhà đầu tư có thể bán lại cho tổ chức phát
hành bất kì khi nào
Giá cổ phiếu xác định dựa trên tổng giá trị
các khoản đầu tư vào quỹ, không phụ thuộc
cung cầu thị trường
Rủi ro rút vốn của nhà đầu tư cao ảnh
hưởng xấu tới quỹ
5.2. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức hoạt động
của công ty
Quỹ đầu tư dạng công ty: Là một pháp
nhân được thành lập theo quy định của
pháp luật, điều hành bởi HĐQT
Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: Cty quản lý
thành lập quỹ, huy động vốn và đầu tư theo
những mục tiêu đề ra.
Không phải là một pháp nhân
Quan hệ lợi ích dựa trên hợp đồng
5.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động
Quỹ đầu tư công chúng: Quỹ được hình
thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư, ủy
thác cho một công ty quản lý quỹ thực hiện
hoạt động đầu tư
Quy mô lớn
Thanh khoản cao
Quy định luật pháp nghiêm ngặt
Quỹ đầu tư thành viên: Quỹ do một tổ
chức, cá nhân góp vốn rồi thuê công ty quản
lý quỹ đầu tư.
6. Vai trò của quỹ đầu tư
6.1. Đối với nền kinh tế
Huy động vốn
Bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và người nhận đầu
tư
Tăng hiệu quả trong đầu tư
Tạo việc làm cho xã hội
6.2. Đối với thị trường chứng khoán
Phát triển thị trường sơ cấp
Bình ổn giá
7. Nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư
7.1. Nguyên tắc huy động vốn
7.2. Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát
hoạt động của quỹ
7.3. Nguyên tắc định giá phát hành và mua
lại chứng chỉ của quỹ
7.4. Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà
đầu tư
7.5. Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch
liên quan đến tài sản của quỹ
7.6. Nguyên tắc công khai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- outline_chuong_2_9878.pdf