Thứ hai, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Bộ Tài chính đã không ngừng đưa ra các giải pháp lành mạnh hóa thị trường như yêu cầu các tổ chức kiểm toán được chấp thuận nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
15 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường chứng khoán: bình luận về điều kiện và khả năng huy động vốn ở thị trường chứng khoán Việt nam từ 2005-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
BÀI TẬP:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Bình luận về điều kiện và khả năng huy động vốn ở TTCK VN từ 2005-2013
Sinh viên: Đinh Thế Sơn
Mã sv: A18065
Lớp: TTCK.2 - Thứ 5 (giờ 3-5)
HÀ NỘI – 2013
11-7-1998 Chính phủ đã ký nghị định số 48/NĐ - CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh ra thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đi vào hoạt động từ 7/2000 và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động từ 8/3/2005.
2005
2005 tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 40,000 tỷ đồng, chiếm 0.69% tổng thu nhập GDP. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4,500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28,300 tài khoản giao dịch. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, chỉ số thị trường chứng khoán tăng 85%. Khả năng huy động vốn được 44,600 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu so với GDP cả nước đạt gần 1%.
2006
Với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng 145%, thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành “điểm” có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới chỉ sau Dim-Ba-Buê. Khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm. Chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh tăng 144%, tại sàn giao dịch Hà Nội tăng 152.4%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006: VN-Index cuối năm tăng 2.5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13.8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22.7% GDP). Giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16.4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật. Khả năng huy động vốn cao.
2007
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.
VN Index đạt đỉnh 1,170.67 điểm. HASTC-Index chạm mốc 459.36 điểm. Sau 1 năm hoạt động VN Index đạt được mức tăng trưởng là 23.3%; Hastc-Index tăng 33.2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. Trong 3 tháng đầu năm, với những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2 sàn giao dịch đều lập kỷ lục: chỉ số VN Index đã đạt mức đỉnh là 1,170.67 điểm sau 7 năm hoạt động và Hastc–Index thiết lập mức đỉnh 459.36 điểm sau 2 năm hoạt động. Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch. Tại sàn HCM, bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1,000 tỷ đồng, sàn Hà Nội cũng đạt con số 300 tỷ đồng. Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ 4/2007 đến đầu 9/2007. Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. VN Index chỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905.53 điểm (24/04/2007), giảm tới 22.6% so với mức đỉnh vào tháng 3. Thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng 9 đến cuối tháng 10/2007. Tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để đưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3. Thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm vào 2 tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có các đợt phục hồi giả với sự tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố. Tuy nhiên sự phục hồi này không duy trì được lâu, thậm chí đã có dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm.
2008
Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.
Sau 1 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã CP rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT. Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp… phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường CK có nguy cơ thừa “hàng”.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 – Thị trường giảm mạnh do tác động từ tác động của kinh tế vĩ mô. Khởi đầu năm tại mức điểm 921.07, VN Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008.
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ lệ lạm phát tăng cao trong nước và sự biến động mạnh của giá cả hàng hóa trên thế giới, thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ Việt Nam tiếp tục có những biến động mạnh => tính “phong vũ biểu của TTCK VN”
- Thị trường hàng hóa, xăng dầu – loại hàng hóa cơ bản thuộc sự kiểm soát của Chính phủ, đã được điều chỉnh mạnh. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất từ NHNN và NHTM liên tiếp xác định các mặt bằng mới. Chịu tác động sức ép từ lạm phát, lãi suất từ các NHTM tăng mạnh trong cuối quý II, dao động từ 16 – 18% đối với huy động tiền gửi và 20-21% đối với các khoản vay.
- Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 – Phục hồi trong ngắn hạn.
Đây cũng là giai đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất. Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch v à giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao. VN Index tăng được 168.55 điểm, tương đương 45.52%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16.9 triệu CP & CCQ, tương đương 599.18 tỷ đồng/phiên. Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí (tăng 80.33%), nguyên vật liệu và công nghệ (tăng 89.78%). Các đại diện tiêu biểu cho nhóm cổ phiếu này bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 – Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đây là thời kỳ VN Index rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này, VN Index mất 223.48 điểm, tương đương 41.45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15.82 triệu CP & CCQ, tương đương 497.58 tỷ đồng/phiên.
- Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới . 49/86 phiên giao dịch trên HOSE mất điểm. Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ NHNN, xen lẫn giữa những phiên giảm điểm, TTCK Việt Nam vẫn có những phiên phục hồi mạnh. Tuy nhiên, các “con sóng” trên thị trường thường rất ngắn và không ổn định. Kết thúc giai đoạn này, VN Index giảm mất 239.52 điểm, tương đương 43.15%.
2009
TTCK Việt Nam là thị trường tăng trưởng tệ nhất châu Á trong năm 2009. Lợi nhuận các công ty so với năm 2008 giảm tới 30% . Tăng trưởng ở các công ty giảm từ 40% xuống 8 %.
Thua lỗ ở các khoản đầu tư địa ốc và chứng khoán đẩy lợi nhuận ròng giảm 25%. Trong số 329 công ty niêm yết, 23 công ty thua lỗ, trong đó có cả một số công ty trước đây từng được nhà đầu tư nước ngoài hết sức ưa chuộng như Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần Gemadept (GMD)- Suốt 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng ảm đạm. Cảnh vắng lặng tại sàn giao dịch cho thấy thị trường chứng khoán đã không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời điểm này. Bởi trong suốt năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục chuỗi ngày suy giảm với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, các ngân hàng bán cổ phiếu giải chấp… tất cả những yếu tố này đã làm thị trường giảm sâu. Tính chung cho cả tháng 2/2009 VN Index đã mất 57.47 điểm (18.95%) so với phiên cuối tháng 1.
2010
TTCK Việt Nam sụt giảm so với thế giới và khu vực. Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán thế giới lao đao khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và tình trạng trì trệ của kinh tế Mỹ. Chứng khoán thế giới đã có những bước phục hồi từ đầu tháng 2/2010 khi các vấn đề kinh tế vĩ mô dần được giải quyết. Trong đó, thị trường chứng khoán châu Á phục hồi khá nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc… gặp phải một số khó khăn nhưng thị trường chứng khoán vẫn đang phục hồi về gần mức trước khủng hoảng. Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định thì chứng khoán Việt Nam có phần “lạc nhịp” so với thế giới và các nước trong khu vực. Thị trường chứng khoán thời gian qua đã phản ánh các khó khăn mang tính cơ cấu như lạm phát cao, thâm hụt thương mại, áp lực tỷ giá…
Kết thúc năm 2010, chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm lần lượt 2.0% và 32.1% so với cuối năm 2009. Tuy nhiên, mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu ở mức cao gấp nhiều lần so với hai chỉ số, từ 50 – 60%.
Xét ở khía cạnh doanh nghiệp, kết quả kinh doanh không tác nhiều đến biến động của thị trường. Mặc dù doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như lãi suất ở mức cao, tỷ giá thiếu ổn định… nhưng năm 2010 không phải quá khó khăn đối với các doanh nghiệp niêm yết. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp ngành bất động sản và ngân hàng, động lực chính để thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc ngành cao su thiên nhiên, đường… có kết quả kinh doanh khá tốt nhưng vẫn không thu hút được dòng tiền từ giới đầu tư. Có thể thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Do đó, trong năm 2010 đã có một làn sóng doanh nghiệp niêm yết tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn. Đây cũng là một trong những lý do khiến nguồn cung cổ phiếu gia tăng và tạo áp lực lên đà phục hồi của thị trường. Về yếu tố dòng tiền, kênh hỗ trợ là hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trước áp lực tăng vốn và các yêu cầu tại Thông tư 13. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài và tăng mạnh vào những tháng cuối năm khiến cho dòng vốn đòn bẩy bị hạn chế. Trong đợt phục hồi vào cuối năm 2010 đã có sự xuất hiện của đòn bẩy tài chính nhưng chỉ ở mức khiêm tốn. Năm 2010 chứng kiến hoạt động sôi nổi của nhiều “đội lái” với các tin đồn được đưa ra theo đúng kịch bản. Hoạt động này khiến cho dòng tiền đổ vào thị trường gia tăng đột biến và biến động mạnh qua từng giai đoan. Mục tiêu của các “đội lái” vẫn là các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ, pennystocks, lượng cổ phiếu lưu hành thấp… Đáng chú ý trong năm 2010, thị trường nhận được sự hỗ trợ mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài hầu như giữ trạng thái mua ròng các cổ phiếu niêm yết chủ chốt. Đặc biệt các mã bluechips như HAG, BVH, MSN,… được khối ngoại tập trung mua ròng là lực đỡ quan trọng cho thị trường. Tổng giá trị mua ròng trên cả HoSE và HNX tính tới 29/12/2010 đạt hơn 16,039 tỷ đồng. Trong đó bao gồm giá trị mua ròng tại HoSE là 15,251 tỷ và tại HNX là 788 tỷ đồng. Mặc dù khối ngoại mua ròng mạnh thể hiện dòng vốn gián tiếp tiếp tục chảy vào Việt Nam, nhưng so với các nước trong khu vực thì Việt Nam vẫn chưa tận dụng được nguồn vốn này.
2011
Quy mô thị trường so với GDP bị thu hẹp khi mức vốn hóa thị trường tại thời điểm 31/12/2011 giảm đáng kể, chỉ đạt 539.000 tỷ đồng, giảm 187.000 tỷ đồng (26%) so với mức 726.000 tỷ đồng cuối năm 2010. So với các nước trong khu vực, mức vốn hóa thị trường/GDP của thị trường chứng khoán Việt Nam vào loại thấp nhất.
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011. Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá.
Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch của cả 2 sàn trong nhiều phiên dưới mức 1.000 tỷ đồng. Giá trị và khối lượng giao dịch bình quân 1 phiên tính chung cả HNX và HSX (theo phương thức khớp lệnh) trong năm 2011 là 790,72 tỷ đồng và 53,25 triệu cổ phiếu giảm 65% và 30% so với năm trước.
15/12/2011: chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58.04 điểm. Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa đạt 17.5 nghìn tỷ đồng, tương đương 22% so với năm 2010, riêng vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 73.7 nghìn tỷ đồng, gấp 2.6 lần so với năm 2010. 65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 20% GDP.
Hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ đang có sự phân hóa rõ rệt. Những công ty nhỏ do các công ty phi tài chính thành lập chỉ hoạt động cầm chừng. Những công ty do các định chế tài chính lớn thành lập được sự hỗ trợ vốn của công ty mẹ nên có lãi hoặc thua lỗ không đáng kể nên có thể trụ lại. Xu hướng hình thành quỹ mở là tất yếu và phần lớn quỹ đại chúng sẵn sàng chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở do thị trường chứng khoán đi xuống nên việc huy động vốn thành lập quỹ càng khó khăn.
2012 :
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 biến động khá mạnh. Cả hai chỉ số giá tổng hợp VN-Index và HNX-Index đều đi lên mạnh mẽ trong 4 tháng đầu năm và quay đầu giảm điểm trong suốt thời gian còn lại. Tính thanh khoản của thị trường biến động cùng chiều với chỉ số. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên cả hai sàn đều tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm và sụt giảm mạnh trong suốt thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 cho thấy tình trạng ảm đạm kéo dài của thị trường.
TTCK năm 2012 được ví von như “trái táo độc” của mụ phù thủy trong truyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”. 5 tháng đầu năm 2012 sẽ như nửa màu xanh, ngon lành và hấp dẫn, trong khi 7 tháng còn lại sẽ như phần màu đỏ, ngấm thuốc độc và có thể khiến nhà đầu tư “bất tỉnh nhân sự” – giống như kết cục của Bạch Tuyết.
Chưa năm nào có nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết như năm nay. Trên hai sàn có 25 cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ niêm yết mới song có 22 cổ phiếu bị hủy niêm yết.
Đa phần việc hủy niêm yết do các công ty lỗ 3 năm liên tiếp, một số trường hợp bị hủy do 1 năm không có giao dịch, hoặc hủy niêm yết tự nguyện như trường hợp CSG, MKV. Còn có nhiều trường hợp như PSE, HU4, MED, VTE, PXH chưa giao dịch ngày nào nhưng đã hủy niêm yết do được chấp thuận hồ sơ xong không không niêm yết.
Khả năng huy động vốn: tổng giá trị huy động vốn từ cổ phiếu và cổ phần hóa là 10.100 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2011, tuy nhiên huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ lại tăng cao, đạt 142.500 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2011.
2013:
Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2013
Thị trường cổ phiếu
Sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô: tuy nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng 6 tháng đầu năm 2013, các cán cân vĩ mô đã dần trở nên cân bằng và có tính ổn định cao. Điều này được thể hiện qua nhiều mục tiêu điều hành vĩ mô mà Chính phủ kiên định theo đuổi đã bước đầu mang lại kết quả tích cực như: lạm phát được kiềm chế, mặt bằng lãi suất cho vay giảm xuống từ 11 - 15%, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng khá. Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế được Chính phủ ban hành như: gói giải pháp hỗ trợ DN, khơi thông thị trường do Bộ Tài chính đề xuất; Chính phủ quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ thị trường bất động sản trị giá 30,000 tỷ đồng chính thức có hiệu lực...
Các chỉ số thị trường có mức tăng trưởng khá: Tất cả những yếu tố trên đã góp phần tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư (NĐT), tạo động lực giúp TTCK khởi sắc trong 6 tháng đầu năm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đã tăng khoảng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng khối lượng giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ước tăng 12%. Tính đến ngày 16/6/2013, chỉ số VN-Index đã đạt mức tăng 216.6% so với đáy ngày 24/2/2009 và tăng 26.8% so với thời điểm 6/1/2012. Chỉ số HNX-Index tăng 35% so với ngày 9/1/2012, ngày lập đáy mới của chỉ số này. Tính từ đầu năm đến nay, mức cao nhất chỉ số VN-Index đạt được là 524.56 điểm, xác lập vào ngày 10/6/2013 (khối lượng giao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1,661 tỷ đồng).
Sự “lên hạng” của thị trường trong mắt các NĐT nước ngoài: Trong 6 tháng đầu năm 2013, dòng vốn ngoại chảy vào TTCK có diễn biến tích cực. Tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp ước đạt 160 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều NĐT tổ chức lớn đang xúc tiến các hoạt động để giải ngân vào TTCK Việt Nam. Bởi vậy, triển vọng thu hút thêm dòng vốn ngoại của thị trường vẫn còn lớn.
Đặc biệt TTCK Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế: Đầu tháng 6/2013, hãng tin Reuters đã công bố dữ liệu về diễn biến của các TTCK châu Á kể từ đầu năm 2013 đến nay. Theo đó, nếu tính theo USD, mức tăng trưởng của TTCK Việt Nam ước đạt 23%, đứng đầu khu vực châu Á. Còn tính theo nội tệ, mức tăng của TTCK Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Nhật Bản với tỷ lệ ước đạt khoảng 24%. Ngoài ra, theo báo cáo các quỹ đầu tư đại chúng của Edmond De Rothschild, tính từ đầu năm 2013 đến hết ngày 7/6/2013, giá trị tài sản ròng (NAV) các quỹ đầu tư đại chúng trên TTCK Việt Nam đều tăng mạnh, xấp xỉ mức tăng của cả năm 2012. Nhìn chung, đa số các quỹ đầu tư chứng khoán đều đạt mức tăng trưởng xấp xỉ hoặc vượt mức tăng của chỉ số VN-Index trong cùng thời kỳ (26.5%)… Điều đặc biệt là, mức tăng bình quân của các quỹ đầu tư chứng khoán thành lập tại Việt Nam, do công ty quản lý quỹ của Việt Nam quản lý có mức tăng tốt hơn (đạt bình quân 24.6%, tính theo đồng USD) so với mức tăng bình quân của các quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ nước ngoài đầu tư tại đây (đạt 22.1%). Trong đó, dẫn đầu mức tăng NAV là Quỹ HLG Vietnam Fund với tăng trưởng 36.9%, Quỹ Vietnam Azalea đứng thứ hai với mức tăng 33.1%, Quỹ PXP Vietnam Fund đứng thứ ba, đạt 32%...
Biến động của chỉ số VN-Index và HNX-Index 6 tháng đầu năm 2013
Dù có mức tăng trưởng khá nhưng thị trường cổ phiếu vẫn tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn. Diễn biến tiêu cực của TTCK thế giới những ngày cuối tháng 6/2013 đã ảnh hưởng gián tiếp đến TTCK Việt Nam qua hoạt động thoái vốn của các Quỹ giao dịch, trao đổi (ETFs). Dòng vốn nội đang có dấu hiệu chững lại do không có thông tin hỗ trợ đủ mạnh trong khi khối ngoại tăng bán chốt lời khiến VN - Index mất ngưỡng 500 điểm và có thời điểm về dưới ngưỡng 470 điểm vào cuối tháng 6. Điều này cho thấy xu hướng tăng trưởng dài hạn có thể đã được thiết lập nhưng về ngắn hạn, TTCK còn đối mặt với không ít khó khăn từ yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước.
Thị trường trái phiếu
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với quy mô phát hành và giao dịch gần bằng cả năm 2012. Trên thị trường trái phiếu sơ cấp đã diễn ra 117 phiên đấu thầu với tổng tỷ lệ trúng thầu toàn thị trường tăng từ 52% năm 2012 lên gần 69%. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 115.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2012. Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch TPCP bình quân phiên tăng đáng kể, đạt hơn 1,900 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần so với năm 2012). Trong đó, có sự giao dịch tích cực của các NĐT nước ngoài với tổng giá trị giao dịch mua bán 6 tháng đầu năm đạt hơn 100.000 tỷ đồng, xấp xỉ 80% giá trị giao dịch của khối này trong cả năm 2012...Khả năng huy động vốn khá cao trong 6 tháng đầu năm so với năm 2012.
Tuy nhiên, kể từ tháng 6/2013, kỳ vọng lợi nhuận từ kênh TPCP đã bắt đầu giảm khi lãi suất trên thị trường TPCP liên tiếp “hạ nhiệt”. Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 và 3 năm đã giảm xuống 6.55 – 6.75%/năm, sát với lạm phát kỳ vọng khoảng hơn 6% cho năm 2013. Do đó khả năng huy động vốn từ TPCP được dự định là sẽ giảm.
Một số dự báo thị trường 6 tháng cuối năm
Dù vẫn tiềm ẩn rủi ro nhưng TTCK được giới đầu tư đặt kỳ vọng khá cao trong nửa cuối năm nay. Những tháng còn lại của năm 2013, TTCK đang có nhiều yếu tố tích cực, cụ thể như sau:
Thứ nhất, là động thái nới "room" cho khối ngoại tại các công ty đại chúng. Đề xuất này đã được Bộ Tài chính đưa ra được lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi hoàn thiện để trình Chính phủ. Nếu được thông qua, đây sẽ là yếu tố khá quan trọng để kích thích dòng tiền vào TTCK, có thể sẽ tiếp tục tạo sự hưng phấn cho các NĐT nước ngoài trên TTCK. Theo hãng Bloomberg, hệ số P/E bình quân trên TTCK Việt Nam hiện là 11 - thấp nhất Đông Nam Á nên giới phân tích quốc tế nhận định TTCK Việt Nam sẽ có sức hút đối với NĐT nước ngoài.
Thứ hai, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Bộ Tài chính đã không ngừng đưa ra các giải pháp lành mạnh hóa thị trường như yêu cầu các tổ chức kiểm toán được chấp thuận nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Thứ ba, cùng với việc tiếp tục tái cấu trúc TTCK, từ nay đến cuối năm, UBCKNN sẽ cơ bản hoàn thành hệ thống văn pháp lý đáp ứng nhiệm vụ quản lý thị trường đồng bộ, hiệu quả hơn theo thông lệ quốc tế.
Nguồn tham khảo:
www.cafef.vn
www.vinacorp.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_truong_chung_khoan_886.docx