Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị
trường vốn chuyên mua bán các giấy nợ trung
hạn, dài hạn và các loại cổ phiếu
Đặc điểm:
-Tạo lập và cung ứng vốn trung và dài hạn
-Hàng hóa: Các loại giấy nợ trung hạn, dài
hạn và các loại cổ phiếu
Ví dụ: Trái phiếu, cổ phiếu, các hợp đồng tương
lai, hợp đồng kỳ hạn, chứng quyền
79 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Giáo viên thực hiện: Ths. Trần Tuấn Việt
Bộ môn : Tài chính – kế toán, Khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh.
Email: viettrananu@gmail.com
1
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương 1: Chứng khoán và thị
trường chứng khoán
Chương 2: Các bộ phận của thị
trường chứng khoán
Chương 3: Hoạt động của thị
trường chứng khoán
Chương 4 – Phân tích và quản lý
thị trường chứng khoán
2
Tiêu chí đánh giá sinh viên
1) Bài tập và thảo luận: 20%
2) Thi giữa kỳ: 20%
3) Thi cuối kỳ: 60%
CMH: 30% và 70%
Tài liệu tham khảo
1) Thị trường chứng khoán – Học viện ngân hàng – NXB Tài
chính 2008
2) Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán – Học viện tài
chính – NXB Tài chính 2009
3) Phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư – ĐH
Kinh tế Tp Hồ Chí Minh - NXB Thống kê 2009
4) Các trang web về chứng khoán
3
Mục đích của môn học
Cung cấp kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán
Giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với các khái niệm,
công cụ trên thị trường chứng khoán, hoạt động của thị
trường chứng khoán,…
Áp dụng kiến thức kinh tế đã học vào phân tích thị
trường, phân tích doanh nghiệp, phân tích và so sánh
các loại chứng khoán
Tiếp cận với các phương pháp phân tích chính trong
chứng khoán: Phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật
4
Chương 1:Chứng khoán và thị trường
chứng khoán
Bài 1: Thị Trường Chứng khoán
Bài 2: Chứng khoán
Bài 3: Phát hành chứng khoán
5
Bài 1: Thị Trường Chứng Khoán
Nội dung bài:
Sơ lược nguyên nhân ra đời TTCK
Khái niệm TTCK
Phân loại TTCK
Vai trò và chức năng của TTCK
Các chủ thể trên TTCK
6
Sơ lược nguyên nhân ra đời TTCK
Thị trường chứng khoán nằm ở đâu trong
hệ thống tài chính?
Thị trường tiền tệ ?
Thị trường vốn ?
Thị trường hối đoái ?
7
Vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế
các quốc gia?
Ba nhân tố quyết định sự tăng
trưởng của một quốc gia?
Mô hình tăng trưởng của
Solow(1956)
Vốn đầu tư (Capital Accumulation)
Nguồn nhân lực (Labor)
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP:
Total factor productivity)
8
Mô hình của Solow
LKALKAF .),,(
Trong đó:
F(A,K,L): Sản lượng thực tế (GDP, …)
A: TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp),
năng suất lao động hay tiến bộ của khoa học
kỹ thuật
K: Vốn đầu tư/ tư bản
L: Lao động
9
Các phương pháp huy động vốn?
Huy động trực tiếp
Huy động gián tiếp
Thị trường chứng khoán là kênh huy động
vốn theo phương pháp nào?
10
1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị
trường vốn chuyên mua bán các giấy nợ trung
hạn, dài hạn và các loại cổ phiếu
Đặc điểm:
- Tạo lập và cung ứng vốn trung và dài hạn
- Hàng hóa: Các loại giấy nợ trung hạn, dài
hạn và các loại cổ phiếu
Ví dụ: Trái phiếu, cổ phiếu, các hợp đồng tương
lai, hợp đồng kỳ hạn, chứng quyền…
11
2. Phân loại thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary market)
Tạo vốn cho đơn vị phát hành
Tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
Tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán thứ cấp
Chỉ được tổ chức một lần
Thị trường chứng khoán thứ cấp (Secondary
market)
Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán phát hành
Thị trường cạnh tranh tự do
Thị trường hoạt động liên tục
Không làm tăng vốn cho đơn vị phát hành
2.1. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu
hành chứng khoán
12
2.2. Căn cứ tính chất pháp lý của hình
thức tổ chức thị trường
Thị trường chứng khoán tập trung: Địa điểm xảy ra
các hoạt động giao dịch chứng khoán thường là Sở giao
dịch hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là
hoạt động giao dịch chứng không qua sở giao dịch mà
được thực hiện bởi các công ty thành viên thông qua hệ
thống thông tin như điện thoại, vi tính.
Việt Nam có trung tâm hay sở giao dịch chứng khoán?
- Sở giao dịch chứng khoán tp Hồ Chí Minh (HOSE)
- Sở giao dịch chứng khoàn Hà Nội (HNX)
Sàn UPCOM có phải sở giao dịch chứng khoán không?
13
2.3. Căn cứ phương thức giao dịch của
thị trường
Thị trường trao ngay (Spot market): Là thị trường
mà lệnh của khách hàng được thực hiện ngay căn cứ
vào giá cả hiện tại và được thanh toán một ngày gần sau
đó.
Thị trường kỳ hạn (Forward market): Là thị trường
của các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và
các công cụ dẫn xuất từ chứng khoán.
Đặc điểm: Giá cả và số lượng được thỏa thuận hiện tại
nhưng ngày thực hiện lại diễn ra trong tương lai
14
Một số cách phân loại khác
Phân loại theo hàng hóa của thị trường:
* Thị trường cổ phiếu
* Thị trường trái phiếu
* Thị trường hợp đồng tương lai
* Thị trường hợp đồng quyền chọn
* Thị trường chứng quyền
………..
15
3. Bản chất của TTCK (Vai trò và chức năng)
Công cụ thu hút vốn cho nền kinh tế
Việt Nam: Cho tới năm 2010 có 453 công ty niêm
yết, 793.000 tài khoản giao dịch và mức vốn hóa
toàn thị trường là 620.000 tỷ chiếm 38% GDP.
Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
Phong vũ biểu hay hàn thử biểu của nền kinh tế
Tạo tính thanh khoản cho vốn phục vụ đầu tư dài
hạn
Ví dụ: Nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi chứng
khoán thành tiền
16
Công cụ đo lường giá trị doanh nghiệp
Ví dụ: DN được thị trường đánh giá cao thường đi
kèm với hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Giúp chính phủ thực hiện các chính sách tài chính.
Ví dụ: Giảm lượng tiền trong lưu thông bằng việc
phát hành trái phiếu.. Chống lạm phát
Hỗ trợ và thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh
nghiệp
17
4. Các chủ thể tham gia thị trường
chứng khoán
Nhà đầu tư
Công ty chứng khoán
Các quỹ đầu tư chứng khoán
Chủ thể phát hành chứng khoán (DN phát hành)
Các nhà môi giới chứng khoán
Các chủ thể có liên quan khác: Sở giao dịch, UBCKNN,
Trung tâm lưu ký chứng khoán,…
18
BÀI 2: CHỨNG KHOÁN
Nội dung của bài:
1. Khái niệm và phân loại chứng khoán
2. Các loại chứng khoán điển hình và đặc điểm
- Trái phiếu
- Các loại cổ phiếu
- Các công cụ tài chính có nguồn gốc chứng khoán:
Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, chứng
quyền…
19
1. Khái niệm và phân loại chứng khoán
1.1. Khái niệm
Chứng khoán là gì?
Theo Điều 6 Luật Chứng Khoán Việt Nam: Chứng
khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn
của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện
dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử.
Chứng khoán gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
và các chứng khoán phái sinh (chứng quyền, hợp đồng
quyền chọn, hợp đồng tương lai…)
Bút toán là gì?
20
1.2. Phân loại chứng khoán
1.2.1. Căn cứ vào nội dung
Chứng khoán nợ: Là chứng khoán do Nhà nước hoặc
doanh nghiệp phát hành khi muốn huy động vốn dài
hạn điển hình là các loại trái phiếu
Ví dụ: Trái phiếu chính phủ hay công trái; trái phiếu
chính quyền địa phương
Chứng khoán vốn: Là chứng khoán chứng nhận sự
góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần. Điển hình là
các loại cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi…
Chứng khoán phái sinh: Các chứng từ hay công cụ
tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán như hợp đồng
tương lai, hợp đồng quyền chọn, chứng quyền…
21
1.2.2. Căn cứ vào hình thức
Chứng khoán vô danh (bear securities): Là loại
chứng khoán không ghi tên người sở hữu trên chứng
khoán.
Ví dụ: Các loại cổ phiếu, hợp đồng tương lai…
Chứng khoán ký danh (Registered securities): Là
loại chứng khoán ghi rõ tên người sở hữu và được ghi
rõ trong hồ sơ của chủ thể phát hành.
Ví dụ: Cổ phiếu sáng lập, trái phiếu…
Ưu điểm và nhược điểm: CK vô danh sẽ dễ dàng giao
dịch hơn chứng khoán ký danh.
22
1.2.3. Căn cứ vào lợi tức chứng khoán
Chứng khoán có lợi tức ổn định: Là loại Ck mà
người sở hữu được hưởng lợi tức ổn định theo một tỷ
lệ lãi suất tính trên mệnh giá chứng khoán.
Ví dụ: Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi…
Chứng khoán có lợi tức không ổn định: Là loại Ck
mà nhà đầu tư yêu cầu lợi tức cao hơn nhiều so với
mức lãi suất ổn định. Loại ck này thường mang tính rủi
ro cao và không ổn định.
Ví dụ: Cổ phiếu thường. Đem lại thu nhập cao khi công ty
hoạt động tốt hoặc thị trường tốt.
23
2. Các loại chứng khoán điển hình và đặc
điểm
2.1. Trái phiếu
2.1.1. Khái niệm
Trái phiếu là gì?
Theo Luật Chứng khoán: Trái phiếu là loại chứng khoán
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
Tác giả khác: “Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn
được ký kết giữa chủ thể phát hành (cp hoặc DN) và
người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và
hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm
đáo hạn”.
24
2.1.2. Đặc điểm
Trái phiếu luôn có kỳ hạn : Thời gian trả gốc và lãi
Mệnh giá = Số vốn huy động/ Số lượng trái phiếu, tối
thiểu là 100.000VNĐ hoặc bội số của 100.000VNĐ
Tỷ suất lãi trái phiếu hay lãi suất danh nghĩa là mức lãi
suất ấn định trả hàng năm cho người chủ trái phiếu
Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời
điểm phát hành.
Bằng mệnh giá (ngang giá)
Dưới mệnh giá (giá chiết khấu)
Trên mệnh giá (giá gia tăng)
Ngoài ra có một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu
có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu
Ví dụ: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương…
25
2.1.3. Một số cách phân loại trái phiếu
2.1.3.1. Theo chủ thể phát hành
Trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương
Trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính
2.1.3.2. Theo thời hạn trái phiếu
Trái phiếu ngắn hạn: Từ 1 – 5 năm
Trái phiếu trung hạn: Từ 5 -12 năm
Trái phiếu dài hạn: Trên 12 năm
2.1.3.3. Theo lợi tức trái phiếu
TP có lãi suất cố định (phổ biến nhất)
Trái phiếu có lãi suất biến đổi: lãi suất tham chiếu
TP có lãi suất bằng không: Bán với giá chiết khấu
Một số cách phân loại khác: hình thức, tính chất…
26
Trái phiếu Doanh nghiệp
27
Trái phiếu chính phủ
28
Một số ví dụ
Ví dụ 1: Nhà nước cần huy động 1 tỷ USD và phát hành 1
triệu trái phiếu huy động lượng vốn trên. Trái phiếu có
thời hạn 5 năm và lãi suất hàng năm là 10%. Vậy mệnh
giá trái phiếu là bao nhiêu?
29
Một số ví dụ
Ví dụ 2: Một người sở hữu 100 trái phiếu, hàng năm nhận
lãi là 40 triệu VND. Mệnh giá trái phiếu là 5000.000VND.
Vậy tỷ suất lãi trái phiếu là bao nhiêu? Nếu kỳ hạn là 10
năm thì năm thứ 10 người sở hữu nhận lại bao nhiêu?
30
Ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu
Ưu điểm
- Rủi ro thấp
- Lãi suất ổn định không phụ thuộc kết quả kinh
doanh
- Được thu hồi gốc và lãi khi đến hạn
- Khi công ty bị giải thể thì được ưu tiên trả nợ
trước các cổ đông
Nhược điểm
- Lãi suất tương đối thấp
- Tính thanh khoản thấp hơn chứng khoán khác
- Không được quyền quản trị công ty
- Không được hoàn trả trước hạn
31
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng giá trái phiếu
Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu
Thời gian đáo hạn
Dự kiến về lạm phát
Biến động lãi suất thị trường
Thay đổi tỷ giá hối đoái (Trái phiếu ngoại tệ)
Câu hỏi:
1) Quan hệ giữa giá trái phiếu và tỷ suất lãi mong đợi
của nhà đầu tư ?
2) Quan hệ giữa giá trái phiếu và thời gian đáo hạn?
32
2.1.4. Tỷ suất sinh lợi trên trái phiếu
2.1.4.1. Lợi tức hiện tại (Current Yield)
CY = Lãi trái phiếu/ Giá hiện tại của trái phiếu
Ví dụ 1: Tháng 10/2000 trái phiếu kho bạc lãi suất 9%,
mệnh giá 100USD, giá hiện tại của trái phiếu là 95USD. Tính
lợi tức hiện tại ?
Lợi tức hiện tại
CY = 100x9%/95 = 9,47%
Nếu thuế thu nhập là 25% thì lợi tức ròng là
Lợi tức ròng = 9,47x (1- 0.25) = 7,1%
Ví dụ 2: Trái phiếu chính phủ có lãi suất 10%/năm, mệnh
giá 100USD, tính giá hiện tại của trái phiếu biết lợi tức hiện
tại là 12%.
33
2.1.4.2. Tỷ suất sinh lợi đến hạn (Yield to maturity: YTM)
YTM là lãi suất sau khi người sở hữu thu hồi toàn bộ vốn gốc và lãi.
Gọi YTM = y, y thỏa mãn phương trình sau
tt y
F
y
C
y
C
y
C
PV
)1()1(
....
)1(1 2
3/)2(
/)(
PVF
nPVFC
YTMy
• Trong đó:
• PV (Present Value): giá hiện tại của trái phiếu
• C (coupon): Lãi định kỳ của trái phiếu
• F (Face value): Mệnh giá của trái phiếu
• n: thời gian cho tới khi đáo hạn trái phiếu
34
Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lãi suất là 10%/năm,
mệnh giá là 1000 USD. Nếu hiện nay được bán với giá
1035.67USD thì nhà đầu tư hưởng lợi tức cho tới khi đến
hạn thanh toán là bao nhiêu?
tt y
F
y
C
y
C
y
C
PV
)1()1(
....
)1(1 2
35
2.2. Cổ phiếu thường (Common Share)
2.2.1. Khái niệm
Theo điều 6 Luật CK: Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi
ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ
chức phát hành.
2.2.2. Đặc điểm
- Mệnh giá cổ phiếu: Là giá quy ước và ở VN có giá 10000VND.
Mệnh giá = Vốn điều lệ/ Tổng số CP
- Thư giá: Giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán công ty phản ánh tình trạng
vốn cổ phần công ty ở một thời điểm
- Giá trị nội tại: Giá trị thực của cổ phiếu
- Hiện giá/hiện giá: Giá trị thị trường của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
- Cổ tức: Lợi nhuận mà công ty trả cho cổ đông. Việc chi trả hay không do
Hội đồng quản trị quyết định. Cổ tức được chi trả sau khi trích quỹ tiền
lương và lãi cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi.
Cổ tức = (LN ròng – Lãi cổ tức CP ưu đãi – quỹ lương)/lượng CP
- Cổ đông: Là chủ sở hữu công ty tùy theo khối lượng CP và được chia cổ
tức sau cùng
- Thu nhập từ CP: không cố định: Chênh lệch giá + Cổ tức
- Thời hạn: Cổ phiếu không có thời hạn
36
2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng giá cổ phiếu
Nhân tố nội tại của công ty:
- Nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất
- Nhân tố thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh
- Nhân tố tài chính: Cơ cấu vốn, khả năng thanh toán…
- Nhân tố về con người và quản lý
Nhân tố bên ngoài:
- Sự phát triển của nền kinh tế trong nước, khu vực và thế giới
- Lạm phát
- Biến động lãi suất thị trường
- Chính sách của nhà nước về quản lý thị trường CK
- Các yếu tố chính trị xã hội và tâm lý nhà đầu tư
- Kiến thức của nhà đầu tư về chứng khoán
Nhân tố kỹ thuật của thị trường
Tác động lên cung – cầu chứng khoán thông qua tác động về kỹ thuật
lên thị trường: Điều chỉnh biên độ dao động giá, các thủ tục….
37
2.2.4. Định giá cổ phiếu
2.2.4.1. Phương pháp chiết khấu dòng
tiền (DCF)
Giá của cổ phiếu có thể được xác định dựa
trên toàn bộ những thu nhập tương lai
mà cổ phiếu có thể mang lại cho nhà đầu
tư trong đó bao gồm cổ tức, chênh lệch
giá, lợi nhuận phát sinh (ví dụ từ quyền
mua cổ phần)…
Công thức: Áp dụng phương pháp tính
giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương
lai.
Trong đó: P0 là giá hiện tại cổ phiếu
CFt là dòng tiền kỳ thứ t
r: Lãi suất chiết khấu
n: Vòng đời của cổ phiếu/tài sản
n
ti
t
t
r
CF
P
)1(
0
38
Áp dụng:
Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM)
Giả sử cổ tức công ty hàng năm: D1, D2, …, Dn
Lãi suất chiết khấu hàng năm/ lãi suất kỳ vọng: r1, r2, …, rn
Giá cổ phiếu năm thứ n: Pn
Giá hiện tại của cổ phiếu: P0
Công thức tính giá hiện tại cổ phiếu như sau:
( Giả sử lãi suất chiết khấu là như nhau)
n
n
nn
r
PD
r
D
r
D
P
)1(
...
)1(1 22
2
1
1
0
t
t
n
t
t
t
n
nn
r
P
r
D
r
PD
r
D
r
D
P
)1()1()1(
...
)1(1 1
2
21
0
39
Mô hình cổ tức không tăng
Giả sử cổ tức của công ty là bằng nhau Di là một hằng số D:
Lãi suất chiết khấu như nhau: r
Cổ tức được nhận vĩnh cửu
Giá cổ phiếu sẽ được tính (giả sử n tiến ra vô cùng)
)
)1(
1
...
)1(
1
1
1
1(
1)1(
...
)1(1 122
0
nn rrrr
D
r
D
r
D
r
D
P
r
D
rr
r
r
D
r
r
r
D
P n
n
)
1
1
(1.
1
.
1
)
1
1
1
)
1
1
(1
(
1
0
r
D
r
D
r
D
r
D
r
D
P
t
tn
1
20 )1(
...
)1(
...
)1(1
40
Mô hình cổ tức tăng trưởng đều
Giả sử cổ tức của công ty tăng đều với tốc độ g < r
Di = D(1+g)
i
Lãi suất chiết khấu như nhau: r
Cổ tức được nhận vĩnh cửu
Giá cổ phiếu sẽ được tính như sau (Chú ý: g < r)
)
)1(
)1(
...
)1(
)1(
1
1
1(
1
)1(
)1(
)1(
...
)1(
)1(
1
)1(
1
1
2
2
2
2
0
n
n
n
n
r
g
r
g
r
g
r
gD
r
gD
r
gD
r
gD
P
gr
D
gr
gD
P
10
)1(
41
Mô hình cổ tức tăng trưởng nhiều giai đoạn
Công ty có thể trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng khác
nhau và Hội đồng quản trị tổ chức đại hội cổ đông để quyết
định về việc chi trả cổ tức. Như vậy với các loại cổ phiếu
thường thì cổ tức hàng năm có thể khác nhau, trái phiếu và
cổ phiếu ưu đãi thì cổ tức sẽ được chi trả đều hàng năm bất
chấp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối với mô hình này không có sự phân tích một cách rõ ràng
cho mọi trường hợp, chúng ta sẽ tùy tình hình và đặc biệt là
dòng tiền thu nhập phát sinh mà định giá cổ phiếu.
Thu nhập từ cổ phiếu có thể đến từ Cổ tức, chênh lệch giá,
các ưu đãi của công ty phát hành giành cho nhà đầu tư sở
hữu cổ phiếu…
42
2.2.4.2. Phương pháp định giá tương
đối
Định giá dựa trên tỷ số P/B
P/B (Price to book ratio): Tỷ số giữa thị
giá cổ phiếu và trị giá tài sản của mỗi cổ
phiếu:
P/B = Thị giá cổ phiếu/ Trị giá tài sản của
mỗi cổ phiếu
Trị giá tài sản CP = Tổng tài sản – Giá trị
TS vô hình và nợ
Thị giá = P/B x Trị giá tài sản của mỗi CP
43
Định giá dựa trên tỷ số P/E
Phương pháp này dựa trên giá trị của các
doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so sánh
được trên thị trường. Phương pháp này chỉ được
áp dụng khi TTCK phát triển:
P/E = Thị giá CP/ EPS
EPS (Earning per share): Thu nhập ròng từ
mỗi CP đang lưu hành = Thu nhập ròng/ Tổng số
cổ phiếu đang lưu hành
Vậy: Giá cổ phiếu = EPS x P/E
Chỉ số P/E: Mức sẵn sàng chi trả cho mỗi đồng
lợi nhuận từ CP
44
2.2.5. Phân loại cổ phiếu thường
CP thường loại A: Được hưởng cổ tức
nhưng không có quyền bầu cử giá thấp
hơn Cp thường
CP thường loại B (Founder shares): CP
sáng lập viên, có quyền bầu cử nhưng cổ
tức chỉ đc nhận khi DN đã tới giai đoạn
tăng trưởng nhất định
CP thường gộp lãi: Không nhận cổ tức
bằng tiền mặt mà bằng CP mới phát hành
thêm
45
Phân loại khác:
CP thượng hạng: CP của các công ty lớn
có lịch sử phát triển lâu đời, bền vững về
khả năng sinh lợi và trả cổ tức. VD: VNM,
REE, GMD, STB, ACB,…
CP tăng trưởng: Là CP phát hành bởi các
công ty đang trên đà phát triển nhanh, các
CP này thường không trả lợi tức hay trả rất
ít do giữ lại để tái đầu tư phát triển. Nhà
đầu tư chọn loại CP này chủ yếu vì triển
vọng phát triển lâu dài của DN
46
Phân loại khác:
CP phòng vệ: Là CP của công ty có sức
chống đỡ đối với suy thoái của thị trường
nhưng thường tỷ suất lợi nhuận không cao
CP thu nhập: Là CP thường trả cổ tức cao
hơn mức trung bình của thị trường, nó phù
hợp với nhà đầu tư hướng tới lợi ích ngắn
hạn
47
CP chu kỳ: Là CP mà giá biến động theo
chu kỳ kinh doanh hay tăng trưởng của nền
kinh tế. Ví dụ: Các CP ngành thép, xi
măng…sẽ có xu hướng tăng vào thời kỳ xây
dựng phát triển
CP theo mùa: Là CP mà giá biến động theo
mùa vụ, gần giống với CP chu kỳ nhưng có
khuynh hướng ổn định hơn. Ví dụ: CP các
ngành dịch vụ, du lịch…
Chú ý: Cách phân loại chỉ mang tính tương đối vì có
nhiều CP mang đặc trưng của rất nhiều loại, tùy thuộc
vào giai đoạn phát triển thị trường và cách đánh giá của
nhà đầu tư.
48
2.2.6. Tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu
Cổ phiếu đem lại thu nhập từ 2 nguồn chính: Cổ
tức và chênh lệch giá.
Vậy tỷ suất lãi mong đợi trên một cổ phiếu (r) là
tổng của tỷ suất cổ tức và tỷ suất tiền lời trên giá
vốn
Tỷ suất cổ tức = D1 / P0
Tỷ suất tiền lời trên giá vốn: (P1 - P0 )/ P0
r = D1 / P0 + (P1 - P0 )/ P0
Ứng dụng: Nếu nhà đầu tư đặt ra tỷ lệ lãi kỳ vọng
r, dự đoán giá cổ phiếu P1 và biết được tỷ lệ cổ
tức năm tiếp theo D1 thì có thể tính được giá của
cổ phiếu ở thời điểm hiện tại P0
49
2.2.6. Tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu
Cổ phiếu đem lại thu nhập từ 2 nguồn chính: Cổ
tức và chênh lệch giá.
Vậy tỷ suất lãi mong đợi trên một cổ phiếu (r) là
tổng của tỷ suất cổ tức và tỷ suất tiền lời trên giá
vốn
Tỷ suất cổ tức = D1 / P0
Tỷ suất tiền lời trên giá vốn: (P1 - P0 )/ P0
r = D1 / P0 + (P1 - P0 )/ P0
Ứng dụng: Nếu nhà đầu tư đặt ra tỷ lệ lãi kỳ vọng
r, dự đoán giá cổ phiếu P1 và biết được tỷ lệ cổ
tức năm tiếp theo D1 thì có thể tính được giá của
cổ phiếu ở thời điểm hiện tại P0
50
2.3. Cổ phiếu ưu đãi
2.3.1. Khái niệm
CP ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp
giữa cổ phiếu và trái phiếu. CP ưu đãi là một giấy
chứng nhận cổ đông được ưu tiên so với cổ đông
thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về
quyền hạn đối với công ty góp vốn:
Ví dụ: Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không
được ứng cử, bầu cử vào HĐQT…nhưng lại được
ưu tiên chia cổ tức trước cổ đông thường và
nhận cổ tức cố định bất chấp tình hình hoạt động
kinh doanh.
51
2.3.2. Đặc điểm
Giống trái phiếu:
- Mệnh giá: Là cơ sở quan trọng để chia
lợi tức, là căn cứ có giá trị khi muốn chuyển
đổi thành tiền mặt hay cp thường
- Cổ tức: Được hưởng một tỷ lệ cổ tức
cố định dựa trên mệnh giá bất chấp tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty
52
2.3.2. Đặc điểm
Giống với cổ phiếu:
Vốn góp là vĩnh viễn: Người mua CP
ưu đãi là cổ đông nên vốn góp vào DN
là vĩnh viễn không hoàn trả, chỉ có thể
giao dịch CP để hoàn vốn.
53
2.3.3. Phân loại cổ phiếu ưu đãi
CP ưu đãi tích lũy: Là CP mà khi công ty
làm ăn không có lãi thì cổ tức năm nay sẽ
tích lũy sang các năm tiếp theo cho tới khi
có đủ lợi nhuận để trả.
CP ưu đãi không tích lũy: Lãi CP sẽ bị bỏ
qua và chỉ trả đủ cổ tức khi DN làm ăn có lãi
CP ưu đãi có chia phần: Ngoài cổ tức cố
định thì khi công ty làm ăn có lãi, người sở
hữu được hưởng thêm phụ trợ
54
CP ưu đãi có thể chuyển đổi: Là Cp có thể
chuyển đổi thành CP thường theo một tỷ lệ
ấn định trước.
Ví dụ: CP ưu đãi phát hành quy định có
thể chuyển đổi thành CP thường khi phát
hành lần đầu với tỷ lệ 1 CP ưu đãi được
chuyển đổi thành 200 CP thường.
CP ưu đãi có thể chuộc lại: CP loại này
được phát hành khi công ty cần vốn khẩn
cấp với lãi suất rất cao. Khi công ty đã hoạt
động ổn định thì công ty mua lại để giảm
gánh nặng trả lãi cho nhà đầu tư.
55
2.4. Các công cụ tài chính có nguồn gốc chứng
khoán
2.4.1. Hợp đồng tương lai (Future Contract)
Khái niệm: HĐTL là HĐ mua bán chứng khoán mà tại
ngày giao dịch đôi bên thỏa thuận về số lượng, giá cả
nhưng việc thanh toán và giao hàng diễn ra tại một thời
điểm trong tương lai.
Đặc điểm:
Diễn ra tại phòng giao dịch HĐTL có tổ chức
Hàng hóa là một loại công cụ dẫn xuất từ chứng khoán.
Mọi điều khoản mua bán đều được quy chuẩn trước
Ngày giao hàng và thanh toán được thỏa thuận trong TL
Tác dụng:
Hạn chế rủi ro khi đầu tư chứng khoán
Là một kênh đầu tư sinh lời
56
2.4.2. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
Khái niệm: HĐ kỳ hạn là một thỏa thuận trong đó một
người mua và một người bán chấp nhận thực hiện một
giao dịch hàng hóa với khối lượng và giá cả xác định tại
một thời điểm trong tương lai.
Đặc điểm:
Là giao dịch thỏa thuận
Khối lượng và giá cả thỏa thuận ở hiện tại
Thanh toán tại một thời điểm trong tương lai
Điểm khác biệt so với HĐTL:
Là thỏa thuận giữa hai bên
Rủi ro lớn hơn so với HĐTL do không được bảo đảm của bên
thứ ba (Cơ quan quản lý)
HĐ không được chuẩn hóa
Giao dịch trên thị trường phi tập trung 57
2.4.3. Hợp đồng quyền chọn (Option Contract)
Khái niệm: Là một HĐ có kỳ hạn trong đó người mua
quyền chọn được phép mua hoặc bán một số lượng
chứng khoán tại một mức giá ấn định trong một thời
hạn nhất định.
Có 3 loại hợp đồng quyền chọn:
HĐ quyền chọn mua (Call Options): Cho phép người
mua quyền chọn được mua một số lượng chứng khoán
tại một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian
xác định.
Ví dụ: Ông X mua hợp đồng quyền chọn mua 10000 cổ
phiếu STB với giá 15000VNĐ, thời hạn hợp đồng là
12/2010.
58
HĐ quyền chọn bán (Put Option): Là HĐ cho phép
người mua quyền chọn được bán một lượng cổ phiếu
tại một mức giá xác định trong một thời gian xác định.
Ví dụ: Ông X mua quyền chọn bán 10000 CP VNM tại giá
90000VNĐ, thời hạn là 12/2010.
59
Quyền chọn kép (Put and Call Options): Cho phép
người mua quyền chọn có cả 2 quyền mua hoặc bán một
lượng cổ phiếu nhất định.
Chú ý: Nếu quá hạn thì HĐ không còn hiệu lực, trong
thời hạn thì có thể thực hiện bất cứ khi nào (Kiểu Mỹ),
chỉ thực hiện vào ngày đáo hạn(kiểu Châu Âu).
60
2.4.4. Quyền mua cổ phần (Rights)
Khái niệm: Theo điều 6 Luật CK: Quyền mua cổ phần là
loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm
theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho
cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những
điều kiện xác định.
Đặc điểm:
Thời hạn quyền mua cổ phần thường ngắn 1- 6 tuần
Phát hành nhằm đảm bảo lợi ích cổ đông hiện hữu – chống
hiệu ứng pha loãng
Cho phép cổ đông hiện hữu mua cổ phiếu mới với giá ưu đãi
Có thể giao dịch để hưởng lợi
Một cổ phiếu tương đương với 1 quyền
Số lượng quyền cần thiết để mua 1 cổ phiếu mới
= Số cổ phiếu đang lưu hành/ Số cổ phiếu mới
phát hành
61
Ví dụ:
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB)
phát hành cổ phiếu bổ sung để tăng vốn
sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo lợi ích
cổ đông hiện hữu, công ty cho phép 5 cổ
phiếu hiện hữu được mua thêm 1 cổ
phiếu mới với giá bằng mệnh giá là
10000VNĐ. (Tỷ lệ 5:1). Giả sử giá hiện tại
cổ phiếu STB là 18000VNĐ. Lợi ích của
nhà đầu tư nếu sở hữu 10000 cổ phiếu
STB?
62
2.4.5. Chứng quyền (Warrants)/ Bảo chứng phiếu
Khái niệm: Theo điều 6 luật CK, Chứng quyền là loại
chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành
trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu
chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ
thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước
trong thời kỳ nhất định.
Mục đích của chứng quyền;
Làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành chứng khoán với lãi
suất cố định (thường là thấp)
Làm giảm chi phí phát hành
Đặc điểm:
Có thể giao dịch: giữ lại trái phiếu và bán chứng quyền hoặc
ngược lại
Cho phép người giữ chứng quyền được mua cổ phiếu thường
ở mức giá ưu đãi
Thời hạn chứng quyền thường rất dài thậm chí là vĩnh viễn63
Một số ví dụ:
Ví dụ 1:Cty A thành lập có vốn điều lệ (VĐL) là 100
tỷ đồng gồm 10.000.000 cổ phiếu. Giả sử ông X
mua 100.000 CP tức là tương đương 1% VĐL và
quyền kiểm soát công ty của X là 1% VĐL. Sau 3
năm hoạt động hiệu quả, công ty tăng VĐL thêm
100 tỷ đồng với 10.000.000 CP. Để đảm bảo lợi ích
cổ đông cũ, công ty công bố rằng mỗi cổ phiếu
đang sở hữu sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu mới
phát hành.Hiện tại Cty làm ăn hiệu quả nên giá cổ
phiếu là 12.500 đ/ CP nhưng cty sẽ chỉ bán cho cổ
đông hiện hữu với giá 11.000 đ/ CP. Quyền này có
hiệu lực 6 tuần. Giả sử giá của mỗi quyền là
1200VNĐ, ông X có nên bán quyền đó không hay
thực hiện quyền đó? Với mức giá nào thì có thể
bán?
64
Ví dụ 2: Ông X vừa bán 5000 cổ phiếu STB.
Để bảo hiểm cho việc bán 5000 cổ phiếu
STB ở mức 145.000đ, ông X quyết định mua
hợp đồng quyền chọn mua 5000 STB với giá
145000đ, giao tháng 12 phòng khi giá cổ
phiếu STB tăng cao ông X sẽ bị lỗ. Giả sử
phí mua hợp đồng quyền chọn là 5tr đồng.
Xác định lãi, lỗ của X trong 2 trường hợp
sau đây vào tháng 12:
1)Giá STB tăng lên 170.000đ
2) Giá STB giảm xuống còn 120.000đ.
Nêu nhận xét về hợp đồng quyên chọn mua
của ông X. 65
Ví dụ 3: Tháng 7/2010, ông X mua 5000 cổ phiếu
VNM với giá 100.000VNĐ/1CP. Để bảo hiểm cho
việc mua cổ phiếu này (phòng khi giá cổ phiếu tiếp
tục giảm), ông X quyết định mua hợp đồng quyền
chọn bán 5000 CP VNM tại mức giá 100.000VNĐ
với thời hạn 3 tháng kể từ ngày mua đáo hạn vào
10/2010, phí hợp đồng quyền chọn bán là 5% giá trị
hợp đồng. Tính lỗ lãi của ông X trong các trường
hợp sau đây:
1) Giá cổ phiếu VNM giảm xuống còn 80.000VNĐ
2) Giá cổ phiếu VNM tăng lên 130.000VNĐ
3) Tháng 10/2010, VNM phát hành bổ sung cổ
phiếu tăng vốn điều lệ, công ty cho phép cổ đông
hiện hữu được mua cổ phiếu mới phát hành với
giá 50.000VNĐ theo tỉ lệ 5:1. Giá hiện tại
120000VNĐ. Ông X nên có quyết định như thế nào
với thông tin này từ VNM? 66
Bài 3: Phát Hành Chứng Khoán
Nội dung bài:
Chủ thể phát hành
Điều kiện phát hành chứng khoán
Điều kiện chào bán chứng khoán ra nước
ngoài
Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam
đối với tổ chức tài chính quốc tế
Phương thức phát hành chứng khoán
Tham khảo: Luật và NĐ 14/2007
67
1. Chủ thể phát hành
Chính phủ:
- Chính phủ trung ương (Bộ tài chính, kho bạc nhà
nước) : Phát hành trái phiếu kho bạc nhằm bù đắp ngân
sách hoặc tài trợ cho những dự án lớn về cơ sở hạ tầng…
- Chính quyền địa phương : Phát hành trái phiếu để
vay nợ phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa
phương
- Các tổ chức của chính phủ : Ví dụ như cảng, hệ
thống bưu điện, đường sắt…phát hành chứng khoán thu hút
vốn phục vụ cho phát triển
Công ty cổ phần: phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty
nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quĩ đầu tư chứng khoán: phát hành các chứng chỉ quĩ đầu
tư
Quỹ đóng
Quỹ mở
68
2. Điều kiện phát hành chứng khoán tại Việt Nam
2.1. Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ( Điều 12 Luật
CK )
- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng tính theo giá sổ
sách
- Hoạt động kinh doanh năm liền kề trước năm đăng ký
phát hành phải có lãi, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký
chào bán.
- Có phương án khả thi về việc phát hành và sử dụng vốn
thu được từ đợt phát hành
Chú ý: Có một số điều kiện khác với tùy từng lĩnh vực ví dụ
như lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng…
2.2. Điều kiện phát hành thêm cổ phiếu, quyền mua cổ
phần hoặc chứng quyền (Luật CK )
- Thỏa mãn các điều kiện của phát hành cổ phiếu lần đầu.
- Tổ chức phát hành muốn phát hành thêm cổ phiếu để lấy
vốn trả cổ tức, cổ phiếu thưởng phải làm thủ tục đăng ký với
UBCKNN
69
2.3. Điều kiện phát hành trái phiếu ra công
chúng
- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng theo sổ
sách
- Hoạt động kinh doanh năm liền kề trước
năm đăng ký phát hành phải có lãi, không có lỗ lũy
kế tính đến năm đăng ký chào bán.
- Có phương án khả thi sử dụng vốn
- Cam kết đảm bảo nghĩa vụ với nhà đầu tư
2.4. Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư
ra công chúng
- Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán
tối thiểu 50 tỷ VNĐ
- Có phương án phát hành và đầu tư số vốn thu
được phù hợp với luật chứng khoán
70
3. Điều kiện chào bán chứng khoán ra
nước ngoài
Không thuộc danh mục ngành bị cấm ở
nước ngoài và phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu
theo quy định nước sở tại
Có quyết định thông qua của HĐQT về
việc chào bán ra nước ngoài và phương án
sử dụng vốn thu được
Đáp ứng điều kiện tại nước đăng ký
phát hành
Phải được phép của UBCKNN ( Điều 6
– NĐ 14/2007)
71
Một số quy định tại một số thị trường
Điều kiện niêm yết tại Singapore:
- Lợi nhuận trước thuế trong 3 năm gần nhất lớn
hơn 7,5 triệu đô la Singapore
- Quy mô vốn hóa thị trường tối thiểu 80 triệu đô la
Singapore
- Tối thiểu 1000 cổ đông trong đợt phát hành đầu
tiên…
Điều kiện niêm yết tại Hong Kong:
Doanh thu tối thiểu 500 triệu HKD
Lợi nhuận trong 2 năm gần nhất: 20 triệu HKD
Giá trị vốn hóa thị trường tối thiểu: 200 triệu HKD
72
Thị trường chứng khoán Lon Don
Vốn tối thiểu 500 triệu USD
Thông qua nhà tư vấn được chỉ định
Chủ tịch HĐQT không được kiêm làm TGĐ
Niêm yết tại thị trường chứng khoán New York
- Tối thiểu 5000 nhà đầu tư nắm giữ ít nhất 100 CP
- Tổng giá trị thị trường của CP công chúng 100
triệu USD
- Tổng doanh thu hoạt động 3 năm gần nhất tối
thiểu là 100 triệu USD
73
Những khó khăn khi niêm yết tại thị
trường chứng khoán nước ngoài đối
với các doanh nghiệp Việt Nam:
- Các điều kiện tương đối khắt khe
- Chi phí tư vấn đắt
- Vấn đề niêm yết bằng đồng tiền nào
- Các quy định về thông tin, báo cáo tài
chính…
- Vấn đề kiểm toán
74
4. Điều kiện chào bán trái phiếu bằng
đồng Việt Nam của tổ chức tài chính
quốc tế.
- Tổ chức phát hành phải là tổ chức mà
VN là thành viên
- Có phương án phát hành và sử dụng số
vốn được sự chấp nhận của Bộ tài chính
- Cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với
nhà đầu tư
- Cam kết thực hiện công bố thông tin
theo quy định VN
75
5. Phương thức phát hành
5.1. Phát hành cổ phiếu và trái phiếu
công ty
- Bán riêng cho các nhà đầu tư lớn
- Chào bán trực tiếp ra công chúng theo giá
quy định
- Chào bán qua các nhà môi giới:
* Đấu thầu: Ưu tiên giá cao nhất
* Thương lượng: Đàm phán về phương
thức
76
Các loại bảo đảm phát hành
Bảo lãnh bao tiêu: Là hình thức bảo đảm chắc
chắn, công ty môi giới sẽ mua toàn bộ số CK
đợt phát hành và bán lại cho nhà đầu tư.
Đại lý phát hành với cố gắng cao nhất: Công
ty môi giới chỉ cam kết cố gắng hết sức để bán
CK trong thời hạn, nếu không hết thì trả lại cho
công ty phát hành
Bảo đảm tất cả hoặc không: Công ty phát
hành cần một lượng vốn tối thiểu nếu đợt phát
hành không đạt được mức vốn đó thì sẽ hủy
toàn bộ đợt phát hành và trả lại tiền cho nhà
đầu tư.
77
5.2. Phát hành trái phiếu chính phủ
- Phát hành qua tổ hợp các ngân hàng
đầu tư: Một tổ hợp các ngân hàng đầu tư
lớn nhất sẽ đứng ra thảo luận mức lãi suất
với ngân hàng trung ương, sau đó tổ hợp
này sẽ tiến hành phân phối
- Phương pháp bán lẻ: Ngân hàng trung
ương đứng ra bán lẻ cho các nhà đầu tư.
Ví dụ: Công trái đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
công trình thủy lợi hoặc vì mục đích điều
chỉnh kinh tế vĩ mô (giảm lạm phát)…
Hết chương 1
78
Nội dung ôn tập
Khái niệm thị trường chứng khoán?
Khái niệm và các cách phân loại chứng khoán
Trái phiếu ? Cổ phiếu ? Hợp đồng tương lai ?
Hợp đồng quyền chọn? Hợp đồng kỳ hạn?
Chứng quyền? Quyền mua cổ phần?
Các ứng dụng của các loại chứng khoán phái
sinh
Các phương pháp định giá cổ phiếu, trái phiếu
Tỷ lệ lãi suất cổ phiếu, trái phiếu
Phương thức phát hành chứng khoán
79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- outline_chuong_1_7311.pdf