Cách người Khiếm thính giao tiếp thường phụ thuộc vào thời gian bị mất thính lực của họ. Những người sinh ra là người Điếc hoặc mất thính lực trước khi bắt đầu học nói thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Những người bị mất thính lực sau khi đã học nói thường sẽ giao tiếp bằng lời nói và đọc tính hiệu môi.
Không nên cho rằng vì một người Điếc có đeo máy trợ thính, anh ta có thể nghe được điều bạn đang nói. Anh ta chỉ có thể nghe được những âm thanh đặc biệt hay tiếng động nền.
Làm thế nào để có thể nhận biết người tôi đang giao tiếp là người Khiếm thính?
Mất thính lực thường được coi như là “khuyết tật ẩn” vì thế có thể không có cách nào biết một người bị mất thính lực nặng. Những người bị điếc sâu có thể không đeo máy trợ thính.
Một vài người Khiếm thính có mang thẻ ghi thông tin vắn tắt về cách giao tiếp với người khiếm thính. Nếu có ai đó đưa cho bạn một trong những cái thẻ như vậy, bạn nên biết rằng người mang thẻ bị mất thính lực và có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn.
16 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thế giới số của người khiếm thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hàng ngày bạn sẽ được cho những viên đá, bạn sẽ làm gì với chúng: xây 1 chiếc cầu nối hay 1 bức tường ngăn " Thế giới số của người khiếm thịTôi thử nhắm mắt, tay nhấn các phím mũi tên để di chuyển con trỏ qua lại và lắng nghe nội dung trang web mà mình đang mở qua giọng đọc thật nhanh của bộ đọc Jaws dành riêng cho người khiếm thị. Lần đầu tiên lướt web bằng cách... nghe như cách mà những người bạn khiếm thị bày cho, tôi gặp khó khăn trong việc tiếp nhận những nội dung mà con trỏ lướt qua trên màn hình máy tính. Một lần "nghe web", tôi thực sự cảm nhận được cảm xúc của những người bạn khiếm thị khi họ tìm được ánh sáng mới từ thế giới số.Văn phòng không giấy .Cách giao tiếp với người khiếm thínhMuốn giúp cho người khiếm thính hoà nhập cộng đồng, mọi người phải gần gũi, giao tiếp bình đẳng với họ. Muốn vậy chúng ta phải biết cách giao tiếp. Tôi thấy bài báo này khá hay. xin đăng lại để mọi người nghiên cứu.Làm thế nào để giao tiếp với người khiếm thính?Cách người Khiếm thính giao tiếp thường phụ thuộc vào thời gian bị mất thính lực của họ. Những người sinh ra là người Điếc hoặc mất thính lực trước khi bắt đầu học nói thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Những người bị mất thính lực sau khi đã học nói thường sẽ giao tiếp bằng lời nói và đọc tính hiệu môi.Không nên cho rằng vì một người Điếc có đeo máy trợ thính, anh ta có thể nghe được điều bạn đang nói. Anh ta chỉ có thể nghe được những âm thanh đặc biệt hay tiếng động nền.Làm thế nào để có thể nhận biết người tôi đang giao tiếp là người Khiếm thính?Mất thính lực thường được coi như là “khuyết tật ẩn” vì thế có thể không có cách nào biết một người bị mất thính lực nặng. Những người bị điếc sâu có thể không đeo máy trợ thính.Một vài người Khiếm thính có mang thẻ ghi thông tin vắn tắt về cách giao tiếp với người khiếm thính. Nếu có ai đó đưa cho bạn một trong những cái thẻ như vậy, bạn nên biết rằng người mang thẻ bị mất thính lực và có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn.Lời nói của người Khiếm thính có thể nghe hơi lạ. Âm lượng của giọng nói có thể không thích hợp hay họ phát âm một vài từ nghe rất lạ. Cần nhớ rằng người Khiếm thính không thể nghe giọng nói của chính họ và vài người Khiếm thính đã học nói chưa bao giờ nghe được một từ đơn giản nào cả.Một cách khác cho thấy một người có thể là người Khiếm thính nếu người đó dùng tay để viết ra những yêu cầu. Những người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu không nói chuyện thì thường hay chuẩn bị viết và giấy.Làm thế nào để giao tiếp với người Khiếm thính?Trước hết, hãy xem người Khiếm thính đó giao tiếp như thế nào. Nếu họ hỏi bạn bằng lời nói, chắc chắn rằng họ sẽ cần nghe bằng đọc tín hiệu môi khi bạn trả lời.* Hãy nhìn thẳng vào người khiếm thính, nếu nhìn sang chỗ khác người khiếm thính sẽ không thấy môi của bạn.* Nói rõ ràng chậm rãi* Đừng hét to* Bảo đảm rằng phía sau lưng bạn không có ánh đèn sáng chói có thể làm cho người khiếm thính khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.* Nên nói cả câu hơn là trả lời từng từ một – 70% việc đọc tín hiệu môi là đoán và nhiều từ trông rất giống nhau. Nói cả câu giúp đoán được nội dung.* Hãy kiên nhẫn, nếu được yêu cầu lặp lại, hãy cố gắng chuyển giọng một cách nhẹ nhàng, điều này giúp người khiếm thính hiểu dễ dàng hơn.* Nếu người khiếm thính vẫn chưa hiểu, đừng bỏ cuộc, hãy viết ra giấy.Với người Điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, họ vẫn có thể muốn nghe bằng đọc tín hiệu môi. Đáng buồn là có rất ít người nghe biết ngôn ngữ ký hiệu và người Điếc lại quen với cách cố gắng giao tiếp với người nghe.Ngoài những vấn đề trên, cần lưu ý thêm:* Hãy cố gắng sử dụng bảng chữ cái ngôn ngữ ký hiệu đánh vần bằng tay bất cứ tên gọi hay những từ không thông thường nào. (Xem bảng chữ cái).* Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ giải thích điều bạn muốn nói. Ví dụ, dùng bàn tay thể hiện kích thước và hình dạng hoặc thể hiện chiều hướng bằng cách chỉ, có thể rất hữu dụng.* Sử dụng nét mặt để diễn tả nội dung./.Trích dịch từ InternetDương Phương HạnhChủ tịch Câu lạc bộ Khiếm thính TP.HCMChữ Nổi Và Ngôn Ngữ TayTrong các hoạt động giao tiếp trong cộng đồng của chúng ta tồn tại rất nhiều loại ngôn ngữ hình tượng và kí tự mà đặc biệt nổi bật là giao tiếp với người khiếm thị và khiếm thính. Hôm nay tôi xin có một vài hình ảnh minh họa cho các loại ngôn ngữ này :1. NGÔN NGỮ TAY : (DÙNG CHO GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI KHIẾM THÍNH)2. NGÔN NGỮ CHỮ NỔI Braile: (DÙNG CHO NGƯỞI KHIẾM THỊ)
học Thủ Ngữ hay còn được gọi là Ngôn Ngữ Bằng Tay,mình sẽ cho mọi người 1 trang web hướng dẫn cụ thể từng từ 1 nhưng bằng tiếng Anh,mọi người chịu khó chút nha,dưới đây là bảng chữ cái
.Ngôn ngữ Ký hiệu Phương pháp học Ngôn ngữ Ký hiệu (Ngôn ngữ Ký hiệu - Sign Language là ngôn ngữ sử dụng cử chỉ, điệu bộ của cơ thể, nét mặt để chuyển tải thông tin (thay cho lời nói) được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người khiếm thínhLời nói đầuHãy nhắm mắt lại và tưởng tượng một sáng ngủ dậy bạn không còn nghe được bất kỳ âm thanh nào của cuộc sống nữa. Thật khủng khiếp phải không? Lúc ấy:Bạn sẽ không thể thả mình theo điệu nhạc du dương của ca sỹ thần tượng nữa!Bạn phải bỏ qua hầu hết chương trình TV, rạp chiếu bóng, rạp hát…Bạn gặp vô vàn nguy hiểm khi đi trên đường (nhất là đường Việt Nam), tiếng còi bim bim hỗn loạn ở trên đường dù khó chịu nhưng chắc chắn là cần thiết.Nếu đi du lịch, bạn sẽ không thể hiếu thế nào là ‘róc rách suối reo’, thê nào là ‘chim ca vang rừng’ nữa.Bạn không thể có những giây phút thì thầm âu yếm bên người mình yêu nữa.……Bạn biết không, có một cộng đồng như thế đã và đang tồn tại ở xung quanh chúng ta. Một cộng đồng mà thậm chí không có cả một thứ ngôn ngữ riêng thống nhất. Và như thế, họ gần như bị cô lập và dễ bị tổn thương, đồng thời chỉ có thế nhu nhận được một lượng thông tin nhỏ hơn rất nhiều lượng thông tin một người bình thường thu nhận. Vì người bình thường có 1 đôi mắt, 1 đôi tai, 1 cái miệng để giao tiếp với thế giới, còn người điếc câm thì chỉ còn đôi mắt, thế thôi! Nếu bạn là 1 người bình thường, hãy thử bịt tai và miệng trong 1 ngày để có thể đồng cảm với người điếc câm nhé!Việt Nam chúng ta có xuất phát điểm chậm hơn các nước khác về mặt phát triển ngôn ngữ ký hiệu. Điều đó có nghĩa chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều hơn các nước khác để giành lại sự công bằng và tiện nghi mà người điếc câm của chúng ta đáng được hưởng. Hiện tại, mặc dù nhiều tổ chức cá nhân đã rất nỗ lực nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với thực tế là:- Chúng ta chưa có một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu thống nhất toàn quốc- Nhà nước chưa có một chính sách tích cực để hỗ trợ cộng đồng người điếc câm- Nên: cộng đồng người điếc câm Việt nam nhận được rất ít sự hỗ trợ từ cộng đồngCó rất nhiều việc phải làm, tôi tin thế. Cá nhân tôi sẽ góp phần giúp cộng đồng người điếc câm xích lại và hòa nhập với cộng đồng bằng một hành động nhỏ: cố gắng biên soạn một tài liệu hướng dẫn học tập ngôn ngữ ký hiệu cơ bản cho mọi người. Trong tài liệu này, tôi sẽ không đi vào nội dung từ vựng (hình ảnh, video) mà sẽ chỉ chia sẻ phương pháp học mà thôi. Vì thế, tôi khuyến nghị đọc tài liệu này cùng Từ điển NNKH hoặc giáo trình NNKH mà bạn có.Đối tượng học tôi hướng tới sẽ là:- Người điếc câm- Người thân/người bảo trợ người điếc câm- Những người quan tâm tới ngôn ngữ ký hiệuNiềm mơ ước thì không bao giờ phải trả tiền, nên tôi luôn ấp ủ một giấc mơ hơi xa vời đề hướng tới, và đấu tranh ngay từ bây giờ vì lợi ích của cộng đồng người điếc câm. Đó là:- Chuẩn hóa ngôn ngữ ký hiệu toàn VN- Tạo nên một phong trào học tập NNKH trong cộng đồng- Tạo sức ép để chính phủ đưa ra một khung pháp lý hỗ trợ người điếc câmTrong khi biên soạn tài liệu hướng dẫn này, tôi gặp nhiều khó khăn do tài liệu học tập và nghiên cứu về NNKH rất hạn chế, bản thân cũng hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm nào biên soạn giáo trình. Mọi sai sót xin được các cao thủ lượng thứ, và nếu như có bất kể một ý tưởng nào trùng với quý vị thì tôi xin cam đoan đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoàn toàn không có chủ ý.Mục tiêu học tậpBất cứ việc gì chúng ta làm đều nhắm tới một mục tiêu nhất định. Mục tiêu càng rõ ràng thì con đường tiến tới càng rộng mở. Bản thân việc học ngôn ngữ ký hiệu có rất nhiều mục đích:- Học cho vui- Học để biết thêm một thứ ngôn ngữ mới- Học để làm việc (nghiên cứu, phiên dịch cho người điếc câm chẳng hạn)- Học để hỗ trợ người thân bị điếc câm …Tôi cho rằng bản thân việc học và quảng bá ngôn ngữ ký hiệu là đáng quý, bất kể động cơ và mục đích của bạn là gì. Tôi tin rằng: tương lai không xa, người ta sẽ xem việc học NNKH là một điều bình thường, chứ không phải là một thú vui lập dị nữa. Xa hơn nữa, nếu chúng ta biến ngôn ngữ ký hiệu thành một thứ thú vui đại chúng (sành điệu càng tốt) như nhiều nước đã thành công, lúc ấy xã hội sẽ mở rộng hơn cho người điếc câm, và họ sẽ có nhiều cơ hội để sống chất lượng hơn.Vậy hãy chọn một mục tiêu thật rõ ràng để có thể tiến lên hiệu quả nhé!Tổng quan về Ngôn ngữ Ký hiệuTrước khi bắt tay vào học, tôi muốn phác thảo một vài cái gạch đầu dòng để bạn đọc hiểu một cách toàn cảnh và cơ bản về ngôn ngữ ký hiệu.- Ngôn ngữ ký hiệu không phải giống nhau toàn cầu. Cộng đồng người điếc câm mỗi nước tự phát triển một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu riêng theo điều kiện lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của họ.- Việt Nam hiện chưa chuẩn hóa được ngôn ngữ ký hiệu riêng. Mỗi vùng miền (thậm chí mỗi tỉnh thành) có một hệ thống hệ thống ngôn ngữ ký hiệu riêng.- Ngôn ngữ ký hiệu có cấu trúc ngữ pháp khác với ngôn ngữ viết/nói thông thường. Thường là đơn giản và ngắn gọn hơn.- Phần lớn (khoảng 90%) người điếc được sinh ra bởi cha mẹ bình thường nên ngôn ngữ ký hiệu không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Trong hoàn cảnh VN, đa số này không được can thiệp đúng cách do cha mẹ không có kinh nghiệm và rất lúng túng khi nuôi dạy con cái điếc câm.- Thiểu số còn lại được sinh ra bởi cha mẹ điếc câm thì ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ mẹ đẻ. Thiểu số này thường được chăm sóc tốt hơn.- Không phải bao giờ cũng có mối liên hệ 1-1 giữa ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói thông thường. Do đó, ngôn ngữ ký hiệu yêu cầu một phản xạ nhanh nhạy và trí tưởng tượng phong phú.Ngữ pháp Ngôn ngữ Ký hiệuNhư đã nói trên, ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu rất khác ngữ pháp ngôn ngữ chính thống. Do nói thì nhanh và dễ hơn làm, nên để giao tiếp hiệu quả và đỡ mỏi tay hơn, ngôn ngữ ký hiệu dùng cấu trúc ngữ pháp giản lược và có điểm nhấn:VD: bình thường: Anh có khỏe không ạ?NNKH: “Anh KHỎE không”, hoặc thậm chí “KHỎE không”Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (thường thì điểm nhấn đuợc đưa lên đầu câu để gây hiệu quả chú ý)VD: bình thường: Hôm qua, tôi gặp lại người bạn thân ở công viên. (Trong câu này, điểm nhấn là GẶP, và BẠN THÂN)NNKH: Gặp bạn thân ở công viên hôm quaNhìn chung, ngữ pháp trong NNKH không phải là điều quan trọng. Giống như bạn có thể được > 600 TOEFL nhưng vẫn ngọng khi gặp người Anh. Có thể nói, không thứ ngôn ngữ nào mà ngữ pháp lại được đặt hàng thứ yếu như NNKH. Bạn chỉ cần nhớ từ, ghép chúng một cách rõ ràng là ổn. Thật đơn giản phải không? Điều quan trọng nhất là để trí tưởng tượng bay cao và một chút nhẫn nạiTừ vựng Ngôn ngữ Ký hiệuĐây là phần khó nhất, và quyết định sự thành công trong việc học tập của bạn.1. Từ vựng:Như tất cả các ngôn ngữ thông thường, để học tốt NNKH, và nhớ nhiều từ vựng thì cần có môi trường. Tức là, để đạt hiệu quả, chúng ta cần phải:- Tham gia cộng đồng người điếc (21 Lạc Trung là một gợi ý)- Có bạn học cùng để cùng luyện (Người thân, người yêu hoặc bạn bè… tất cả đều tốt)Tuy thế, đấy chỉ là môi trường chung để học bất kỳ ngôn ngữ nào. Ở ngôn ngữ ký hiệu, chúng ta cần một số kỹ năng riêng để ghi nhớ từ vựng và giao tiếp hiệu quả hơn. Đó là:- Phát huy trí tưởng tượng- Kết hợp tay, thân thể, nét mặt và khẩu hình (vừa làm ký hiệu vừa nói)Nhìn chung thì một người bình thường, không biết một chút khái niệm ngôn ngữ ký hiệu nào cũng nắm được khoảng 10% từ vựng ngôn ngữ ký hiệu. Vì ngôn ngữ ký hiệu bắt nguồn từ đời sống. VD như ta không cần biết NNKH cũng có thể biết đồng ý là gật, không đồng ý là lắc. Hoặc như để biểu đạt các động từ bay, viết, uống... chắc cũng không có gì quá khó khăn. Như thế, rõ ràng là khả năng sáng tạo từ của bạn cũng là một công cụ hiệu quả để học tập.Khi học/sử dụng NNKH, có rất nhiều kỹ năng để diễn đạt ý bạn muốn nói. Bao gồm:- Sử dụng bàn tay- Chuyển động cánh tay- Chuyển động đầu- Sử dụng khẩu hình (vừa ra ký hiệu, vừa nói)- Biểu cảm nét mặt- Cử động khác của thân thểTrong giai đoạn đầu học NNKH, 4 mục đầu tiên được sử dụng là chính. Khi nội công đã thâm hậu hơn, chúng ta sẽ có thể sử dụng 2 mục còn lại. Dù sao, về tổng thể, tôi cho rằng mọi người tùy khả năng, tận dụng được càng nhiều bộ phận, cử chỉ thân thể thì hiệu quả giao tiếp càng cao.Như một tác phẩm nghệ thuật, việc ra ký hiệu cũng cần hài hòa, cân đối và chính xác nhằm tránh hiểu lầm. Khi ‘nói’, cần chú ý hình dạng của bàn tay, vị trí bàn tay, chuyển động, và phương hướng. Một VD là động từ YÊU và CHẾT, cùng sử dụng 2 ngón trỏ để biểu đạt, nhưng chỉ cần sai vị trí là có thể gây hiểu nhầm. Ta có thể tưởng tượng, sự sai khác về vị trí hay dạng bàn tay cũng giống như khi ta nói l, n lẫn lộn, người nghe sẽ rất bối rối.2. Giao tiếp hiệu quả với người điếc câmMột kỹ năng cực kỳ quan trọng là kỹ năng đánh vần bằng tay, sử dụng bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ số. Có thể nói, đây là kỹ năng quan trọng số 1 cần rèn luyện khi mới bắt đầu học NNKH. Vì sao? Vì nó giúp ích chúng ta rất nhiều trong phạm vi từ vựng hạn hẹp của một người mới học. Về cơ bản thì đánh vần bằng tay được sử dụng khi:- Cần thông báo tên riêng (địa danh, người…)- Khi xuất hiện khái niệm mới hoặc không có trong ngôn ngữ ký hiệu- Khi lỡ quênĐó chính là cuốn từ điển di động và bùa hộ mạng cho chúng ta khi gặp một từ/khái niệm mới (mà thực tế là chúng ta gặp rất nhiều). Ngay bản thân trong cộng đồng người điếc câm, họ cũng sử dụng phương tiện này rất thường xuyên. Kỹ năng này đặc biệt hữu dụng không chỉ cho những người mới học, mà còn trong hoàn cảnh chung NNKH VN chưa được thống nhất toàn quốc. Tuy thế, cũng cần ghi nhớ là kỹ năng đánh vần chỉ là chiếc phao cứu sinh mà thôi, không nên lạm dụng nếu chúng ta muốn tiến bộ thực sự. Không ai có thể đánh vần toàn bộ câu chuyện, phải không nào?Tương tự kỹ năng đánh vần bằng tay, là kỹ năng…viết. Hehe, tức là khi giao tiếp với người điếc câm, tốt nhất là nên có giấy bút. Viết và vẽ, vì không phải bao giờ cũng có khái niệm tương đương giữa thế giới người bình thường và thế giới người điếc câm.Để giao tiếp hiệu quả thì còn cần có môi trường giao tiếp thích hợp nữa. VD như người bình thường nghe được thì gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp trong một quán bar ầm ĩ. Tương tự, chả có cách nào để giao tiếp với người điếc câm trong một quang cảnh tối bịt bùng. Để thuận tiện, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:- Khi muốn nói chuyện, cần gây chú ý cho người điếc câm bằng cách chạm nhẹ vào vai, tay, hoặc vẫy tay gọi họ- Luôn giữ liên lạc bằng mắt. Vì mắt chính là biểu hiện ‘lắng nghe’ trong NNKH (làm gì còn giác quan nào khác thay thế?)- Ra ký hiệu cùng với nói chậm và rõ ràng (không nhai kẹo cao su hoặc ngậm miệng khi giao tiếp)- Dùng câu ngắn và đơn giản (diễn đạt lại bằng nhiều cách nếu người đối thoại chưa hiểu)- Biểu cảm qua nét mặt- Khi thay đổi chủ đề, cần ngắn gọn thông báo cho người đối thoại- Đánh vần bằng tay hoặc viết nếu cần thiết- Kiên nhẫn và luôn thoải mái, thư giãn khi giao tiếp- Tránh giao tiếp trong môi trường tối hoặc ánh sáng yếu- Tránh giao tiếp trong môi trường ồn ào với người có dùng máy trợ thính- Khoảng cách tối ưu khi nói chuyện 1-1 là cách nhau 2 mét (tránh va chạm)Kỹ thuật ghi ký hiệu khi họcBất cứ ai khi học ngôn ngữ ký hiệu đều gặp khó khăn khi ‘chép bài’ trong lớp. Chúng ta không phải là họa sỹ, và chúng ta cũng không phải luôn luôn mang camera để ghi lại bài học. Tôi cũng đã tham khảo bạn bè và trên internet nhưng hiện chưa tìm thấy kỹ thuật này (tôi nghĩ là có, nên nếu ai biết xin chỉ giáo)Về cơ bản, phương pháp ‘chép’ ký hiệu tương tự như kỹ thuật ghi tốc ký. Như lý thuyết đã trình bày ở trên, việc chép ký hiệu là việc biểu tượng hóa cử chỉ của:- Nét mặt- Hình dạng bàn tay- Hướng chuyển động của cánh tay và bàn tay- Vị trí của các bộ phận cơ thểÝ tưởng tôi sẽ sử dụng là đơn giản hóa các nét vẽ khi ‘chép’ ký hiệu. Cụ thể là:- Nét mặt: sử dụng biểu tượng tương tự smiley trên Yahoo!Messenger- Hình dạng bàn tay: chúng ta cần đơn giản hóa nét vẽ các ngón tay. VD: ngón cái là hình tròn, ngón trỏ là hình mũi tên đơn, ngón giữa là hình mũi tên kép, ngón đeo nhẫn giống biểu tượng ‘phi’ trong toán học, ngón út hình cái mác- Hướng chuyển động: khá dễ dàng- Vị trí các bộ phận khác: khá dễ dàngChắc chắn rằng, việc chép ký hiệu bằng hình ảnh giản đơn sẽ ko thể bao quát hết 100% từ vựng, hoặc nhiều chỗ sẽ khó hiểu. Lúc này, ta cần kết hợp ghi chú bằng lời để có thể nắm bắt được chính xác ký hiệu khi đọc lại.Tóm lại, kỹ thuật này ko phải quá phức tạp, nhưng cũng cần đầu tư công sức nghiên cứu và có phương pháp hợp lý. Có lẽ vấn đề này sẽ thảo luận tiếp trong một tài liệu hướng dẫn khác có tên là ‘Kỹ thuật ghi chép ký hiệu khi học tập’. Ai có hứng thú về vấn đề này xin liên hệ để cùng viết tài liệu hướng dẫn riêng.Kết luậnHôm trước có một bạn đến lớp ký hiệu phỏng vấn lớp, bạn có hỏi tôi rằng: “Ấy học NNKH để làm gì?”. Câu trả lời của tôi là vì niềm vui khám phá, một kiểu ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tất nhiên là mỗi người có mỗi lý dó riêng, nhưng qua các khóa học mà tôi tham gia, tất cả học viên đều công nhận: Học NNKH thực sự là một thú vui. Vâng, thì cần gì những lý do to tát. Hãy khởi đầu bằng những điều nhỏ bé, và sự vĩ đại sẽ đến tự nhiên trong những điều giản dị.Thế học NNKH thì vui nỗi gì? Tôi và các bạn tôi có thể sống trong 2 thế giới. Ngoài việc biết thêm một thứ ngôn ngữ, giao tiếp được với 1 Cộng đồng khác, chúng tôi còn có vô vàn điều lý thú và tiện ích khác: như tăng cường khả năng diễn đạt, thú vui giả làm người điếc câm, một cách nói chuyện khác trong môi trường ồn ào hoặc câu chuyện có tính chất riêng tư… Cái sự học thì không bao giờ thừa cả, ít nhất thì nó cũng giúp chúng ta phát triển trí tuệ và tinh thần. Kể cả bạn học những điều tưởng như vô bổ như chữ La tinh cổ hoặc chữ Hán Nôm thì bạn cũng sẽ trở thành chuyên gia hàng độc, mà cái gì cứ hiếm thì là quý, và thường rất đắt. Vậy tại sao bạn lại không muốn trở thành chuyên gia trong một ngành khá hẹp, là ngôn ngữ ký hiệu, ở Việt Nam hiện nay?[url]Bạn phải đăng nhập để thấy đường liên kết.[/url]
VIDEO 1VIDEO 2VIDEO 3VIDEO 4VIDEO 5VIDEO 6VIDEO 7VIDEO 8Link 2:VIDEO 1VIDEO 2VIDEO 3VIDEO 4VIDEO 5VIDEO 6VIDEO 7VIDEO 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thế giới số của người khiếm thị.doc