Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại

A. Dẫn nhập Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã có nhiều biến động lớn gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài, qua đó khắc họa nên diện mạo đất nước, cốt cách dân tộc. Ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng có một thể chế chính trị và pháp luật tương ứng, phù hợp với nó.  Việt Nam thời cổ trung đại là thời kì mà những nhà nước đầu tiên ra đời, cùng với đó là sự ra đời của các thể chế chính trị và pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Đặt trong bối cảnh đó thì đây cũng là thời kì mà phương thức sản xuất châu Á chiếm vị trí chủ đạo và chi phối. Có thể thấy suốt từ thời Văn lang cho đến đầu thế kỉ XV ở Việt Nam đã tồn tại phương thức sản xuất Châu Á với những biểu hiện cụ thể. Trong có có những biểu hiện trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của Mác và Ănghen như chế độ công xã nông thôn kéo dài, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã, sự bóc lột theo kiểu cống nạp, sự không tách rời nông nghiệp và thủ công nghiệp, thành thị chậm ra đời và khó phát triển, sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Tuy nhiên ở Việt nam cũng có những đặc điểm riêng đó là nhà nước chưa thực sự chuyên chế một cách tuyệt đối với quyền lực tối cao nằm trong tay một cá nhân, có sự phân chia các đẳng cấp nhưng chưa thực sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp. Như chúng ta đã biết thì cở sở kinh tế quyết định sự ra đời của các thể chế chính trị, các thiết chế chính trị sinh ra trên cơ sở các tiền đề kinh tế, và ngược lại các thiết chế xã hội quy định sự ổn định và phát triển của kinh tế.            Qua đó chúng ta có thể thấy được thể chế chính trị và pháp luật có những nét tương đồng và sự khác biệt với phương thức sản xuất Châu Á. Để hiểu thêm về điều này thì chúng ta cùng tìm hiểu bài tiểu luận của nhóm chúng tôi với đề tài:” Đối chiếu thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại với phương thức sản xuất Châu Á”

doc77 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thư gồm có ba quyển, đó là một sưu tập luật lệ có tính chất pháp điển, đã bị thất truyền. Tuy chúng ta không biết được về Hình thư nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ cũng cho chúng ta có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý. Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, chứng tỏ bộ máy nhà nước trung ương tập quyền đã có tính chất tương đối ổn định và đã được xây dựng với thiết chế tương đối hoàn bị của nó. Sau khi ban bố Hình thư, các triều vua nhà Lý tiếp tục ban hành những luật lệ bổ sung về hành chính, hình sự và dân sự. Năm 1042, vua Lý đã quy định thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi, những người có nhược tật, những người họ nhà vua và có công lớn nếu phạm tội có thể chuộc bằng tiền, trừ phạm tội thập ác. Năm 1071, lại quy định thêm là người được nộp tiền chuộc tội phải tùy theo tội ngặn hay nhẹ mà bắt nộp tiền ít hay nhiều khác nhau. Việc cho phép nộp tiền này đã khiến cho bọn quý tộc quan lại giàu có càng có điều kiện áp bức bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, đối với tội thập ác thì bất kỳ tầng lớp nào cũng không được chuộc tội. quy định này trước hết là để bảo vệ nhà nước trung ương tập quyền. những hành động chống đối lại nhà nước trung ương bị ghép vào các tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu loạn là những tội xếp hàng đầu trong mười tội (thập ác). Để bảo vệ hoàng thành cung cấm và nhà vua, vua Lý ban hành những điều cấm nghiêm ngặt việc đi lại trong cung cấm. ví dụ như lệnh của vua Lý Thánh Tông năm 1060 đối với các loại lính hay năm 1150, vua Lý Anh Tông đã hạ lệnh cấm hoạn quan không được tự tiện vào cung cấm, người nào phạm tội thì bị tội chết, kẻ nào canh giữ không cẩn thận để cho người khác vào cung cũng bị tội chết. các triều quan không được đi lại với các vương hầu ở trong cấm đình, không hội họp 3-5 người bàn bạc, chê bai, không được qua lại hành lang để khí giới của quân Phụng Quốc vệ đô tức là quân cấm binh thân tín bảo vệ nhà vua, ai phạm tội đó bị đánh 80 trượng và phạm tội đồ. Người nào vào trong hành lang ấy thì bị xử tử. Ngay cả quan phụng vệ, có chiếu chỉ mới được cầm khí giới, nếu không có chiếu chỉ mà cầm vũ khí đi phía ngoài hành lang cũng bị xử tử. Sử cũ còn ghi lại những cực hình dã man dưới triều Lý như dùng những cực hình tàn khốc để giết những người chống đối nhà vua. Điển hình như “lên ngựa gỗ” là tội nhân bị đóng lên một tấm ván, đem đi bêu chợ rồi mới đem ra pháp trường xử, các hình phạt chặt chân chặt tay và các hình phạt dã man khác. Ví dụ như năm 1035, Định Thắng đại tướng là Nguyễn Khánh, cùng với đô thống Đàm Toái Trạng, nhà sư họ Hồ và các em vua là bọn Thắng cán, Thái Phúc, toan đoạt ngôi vua. Nguyễn Khánh và nhà sư họ Hồ đều bị cắt thịt róc xương ở chợ Tây. Pháp luật của nhà Lý còn bảo vệ nguồn thu nhập bóc lột của nhà nước và cả dân đinh các làng xã – sức lao động chủ yếu của xã hội lúc bấy giờ. Năm 1146, vua Lý đã ra lệnh cho bách quan, quản giáp, chủ đô khi tuyển lính để bổ sung cho cấm quân phải chọn những hộ lớn tức là những hộ nhiều người, không được lấy những người cô độc, ai làm trái sẽ bị trị tội. Thể lệ về việc thu thuế cũng được quy định rõ. Các quan lại thu thuế của nhân dân, ngoài mười phần đóng vào kho nhà nước, được thu riêng một phần gọi là “hoành đầu”, kẻ nào thu quá số ấy thì bị khép vào tội ăn trộm. trong nhân dân nếu có ai tố cáo việc lạm thu ấy thì được miễn lao dịch ba năm, người ở kinh thành cáo giác thì được thưởng. nếu quản giáp, chủ đô và người trưng thuế thông đồng với nhau thu quá lệ, tuy đã lâu ngày mà có người cáo phát thì tất cả cũng bị tội như nhau. Khố ti thu thuế lụa, nếu ăn lễ lấy lụa của nhân dân thì cứ mỗi thước lụa phạt 100 trượng; 1 tấm lụa đến trên 10 tấm thì theo số tấm, thêm phối dịch 10 năm. Thời kỳ này, hiện tượng mua bán ruộng đất bắt đầu tăng. Việc kiện tụng về ruộng đất đã phổ biến và nhà nước đã phải ban hành nhiều điều luật công nhận quyền sở hữu đó. Lý Anh Tông đã quy định phép chuộc ruộng và nhận ruộng, ruộng cầm đợ trong 20 năm được chuộc, tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì được kiện. có ruộng vườn hoang người khác đã cày cấy, tranh nhận lại không được quá 1 năm, ai làm trái bị 80 trượng. ruộng đã bán đoạn có khế ước thì không được chuộc, ai trái cũng bị 80 trượng. Tranh nhận ruộng ao mà dùng binh khí đánh người tử thương cũng bị 80 trượng, xử tội đồ và đem ruộng ao trả cho người bị tử thương. Bên cạnh đó, để bào đảm cho sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu bò được quy định chặt chẽ, ai giết trâu bò không đúng quy định sẽ bị xử nặng. để bảo vệ tài sản tư hữu, tội trộm cắp bị xử nghiêm khắc. Lĩnh ngoại đại đáp chép rằng người ăn trộm bị chặt hết ngón tay, ngón chân, người láng giềng biết việc không tố cáo cũng bị phạt trượng, vợ của người bị tội bị phạt khổ sai ở các nhà theo lệnh của Lý Nhân Tông năm 1117. năm 1043, nhà vua định rằng người nào trộm lúa má của cải của bách tính, lấy được của thì đánh 100 trượng. không lấy được của mà làm bị thương người thì bị tội lưu. Quân lính cướp của cải của dân bị đánh 100 trượng và thích 30 chữ. Ngoài ra, pháp luật thời Lý phản ánh rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội. đẳng cấp quý tộc quan liêu được hưởng nhiều đặc quyền, ngay cả trang phục, nhà cửa cũng phân biệt với nhân dân. Thợ trong các bách tác cục không được chế tạo những đồ dùng kiểu nhà quan bán ra cho nhân dân. Con cái dân gian không được bắt chước cách trang sức ở trong cung. Pháp luật thồi kỳ này còn quy định tầng lớp nô tỳ không được lấy con cái của dân gian. Tư nô không được xem mình như cấm quân xăm hình rồng, người nào phạm thì bị xung công. Nô tì nhà vương hầu và bách quan không được cậy thế đánh đập quân dân, nếu phạm cấm thì chủ phải tội đồ, còn nô bộc thì bị sung công. Không những đã có bộ luật quy định rõ ràng mà ở thời Lý đã có cơ quan chuyên trách xử án, giám sát hình ngục. Đó là cơ quan bộ hình và thẩm hình viện, thường là các Á tướng kiêm nhiệm. Văn bia Sùng Thiện diên linh cho biết vào thời Lý Nhân Tông có Nguyễn Công Bật làm hình bộ thượng thư và Lý Bảo cũng đồng làm tri thẩm hình viện sự. Và một đôi lần vua cũng trực tiếp xét xử. Chẳng hạn tháng 7/1065, vua Lý ra điện Thiên Khánh để xét kiện. Mỗi khi có dịp lễ hội, cầu đảo, thời tiết thay đổi, khi mới lên ngôi… nhà vua ra lệnh chẩn tế, giảm niên hạn hay tha bớt tù. Am hiểu hình luật cũng là điều kiện làm quan. Năm 1077, nhà Lý tổ chức thi lại viên để tuyển chọn quan lại với ba môn thi: thư (chữ viết), toán và hình luật. Vào thời Lý Anh Tông triều đình có đặt hòm bằng đồng để thu nhận thư oan. Nhưng sau đó đã bị Đỗ Anh Vũ chống lại biện pháp này. Hình thư và các bộ luật khác ra đời cùng với sự tồn tại cơ quan hình bộ và thẩm hình viện riêng biệt là bước tiến trong tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý. Pháp luật thời Lý là pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhà nước trung ương tập quyền và của tầng lớp quý tộc quan liêu, củng cố chế độ đẳng cấp, bảo vệ tư hữu. Nhưng để tập trung toàn bộ quyền lực vào tay nhà nước mà đại biểu là vua, pháp luật nhà Lý đã phần nào hạn chế thế lực của bọn quan lại quý tộc và có những biện pháp tốt để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. b. Triều Trần Bước sang thời Trần, hoạt động pháp chế được tăng cường hơn. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loại chí thì năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế (20 quyển) quy định về tổ chức chính quyền. sau đó, năm 1244, qua nhiều lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật. Cơ quan luật pháp thời Trần cũng được tăng cường và hoàn thiện hơn, quy định rõ ràng thể lệ xét xử. Ở trung ương, nhà Trần thành lập có thẩm hình viện, Tam ty viện để trông coi công việc pháp luật. Còn ở địa phương, việc hình án do các quan hành chính ở địa phương nắm. Năm 1332, Nguyễn Trung Ngạn phụ trách thẩm hình viện lại lập thêm nhà bình doãn xử án. Sau đó, năm 1341, Trần Dụ Tông trao cho Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cùng soạn ra Hình thư gồm một quyển để ban hành. Cuối thế kỷ XIII, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật và lập viện đăng văn kiểm pháp (gọi tắt là viện kiểm pháp) lấy các đại thần phụ trách. Năm 1230, Trần Thái Tông xuống chiếu cho phép các ngục giám xét xử lấy tiền “cước lực” (sức chân) tùy theo nhật trình xa hay gần. Năm 1241, cho phép các ty xử án được lấy tiền “bình bạc” tức là tiền phí tổn khi xét xử. năm 1304, quy định giấy tờ xét xử ngục tụng phải điểm chỉ. Pháp luật thời Trần quy định mưu phản thì phải giết hết thân tộc, đấy là tội lớn nhất trong các tội thập ác. Lệ chuộc tội bằng tiền từ thời trước vẫn được duy trì và chính quy định này làm cho bọn quý tộc quan liêu và quan lại giàu có coi thường pháp luật. Để bảo vệ kinh tế tư hữu, tội trộm cắp bị xử rất nặng nề, có thể bị chặt chân tay hay cho voi giày. Quyền lợi của tầng lớp trên trong xã hội được pháp luật ưu đãi, việc bán người làm nô tỳ được coi là hợp pháp. Việc mua bán ruộng đất được nhà nước thừa nhận qua các chiếu qui định về việc làm chúc thư, văn khế mua bán và văn tự vay mượn,.. Ngoài ra, dưới nhà Trần vẫn áp dụng những hình phạt rất nặng nề, hà khắc như chặt ngón chân, tay, voi giày, lăng trì… c. Triều Hồ Song song với việc tăng cường quân độ nhà Hồ ban hành một số luật lệ về kinh tế, xã hội như chính sách hạn điền hạn nô. Để bảo vệ lưu hành tiền giấy nhà Hồ đã ban hành những quy định trừng trị tội làm giấy bạc giả, tàng trữ tiền đồng và bắt buộc dân đổi tiền đồng lấy tiền giấy. Năm 1401 Hồ Hán Thương định Đại Ngu Quan Chế hình luật nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào cho ta biết rõ nội dung của hình luật ấy. d. Lê sơ Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh và thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hoạt động lập pháp của nhà Lê nhằm xác định ý chí của giai cấp thống trị và bảo vệ, bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. thế kỷ XV được coi là cái móc hết sức quan trọng của pháp quyền Việt Nam, nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển trong giai đoạn xác lập và phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật thời kỳ này bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông và đánh dấu bằng sự ra đời của bộ luật Hồng Đức. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1428, Lê Lợi đã cùng một số đại thần bàn định một số luật lệ về kiện tụng và phân chia ruộng đất công làng xã, một số quy định về hình phạt, ân xá… Dưới thời Thái Tông, một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hoạt động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm. Năm 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu đó. Sang đới Thánh Tông, triều đình ban bố nhiều quy định về việc trấn áp các hành vi chống đối, làm nguy hại đến nền an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, về bảo vệ tôn ti trật tự đạo đức phong kiến. Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua trước, soạn định lại và xây dựng thành một bộ luật hoàn chỉnh. Đó chính là Lê triều hình luật mà sử sách gọi là Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật chính của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho tới tận thế kỷ XVIII. Bộ luật Hồng Đức bên cạnh quy định về luật hình thì còn cả những quy định về luật hành chính, luật tố tụng, luật dân sự… Như vậy, Nhà nước và pháp luật thời kỳ này về cơ bản là hoàn thiện hơn và có sự quy củ hơn thời kỳ trước. Từ thời kỳ Lý – Trần – Hồ, chế độ trung ương tập quyền đã được tăng cường vững mạnh và đạt tới trình độ cao trong lịch sử nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam dưới triều Lê sơ. Vua vẫn nắm quyền hành tối cao trong triều đình và ngày càng chuyên chế hơn đặc biệt dưới triều Lê sơ. Vua vẫn là người chuyên quyền, quyền lực của vua được tập trung cao độ và trực tiếp chỉ đạo hệ thống quan lại trong triều cũng như quân đội. Với những đặc điểm đó thì những biểu hiện của phương thức sản xuất châu Á đã biểu hiện rõ nét nhất trong giai đoạn này. Với sự chuyên quyền của nhà vua thì nhân dân phải chịu sự áp đặt và lao dịch nặng nề với một hệ thống pháp luật mang hình phạt hà khắc, dã man mà đặc biệt là Bộ luật Hồng Đức dưới triều Lê sơ. Pháp luật thời kỳ này là phương tiện, công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, trị vì đất nước với những tư tưởng pháp luật hiện đại. Dưới địa phương, phương thức sản xuất châu Á cũng đã thể hiện rõ nét qua những quy định của pháp luật đặc biệt là chế độ sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu tối cao của nhà vua tức là ruộng đất công và nhà nước đã đưa ra luật pháp để quy định việc thu thuế hoặc phong cấp đất đai cho quan lại… giai đoạn đầu tức thời kỳ Lý – Trần – Hồ thì nhà nhước còn mang màu sắc của phương thức sản xuất châu Á với mối quan hệ giữa nông dân công xã và nhà nước. nhưng dần đến thời Lê sơ thì phương thức sản xuất châu Á dần mờ nhạt do các chính sách về ruộng đất của nhà nước đã khẳng định chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất , từ chế độ sở hữu ruộng đất của làng xã độc quyền chuyển sang hình thức chiếm hữu. 2.3.4. Thời kỳ nội chiến 2.3.4.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và diễn biến chính trị a. Tình hình kinh tế - xã hội Đầu thời Mạc, tình hình kinh – xã hội ổn định. Sau đó, chiến tranh liên miên cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực. Nền kinh tế đất nước ngày càng sa sút nghiêm trọng. Ở Đàng Ngoài: chính quyền Lê – Trịnh phân chia lại ruộng đất để ban thưởng cho các tướng có công trong chiến tranh, các quan lại hoặc quân sĩ. Xung đột kéo dài làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính sách sưu cao thuế nặng, quan lại tham ô dẫn đến “tức nước vỡ bờ”, người nông dân cầm vũ khí đứng lên đấu tranh chống áp bức bất công bảo vệ chính mình. Ở Đàng Trong: là vùng đất xa mới khai phá. Vùng đất này dưới sự cai trị của chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn rất chú trọng đến ruộng đất. Nhưng càng về sau thì sự bóc lột thuế của các chúa Nguyễn và quan lại ngày càng cao đẩy đời sống nông dân đến khó khăn. Tuy nhiên, do những điều kiện đặc biệt của Đàng Trong nên số dân đi lưu vong có thể tìm được đất mới để canh tác do đó mâu thuẫn của xã hội tạm thời được giải quyết, nó góp phần làm cho cuộc khủng hoảng đến chậm hơn so với Đàng Ngoài. Về kinh tế thủ công nghiệp thì đều phát triển mạnh ở cả Đàng Trong – Đàng Ngoài, các chúa Trịnh, Nguyễn cho lập nhiều xưởng lớn chuyên đúc súng, chế tạo vũ khí, làm đồ trang sức. Thời kỳ này đã xuất hiện một số ngành nghề mới như nghề in, là đồng hồ…Việc khai thác kim loại cũng phát triển nhanh chóng, và khai thác hầm mỏ đã trở thành một bộ phận quan trọng của thủ công nghiệp. Thờ kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển rầm rộ của thương nghiệp. Nội thương phát triển. Cùng với đó thì nhiều đô thị mọc lên. Mầm móng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Về lĩnh vực tôn giáo thì do tình hình xã hội thì Nho giáo ngày càng suy tàn, Phật giáo có phần được khôi phục tuy nhiên không được thịnh như thời Lý – Trần. Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng dân gian thì phát triển hơn trước được vua quan sùng mộ. b. Diễn biến chính trị Trước sự suy thoái của triều Lê, Mạc Đăng Dung đã tập hợp lực lượng và chiếm lấy ưu thế trong triều. Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua lập nên nhà Mạc (1527 – 1592) khiến cho đất nước ngày càng thêm hỗn loạn. Một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim chạy sang Lào tìm gặp Lê Duy Ninh, con cháu vua Lê, tôn lên làm vua, Năm 1533, Lê Duy Ninh chính thức làm vua là Lê Trang Tông, Trung Hưng nhà Lê. Khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết, con rể là Trịnh Kiểm kế vị. Con cháu họ Trịnh từng bước thâu tóm quyền lực, biến vua Lê như một bù nhìn. Thời Lê Trung Hưng trải qua các cục diện: Nam Triều – Bắc Triều; Trịnh – Nguyễn phân tranh và Đàng Trong – Đàng Ngoài, phong trào Tây Sơn. Đến năm 1788 kết thúc vương triều Lê. Trong nội bộ Nam Triều xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn. Đề phòng mối nguy hại từ Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng xin cho được vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Tại đây, họ Nguyễn đã củng cố thế lực, xây dựng lục lượng cát cứ lấy danh nghĩa “phù Lê” để chống lại họ Trịnh. Cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn kéo dài từ năm 1627 – 1672 đã gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhiều tổn thất cho nhân dân cả hai miền. Không phân được thắng bại Hai bên đã lấy sông Gianh làm giới tuyến quân sự tạm thời. Ơ Đàng Ngoài chúa Trịnh lấn át vua Lê, mọi quyền lực đều nằm trong tay chuá Trịnh. Ở Đàng Trong, mặc dù không có vua Lê nhưng chú Nguyễn cũng không giám xưng Đế, chỉ xưng vương và truyền ngôi vương theo chế độ thế tập. Trong một thời gian dài cuộc nội chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn đã làm cho nước ta tiêu điều, đời sống nhân dân đói khổ. Nhiều phong trào nông dân đã nổi lên đấu tranh chống lại các tập đoàn phong kiến thống trị, một phong trào nông dân có quy mô lớn nhất và đã giành được thắng lợi lật đổ các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước đó là phong trào nông dân Tây Sơn do người anh hùng áo vải Quang Trung lãnh đạo. Chính phong trào nông dân này cũng đã đánh tan quân Xiêm xâm lược bảo vệ độc lập cho dân tộc. Sau khi đánh bại các thế lực phong kiến trong nước và bọn xâm lược Quang Trung đã lập ra nhà Tây Sơn. Như vậy, thời kỳ 1527 – 1802 có thể chia làm ba giai đoạn (nhà Mạc với hai chính quyền Nam – Bắc Triều; Trịnh – Nguyễn phân tranh với hai chính quyền Đàng Trong – Đàng Ngoài, nhà Tây Sơn) với 5 thế lực tham gia tranh giành quyền lực (Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn), 3 triều vua (Mạc, Lê, Tây Sơn), 2 phủ chú (Trịnh, Nguyễn). Thời kỳ này thể chế chính trị và pháp luật vẫn mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. 2.3.4.2. Thể chế chính trị Trong giai đoạn này tình trạng nhiều chính quyền nhà nước song song tồn tại trên những vùng miền khác nhau của quốc gia là hiện tượng đặc biệt nhất, Có thể chia thành các giai đoạn nhỏ nối tiếp nhau: Bắc Triều và Nam Triều, Đàng Trong và Đàng Ngoài, triều Tây Sơn. Thể chế chính trị Bắc Triều và Nam Triều Về cơ bản thế chế chính trị thời kỳ này giữ nguyên như trước, chỉ có một vài thay đổi nhỏ Mạc Đăng Dung cho mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, củng cố binh chế, tăng cường số quân bảo vệ kinh thành và nhà vua. Ở Nam Triều, về danh nghĩa là triều Lê nhưng quyền hành thực sự thuộc về Nguyễn Kim sau khi Nguyễn Kim chết quyền lực thuộc về Trịnh Kiểm. Nam triều tổ chức bộ máy thống trị giống nhà Lê trước đó. Sau cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài xuất hiện thì ở mỗi miền có một thể chế chính trị riêng. Tổ chức chính quyền trung ương Ở triều đình vẫn tổ chức lục bộ là bộ Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ và Công bộ. Ở mỗi bộ đều có một viên thượng thư cùng hai viên Tả hữu thị lang chịu trách nhiệm chung và một cơ quan thường trực gọi là vụ tư cảnh. Thượng thư ở các bộ là viên quan có vị trí cao mang hàm Tòng nhị phẩm. Tả hữu thị lang thấp hơn một bậc là Tòng tam phẩm. Còn viên Tư vụ ở Vụ tư sảnh thì mang hàm tòng bát phẩm. Tùy thuộc vào công việc của từng bộ, ở mỗi bộ có thể có một hoặc một vài cơ quan chuyên trách riêng cũng như nha môn thừ hành riêng. Giúp việc cho Lục bộ là Lục tự. Ngoài Lục tự còn có Lục khoa, là cơ quan giám sát công việc của từng bộ tương ứng. Ngoài lục khoa làm nhiệm vụ kiểm soát công việc của từng bộ theo chuyên môn còn có ngự sử đài làm nhiệm vụ kiểm soát tất cả các cơ quan và các quan về nhiệm vụ chung. Tổ chức chính quyền địa phương thì hệ thống tổ chức hàng chính và chính quyền về cơ bản vẫn dựa vào tổ chức cũ của thời Lê Thánh Tông. Đất nước được chia ra làm các: trấn, phủ, huyện, châu và xã. Vào buổi đầu, họ Trịnh cho đổi các đạo trong nước làm các trấn và phân biệt nội trấn với ngoại trấn. Đứng đầu trấn có các cơ quan Trấn Ty, Thuấn ty, Hiến ty. Đứng đầu Trấn ty là chức Trấn thủ, Đốc trấn hay Lưu thủ. Xã trưởng là tổ chức chính quyền thấp nhất của bộ máy nhà nước phong kiến. Về phương thức tuyển dụng quan lại bộ máy nhà nước ở Đàng Ngoài chủ yếu là thiên về trọng võ. Đội ngũ quan võ được giữ chức cao hơn quan văn trong triều đình. Về quân đội thì chính quyền Đàng Ngoài đã chú trọng đến xây dựng một lực lượng quân đội thường trực vững mạnh để bảo vệ. Vì chính quyền Lê – Trịnh không có cơ sở vững chắc trong nhân dân và thường xuyên phải đối pho với những nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Quân đội gồm 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, kỵ binh, pháo binh. Thể chế chính trị Đàng Trong – Đàng Ngoài Tổ chức chính quyền trung ương: Từ một chính quyền địa phương lệ thuộc đã phát triển thành một chính quyền nhà nước biệt lập với bộ máy quan chức cồng kềnh theo phiên chế riêng của họ Nguyễn. Năm 1614 Nguyễn Phúc Nguyên cho cải tổ lại bộ máy hành chính theo phiên chế của họ Nguyễn. Ông đặt ra ba ty mới: Xá sai phụ trách hành chính, tư pháp, do đô tri đứng đầu, Tướng thần lại phụ trách về tài chính, do cai bạ đứng đầu, lệnh sử phụ trách về nghi lễ, tế tự do nha úy đứng đầu.. Ở mỗi ty đều có những thuộc viên giúp việc gọi là câu kê, thủ hợp… Năm 1638 chú Nguyễn đặt các chức nội tả, ngoại tả, nội hữu, ngoại hữu làm tứ trụ đại thần. Sau có them Ty Nông phụ trách việc thu thuế. Ở địa phương thì chia thành chính dinh và 5 dinh địa phương Đến thời kỳ 1744 – 1777, tổ chức chính quyền chúa Nguyễn có nhiều thay đổi, trở nên chặt chẽ hoàn thiện hơn. Chúa Nguyễn xưng vương cho đặt lại cá nghi lễ, phẩm phục. Dinh chính gọi là kinh thành, phủ chúa gọi là điện. Ở trung ương đặt ra lục bộ và hàn lâm viện. Ở địa phương thì chia làm 12 dinh và 1 trấn. Đứng đầu dinh là đô đốc, đứng đầu trấn là trấn thủ. Dưới dinh là Huyện do tri huyện đứng đầu, dưới huyện là xã hoặc thuộc. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng, quân lính chia làm ba loại: quân túc bảo vệ đô thành Phú Xuân, quân chính quy thường trực ở các dinh và thổ binh ở các địa phương. Nhìn chung thể chế chính trị Đàng Trong mang tính quan lieu, chuyên chế, coi trọng quân sự và mang tính đàn áp. Thể chế chính trị thời đại Tây Sơn Hoàng đế có quyền lực tối cao. Ngoài 6 bộ do thượng thư đứng đầu phụ trách, còn có các cơ quan cao cấp khác: Hàn lâm viện, viện ngự sử, thái y viện…các đơn vị hành chính đại phương về cơ bản vẫn giữu nguyên như cũ nhưng được chỉnh đốn lại thống nhất và chặt chẽ hơn. Cả nước chia làm nhiều trấn do trấn thủ đứng đầu, dưới trán là phủ, dưới phủ là huyện, đứng đầu là quan võ phân xuất giúp việc cho quan văn phân tri. Dưới huyện là Tổng, đứng đầu Tổng là Tổng trưởng. Mỗi tổng quản lý vài xã , đưng đầu là xã trưởng. Về quân đội thì nhà Tây Sơn xây dựng quân đội vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Quân đội được chia làm 5 doanh: Trung, tiền, tả, hậu, hữu. Có đủ các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh. Như vậy, bộ máy nhà nước vẫn còn mang tính quan liệu, chủ yếu phỏng theo mô hình thời Lê Sơ nhưng mang đậm tính quân sự hơn. à Trong điều kiện lịch sử đặc biệt, thì dưới thời Mạc thể chế chính trị của nước ta cơ bản vẫn như trước nhưng về sau đất nước bị chia cắt lâu dài với hai thể chế chính trị riêng biệt. Một đất nước mà có tới hai ông vua, sau đó một ông vua và hai ông chúa. Hai chính quyền ít nhất là về hình thức, đại diện cho hai dòng họ, hai tập đoàn phong kiến không cùng ruột thịt, đã cùng nhau điều hành bộ máy chung. Việc phủ chúa được thiết lập là cơ chế bổ khuyết cho ngôi vị của nhà vua, phủ chúa vừ từng bước kiêm tỏa ảnh hưởng của nhà Lê vừa từng bước thay thế nhà Lê đang ngày càng suy yếu không còn đủ sức đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử. Thể chế chính trị Lê – Trịnh là thể chế “lưỡng đầu chế” của hai dòng họ kết hợp với nhau không loại bỏ nhau ẩn chứa sự vừa hòa hợp vừa mâu thuẫn. Sự tồn tại của thể chế chính trị Lê – Trịnh được duy trì trong một khoảng thời gian tương đối dài là do xuất phát từ hệ tư tưởng Nho giáo. Mô hình thể chế chính trị thời Lê – Trịnh ít thay đổi so với thời Lê Sơ chỉ thay đổi tên gọi đạo thành trấn, nhà nước ít quan tâm đến cấp xã. Ở Đàng Trong chính quyền chúa Nguyễn đã xây dựng một thể chê chính trị riêng biệt. Chính quyền địa phương ngày càng được củng cố và tăng cường có them nhiều đơn vị hành chính mới với xu hướng lùi dần vào phía Nam với bộ máy quan liêu cồng kềnh hơn trước. Thể chế chính trị trong cả nước rất phức tạp và nặng nề. Cả Đàng Trong – Đàng Ngoài, hệ thống quan lại là đẳng cấp có đặc quyền rất lớn, chúng ra sức bóc lột, ức hiếp dân lành. Về cơ bản thể chế chính trị thời kỳ này có sự kế thừa rất lớn bộ máy của triều Lê Sơ trước đó. Sau thời kỳ đát nước bị chia cắt với sự thiết lập triều đại Tây Sơn đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc tình trạng “hai chính quyền song song tồn tại” trên lãnh thổ nước ta. Việc xây dựng bộ máy nhà nước thời Tây Sơn chủ yếu dựa chủ yếu trên quan võ. Do tồn tại trong một thời gian ngắn nên triều Tây Sơn chưa có điều kiện xây dựng, kiện toàn thể chế chính trị mà chủ yếu là kế thừa mô hình đã có từ trước. Vì vậy, những hạn chế và thậm chí đã kìm hãm nhiều chính sách, cải cách tiến bộ. 2.3.4.3. Pháp luật * Pháp luật thời kỳ từ Nam – Bắc triều đến Đàng Trong – Đàng Ngoài: Mặc dù đây là thời kỳ đầy biến động nhưng hoạt động lập pháp của các nhà nước phong kiến cũng có một vài thành tựu đáng chú ý. Luật Hồng Đức về cơ bản vẫn được thi hành trên cơ sở bổ sung một số điều luật phù hợp với từng thời kỳ. - Đàng Trong: các chúa Nguyễn vẫn áp dụng luật Hồng Đức. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, các chúa Nguyễn ban hành nhiều điều luật nhằm củng cố quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, thừa nhận và bảo vệ chế độ sở hữu lớn về đất đai, xây dựng thuế khóa tăng thu nhập Nhà nước. - Đàng Ngoài: + Đáng chú ý nhất thời kỳ này là Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ ban hành của nhà nước Đàng Ngoài. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ là bộ luật tố tụng, được xây dựng trên cơ sở tham khảo những điều lệ về kiện tụng, đặt làm định pháp. Đó là kết quả hệ thống hóa các sắc dụ về luật tố tụng của Nhà nước Đàng Ngoài. + Trên cơ sở phân loại việc, định thẩm quyền của các cấp xét xử: Những việc kiện về ly hôn, ruộng đất thì cấp xã xử trước sau đó mới lên cấp huyện, phủ, thừa ty, hiến ty, cai đạo đại sử, ngự sử đài. Đối với các vụ án đánh nhau, chửi mắng, đòi nợ… cấp xét xử đầu tiên là quan huyện, nếu xử không được thì theo trình tự xét xử như các vụ kiện về ly hôn. Thời hạn xét xử được luật định là: giết người 4 tháng, kiện ruộng đất, trộm cướp 3 tháng, việc ly hôn 1 tháng, chửi mắng, đánh nhau, việc vặt thì xử ngay để vụ việc không tồn đọng. Ngoài ra, còn nhiều sắc dụ quy định thủ tục, trình tự bắt người, khám xét, điều tra quản ngục …. Trong luật hình sự, Nhà nước Đàng Ngoài có một số sửa đổi về hình phạt. Hạn chế việc lấy tiền chuộc tội, bỏ hình phạt chặt ngón chân, ngón tay, đổi hình phạt lưu thành tù khổ sai có thời hạn. Ban hành nhiều điều luật trừng trị những kẻ có hành vi phạm tội cờ bạc, làm bạc giả, đào ngũ… cấm và trừng trị người theo đạo Thiên Chúa. àNhư vậy, thành tựu luật pháp đáng kể nhất của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ này là bộ luật tố tụng do nhà nước Đàng Ngoài ban han hành. * Pháp luật Tây Sơn Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1789 – 1802), nhưng trong lĩnh vực pháp luật triều đại Tây Sơn cũng có những đóng góp nhất định. Về tổ chức nhà nước: văn bản pháp luật quan trong nhất là chiếu lên ngôi (1789). Trong đạo chiếu Quang Trung chỉ rõ: việc lặp lại trật tự trong triều chính, lễ nghi thể thức của nhà Lê. Chiếu lên ngôi xác nhận về mặt pháp lý một nhà nước mới ra đời và khẳng định sứ mệnh lịch sử “thay trời hành đạo” của mình trước giới sĩ phu phong kiến – cơ sở xã hôi và giai cấp chủ yếu của nhà nước phong kiến. Đồng thời, cũng đã răn đe người dân không làm những việc sai trái. Quang Trung ban bố chiếu cầu hiền và chiếu dụ các quan văn võ triều Lê, nhằm chiêu tập các sĩ phu và quan lại cũ của triều Lê – Trịnh tham gia vào bộ máy nhà nước của mình. Nguyễn Quang Toản khi nối nghiệp cha đã ban chiếu cầu ngôn, mong mỏi tập hợp được trí tuệ quan lại,dân chúng để có thể khắc phục phần nào nạn chuyên quyền và tình hình bè phái trong nội bộ vương triều. Trong lĩnh vực kinh tế: Năm 1789, Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, coi nông nghiệp là quan trọng nhất, đồng thời chỉ ra biện pháp phục hồi kinh tế nông nghiệp. Bắt tất cả những người ngụ cư, lang thang về nguyên quán, trừ những người đã lập nghiệp ở nơi khác ba đời. Trách nhiệm của quan lại địa phương phải chấm dứt tình trạng bỏ hoang ruộng đất. Các xã trưởng phải lập sổ đinh, sổ điền kê khai rõ số nhân đinh phiêu tán mới trở về, số ruộng đất còn bỏ hoang và đã phục hoang. Quá hạn, ruộng tư bỏ hoang sẽ bị tịch thu làm ruộng công và đánh theo mức thuế ruộng công. Về tài chính: Quang Trung thi hành chính sách thuế khóa đơn giản. trong Chiếu lên ngôi, Quang Trung qui định giamr ½ thuế đính, thuế điền và thuế tạp dịch trong vụ đông năm 1789. Bên cạnh đó bãi bỏ thuế điệu cho nhân dân từ sông Gianh trở ra Bắc. Đối với các ngành kinh tế công- thương nghiệp, Quang Trung khuyến khích và cho tự do phát triển. Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục: Quang Trung ban hành chiếu lập học và chiếu mở khoa thi, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục trong việc xây dựng đất nước. Chiếu lập học qui định, các xã phải lập nhà xã học, người dạy gọi là xã giáo hay xã giảng. Ở phủ, huyện có trường học do huấn đạo phụ trách. Quang Trung chủ trương cải cách lối học sáo mòn công thức cũ, chú trọng tính thiết thực nhằm đào tạo đội ngũ quan lại, viên chức có năng lực hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn nay chữ nôm lấy làm chữ viết chính thức của quốc gia. Tóm lại, thể chế chính trị, pháp luật thời kỳ nội chiến có mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Tuy nhiên, sự biểu hiện đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á thời kỳ này là không rõ nét. Nhất là ở thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai nên mỗi Đàng cũng có một thể chế chính trị, pháp luật riêng. Về thể chế chính trị thì quyền lực tập trung trong tay vua chỉ là hình thức, quyền lực chính là nằm trong tay chúa. Về pháp luật thì do mỗi Đàng xây dựng cho mình một thể chế khác nhau nên về cơ bản mỗi Đàng cũng có một hệ thống pháp luật riêng. Nhưng đến thời Tây Sơn thì sự biểu hiện của phương thức sản xuất châu Á có phần đậm nét hơn so với giai đoạn Đàng Trong – Đàng Ngoài. Thời Tây Sơn quyền chuyên chế biểu hiện rõ nét, quyền lực tập trung trong tay vua. Theo đó pháp luật để nhằm bảo vệ quy định quyền lực của vua. 2.3.5. Nhà Nguyễn 2.3.5.1. Thể chế chính trị Sau khi lên ngôi Gia Long và các vua kế tiếp theo đã thiết lập ở nước ta chế độ quân chủ chuyên chế, tăng cường thiết lập bộ máy đàn áp và các công cụ thống trị, cùng với việc thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ quyền lợi của gia cấp địa chủ phong kiến. Cụ thể: Về kinh tế, quá trình chiếm đoạt ruộng đất và tập trung ruộng đất vào tay địa chủ, bần cùng hóa nông dân tiếp diễn mạnh mẽ. Gia Long đã ra lệnh tịch thu ruộng đất của những người theo Tây Sơn và bắt những người nhân dân trả lại cho chủ cũ những ruộng đất mà triều Tây Sơn cấp phát cho họ. Có thể nói, đây là cách thức chiếm đoạt ruộng đất trắng trợn thành quả đấu tranh của nông dân và cũng là cách thức phục hồi, củng cố chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến. Chính vì những hành động đó của vua Gia Long mà thời kỳ này nạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, cường hào diễn ra rầm rộ. Ngược lại, người nông dân một lúc vừa phải chịu cảnh mất đất, vừa phải nộp tô thuế hết sức nặng nề và chế độ lao dịch hết sức nặng nề. Do vậy, người nông dân ngày càng trở nên bần cùng và kiệt quệ. Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân lý giải cho tình hình nền kinh tế nông nghiệp sa sút, thiên tai và mất mùa sảy ra thường xuyên. Tình cảnh đồng ruộng bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt, xóm làng xác xơ đã trở nên quá quen thuộc đối với xã hội Việt Nam lúc này. Trước tình trạng đó, nhà Nguyễn đã đề ra những chính sách khẩn hoang với nhiều hình thức, đặc biệt là hình thức đồn điền và doanh điền. Tuy nhiên, những biện pháp này không làm cải thiện được bao nhiêu cho nền kinh tế đang đứng trước quá nhiều bất cập. Bên cạnh đó, ở nông thôn quá trình phân hóa giai cấp đang diễn ra hết sức sâu sắc và nhanh chóng. Về công thương nghiệp, các vua triều Nguyễn đã thi hành chính sách kìm hãm sự phát triển của công nghiệp tư nhân, của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong các công xưởng của nhà nước thì người lao động bị vắt kiệt sức lao động. Hơn nữa, nhà Nguyễn vẫn duy trì thuế sản phẩm rất nặng nề đối với thủ công nghiệp. Có thể nói, chính chính sách “ức thương” cấm chợ, đặc biệt là chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã làm cho thương nghiệp không phát triển được. Như vậy, ngay từ khi thành lập nhà Nguyễn chưa có những chính sách thiết thực để yên lòng dân và làm cho tình hình kinh tế phát triển. Cũng chính vì lẽ đó mà ngọn lửa đấu tranh của nông dân luôn luôn bùng nổ ngay từ thời Gia Long, tiêu biểu như: Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1836), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1855),… Ở trung ương. Với mục đích xây dựng đất nước vững mạnh, thống nhất từ trung ương đến địa phương và xóa bỏ tình trạnh phân tán, yếu kém nên ngay sau khi lên ngôi Gia Long đã cố gắng xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. Sau đó các vua kế nghiệp vẫn duy trì và củng cố chế độ này, đặc biệt năm 1832 – 1932, vua Minh Mệnh đã tiến hành cuộc cải cách lớn nhằn củng cố chính quyền phong kiến. Quyền hành nhà nước thuộc về hoàng đế (vua). Hoàng đế là chủ tối cao của quyền lực nhà nước: đứng đầu triều đình và có quyền quyết định mọi công việc. Hoàng đế cũng là người duy nhất ban hành luật, lệ, qui định các thứ thuế, đứng đầu tòa án quốc gia, có quyền ân xá, quyền sắc phong, lập đền cho các công thần và quyền phán xét các quan lại. Về hành pháp, Hoàng đế là người trực tiếp nắm tất cả các bộ, các viện ở trung ương, các quan đầu tỉnh ở địa phương, chủ trì các hội nghị định thần đình thần, các buổi thiết triều, phê duyệt và quyết định mọi việc triều chính, bổ nhiệm, thay đổi hay luân chuyển các quan chức, hơn nữa Hoàng đế còn trực tiếp ra đề thi và chấm thi trong các kỳ thi Đình,.. Đồng thời, Hoàng đế cũng là người độc quyền trong ngoại giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chính sách đối ngoại của mình và cũng là người trực tiếp đón tiếp các người nước ngoài trong quá trình ngoại giao. Về bên quân đội, Hoàng đế có vai trò là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, có quyền tổ chức, bổ nhiệm các quan, có quyền “điều binh, khiển tướng”. Không những thế, để khẳng định quyền lực tuyệt đối và bất khả xâm phạm, ngăn chặn nguy cơ tiếm chiếm quyền Hoàng đế, nhà Nguyễn hạn chế phong tước công hầu và đặt ra lệnh “tứ bất”. Hơn nữa, khi thiết lập bộ máy quan lại, Gia Long đưa ra hai nguyên tắc ưu tiên đó là: những người có công trong quá trình đấu tranh xác lập vương triều và những người trong dòng họ Nguyễn. Vì thế, hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Bộ máy nhà nước trung ương bao gồm các bộ phận: Các quan đại thần, một Văn phòng (dưới thời Gia Long Nội các gọi là Thị thư viện, sau đổi là Văn thư phòng và đến năm 1829 Minh Mệnh đổi thành Nội các), Cơ mật viện, lục bộ (bao gồm: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công), các cơ quan chuyên môn, cơ quan giám sát và các cơ quan tư pháp. Trong đó, Nội các và Cơ mật viện là một cơ quan rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Bởi lẽ, thông qua hai cơ quan này nhà vua có thể khống chế và ràng buộc quyền lực của lục bộ, qua đó quản lý quốc gia một cách sâu sát hơn. Ở địa phương: Trên cơ sở thống nhất đất nước của triều Tây Sơn, Nhà Nguyễn đã nhanh chóng thiết lập hệ thống chính quyền ở địa phương trên cơ sở vừa có kế thừa, vừa có bổ xung phát triển. Ngay từ năm 1802 đến 1831, cả nước chia thành 3 khu vực: Miền trung, nơi đặt kinh đô, nhà Nguyễn đã chia thành các doanh hoặc trấn, ở miền Bắc chia ra làm 11 trấn, nơi đặt thành được gọi là Bắc Thành, ở miền Nam đặt Gia Định thành gồm 5 trấn. Dưới trấn (hoặc doanh) là phủ, huyện hoặc châu (ở miền núi), đơn vị cơ sở có cấp xã. Nhìn chung, bên cạnh sự thống nhất thể hóa về tổ chức chính quyền ở địa phương, thời kỳ đầu nhà Nguyễn vẫn tồn tại song song hai khu vực hành chính gần như độc lập ở bắc thành và Nam thành. Để khắc phục tình trạng đó, tháng 11- 1831, khi Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, ông đã xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định thành, từ Quảng trị trở ra Bắc có 18 tỉnh, từ Quảng Nam trở vào Nam có 12 tỉnh. Để quản lý các tỉnh, triều đình đặt các chức quan trông coi một cách nghiêm ngặt (trừ đất Thanh Hóa là đất “thang mộc” của nhà Nguyễn nên đặt một viên tổng đốc, còn 29 tỉnh còn lại được chia làm 14 liên tỉnh). Cứ mỗi một tỉnh đặt một tổng đốc. Tổng đốc vừa là viên quan cao cấp nhất tại địa phương, vừa làm thành viên của chính quyền trung ương được phái về địa phương cai quản. Tổng đốc coi việc cai trị chung và việc quân sự. Tổng đốc thường phụ trách từ 2 đến 3 tỉnh, những tỉnh nhỏ chỉ đặt tuần phủ. Giúp việc cho tổng đốc có tuần phủ (trông coi việc chính trị, văn hóa giáo dục) , bố chính (coi việc thuế khóa, tài chính, dịch điền), án sát(coi việc hình án, giao thông, trạm dịch,..). Về quan võ, cấp tỉnh có đề đốc, lãnh binh. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên môn như: doanh điền, hà đê sứ. Tất cả các cơ quan hành chính tỉnh và liên tỉnh đều đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của triều đình và chịu sự giám sát thường xuyên của Viện đô sát. Các viên giám sát ngự sử thường đóng tại các liên tỉnh để giám sát mọi hành động của cơ quan chính cấp tỉnh. Họ có thể thay mặt nhà vua để đàn áp hoặc bắt phạt từ các chức quan từ Tổng đốc trở xuống. Dưới triều Nguyễn cả nước ta có 78 phủ, 252 huyện và 39 châu. Đứng đầu các phủ, huyện, châu do Tri phủ, tri huyện, tri Châu đứng đầu. Tri huyện, tri châu đều có nhiệm vụ đốc thúc tiền lương, làm việc sai dịch, thu thuế khóa, lưu giữ công văn, giấy tờ, sổ sách và xử án trong đại phận của mình. Ở cấp tổng, thời vua Gia long, cai tổng là quan võ, làm việc quan ở các phủ, huyện, không liên quan đến việc quân. Quan cai tổng không có trụ sở làm việc mà được đặt dưới sự sai phái của tri phủ và tri huyện. Ở cấp xã, từ năm 1828, không tồn tại chức xã trưởng nữa, thay vào đó là chức Lý trưởng. Giúp việc cho Lý trưởng có phó lý, do kỳ lão và các chức sắc trong xã cử ra. Ngoài ra, còn có các chức: trương tuần, chưởng bạ, tuần đinh. Mỗi xã là một đơn vị độc lập, tự chịu trách nhiệm về thuế, đinh điền, phu phen và tạp dịch đối với nhà nước. Ở miền núi, có các trị châu cai quản. Các trị châu này thường là những người có uy tín trong các từ trưởng, thổ tỵ, lang đạo. Đến thời Minh Mệnh, chế độ quan bị xóa bỏ, các quan lại của triều đình trực tiếp cai quản các châu, huyện. Có thể nói, từ cuộc cải cách hành chính năm 1831 – 1832, các đơn vi hành chính ở địa phương tương đối ổn định và phần lớn các đơn vị tỉnh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Ngoài các chức dịch trên, ở địa phương còn có hệ thống các quan trông coi việc giáo dục được phân cấp như sau: cấp tỉnh có chức quan đốc học, cấp phủ và huyện có giáo thụ và huấn đạo. Năm 1831, đặt thêm chức Tri sự, lại mục. Thời Minh Mệnh, ông đã căn cứ vào tính chất công việc đã chia phủ, huyện thành 3 loại: loại rất nhiều việc, loại nhiều việc và loại ít việc; còn căn cứ vào hoàn cảnh địa lý, kinh tế Minh Mệnh đã phân thành các lạo phủ, huyện về nơi sung yếu, nơi bận nhiều việc, công việc nặng nhọc, hoàn cảnh khó khăn,… Từ việc phân cấp này Minh Mệnh ban hành những chính sách riêng biệt cho từng vùng. Có thể nói, đây là cách thức phân cấp khoa học và thỏa đáng đối với những vùng quan trọng. Tổ chức quân đội. Để đảm bảo cho quyền lợi được vững mạnh thì song song với việc xây dựng và chỉnh sửa lại hệ thống hành chính, quan lại, tổ chức quân đội cũng đã được các vua triều nguyễn chú trọng. Ở triều đình có bộ Binh quản lý các võ chức, thuyên chuyển, bổ dụng và quản lý lực lượng quân đội. Bộ này do thượng thư đứng đầu, giúp việc có hai tả hữu tham trị và hai tả hữu thị lang, bên dưới còn có các ty Vũ Tuyển, Kinh kỳ, Trực tỉnh, Khảo công và Bình trực sứ. Quân đội chia thành 5 quân, triều đình đặt 5 phủ đô đốc để quản lý và chỉ đạo 5 cánh quân đó, gồm: trung, tiền, hậu, tả và hữu. Mỗi phủ đứng đầu là chưởng phủ sự đô thống, sau đó có các chức thống chế, chưởng vệ. Binh lính có ba loại: Thân binh, cấm binh và tinh binh. Tước phẩm: Nhà nguyễn duy trì chế đội “ngũ tước, cửu phẩm”. Tước vương gồm thân vương và tự thân vương. Tước hiệu này chỉ phong cho những người trong dòng họ nguyễn. Ngũ tước gồm: công tước, hầu tước, bá tước, tử tước và nam tước. Trong đó, hạn chế phong tước vương, công tước, hầu tước. Những người ngoài dòng tộc chỉ được phong đến hầu tước là cao nhất, còn hầu hết dành cho những người có công lớn. Cửu Phẩm thì phong theo hai bên văn, võ. à Nhìn chung, từ khi Gia Long lên ngôi cho đến những vị vua sau này với những chính sách thi hành đã ngày càng làm cho chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững chắc, đặc biệt là từ sau cải cách của vua Minh Mệnh. Trong quá trình xây dựng chính quyền quân chủ tập trung đó, nhà nguyễn đã thừa hưởng được những kinh nghiệm về tổ chức, những di sản văn hóa của dân tộc, lại có thêm thuận lợi khi đất nước được mở rộng và thống nhất. Chính vì lẽ đó, nhà nước dưới triều nguyễn được tổ chức xây dựng qui mô và chặt chẽ hơn. Tính chất nổi bật của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là khuynh hướng tăng cường tập trung và chuyên chế, đặc biệt dưới thời Minh Mệnh. Vua thâu tóm mọi quyền hành và quyết định mọi việc. Mặc dù nhà Nguyễn đã thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ và trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa nước ta vẫn phát triển, nhưng nhìn chung những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn chưa tạo được nền tảng cơ sở cho sự phát triển của xã hội trong trào lưu của thế giới lúc này. Chính vì thế, đây cũng là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của dân tộc suy yếu và dẫn đến thất bại trước sự xâm lược của thực dân phương tây. 2.3.5.3. pháp luật Về mặt pháp luật có thể nói, sản phẩm cao nhất là bộ Hoàng triều luật lệ ban hành năm 1815 dưới đời Gia Long, nên thường được gọi là bộ luật Gia Long. Cùng với sự ra đời của bộ luật Gia Long các vua sau còn ban bố nhiều đạo dụ, chiếu để bổ sung cho luật Gia Long. Bộ luật Gia Long được áp dụng trong suốt thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn. Bộ luật Gia Long gồm 22 quyển với 398 điều. Các điều khoản được sắp xếp và phân loại theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của sáu bộ. Cơ cấu bộ luật như sau: Danh lệ 45 điều, Luật lại 24 điều, Luật bộ 66 điều, Luật lễ 26 điều, Luật binh 58 điều, Luật hình 166 điều, tỉ dẫn điều luật 22 điều. Các điều khoản trong bộ luật gồm 2 phần: Luật và lệ. - Luật hình: Phần Dang lệ quy định hệ thống hình phạt, một số nguyên tắc của chế độ trừng trị. Hệ thống hình phạt chính trong luật Gia Long vẫn là hệ thống ngũ hình cổ điền như luật Mãn Thanh (xuy, trượng, đồ, lưu, tử). Ngoài ra luật còn quy định một số hình phạt phụ như phạt tiền, tịch thu tài sản một phần hoặc tất cả, sung vợ con nạn nhân làm nô tỳ, thích chữ vào mặt, giáng cấp, cách chữ… Phần Danh lệ và một số điều khoản khác quy định các nguyên tắc của chế độ trừng trị, như nguyên tắc giảm tội, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tăc xử phạt hành vi phạm tội chưa được luật định bằng phương pháp so sánh, nguyên tắc xử phạt những hành vi không nên và nên làm. Luật còn quy định nếu có sự mâu thuẫn giữa những điều khoản trong phần Danh lệ và một điều khoản khác thì áp dụng hình phạt theo quy định của điều khoản cụ thể. Các tội phạm cụ thể được quy định trong các chương của bộ luật như tội thập ác, các tội vi phạm luật cấm vệ, cường đạo, thiết đạo các tội phạm về tình dục… Hình phạt cho các tội phạm cụ thể quy định cụ thể, tỉ mỉ trong từng điều khoản. - Luật dân sự: Tuy trong bộ luật không có điều khoản cụ thể nào quy định về quyền sở hữu, nhưng qua các điều khoản khác có thể thấy luật thừa nhận và bảo vệ ba hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân. Các quan hệ hình thức hợp đồng, thừa kế được luật định rất ít. Luật thừa nhận hai hình thức thừa kế: theo di chúc và theo luật. Nếu không có dic chúc sẽ áp dụng thừa kế theo luật. Diện thừa kế là các con (trai), cháu và các họ hàng thân thuộc khác. Các con cháu thuộc hàng kế vị trước tiên, nếu không có người thế vị vào hàng thừa kế thứ nhất thì sẽ cho thừa kế chuyển tiếp. - Luật hôn nhân và gia đình: Luật bảo vệ tuyệt đối chế độ gia đình gia trưởng phong kiến và được xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân không tự do, nhiều vợ, đề cao quyền của người cha, người chồng, người con trưởng thành, người vợ cả trong gia đình. Điều kiện để kết hôn là phải có sự đồng ý của ông bà hoặc những người thân thuộc khác trong trường hợp không còn cha mẹ. Tuy nhiên luật cũng thừa nhận một biệt lệ: nếu người con kết hôn khi làm ăn xa nhà thì hôn nhân được coi là hợp pháp. Đồng thời, luật quy định một số trường hợp cấm kết hôn: giữa họ hàng thân tích, khi có tang cha, mẹ hoặc cha mẹ bị giam, khi không tôn trọng trật tự thê thiếp, giữa dân tự do và nô tỳ. Hình thức kết hôn là hôn thư (văn bản do hai họ ký kết đồng ý gả con cho nhau) hoặc nạp sính lễ. Khi đã thực hiện một trong hai hình thức đó, quan hệ hôn nhân đã có hiệu lực về mặt pháp lý. Trong chế định ly hôn: thứ nhất là trường hợp thất xuất, thứ hai là nghĩa tuyệt, thứ ba là tuyệt tình. Luật cũng quy định những trường hợp thuận tình ly hôn. Quy định những trường hợp ly hôn vì một trong hai bên vi phạm một số nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hôn nhân. Đồng thời, luật còn quy định một số trường hợp không thể ly hôn. - Luật tố tụng: Quy định hệ thống cơ quan xét xử nhiều cấp. Các vụ trước hết phải được lý trưởng, chánh tổng hòa giải. Nếu không hòa giải được thì chuyển lên quan huyện, quan phủ hòa giải. Hòa giải vẫn không thỏa đáng thì xét xử theo luật. Các án có áp dụng hình phạt trượng trở lên đều phải chuyển lên quan án sát (cấp tỉnh) đốc lại. Ở trung ương, các bộ đều có quyền phúc thẩm các vụ việc quan trọng thuộc quyền hạn của bộ. Tam pháp tuy có quyền phúc thẩm các vụ án bị tuyên án tử hình, các vụ án khó giải quyết. Người có quyền xét xử tối cao là vua. Đối với các án tử hình, Tam pháp y phải tâu vua ba lần. Sau ba lần vua y án, án mới được thi hành. Để bạn chế số lượng vụ việc, luật quy định việc trừng trị những người tố cáo nặc danh, quan lại thụ lý đơn tố cáo nặc danh sẽ bị phạt, việc đáng thụ lý mà quan lại không thụ lý sẽ bị phạt. Trong quá trình xét xử, phải coi trọng chứng cứ, trọng lấy cung, cho phép tra khảo phạm nhân. Để bảo đảm tính chân thực của hồ sơ vụ án, quy định trong quá trình thẩm vấn, quan lại không được xét hỏi và áp đặt những tội ngoài cáo trạng đã ghi. Xét xử phải công khai tại công đường, nghiêm cấm trì hoãn , kéo dài việc xét xử một vụ việc. Quan lại phạm “công tội” bị áp dụng hình phạt xuy, trượng đều được đổi thành phạt tiền, giáng cấp. à Tóm lại, pháp luật triều Nguyễn là nền pháp luật phong kiến, phản ánh và củng cố những quan hệ sản xuất và quan hệ phong kiến ở mức độ cao nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Pháp luật triều Nguyễn trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi của triều đại và chế độ phong kiến, tăng cường chuyên chế, củng cố chính quyền nhà nước trung ương tập quyền. Mặc dù vậy, chính quyền nhà nước và pháp luật thời Nguyễn đã không đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, do đó đứng trước những biến cố của thời đại, nó đã không làm tròn được sứ mệnh của mình. à Từ đó đối chiếu với phương thức sản xuất châu Á có thể nhận định: nhà Nguyễn vẫn mang một vài những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á. Thứ nhất, nhà nước là người nắm quyền tối cao, trong đó quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Về kinh tế thì chỉ chú trọng vào nông nghiệp mà không quan tâm đến sự phát triển của sản xuất hàng hóa, do đó sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Đặc biệt hình thức bóc lột tô, thuế được kết hợp lại làm một. Tuy nhiên, giai đoạn này không hoàn toàn là phương thức sản xuất châu Á. Bởi lẽ, một luận điểm lớn của phương thức sản xuất châu Á là hoàn toàn không có sự tư hữu về tài sản (cụ thể là đất đai) nhưng ở nước ta từ thế kỷ XVI cho đến khi nhà Nguyễn thiết lập thì chế độ tư hữu về ruộng đất đã xuất hiện và ngày càng phát triển. Trong khi đó, tại bộ luật Gia Long trong luật dân sự đã thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân và đặc biệt là đã chú ý quyền sở hữu tư nhân. Do đó, không thể khẳng định thời nhà Nguyễn nắm quyền nằm trong phương thức sản xuất Châu Á được. Mà cho đến nay việc xác định sự tồn tại của phương thức sản xuất Châu Á nằm trong giai đoạn nào của lịch sử phát triển đất nước vẫn còn nhiều tranh cãi, trên đây chỉ là những ý kiến của nhóm đánh giá. Vì thế, những nhận định và đối chiếu này có thể chưa xác đáng. C. Kết luận Như vậy có thể nói phương thức sản xuất châu Á là môt vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Đây cũng là một vấn đề cần thiết cho việc nhận thức các phương thức sản xuất đã có trong lịch sử châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua việc nghiên cứu Phương thức sản xuất châu Á, ta thấy được rằng nó tồn tại rất lâu ở xã hội châu Á, bên cạnh đó nó còn tồn tại đan xen trong nền kinh tế, chính trị và cả pháp luật Việt Nam khiến cho nó khó phân biệt được rạch ròi một di sản nào là của phương thức sản xuất nào để lại. Chẳng hạn, đặc điểm xuyên suốt của thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam trong lịch sử cổ trung đại là biểu hiện rõ nét của một nhà nước chuyên quyền phương Đông, nhà vua là người đứng đầu, có quyền quyết định cũng như ban bố mọi việc trong nước. Hay hình thức sở hữu ruộng đất công của nhà nước và các công xã nông thôn là những hình thức sở hữu luôn chiếm ưu thế trong lịch sử Việt Nam cổ trung đại…Bên cạnh đó vẫn là những yếu tố khác cùng tồn tại song song như tính chuyên chế chuyên quyền của nhà nước và vua Việt Nam thì không đặc trưng và điển hình do những yếu tố của lịch sử dân tộc quy định nên như sự tồn tại lâu dài của công xã nông thôn…, hoặc là sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân cũng vẫn tồn tại bên cạnh sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước… Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, lại càng cần phải nhận thức rõ những mặt tích cực, tiêu cực do quá khứ để lại. Qua đó góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn. Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Chu.doc
Tài liệu liên quan